Việc thực hiện phân công chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi toàn cầu là một bước tiến có tính chất lịch sử, nó cho phép khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng nước, từng khu vực, tạo được các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và phản ánh quá trình tất yếu kinh tế - kỹ thuật. Thực hiện sự phân công chuyên môn hoá tư bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế thì các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã khai thác được tiềm năng của các nước đang phát triển về tài nguyên và sức lao động để làm tăng hiệu suất của tư bản. Còn về phía các nước đang phát triển cũng có những lợi ích kinh tế nhất định khi tham gia vào sự phân công lao động quốc tế như: giải quyết được một phần thất nghiệp, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Chủ nghĩa tư bản với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên sự hoạt động của TNCs không thể tránh khỏi những hậu quả mà chúng đưa đến cho các nước chủ nhà cần khắc phục như: Làm què quặt sự phát triển kinh tế của một số nước, tạo ra sự phụ thuộc nặng nề của các nước này vào các nước tư bản phát triển… Do đó, vấn đề đặt ra là các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế phải có chiến lược đúng đắn của mình, phải biết chấp nhận sự phân công này ở mức độ nào, khả năng nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến đến đâu thì mới có thể khắc phục được những tiêu cực do các TNCs gây nên.
1.2.2. Thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ.
Cùng với việc phân công chuyên môn hoá các TNCs đã khai thác được thị trường tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Cùng với những sản phẩm hàng hoá thông thường mang tính truyền thống, dưới tác động của các TNCs thế giới hàng hoá được bổ sung hàng loạt các mặt hàng mới. Chẳng hạn, những tri thức của con người
được thể hiện trong các phát minh sáng chế cũng được đem trao đổi dưới hình thức hàng hoá và phương thức trao đổi cũng được đa dạng hoá; trong lĩnh vực
dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm sự hoạt động của các TNCs đã góp phần lớn thức đẩy thị trường này ở các nước đang phát triển.v.v…
Các TNCs đang trở thành một lực lượng đông đảo nắm giữ nguồn hàng hoá và thị trường trên thế giới. Hiện chúng đã kiểm soát 60% buôn bán quốc tế và trong nhiều ngành hàng đã kiểm soát hầu như toàn bộ thị trường. Chẳng hạn, một số ngành hàng nông sản như: chè, cà phê, ca cao, chuối, các TNCs
đã kiểm soát đến, 90% thị phần. Đồng thời, các TNCs đã thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, gây ra những hiện tượng tiêu cực trên thị trường ở phạm vi toàn cầu như: tranh chấp thương mại, thâu tóm thị trường.v.v…
1.2.3. Đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ.
Để chiến thắng trong cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, các TNCs đã đi
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 1
- Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 2
- Lợi Ích Từ Hoạt Động Của Các Tncs Đối Với Các Nước Có Nền Kinh Tế Kém Phát Triển.
- Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội Của Hà Nội Tác Động Tới Hoạt Động Của Các Tncs.
- Thực Trạng Hoạt Động Của Các Tncs Trong Thời Gian Qua Tại Hà Nội.
- Tỷ Trọng Loại Hình Đầu Tncs Vào Hà Nội Năm 2007
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
đầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm những dây chuyền công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu, nghiên cứu thiết lập hệ thống điều khiển tự động hoá, phương pháp điều khiển từ xa trong quản lý. Vì vậy, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn cầu. Theo tính toán của các chuyên gia Liên Hợp Quốc, các TNCs kiểm soát tới 80% các phát minh sáng chế của thế giới. Các TNCs khi đã nắm được lực lượng khoa học - công nghệ của thế giới, chúng buộc phải thực hiện sự chuyển giao khoa học, công nghệ sang các nước khác, mà chủ yếu là sang các nước đang phát triển. ®ối với các nước kém phát triển, các TNCs đã thực hiện việc chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ sang công ty chi nhánh cũng như từ nước mẹ sang nước chủ nhà, thực hiện đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. Do đó, các TNCs trở thành lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thực hiện quá trình công nghiệp hoá ở các nước
đang phát triển. Điều đó đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có chiến lược kinh tế đúng đắn mới có thể tận dụng được cơ hội để ứng dụng được các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trên thế giới (các thành tựu khoa học - công nghệ mới phần lớn nằm trong tay các TNCs), mới có khả năng tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
1.2.4. Tăng nguồn vốn ngoại lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cần hiểu thêm rằng, trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế không chỉ là bằng tiền mà nó còn bao hàm cả công nghệ, trình độ quản lý, cổ phiếu, trái phiếu… vốn không phải chỉ riêng của một nhà kinh doanh hay một nước mà là vốn quốc tế nói chung quốc tế hoá nguồn vốn. Hiện nay, thương mại nội bộ các TNCs và thương mại giữa các TNCs với nhau chiếm khoảng 2/3 thương mại thế giới, trên 4/5 đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới là do các TNCs tiến hành, hơn 9/10 thành quả nghiên cứu triển khai kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật trên thế giới nằm trong tay các TNCs.
