Lợi Ích Từ Hoạt Động Của Các Tncs Đối Với Các Nước Có Nền Kinh Tế Kém Phát Triển.

phải quy hoạch dài hạn và bố trí nguồn vốn trong nội bộ xí nghiệp, phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới…Do đó, các xí nghiệp công thương hiện đại phải tiến hành cải cách thể chế và phương pháp quản lý xí nghiệp. Chính điều này đã dẫn tới việc hình thành, phát triển và chín muồi chế độ quản lý theo cấp bậc.

Chế độ quản lý theo cấp bậc đã phân định rõ việc hoạch định chính sách và quản lý trong nội bộ xí nghiệp, làm cho xí nghiệp có thể quản lý, điều tiết nhịp nhàng quá trình phân công, trao đổi theo hướng ngày càng phức tạp, làm cho quy mô, năng lực và hiệu suất của nội bộ xí nghiệp cao hơn. Do đó, chế

độ quản lý theo cấp bậc đã làm hoàn thiện chế độ xí nghiệp hiện đại và cuối cùng “bàn tay hữu hình” trong bước thay thế bởi “bàn tay vô hình” của thị trường.

Cùng sự phát triển của các xí nghiệp công thương hiện đại, chế độ xí nghiệp của Mỹ cũng đã được mở rộng sang Tây Âu và Nhật Bản. cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong các xí nghiệp của Tây Âu và Nhật Bản cũng xuất hiện cao trào hợp nhất, nhưng do quy mô và cơ cấu thị trường, cũng như bối cảnh chính trị, văn hoá và chế độ xã hội không giống nhau, nên xí nghiệp công thương trưởng thành chậm chạp làm cho chế độ xí nghiệp chưa diễn ra sự thay đổi về bản chất. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là sự thách thức của xí nghiệp Mỹ buộc các xí nghiệp của Tây Âu và Nhật Bản phải có những cải biến mạnh mẽ để phát triển.

Về quy mô, mức độ phức tạp trong quản lý và phạm vi phân công trong nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại không có bất cứ xí nghiệp nào trước đó có thể so sánh được. Hiện nay, mức tiêu thụ hàng năm của một xí nghiệp công thương đã vượt tổng giá trị thu nhập quốc dân của một số nước vừa và nhỏ. Quy mô và năng lực quản lý nội bộ những xí nghiệp này khiến nhiều tổ chức phi chính phủ của một số nước đang phát triển khó theo kịp. Phạm vi phân công lao động của nó ngày càng mở rộng rất nhiều xí nghiệp đã hình thành hệ thống phân công nội bộ xí nghiệp theo liên kết dọc bao trùm cả sản xuất

nguyên vật liệu, gia công bộ phận rời, sản xuất sản phẩm và tiêu thụ. Ngoài ra, nó còn mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực sản xuất sản phẩm có liên quan với nhau hoặc không liên quan với nhau, hình thành một cơ cấu phân công nội bộ theo kiểu liên kết hỗn hợp đa nguyên. Xí nghiệp công thương hiện đại đi vào nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm mới. Sự phát triển của nội bộ xí nghiệp đã cung cấp những vật liệu, đối tượng, không gian mới cho việc mở rộng và đổi mới không ngừng sự phân công nội bộ của xí nghiệp hiện đại. ®ồng thời, do sự phát triển của thông tin hiện đại và kỹ thuật vận tải làm cho phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại nhanh chóng được mở rộng. Các xí nghiệp công thương hiện

đại có thể dựa vào đặc điểm kỹ thuật của nó để bố trí được mạng lưới và điểm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên một không gian địa lý tương đối lớn. Nó có thể lợi dụng hiệu quả của hội tụ kinh tế, tập trung một số khâu sản xuất lại hoặc dựa vào các điều kiện khác nhau như: thị trường đặc thù về sự sẵn có các yếu tố tự nhiên… để bố trí tách rời các khâu khác nhau của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Khi phạm vi địa lý của sự phân công nội bộ xí nghiệp công thương hiện đại vượt quá biên giới quốc gia thì TNCs hình thành.

TNCs là một cơ cấu kinh doanh quốc tế dựa trên sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế và quá trình phân phối quy mô quốc tế vào trong một cơ cấu công ty đơn nhất nhằm chiếm lĩnh và khai thác thị trường quốc tế đạt hiệu quả tối ưu để thu lợi nhuận độc quyền cao.

