Phân Tích Những Nhân Tố Tác Động Đến Chiến Lược Hoạt Động Của Các Công Ty Xuyên Quốc Gia Nhật Bản

không Trung Hoa của Đài Loan hợp tác bay định kỳ với công ty hàng không Singapore, đồng thời ưu đãi miễn thuế sân bay cho nhau, các công ty hàng không Đài Loan đã ký hiệp định tay đôi với 17 công ty hàng không nước ngoài để vận chuyển hành khách và hàng hóa có định kỳ…

- Hình thức thứ hai, liên minh chiến lược bằng cách lập liên doanh và ký kết các thỏa thuận tiếp thị (Functional agreements). Hình thức này chỉ là sự quyết định hợp tác giữa TNCs trên một số lĩnh vực cụ thể như: R&D, chế tạo kỹ thuật… đây là một hình thức bán đầu tư trực tiếp. Liên minh chiến lược kiểu này chỉ khác liên doanh ở chỗ nó thường kéo theo việc trao đổi cổ phần giữa các công ty mẹ. Mục đích là để tăng thêm tính khẳng định trong việc chuyển từ phát triển kỹ thuật sang ứng dụng sản xuất. Lực lượng R&D ngày càng được bổ sung, cùng nhau gánh chịu rủi ro trong giá thành sản phẩm và cùng nhau hưởng thành quả đạt được trong phát triển kỹ thuật. Cụ thể ngày 7/5/2000, ba hãng Huyndai Motor Co. Ltd (Hàn Quốc), mistibishi Motor Corp (Nhật Bản) và Daimler Chraysler AG (Mỹ-Đức) đã nhất trí thành lập một liên doanh kỹ thuật để sản xuất loại ô tô hàng đầu thế giới động cơ 1lít xăng. Bắt đầu sản xuất từ năm 2002 và sẽ bán từ 4-5 triệu chiếc trong vòng 5 năm sau đó. Đến năm 2007 sự liên doanh này sẽ góp phần hạ chi phí sản xuất và thúc đẩy khả năng cạnh tranh sản phẩm.

Việc ký kết liên minh chiến lược giữa TNCs Nhật Bản với nhau và với các công ty trên thế giới là một hình thức cạnh tranh quốc tế và cũng làm thay đổi cục diện cạnh tranh của thị trường quốc tế. Nó bổ sung ưu thế chuyển hóa đối thủ cạnh tranh trước đây thành kẻ hợp tác hùn vốn kinh doanh và cùng gánh chịu mọi rủi ro. Hiện nay, sự liên minh chiến lược của TNCs Nhật Bản chủ yếu diễn ra cạnh tranh kịch liệt, tập trung ở các xí nhiệp có vốn và kỹ thuật cao như: vi tính, phần mềm cao cấp. Đồng thời liên minh còn biểu thị rõ xu hướng hợp tác toàn diện, phần lớn hệ thống hợp tác là từ nghiên cứu ứng dụng - triển khai đến tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng, hình thành một khối quan

hệ phức tạp, quan niệm về quốc tịch của TNCs Nhật Bản cũng có xu hướng ngày càng mờ nhạt.

2.2.7. Địa phương hóa các cơ sở sản xuất

Cùng với sự gia tăng trở lại của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và sự phát triển của khu vực hóa kinh tế, địa phương hóa cơ sở sản xuất của mình đã trở thành một xu thế đối với hầu hết TNCs Nhật Bản. TNCs Nhật Bản chú trọng đào tạo những người kinh doanh toàn cầu, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế và văn hóa của công ty với nước chủ nhà, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước chủ nhà. Ngoài ra, về mặt phân phối lợi nhuận, cũng cần thực hiện việc tái đầu tư đối với lợi nhuận của địa phương. Đòi hỏi giám đốc phải am hiểu phương thức tư duy và văn hóa địa phương, khi tuyển dụng nhân viên quản lý cần nhấn mạnh việc không phân biệt quốc tịch, cố gắng hết sức khai thác nguồn quản lý của địa phương.