Lực lượng chủ yếu thực hiện đầu tư nước ngoài (FDI) là các TNCs (hiện tại các TNCs chiếm khoảng 90% lượng vốn FDI). Nguồn vốn FDI không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các thành quả về các mặt như: chuyển giao công nghệ, tạo thêm các việc làm, phát triển các dịch vụ và các nguồn phụ thêm khác cho các nước chủ nhà mà nguồn vốn này còn có tác động lớn
đến sự biến đổi cơ cấu đầu tư ở chính các nước này, tạo nên sự biến đổi cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng trong các công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Cùng với sự biến đổi cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, cơ cấu vùng cũng có sự biến đổi theo, trong đó có sự hình thành các trung tâm thương mại, trung tâm công nghiệp kỹ thuật cao, đồng thời cũng làm biến đổi cơ cấu lao động và cơ cấu nghề nghiệp.
Thực tế cho thấy sự chuyển biến nền kinh tế của Việt Nam trong những năm đổi mới là một minh chứng khẳng định sự đóng góp vô cùng quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài. Sáu tháng đầu năm 2007 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá nhanh, tổng vốn của các dự án cấp phép mới và vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động ước đạt 2.845 triệu USD.
Các quốc gia đang phát triển nếu có chiến lược sử dụng được lợi thế của mình sẽ thúc đẩy sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. chính sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực sẽ có tác động rất lớn tới quá trình tăng
trưởng kinh tế của các nước chủ nhà và góp phần tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
1.2.5. các TNCs đã góp phần quan trọng tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ, do đó thúc đẩy quá trình cải cách về mọi mặt ở thủ đô Hà Nội.
Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo cơ hội, vừa là sức ép lớn thúc đẩy các quốc gia phải đẩy mạnh cải cách về mọi mặt để phát triển trong xu thế toàn cầu hoá. Hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới đã tận dụng tốt các cơ hội để phát triển và sự có mặt của các TNCs đã buộc các quốc gia phải tham gia vào xu thế cạnh tranh toàn cầu, do đó đã thúc đẩy quá trình cải cách để cùng phát triển.
Chẳng hạn, ở Trung Quốc, nhờ quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế mà Trung Quốc đã tiến hành cải cách một cách tích cực. Tính đến cuối năm 2004 đã có 3000 văn bản pháp quy ở cấp Trung ương đã bị huỷ bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung thêm, trên 200.000 văn bản của chính quyền địa phương cũng bị huỷ bỏ. Do vậy, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục được tạo những hành lang mới pháp lý để phát triển và ngày càng đạt được những thành tựu to lớn.
1.2.6. Tạo việc làm cho người lao động góp phần làm tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế.
Vào đầu những năm 80, một triệu USD vốn đầu tư đã đảm bảo cho gần
30.000 chỗ làm việc ở các nước đang phát triển và gần 11.000 chỗ làm việc tại các nước công nghiệp phát triển. ë các nước đang phát triển 1/3 số người làm việc trong các TNCs lao động tại các khu thương mại tự do, sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Trên 2/3 số nhân viên của các công ty ở nước ngoài hoạt động hiệu quả trong ngành sản xuất công nghiệp, gần 30% trong lĩnh vực dịch vụ, số còn lại làm trong các ngành chế biến.
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp của các TNCs tạo ra những công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất mới, tăng thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Động cơ chủ yếu khi tiến hành đầu tư vào các nước đang phát triển là tìm kiếm nguồn lao động rẻ, nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá do
công ty sản xuất ra. Còn đối với nước tiếp nhận thì phải làm sao tiếp nhận
được kỹ thuật - công nghệ mới hiện đại hoá nền kinh tế và giải quyết việc làm. Do vậy, để tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế phải thu hút và tạo
điều kiện cho những ngành cần nhiều nhân công.