Từ thập kỷ 60 lại đây, dưới tác động của sự bùng nổ khoa học và công nghệ, TNCs đã phát triển nhanh chóng, hơn nữa, đầu tư to lớn của TNCs vào nghiên cứu và phát triển đòi hỏi phải mở rộng sang những ngành nghề và khu vực lớn hơn. Nhưng sự phân công lao động xã hội và chế độ trao đổi hiện rất khó xác định được một chế độ mới. Để tổ chức hệ thống công nghệ mới và

điều tiết được lợi ích trong trao đổi, phân phối những sản phẩm mới giữa những nhà sản xuất độc lập, phải dùng biện pháp của xí nghiệp thay cho biện pháp của thị trường. Từ đó, buộc các xí nghiệp phải chiếm lĩnh các ngành và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

khu vực kinh tế mới, và điều này dẫn tới sự trưởng thành nhanh chóng của TNCs ở các nước phát triển. Cùng với sự trưởng thành của TNCs, sự cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu của chúng khốc liệt hơn. TNCs của các nước bắt

đầu điều chỉnh lại họat động kinh doanh, xây dựng hệ thống phân công quốc tế, kết hợp liên kết theo chiều ngang và dọc trong nội bộ công ty. Cơ cấu tổ chức toàn cầu của TNCs tương ứng cũng ra đời. TNCs trở thành hình thức hoàn thiện điển hình của xí nghiệp thích ứng với sự phân công và trao đổi quốc tế hiện đại không có bất cứ loại xí nghiệp nào trước đó có thể so sánh

Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 3

được.

Từ sự phân tích trên có thể nêu lên một số nhận xét về nguồn gốc và quá trình phát triển của TNCs, đi từ tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các công ty cổ phần, các công ty này kinh doanh lớn trong ngành công thương, sau này cả dịch vụ đa ngành như sau:

- một là, quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra song song với quá trình tích tụ quyền lực kinh tế. tích tụ và tập trung sản xuất tạo ra những công ty mẹ đứng đầu và các công ty con, chúng phụ thuộc kỹ thuật và tài chính vào công ty mẹ. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công ty nhỏ và vừa hoạt

động độc lập hoặc phụ thuộc các công ty lớn. Thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, Canađa, số xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 70 - 80% tổng số các xí nghiệp. Sự thâu tóm các xí nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí kể cả những hộ gia đình nằm trong guồng máy sản xuất, thực hiện sự kiểm soát tài chính, kỹ thuật và nằm trong hệ thống phân công lao động theo kiểu công trường thủ công, đã tạo ra những

điều kiện thuận lợi cho tư bản sinh lợi. ®ồng thời về mặt tổ chức sản xuất, đây cũng là hình thức tỏ ra tính hiệu quả cao, vì giảm được chi phí sản xuất, tận dụng được mọi khả năng, nguyên liệu, phát huy tính năng động sáng tạo… Do

đó, làm tăng quy mô và tỷ suất lợi nhuận.

- Hai là, quá trình tích tụ sản xuất cũng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. ®ộc quyền thời hiện đại mang nhiều dấu ấn của thời đại cách

mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Trước hết là sự liên hiệp hoá mà VI. Lênin đã phân tích đến nay có những biểu hiện sinh động. Sự liên kết theo chiều ngang và dọc được đẩy nhanh hơn bao giờ hết, dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, trong đó lĩnh vực dịch vụ ngân hàng được các tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng quyền lực. Tình hình đó dẫn đến sự tập trung tư bản, tập trung sản xuất kinh doanh hết sức to lớn. Hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như chuyển giao công nghệ là thế mạnh của công ty xuyên quốc gia cùng với mạng lưới thị trường rộng khắp thế giới đã khiến cho chúng trở thành như những “Vương quốc” kinh tế khổng lồ với những khả năng phát triển không ngừng.

- Ba là, quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp ngày càng đẩy mạnh, dẫn đến việc xuất hiện các hình thức công ty liên hợp nông - công nghiệp, nông - công thương nghiệp ở Mỹ. Những năm 1980, liên hợp công - nông nghiệp chiếm trên 30% sản lượng nông sản, ở Nhật Bản, các liên hợp nông - thương nghiệp kiểm soát 90% sản lượng ngũ cốc. Quá trình tích tụ sản xuất trong nông nghiệp, cùng sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn đến hiện tượng cấu tạo hữu cơ tăng lên và giảm ý nghĩa của địa tô tuyệt đối, tạo ra mối liên hệ ngày càng tăng giữa công - nông nghiệp; đẩy mạnh xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu lao động cũng như trong tổng sản phẩm quốc dân. ®iều này cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đã tác động trở lại, thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh trong cạnh tranh, nền nông nghiệp cũng phải có khả năng cạnh tranh cao. Nông nghiệp các nước phát triển đã được tập trung cao độ với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại.

