Chiến lược xuất khẩu chẳng những là kim chỉ nam cho doanh nghiệp hoạt động trên thị trường nước ngoài mà còn là một chỉ tiêu để các bạn hàng xác định độ tin tưởng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và cũng chính điều này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chiến lược xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh giành thị trường.
Tham gia vào thị trường nước ngoài giúp các doanh nghiệp tăng thêm lượng khách hàng mới, thị trường mới. Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp phaỉ đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức và như vậy chiến lược xuất khẩu sẽ góp phần quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chiến lược xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí.
Việc tham gia thị trường nước ngoài còn tạo khả năng cho công ty khai thác lợi thế so sánh giữa các nước để tiến hành chuyên môn hoá sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Với phạm vi chi phí rất rộng nên chỉ có hoạch định chiến lược xuất khẩu thì mới giúp các nhà quản lý giảm thiểu những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu.
Chiến lược xuất khẩu giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện những mục tiêu đề ra.
Tham gia vào thị trường nước ngoài, doanh nghiệp nhằm vào những mục tiêu như lợi nhuận, thị phần và doanh số. Muốn đạt được những mục tiêu đó thì không có biện pháp nào hiệu quả hơn là chiến lược xuất khẩu.
Chiến lược xuất khẩu nhằm tránh rủi ro trong điều kiện thị trường có các điều kiện văn hoá , luật pháp khác biệt.
Việc hoạch định chiến lược mở rộng địa bàn kinh doanh giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn. Thông thường trong kinh doanh đây là cách để dàn
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp Của Vinatex 2002-2006 [3]
- Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Vinatex Giai Đoạn 2003-2006 [4]
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 5
- Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Của Vinatex Giai Đoạn 2010-2020 [6]
- Những Tồn Tại Trong Xây Dựng Chiến Lược Xuất Khẩu Của Vinatex
- Quy Hoạch Đầu Tư Chi Tiết Ngành Kéo Sợi Đến 2010 Của Vinatex [6]
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
trải rủi ro dễ dàng nhất. Tuy nhiên, khi mở rộng hoạt động kinh doanh, xác suất gặp rủi ro cũng nhiều hơn, kết quả hoạt động của thị trường này sẽ gánh đỡ cho doanh nghiệp trong trường hợp có rủi ro. Bởi vậy xét trên kết quả kinh doanh tổng thể, mức độ an toàn sẽ lớn hơn, khả năng thành công lớn hơn. Việc xây dựng chiến lược xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chính vì có nhận thức đúng đắn về vấn đề này nên các nhà lãnh đạo tập đoàn đã chuẩn bị và xây dựng cho mình chiến lược xuất khẩu để đạt được mục đích đề ra.
Đối với các công ty thành viên, nhận thức về chiến lược xuất khẩu mới chỉ ở mức giới hạn. Theo đánh giá được nêu lên trong phần năng lực xúc tiến thương mại (trang 14), trong việc có chiến lược thị trường, các doanh nghiệp dệt được đánh giá ở mức trung bình kém, các doanh nghiệp may tuy có chú trọng hơn trong việc xây dựng chiến lược nhưng vẫn chỉ dừng ở mức trung bình. Đây là thực trạng xây dựng chiến lược ở phần lớn các doanh nghiệp dệt, may thuộc Vinatex. Các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp dệt, may thuộc Vinatex chưa có sự đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trong môi trường toàn cầu hoá hiện nay.
Đối với các bộ phận chức năng của Vinatex, do có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu từ cấp trên nên các bộ phận chức năng đã sớm xây dựng cho mình những chiến lược xuất khẩu cụ thể, phù hợp với chức năng của mình. Chính những chiến lược của các cấp chức năng này đã góp phần hoàn thiện hoá chiến lược xuất khẩu do ban lãnh đạo đề ra.
2. Phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu:
Về lý thuyết, việc xây dựng chiến lược xuất khẩu có thể theo những phương pháp khác nhau chẳng hạn như “ dưới - trên” tức là xuất phát từ mục tiêu đặt ra cho từng khâu, từng bộ phận rồi từ đó xây dựng cho toàn bộ doanh
nghiệp hoặc cũng có thể ngược lại là theo phương pháp “trên - dưới”. ở đây những mục tiêu, nội dung của chiến lược kinh doanh hình thành rồi triển khai tới các đơn vị, các bộ phận, thậm chí từng con người cụ thể. Ngoài ra còn có phương pháp “ trên- dưới-trên”. Đây là phương pháp xuất phát từ cấp cao nhất hình thành nên mục tiêu chiến lược và từ đó triển khai tới cơ sở. Thậm chí xuất phát từ năng lực và khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường hiện tại của từng người mà hình thành nên chiến lược từng bộ phận rồi thông báo lên cấp trên và tới cấp cao nhất. Tại đây tổng hợp và hình thành nên một chiến lược của cả doanh nghiệp. Có thể nói rằng, đây là phương pháp có hiệu quả cao, đảm bảo xây dựng cho mình một chiến lược khả thi nhất, vừa đáp ứng với mục tiêu cấp trên đề ra, vừa thích hợp với điều kiện của từng đơn vị, bộ phận đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra.
Vinatex đã lựa chọn cho mình phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu tối ưu nhất, đó là phương pháp “ trên- dưới-trên”. Hội đồng quản trị tập đoàn đưa ra các ý tưởng, định hướng chiến lược, mục tiêu chiến lược, qua tham khảo ý kiến cơ quan tổng giám đốc rồi chỉ đạo cho các bộ phận chức năng giúp việc (ban kế hoạch đầu tư, trung tâm xúc tiến thương mại,…) hình thành nên một bản chiến lược xuất khẩu cụ thể cho cả tập đoàn. Bản chiến lược này, sau khi được chỉnh sửa cho phù hợp với năng lực của từng bộ phận sẽ được thông báo cho hội đồng quản trị. Bản chiến lược xuất khẩu sẽ được chỉnh sửa cho đến khi phù hợp nhất nhằm thực hiện hiệu quả nhất các mục tiêu đã đề ra. Việc lựa chọn phương pháp xây dựng chiến lược phức tạp nhưng tối ưu nhất trong 3 phương pháp cho thấy ban lãnh đạo tập đoàn Dệt May Việt Nam đã nhận thức một cách đúng đắn tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu. Có chiến lược xuất khẩu trong tay, doanh nghiệp đã nắm chắc một phần thành công trong kinh doanh.
3. Nội dung chiến lược xuất khẩu của Vinatex
Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu và mục đích xây dựng chiến lược xuất khẩu, Vinatex đã đưa ra nội dung chiến lược xuất khẩu bao gồm:
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu là một trong những phần quan trọng nhất trong mọi chiến lược của doanh nghiệp. Trong việc xây dựng chiến lược, cần chú trọng đến việc xác định mục tiêu vì khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp mới có định hướng phát triển phù hợp. Đặc biệt trong chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp, mục tiêu xuất khẩu luôn giữ vai trò chủ đạo do nó là cơ sở để kế hoạch hoá các hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp. Chính việc kế hoạch hoá sẽ làm cho chiến lược trở nên có hiệu quả hơn. Vì vậy Vinatex trong chiến lược xuất khẩu của mình đã đề ra mục tiêu xuất khẩu cụ thể. Từ mục tiêu này, Vinatex mới có định hướng sản xuất và xây dựng các biện pháp thực hiện.