Mấy năm gần đây, TNCs Nhật Bản đã đưa việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên địa phương vào trong kế hoạch phát triển xí nghiệp tại nước ngoài, từng bước thực hiện việc “người địa phương quản lý xí nghiệp địa phương”. Trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, TNCs Nhật Bản chú trọng đến đào tạo lao động tại chỗ, có tính ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu công việc của dự án đầu tư, số lượng hạn chế vì chi phí cao và mạo hiểm. Tuy nhiên, trong các vị trí quan trọng, TNCs Nhật Bản lại đào tạo rất bài bản, thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn. Nếu TNCs Châu Âu và Bắc Mỹ chú trọng đến đào tạo và sử dụng đội ngũ quản lý nước sở tại, thì TNCs Nhật Bản có sự kết hợp sử dụng người địa phương và nhân viên người Nhật.

Về mặt sản xuất sản phẩm trong chiến lược địa phương hóa, để tránh va chạm trong thương mại, TNCs Nhật Bản tăng cường sự hợp tác với các xí nghiệp địa phương, cố gắng giảm bớt tỷ lệ xuất khẩu nguyên vật liệu, phụ tùng cho sản xuất từ nước mẹ sang, từ đó nâng cao tỷ lệ sản xuất tại chỗ của địa phương. Ví dụ, trong khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo quy định chỉ có loại ô tô nào mà phụ tùng chiếm trên 30% là của Bắc Mỹ thì mới có đủ tư cách được hưởng sự ưu đãi miễn thuế. Bởi vậy, TNCs Nhật Bản cần phải không ngừng nâng cao mức độ địa phương hóa trong việc sản xuất các phụ tùng linh kiện ô tô, làm cho nó có thể đứng chân và tồn tại trong thị trường Bắc Mỹ.‌

2.3. PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN

2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh trong nước Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Ở Nhật Bản vào giữa những năm 1980 trở đi, môi trường kinh doanh trong nước đã có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi cho các TNCs, buộc họ phải tìm kiếm khả năng đầu tư ra nước ngoài. Môi trường kinh doanh trong nước thay đổi làm cho TNCs đẩy mạnh các chiến lược hoạt động kinh doanh là kết quả tác động của các nhân tố sau:


Chiến lược hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản - 8

2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên – chính trị – xã hội

Quần đảo Nhật Bản nằm trong vùng Thái Bình Dương có diện tích là 377800km2, dân số khoảng 130 triệu dân, có núi lửa và động đất. Hiện Nhật Bản chiếm 1/10 tổng số núi lửa còn đang hoạt động trên thế giới. Động đất xảy ra khá thường xuyên, trung bình khoảng gần 400 trận lớn nhỏ/1 năm. Nước Nhật, ngoài đá vôi và khí Sunfua, có rất ít tài nguyên khoáng sản, và đó là một nhược điểm tự nhiên căn bản, không thể khác được của nền kinh tế Nhật Bản từ trước đến nay. Tuy nhiên có mỏ than ở Hokkaido và Kyushyu