Tóm lại, tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài đã dẫn đến hình thành các công ty xuyên quốc gia . Bởi đó chính là quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho sự bành trướng, giúp cho các tập đoàn tư bản có khả năng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thực hiện việc đầu tư vào các nước dưới nhiều hình thức, thoả mãn được mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao. Đúng như V.I. Lênin đã

nhận xét: “ Tổ chức độc quyền một khi đã hình thành và thao túng hàng tỷ, thì

tuyệt đối nhất thiết là nó phải thâm nhập hết thẩy các lĩnh vực trong đời sống xã hội bất kể chế độ chính trị…”[36, tr. 451]

1.1.3. tổ chức hoạt động và mô hình quản lý.

Sự hoạt động và phát triển của TNCs đã làm cho mô hình quản lý chúng ngày càng hoàn thiện và thích hợp với yêu cầu của hệ thống kinh tế thị trường

đang được quốc tế hoá. Sự thích ứng đó luôn diễn ra ở hai mặt điều tiết hoạt

động của TNCs, đó là điều tiết độc quyền và cạnh tranh.

Trong những năm 1890 của thế kỷ XIX, hệ thống các tổ chức độc quyền ở Mỹ và các nước tư bản phát triển khác hoạt động mạnh. ®iều này có nghĩa là tăng xu hướng độc quyền trên nhiều thị trường, Tơrơt khi đó được hiểu như là một hình thức tổ chức ngành, trong đó một công ty lớn có toàn bộ quá trình sản xuất. Dựa vào sức mạnh của mình, các Tơrớt tiến hành trong phạm vi ngành một chính sách thị trường có lợi cho họ và buộc những người sản xuất ở các ngành khác phải tuân theo. Có thể thấy ngành luyện kim đen, hoá dầu, công nghiệp thuốc lá của Mỹ thời kỳ đó làm minh chứng. Trong các nước khác, với tính chất là các tổ chức độc quyền có Cácten và Xanhđica là các tổ chức ngành dựa trên những thoả thuận pháp lý giữa tất cả, hoặc phần lớn các công ty của ngành trong quan hệ về mặt này hay mặt khác của chính sách thị trường, trước hết là giá cả.

Cái gọi là tập đoàn thống trị tồn tại dưới hình thức TNCs được đưa ra thay thế vị trí các Tơrớt, Cácten, Xanhđica với tính chất là một tổ chức thống trị không chỉ của một ngành. Sự tương quan giữa lực lượng điều tiết của độc quyền và cạnh tranh luôn thay đổi phản ánh xu hướng tăng lên của sức cạnh tranh. Cơ chế tập đoàn thống trị, sau khi được biến dạng thành TNCs vẫn giữ vai trò cơ bản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Hơn 10 năm trở lại đây, do việc giảm sút tỷ trọng lợi nhuận bình quân dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã buộc nhiều công ty lớn phải thu hút các đối thủ của mình để cùng tồn tại. bởi vậy, xu hướng sát nhập của TNCs diễn ra mạnh mẽ. Tình hình liên kết, hợp nhất là

biểu hiện cụ thể của tích tụ và tập trung sản xuất trong điều kiện sức sản xuất phát triển nhảy vọt của những năm cuối cùng của thế kỷ XX làm cho hai hình thức cơ bản trong kết cấu TNCs là Consơn và Côngơlômêrát có sức sống mạnh mẽ hơn, đẩy lùi nhanh chóng các hình thái cổ điển kiểu Cácten, Tơrơt, Xanhđica. Sự phân định giữa hai hình thức cơ bản này có tính khái quát lý thuyết dựa trên những nét đặc thù về nguồn gốc hình thành, cơ cấu điều khiển, quản lý và địa bàn tác nghiệp, chủ yếu xuất phát từ hình thức liên kết đặc thù cơ bản. trong thực tế, điều kiện tác nghiệp của TNCs thay đổi do mối tương quan cạnh tranh, độc quyền và vai trò điều khiển kinh tế vi mô của nhà nước ở các vùng và khu vực. Các hình thức liên kết theo chiều dọc hoặc ngang trong nội bộ công ty được biến dạng, đan xen nhau, tạo nên kiểu kinh doanh đa dạng. Tuy nhiên, vẫn có thể trừu tượng hoá những biểu hiện phụ, phức tạp để mô tả một kiểu tổ chức TNCs đặc thù.

- Consơn.

Hình thức tổ chức công ty kiểu Consơn là một trong những hình thức phổ biến của TNCs hiện đại. Consơn xuất hiện chủ yếu thông qua mối liên hệ ngang giữa ít nhất là hai công ty lớn kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất hoặc giữa các ngành có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật. Mối liên hệ giữa các xí nghiệp trong Consơn được thiết lập trên cơ sở lợi ích thống nhất, cùng tham gia nghiên cứu trong những chương trình,

đề án khoa học và ứng dụng công nghệ sản xuất, cùng hợp tác sản xuất - kinh doanh và sử dụng chung một hệ thống tài chính, tín dụng. Consơn không có tư cách pháp nhân độc lập của các công ty thành viên. Tuy vậy, mối quan hệ bền vững của Consơn được thiết lập trong sự liên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân lãnh đạo chủ chốt với nhau và với các thành viên dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế.