3.2 Cặp sản phẩm – thị trường
Xác định cặp sản phẩm-thị trường là một phần rất quan trọng trong chiến lược xuất khẩu. Khi xác định được sản phẩm nào xuất sang thị trường nào là phù hợp, Vinatex sẽ có định hướng sản xuất và xác định các biện pháp phù hợp để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nơi có nhu cầu về mặt hàng đó và có các điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng đó. Bởi vậy, trong chiến lược xuất khẩu của mình, Vinatex còn đề cập đến việc xây dựng các cặp sản phẩm – thị trường như sau:
- May mặc: Mỹ, EU, Nhật, Đài Loan
- Hàng dệt kim: Mỹ, EU, Nhật
- Khăn bông: Nhật, Mỹ
- Sợi: Hàn Quốc, Đài Loan, Philipin
- Vải: Nhật, Hàn Quốc
- Áo len: EU, Mỹ
- Thảm các loại: Litvia, Ucraina
- Áo choàng tắm: Mỹ, Nhật, Đài Loan
- Thiết bị phụ tùng: Srilanca, Campuchia
- Bộ quần áo vest: Mỹ, Nhật
- Hàng khác (tất, lều, ga giường,…): Hồng Kông, Singapore
Như vậy các mặt hàng chủ yếu được định hướng xuất khẩu sang 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật. 3 thị trường này luôn chiếm trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục giữ tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinatex trong giai đoạn tới.
3.3 Giải pháp thực hiện
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược xuất khẩu trong nội dung của chiến lược xuất khẩu, Vinatex đã đề ra một số giải pháp thực hiện chiến lược. Những giải pháp này đóng một vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu đã đề ra. Không có các giải pháp thực hiện thì mục tiêu mãi chỉ là cái đích doanh nghiệp hướng tới, chứ không thể đạt được.
3.4 Thời gian
Chiến lược xuất khẩu do Vinatex đề ra nhằm điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của Vinatex trong giai đoạn 2005 – 2010, tuy nhiên có tính tới năm 2015 và 2020.
4. Các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu
Để xây dựng được một chiến lược xuất khẩu phù hợp, Vinatex đã xây dựng chiến lược xuất khẩu theo các bước sau đây:
4.1 Đánh giá tình hình kinh doanh ở trong và ngoài nước
4.1.1 Dự báo thị trường nội địa
Thị trường nội địa đầy tiềm năng với số dân hiện tại hơn 82 triệu người và khoảng 95 triệu người vào năm 2010, cùng với dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn, dự kiến GDP/ người sẽ đạt 900-1000 USD/ năm vào năm 2010 với mức chi phí cho các mặt hàng tiêu dùng năm 2010 từ 400-450 USD/ năm, trong đó chi
phí cho hàng dệt may trung bình từ 6-8% cho thấy dung lượng thị trường nội địa ước đạt 2,82 tỷ USD vào năm 2010 và đạt 3,53 tỷ USD vào năm 2015. Theo dự báo của trung tâm thông tin thương mại, dung lượng thị trường bán lẻ trong giai đoạn 2006-2010 tăng ở mức 15%/ năm. Mặc dù với dung lượng thị trường dệt may nội địa đầy tiềm năng như trên song cần phải thấy một thực tế là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn, nhất là mặt hàng dệt do:
Từ 01/01/2006, thuế nhập khẩu hàng dệt may từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada,…còn 12%.
Năm 2006, hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm mức thuế xuống dưới 5%.
Hàng dệt may giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc vẫn chưa được khắc phục Như vậy mặc dù phát triển thị trường nội địa là định hướng lâu dài nhưng
trong giai đoạn 2006-2010 doanh số của hàng dệt may Vinatex vẫn quyết định bởi kim ngạch xuất khẩu.
4.1.2 Dự báo thị trường quốc tế
Thị trường nhập khẩu hàng dệt may khá tập trung. Trong tổng số 395,36 tỷ USD thị trường xuất khẩu hàng dệt may toàn cầu năm 2003 thì có tới 67,7% xuất vào 3 trung tâm kinh tế lớn là EU, Mỹ và Nhật Bản (44,8% đối với hàng dệt và 85% đối với hàng may).