nhưng chất lượng kém và chỉ cung cấp được 15% số lượng tiêu thụ. Hầu hết các nguyên - nhiên liệu chiến lược cần cho công nghiệp hiện đại và cuộc sống hàng ngày đều phải nhập khẩu gần như tuyệt đại đa số. Ví dụ như, 99% dầu hỏa phải nhập từ nước ngoài, đặc biệt từ các nước Trung Đông, vốn là một trong những điểm nóng của thế giới. Nước Nhật cũng có các mỏ sắt, đồng, vàng, bạc, chì… nhưng trữ lượng cũng rất ít ỏi. Có thể nói rằng điểm yếu này đã khiến cho nền kinh tế công nghiệp khổng lồ Nhật Bản rất dễ bị ảnh hưởng nặng nề trước những biến động kinh tế, chính trị và tự nhiên của thế giới. Việc Nhật Bản khan hiếm các nguồn tài nguyên có nghĩa là để công nghiệp hóa thành công, Nhật Bản phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên liệu (trước đây chủ yếu là bông và quặng sắt, ngày nay là dầu mỏ và khí đốt) và xuất khẩu các hàng chế tạo. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đó, trải qua hàng ngàn năm phát triển đã hun đúc tạo nên ở người Nhật những cá tính điển hình đậm nét, đó là sự cần cù, chịu khó, sáng tạo và trung tín. Nó trở thành một biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo và tính cấu kết cộng đồng của người Nhật. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong hoàn cảnh khó khăn về nguyên liệu và khoáng sản như vậy, để phát triển kinh tế đất nước cũng như của mỗi doanh nghiệp, tất cả các chủ thể kinh doanh Nhật Bản đều tìm mọi cách hướng ra bên ngoài, lấy thị trường thế giới làm địa bàn hoạt động chính yếu. Đây cũng là những nguyên nhân sâu xa bên trong dẫn đến sự hình thành, phát triển các chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản.

2.3.1.2. Đồng Yên tăng giá và không ổn định, kết hợp với chi phí sản xuất của Nhật Bản cao

Tháng 9 năm 1985, các Bộ trưởng Tài chính trong nhóm G5 (gồm Mỹ, Nhật Bản, Tây Đức, Anh và Pháp) đã ký kết hiệp ước Plaza, chấp thuận giảm giá đồng USD so với Yên Nhật và Mác Đức nhằm cải thiện cán cân thương

mại của Mỹ đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của kinh tế Mỹ. Việc đồng Yên Nhật lên giá (khoảng 33%) trong thời kỳ 1985 -1988 đã tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản và kích thích việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Ngay trên thị trường trong nước xuất hiện sự cạnh tranh dữ dội giữa hai loại hàng hóa trong nước và được nhập khẩu, vấn đề hàng tồn kho ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để đối phó với tình trạng đó, các nhà sản xuất trong nước buộc phải thu hẹp sản xuất. Việc đồng Yên lên giá đã tác động xấu tới sự xuất khẩu hàng hóa, song nó lại có tác động tốt tới việc xuất khẩu tư bản. Chi phí cho các dự án đầu tư bằng Yên sẽ thấp hơn so với tính bằng USD, đã tạo thêm khả năng kích thích các TNCs Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài. Sự lên giá của đồng Yên còn làm cho người Nhật Bản giàu lên nếu việc thống kê tài sản được tính bằng USD, và thuận lợi hơn trong việc huy động vốn bằng hình thức bán hoặc cầm cố bất động sản.

Sự tăng giá của đồng Yên trong suốt những thập niên cuối thế kỷ XX đã trở thành một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chiến lược hoạt động của các TNCs Nhật Bản. Năm 1975 tỷ giá là 299 Yên/1USD; năm 1985 là 221,69 Yên/1 USD; đến năm 1986 là 159,87 Yên/1 USD, tăng 39%; năm 1995 đến đầu 1996 tỷ giá là 100 Yên/1 USD. Với việc đồng Yên tăng giá khiến chi phí FDI tính bằng đồng Yên sẽ thấp, tính bằng USD sẽ lớn hơn, mặt khác đồng Yên tăng giá cũng làm cho chi phí sản xuất và sinh hoạt ở Nhật Bản tăng cao hơn so với ở nước ngoài. Để duy trì sức cạnh tranh của thực thể công ty của Nhật Bản phải tăng cường đầu tư, cắm nhánh ra nước ngoài, và từ đó các TNCs ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động, bành trướng ra thị trường thế giới.