Để điều hành tập đoàn Consơn thường xây dựng một “Holding - Company” một ngân hàng độc quyền lớn, đó là một dạng công ty khống chế, không có xí nghiệp sản xuất - kinh doanh trực tiếp, nhưng lại nắm giữ cổ phần khống chế nhờ tính thống nhất giữa quyền chiếm hữu và quyền chi phối trong quan hệ sở hữu tư bản. Hình thức điều hành của Consơn được tổ chức theo cơ cấu kiểm

soát trực tiếp từ trung tâm đến chi nhánh thông qua “hội đồng quản trị” gồm những cổ đông có lượng cổ phiếu lớn. Dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trị, hệ thống điều hành trực tiếp của Consơn là dạng ma trận vận hành theo nguyên tắc tập trung.

- Côngơlômêrát.

Côngơlômêrát là kết qủa của quá trình liên kết công ty theo chiều dọc, tức là công ty lớn thâm nhập vào xí nghiệp của các ngành sản xuất khác nhau không có sự liên kết ràng buộc hoặc quy định về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Mối liên hệ giữa công ty mẹ và chi nhánh chủ yếu là tài chính; chúng được

điều hành thông qua cơ cấu quyền lực và liên kết với các ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm…Hoạt động bành trướng và thâu tóm của Côngơlômêrát cơ bản diễn ra trên thị trường chứng khoán. Công ty mẹ lựa chọn các công ty

đang hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế có tỷ lệ lãi cao và “nuốt dần” bằng cách mua cổ phần của chúng. Do đó, cơ cấu ngành kinh doanh trong tập đoàn biến đổi nhanh chóng.

Để phù hợp với đặc trưng hoạt động kinh doanh, cơ cấu điều hành của Côngơlômêrát rất gọn nhẹ, linh hoạt và phi tập trung hoá, chủ yếu là kiểm soát hoạt động của chi nhánh thông qua hệ thống tài chính và chỉ đạo hành chính dựa trên kiểu kiểm tra mạng lưới, trực tiếp từ trung tâm đến cơ sở tác nghiệp. Đồng thời gián tiếp kiểm tra hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chi nhánh, qua sự dao động giá cả cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán. Trong nhiều trường hợp các chi nhánh lâm vào bế tắc trong hoạt động kinh doanh không có khả năng phục hồi, công ty mẹ sẵn sàng cắt bỏ bằng cách bán cổ phiếu của chúng ra thị trường để giữ mức lợi nhuận bình quân và hoạt động bình thường của toàn bộ tập đoàn. Khi cần tăng cường sức sản xuất hoặc phải thích ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học - công nghệ, công ty có hàm lượng công nghệ cao. Vì vậy, cơ cấu ngành của Côngơlômêrát luôn biến đổi theo hướng đa dạng, hỗn hợp với cơ cấu quản lý, điều hành phải gọn nhẹ, linh hoạt.

1.2. Lợi ích từ hoạt động của các TNCs đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển.

Hiện nay trên thế giới xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra ngày càng mạnh, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia đều có sự gắn liền với các quốc gia trong và ngoài khu vực. Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các lĩnh vực của đời sống xã hội trong nền kinh tế thế giới đó là sự hoạt động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia. Các TNC đã trở thành lực lượng thao túng chủ yếu đối với sự vận động tư bản quốc tế trên phạm vi toàn cầu và có vai trò rất to lớn góp phần thúc đẩy các lĩnh vực như: thúc đẩy phân công lao động xã hội trên phạm vi toàn cầu, chuyển giao và phát triển công nghệ, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư trực tiếp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia vào quá trình điều tiết nền kinh tế thế giới…các lĩnh vực này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.

1.2.1. Thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hôị

Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới, mà lực lượng chủ yếu tác động tới kinh tế toàn cầu đó là các TNC. Sự hoạt động của các TNC thúc đẩy sự chuyên môn hoá ngày càng sâu, rộng, biểu hiện ở chỗ các công ty mẹ và các công ty chi nhánh ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đảm nhiệm những khâu đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao, phức tạp của dây chuyền sản xuất. Còn các chi nhánh cắm ở các nước đang phát triển tuỳ theo điều kiện của mình có thể

đảm nhận những khâu ít phức tạp hơn, những khâu mà lao động giản đơn cũng có thể thao tác được. Chẳng hạn, việc sản xuất máy tính điện tử hiện nay của các TNC Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà liên bang Đức thì việc sản xuất “phần mềm”, “phần cứng” và việc lắp đặt các bộ phận đầu, cuối được thực hiện theo sự phân công chuyên môn hoá theo cách thức công nghiệp hoá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023