Lượng tiêu thụ bình quân hàng dệt may nhập khẩu tính theo đầu người tại các thị trường trên như sau: thị trường Nhật khoảng 200 USD/năm, thị trường Mỹ khoảng 310 USD/ năm, thị trường châu Âu khoảng 410 USD/ năm.
Kết quả điều tra do tổ chức lao động quốc tế ILO công bố ngày 24/10/2005 cho thấy thị trường dệt may thế giới phát triển khả quan hơn dự báo. Trung Quốc là nước được hưởng lợi nhiều nhất sau khi chế độ hạn ngạch bị xoá bỏ. Trong 7 tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tăng 20,5% và kim ngạch xuất khẩu quần áo tăng 22%.
Trung Quốc đã chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu quần áo và 15,8% tổng kim ngạch hàng dệt thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Liên Minh Châu Âu ( EU) cũng đạt mức tăng hơn 10% trong đó Đức tăng 16,5%; Italia tăng 10,3%; Pháp tăng 8%…
Chỉ có các nước cận Xahara của châu Phi do chưa có chuẩn bị đầy đủ để đối phó với thời kỳ hậu hạn ngạch là bị tác động mạnh, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
Những thị trường có tác động lớn tới dệt may Vinatex bao gồm thị trường Mỹ, EU, Nhật và các thị trường khác:
Thị trường Mỹ:
Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, mỗi năm nhập khoảng 70 tỷ USD. Mỹ là một thị trường rộng lớn, có sức mua lớn. Chi tiêu của người Mỹ cho hàng dệt may khá cao, chiếm khoảng 20% tổng số tiền chi cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, do có nhiều tầng lớp dân nên nhu cầu sản phẩm đa dạng và yêu cầu về chất lượng rộng rãi, không quá khắt khe như thị trường EU và Nhật Bản. Dự kiến, nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ có thể tăng lên gấp đôi trong 10-15 năm tới do các nhà sản xuất quần áo sẽ chuyển sản xuất ra nước ngoài và số lượng lao động trong ngành sẽ giảm khoảng 400 ngàn người.
Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất. Mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như : Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan... nhưng với nhiều nhóm sản phẩm, hàng Việt Nam được ưa chuộng và đánh giá cao hơn như quần nam nữ chất liệu bông, quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo, áo sơ mi dệt kim nam nữ chất liệu bông… Đây cũng là điều kiện thuận lợi, là cơ hội cho sản phẩm của Việt Nam cạnh tranh và thâm nhập hơn nữa vào thị trường Hoa Kỳ.
Đối với Vinatex, thị trường Mỹ sẽ vẫn là thị trường lớn nhất, có tiềm năng quyết định dung lượng và sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu.
Thị trường EU:
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới. Đây là một thị trường đông dân, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng 25.000 USD/ năm, mức tiêu dùng hàng dệt may rất cao và là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đòi hỏi đáp ứng các rào cản kỹ thuật về môi trường, an toàn, vệ sinh, nhãn mác, bao bì,… là loại thị trường đã được phân chia, được quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt. Hệ thống chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của EU phức tạp, đa dạng, chi tiết đối với từng nước, từng mặt hàng, từng thời kỳ và luôn được bổ sung, thay thế theo sát các diễn biến chính trị, kinh tế, thương mại của từng nước.
Đối với Vinatex, thị trường EU là thị trường lớn thứ hai sau thị trường Mỹ. Tại thị trường này, Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì là những đối thủ cạnh tranh mạnh đối với Vinatex. Theo đánh giá của một số nhà phân tích, do Vinatex phải nhập khẩu rất lớn nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ làm hàng dệt may xuất khẩu nên khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm dệt may Vinatex không cao. Tuy nhiên, một số mặt hàng dệt may của Vinatex có khả năng cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của thế giới. Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chất lượng, cũng như các điều luật, các quy định ứng dụng với sản xuất và nhập khẩu hàng hoá. Do đó, muốn thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường này, vấn đề cốt yếu nhất là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.