TNCs chính là lực lượng cơ bản trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định, động lực chính tạo nên sự thành công của các TNCs. TNCs đòi hỏi các nhà quản lý kinh doanh và đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao; đồng thời có đãi ngộ tương xứng. Trong quá trình làm việc ở TNCs, người lao động được giáo dục, hiểu biết về luật pháp, rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ và đúc rút kinh nghiệm có ý thúc chấp hành kỷ luật lao động tốt, có tinh thần đối với công việc của mình, tạo nên tác phong lao động công nghiệp. Từ đó, thu nhập ngày càng cao, đời sống ngày càng được cải thiện.
1.3. Quan điểm của Việt Nam đối với việc thu hút đầu tư từ TNCs.
Toàn cầu hoá là xu thế không thể đảo ngược. Trong xu hướng đó không một quốc gia nào có thể phát triển mà lại không thực hiện mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, không tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nhất là đối với các nước đang phát triển mà thực tế là chậm phát triển, đi sau rất cần vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường… thì càng cần thiết phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Các công ty xuyên quốc gia, nhất là các công ty xuyên quốc gia lớn thuộc các nước công nghiệp phát triển có đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu trên. Đồng thời, việc đầu tư, mở rộng thị trường vào các nước đang phát triển là mục tiêu chiến lược của các công ty xuyên quốc gia hiện nay. Do vậy quốc gia nào có chiến lược đúng đắn, có sách lược mềm dẻo, biết cân nhắc lựa chọn và có quan điểm rõ ràng, chính sách, giải pháp thích hợp trong từng giai đoạn, để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thì có thể thu hút được nhiều TNCs vào đầu tư kinh doanh.
Đối với nước ta, quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài đã được khẳng
định rõ và luôn được đổi mới. Điều đó đã được thể hiện trong đường lối kinh
tế đối ngoại của Đảng và là cơ sở để xây dựng các quan điểm chính sách đối với việc thu hút TNCs vào Việt Nam.
1.3.1. Chủ động thu hút vốn đầu tư của TNCs.
Tính chủ động trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài là yếu tố quyết
định đến hiệu quả của TNCs, có nâng cao tính chủ động thì mới tạo ra được môi trường đầu tư hấp dẫn, mới hướng được hoạt động của TNCs vào những mục tiêu đã xác định trước, Như vậy, mới hạn chế được sự bị động trong việc thu hút đầu tư. Làm cho việc thu hút đầu tư và thúc đẩy hoạt động của TNCs
đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa. Tính chủ động phải được thể hiện thông qua việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và bố trí các dự án theo định hướng của sự phát triển cơ cấu kinh tế.
Mục tiêu của việc thu hút TNCs là nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và kinh ngiệm quản lý để phát triển kinh tế. Do đó, chiến lược thu hút
đầu tư của các công ty xuyên quốc gia phải phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược đó, căn cứ vào thực lực, khả năng của từng giai đoạn cụ thể để có kế hoạch định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực và vùng được ưu tiên. Cùng với việc xây dựng kế hoạch hướng các nhà đầu tư, việc xây dựng các dự án khả thi là cần thiết để chủ động kêu gọi đầu tư. Mục tiêu chiến lược thu hút TNCs là cơ sở để định hướng cho việc xây dựng khung pháp lý, chính sách khuyến khích cũng là nhằm mục đích bảo đảm thực hiện các mục tiêu. Để chủ động ngoài việc xây dựng và tạo lập môi trường đầu tư cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể. Đặc biệt cần chủ động và lựa chọn đối tác đầu tư cũng như lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp. Tạo lập đối tác trong nước là tạo ra các đối tác đáng tin cậy để TNCs lựa chọn khi vào liên doanh. Đối với nước ta cần khẳng định về lâu dài việc lựa chọn đối tác đầu tư là các công ty xuyên quốc gia và nên ưu tiên với các công ty xuyên quốc gia lớn ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Các hình thức đầu tư cần được sử dụng một cách đa dạng, như hợp
đồng gia công, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xí nghiệp liên doanh, hình thức BOT,…
1.3.2. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh để đảm bảo nguyên tắc giữ vững
độc lập tự chủ, cùng có lợi.