Về chi phí lao động, ở Nhật Bản tiền lương rất cao và vẫn tiếp tục tăng cao hơn nhiều nước khác, cụ thể chỉ số ở ngành chế tạo của Nhật Bản trong những năm 1990 của thế kỷ XX là 100 thì ở NIEs Châu Á là 26,3, ở các nước ASEAN ở thời điểm đó là 7,2. Năm 1989 mức lương tính theo giờ ở Nhật là 8

đến 12 USD, trong khi ở NIEs Châu Á là 2 đến 3 USD còn ở ASEAN là 0,4 đến 0,6 USD13. Năm 2000, giá sinh hoạt ở Nhật cao hơn ở Mỹ khoảng 35%, cao hơn ở Anh là 34%.

Nhìn một cách tổng quát thì đồng Yên tăng giá và chi phí sản xuất cao ở bên trong nền kinh tế Nhật Bản thực chất là hệ quả từ những năm cuối của thập kỷ 1980, hệ quả đó vấn tiếp tục tác động đến chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản trong những năm 1990. Song, trong thời kỳ này bên cạnh việc giá trị đồng Yên vẫn ở mức cao thì tài chính Nhật Bản luôn trong tình trạng không ổn định thậm chí là chao đảo, do vậy so với các đồng tiền mạnh trên thế giới như đồng USD, EURO, …đồng Yên có những biểu hiện trôi sụt thất thường . Vì lẽ đó để ổn định sản xuất kinh doanh và tạo mối quan hệ bền chặt với các bạn hàng và đối tác quốc tế, TNCs Nhật bản tất yếu phải tăng cường các chiến lược hoạt động đầu tư quốc tế, nhằm giữ được lợi thế của họ, đồng thời tạo được niềm tin đối với đối tác nước ngoài khi sử dụng thanh toán bằng USD hay các đồng tiền mạnh khác.

Như vậy, chi phí sản xuất và sinh hoạt rất cao so với thế giới, sự lên giá bất ổn định của đồng Yên là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các TNCs tích cực chủ động tìm cách cắm nhánh, mở rộng hoạt động ra địa bàn thế giới.

2.3.1.3. Chính sách của Chính phủ Nhật Bản

Nhiều năm trở lại đây, Nhật Bản luôn có sự dư thừa mậu dịch rất lớn, xuất siêu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ USD (năm 1993 xuất siêu 130 tỷ USD, năm 1994 là 148 tỷ USD). Mỹ và một số bạn hàng lớn của Nhật chỉ trích gay gắt, yêu cầu Nhật Bản phải giảm bớt xuất siêu, từ đó Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách khuyến khích các TNCs đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như:


13 Kagawa Kouzou (công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) (2004), “Chế độ lương của Nhật Bản và đôi nét so sánh với Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Nhật bản và Đông Bắc Á, số 5 (53), tr.24

Năm 1980, Nhật sửa đổi luật ngoại hối theo hướng tạo thuận lợi cho việc chuyển vốn ra nước ngoài. Đến năm 1989 tiếp tục mở rộng tạo thuận lợi hơn nữa, nguồn vốn FDI của các TNCs Nhật Bản không cần phải có sự phê chuẩn của Chính phủ. Trong những năm 1990, Chính phủ Nhật Bản còn tìm cách khuyến khích mạnh FDI thông qua các hoạt động như: tăng thêm mức bảo hiểm cho các dự án này, khuyến khích các ngân hàng xuất nhập khẩu và các cơ quan tài chính công cộng cung cấp vốn với lãi suất thấp hơn cho các dự án FDI; tổ chức những hội thảo và các hoạt động tư vấn về FDI; thu nhập và cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài cho các TNCs… Tất cả những hoạt động đó, được chính phủ Nhật bản tiến hành một cách đồng bộ, lâu dài, tạo nên những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt về chính sách để TNCs nhanh chóng mở rộng cắm nhánh ra nước ngoài.