Mục tiêu đầu tư ra nước ngoài của các TNCs là đạt lợi nhuận cao và họ luôn tìm cách để đạt mục tiêu ấy. Đối với nước ta là nước nhận đầu tư, mục
đích của ta là vốn, kỹ thuật công nghệ, thị trường, nhưng không thể để bị lệ thuộc, bị chèn ép, thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong quá trình hợp tác đầu tư, chúng ta phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thu hút các TNCs nghĩa là chúng ta tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế dân tộc, giữa các bên đối tác đầu tư là không tránh khỏi, mỗi bên phải tuân theo những quy tắc chung và cần phải có sự nhượng bộ phần nào nhưng chúng ta cũng phải đấu tranh để giành phần lợi cho mình.
Hợp tác với các TNCs, thì không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong điều kiện nguồn lực và khả năng còn hạn chế. Việc chấp nhận trả học phí cũng có nghĩa là lựa chọn mục tiêu phát triển theo mô hình mất cân đối trong chừng mực nhất định. Nói cách khác, trong thời gian đầu, việc mất cân đối về cơ cấu kinh tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thâm hụt cán cân thương mại, chênh lệch trong phân phối thu nhập… là khó tránh khỏi. Những vấn đề này chỉ từng bước được giải quyết cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển toàn bộ nền kinh tế. Nó cũng phụ thuộc vào chính hiệu quả thu hút các TNCs gắn với chính sách khôn khéo của mỗi nước. Việc thu hút các TNCs chỉ trở thành tất yếu và thực sự có ý nghĩa khi nó đem lại lợi ích cho các bên tham gia theo nguyên tắc cùng có lợi.
1.3.3. Cần có sự nỗ lực chung của cả nhà nước và doanh nghiệp.
Sự hấp dẫn của TNCs không chỉ ở môi trường đầu tư được cải thiện mà còn phải có được các doanh nghiệp nội địa có năng lực kinh doanh tốt, nơi tin cậy để họ bỏ vốn đầu tư cùng sản xuất kinh doanh hoặc nhận được cung cấp dịch vụ tại chỗ. Vì vậy, cần có sự nỗ lực kết hợp chung của cả nhà nước và các doanh nghiệp nội địa.
Nhà nước cần thực hiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, chiến lược kế hoạch để tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, “sân chơi” thuận lợi để vừa kích thích các doanh nghiệp trong nước nỗ lực vươn lên, vừa thu hút được TNCs vào những lĩnh vực theo định hướng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp cần phấn đấu để phát triển và hoàn thiện, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao sức cạnh tranh và trở thành đối tác có tiềm lực để không rơi vào thế bị động, bất lợi, lệ thuộc trong quan hệ đàm phán, hợp tác với TNCs, vươn lên để từng bước hoạt động đầu tư ra ngoài nước, thực hiện xuyên quốc gia hoá trong kinh doanh. Chính các doanh nghiệp trong nước chứ không phải ai khác là người đưa các kế hoạch phát triển của nhà nước trở thành hiện thực. Sự vươn lên của các doanh nghiệp
để có quan hệ bình đẳng với TNCs sẽ góp phần làm cho nền kinh tế phát triển
độc lập tự chủ, ít bị lệ thuộc vào nước ngoài. Nhà nước chẳng những cần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng mà còn là người bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, trên cơ sở đó bảo vệ quyền lợi quốc gia, dân tộc. Sự nỗ lực chung của nhà nước và các doanh nghiệp chính là sự nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.3.4. Phải nội sinh hoá ngoại lực, hiên đại hoá nội lực để phát triển bền vững và lâu dài.
Thu hút TNCs là để tăng cường vốn đầu tư, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, thị trường… biến nó thành nguồn lực nội sinh để tăng trưởng và phát triển. Nếu chúng ta không đủ năng lực để biến những cái nhận được từ TNCs thành cái của chính mình và phát huy nó lên thì chúng ta không thể phát triển hoặc phát triển không lâu bền, dòng vốn có nguy cơ chảy ngược vào TNCs, ngoại lực vào rồi lại ra đi không trở thành yếu tố nội sinh
được.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước đòi hỏi chúng ta phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Ngoại lực chỉ có thể được tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả khi nội lực