Thập kỷ 1990 được coi là “một thập kỷ mất mát” của nền kinh tế Nhật Bản với sự bất ổn về chính trị – xã hội, đặc biệt là những biến đổi trong phương thức tổ chức và quản lý của TNCs. Dù chưa có điều kiện phân tích kỹ ở đây, song nhiều chuyên gia đánh giá chính sách của chính phủ Nhật Bản đã và đang tạo ra những thuận lợi quan trọng để TNCs Nhật Bản tăng cường bành trướng ra thị trường thế giới. Chính những sự “hả hơi” này của Chính phủ nên mặc dù nền kinh tế Nhật Bản suy thoái trầm trọng, song TNCs không những không bị phá sản mà trái lại, phát triển tương đối ổn định, thậm trí tăng cường thôn tính, sáp nhập thêm nhiều TNCs của các nước khác trên con đường phát triển của chúng. Sự tiếp sức thông qua các chính sách của chính phủ đối với TNCs Nhật Bản đã tạo thành một thế “ỷ đốc” bởi chính sự lớn mạnh của TNCs Nhật Bản đã góp phần căn bản chặn đà suy thoái kinh tế và lấy lại “phong độ” nhanh chóng cho toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản trong những năm cuối của thập kỷ 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI.

Như vậy, với các chủ trương khuyến khích và tạo thuận lợi của chính phủ, TNCs Nhật Bản đã và đang đẩy mạnh chiến lược kinh doanh toàn cầu

thông qua tăng cường cắm nhánh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với mục tiêu duy trì, củng cố những thị trường hiện có, xây dựng thị trường mới, tăng cường hiệu quả của mạng lưới hoạt động trong nước và nước ngoài, gia tăng sức mạnh cạnh tranh quốc tế. Trong điều kiện sản xuất trong nước trở nên khó khăn hơn, đồng thời khả năng đầu tư ra nước ngoài tăng lên thì tất yếu TNCs Nhật Bản phải mở rộng triển khai các chiến lược hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

2.3.1.4. Xung đột thương mại

Khác hẳn với Mỹ và EU, Nhật Bản có một cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu chứ ít dựa vào tiêu dùng trong nước. Trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1986, lao động trong ngành chế tạo Nhật Bản đã tăng nhanh so với của Mỹ và các nước Tây Âu. Cũng trong thời gian đó, thặng dư cán cân thương mại của Nhật Bản đã tăng lên nhanh chóng khi cán cân thương mại của Mỹ bị thâm hụt nặng nề. Tỷ trọng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng với tốc độ ngạc nhiên, từ 25% năm 1980 lên 39% năm 1986, 42% trong năm 2000.

Để phát huy thế mạnh của nền kinh tế với cơ cấu dựa vào xuất khẩu, TNCs Nhật Bản đã tận dụng lợi thế về quy mô, tăng năng suất, hạ giá thành… làm cho hàng hóa của Nhật Bản tràn ngập khắp nơi từ Mỹ đến Tây Âu và các nước đang phát triển Châu Á. Điều này đã phần nào làm nảy sinh tâm lí tẩy chay hàng Nhật Bản. Tại các nước bạn hàng lớn của Nhật Bản như Tây Âu và Mỹ lại nổi lên phong trào bài trừ hàng Nhật nhằm bảo hộ công nghiệp trong nước. Mâu thuẫn kinh tế giữa Mỹ với Tây Âu và Nhật Bản lại bùng lên. Trong quan hệ với Nhật Bản, Mỹ khăng khăng đơn phương chống lại “những trở ngại đối với hàng xuất khẩu Mỹ” theo luật mậu dịch năm 1974, buộc Nhật Bản phải có những hạn chế tự nguyện đối với các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh như ô tô, hàng điện tử, chất bán dẫn v.v.

Nền kinh tế có cơ cấu chủ yếu dựa vào xuất khẩu đã phát triển tới mức làm nảy sinh xung đột thương mại, đặc biệt là với Mỹ. Để đối phó với tình

Ngày đăng: 30/04/2022