Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 1


Đại học quốc gia Hà Nội


trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị

............***………....


nguyễn thị hương


hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Hà Nội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị


Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 1

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. nguyễn bích


Hà nội - 2008

Môc lôc

Mở đầu…………………………………………………………………….. 1

Chương 1. Cơ sở lý luận của việc phân tích đầu tư của các công ty 5

xuyên quốc gia tại Hà Nội………………………………………………….

1.1. Những nét khái quát về công ty xuyên quốc gia (TNCs)………… 5

1.2. Lợi ích từ sự hoạt động của các TNCs đối với các nước kinh tế 22

kém phát triển……………………………………………

1.3. Quan điểm của Việt Nam đối với việc thu hút đầu tư từ TNCs…… 27

Chương 2. Thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trong 33

thời gian qua tại Hà Nội………………………………

2.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Hà Nội 33 tác động tới hoạt động của các TNCs………………

2.2. Thực trạng hoạt động của các TNCs trong thời gian qua tại Hà Nội 41

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động của các TNC strong thời gian qua tại

Hà Nôi…………………………………………………………. 55

Chương 3: Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao 67

chất lượng hoạt động của các TNCs tại Hà Nội………………………….

3.1. Phương hướng nhiệm vụ cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt 67

động của các TNCs tại Hà Nội……………………………………………

3.2. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của các 71 TNCs tại Thủ đô Hà Nội…………………………………………

Kết luận 83

Danh mục tài liệu tham khảo 85

Phô lôc 88

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.

Thời đại ngày nay xét về phương kinh tế là thời đại phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Sự vận động của hàng hoá, dịch vụ của các luồng vốn đầu tư đã vượt khỏi biên giới các quốc gia được thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Coporation - TNCs) đang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, chi phối mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội trên phạm vi quốc tế. Với tiềm lực kinh tế to lớn, hệ thống chi nhánh trải rộng khắp thế giới, các công ty này đã gắn kết các bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới, thực hiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông một cách sâu rộng. TNCs trong quá trình thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh dưới những hình thức mới, phong phú, đa dạng.

Đặc điểm đó vừa tạo ra những cơ hội, thách thức đối với tất cả các nước, đặc biệt là với các nước kém phát triển. Những năm vừa qua Đảng ta xác định một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó các công ty xuyên quốc gia chiếm giữ một vai trò quan trọng. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX khẳng

định: “Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, tình hình những tập

đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế” [2, tr. 5]. Sự lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là sự lớn mạnh của TNCs là một trong những đặc trưng cơ bản của quá trình quốc tế hoá nền sản xuất xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ năm 1988 đến hết 2007 đã có hơn 214 TNCs hoạt động tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: viễn thông, sản xuất máy vi tính, sản xuất ô tô, xây dựng khu công nghiêp, nước giải khát… Với số vốn đăng ký hơn 12 tỷ USD.

Hà Nội, là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt nhất là sau khi tiến

hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Nội đã đạt được nhiều

thành tựu quan trọng, tạo ra những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, ổn định chính trị xã hội, kinh tế tăng trưởng, lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được củng cố, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh, các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế cũng thu được nhiều thành công, bộ mặt thành phố ngày càng khang trang sạch đẹp. Hà Nội là thành phố duy nhất ở Châu ¸ Thái Bình Dương được UNESCO công nhận là “thành phố vì hoà bình”. Những thành tựu đó đang tạo cho Hà Nội thế và lực để hành trình vào thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ cùng cả nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thực tế đi lên, Hà Nội còn đang phải đối mặt với nhiều cam go thử thách. Từ đó đã đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Thủ đô nhiều vấn đề cần giải quyết: kinh tế có tăng nhưng còn chưa ổn định; hiệu quả sản suất kinh doanh và sức cạnh tranh yếu; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội… Điều

đó đặt ra cho Hà Nội phải làm thế nào để phát huy tối đa và có hiệu quả nguồn nội lực trước xu thế mới, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao liên tục và bền vững. Hoạt động có hiệu quả của các TNCs sẽ góp phần khắc phục khó khăn và phát triển kinh tế Thủ đô bền vững. Vì vậy cần tìm phương hướng và giải pháp thích hợp để tăng cường hoạt

động của các TNCs, từ đó sẽ có điều kiện để xây dựng Thủ đô thành một trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, giải quyết được một số vấn đề kinh tế vĩ mô cho xã hội. Với ý nghĩa như vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình là: “Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia tại Hà Nội”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.


Tiếp cận vấn đề này đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như:


- PGS.TS Đỗ Đức Bình: Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia, (TNCs) tại Việt Nam. Nxb, chính trị quốc gia năm 2005.

- Hoàng Thị Bích Loan: Về hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, tạp chí lý luận chính trị, số 8/2004.

- Phùng Xuân Nhạ: Giáo trình đầu tư quốc tế, Nxb, Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.

- Nguyễn Thiết Sơn: Công ty xuyên quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay- Số 6 /1999.

- Tạp chí đầu tư và phát triển số 102 tháng 7/2003 .

- Tạp chí đầu tư và phát triển số 123 tháng 8/2003.

- Trần Quang Lâm - An Như Hải: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2006.

- Nguyễn Bích Đạt: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2006.

Gần đây có một số bài viết về tác động của TNCs đối với nền kinh tế các nước đang phát triển trên báo và tạp chí. Tuy nhiên, các công trình khoa học đó chưa trình bày một cách độc lập và có hệ thống về hoạt động của TNCs tại Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.

* Mục đích nghiên cứu của luận văn.

Trên cơ sở làm rõ thêm lý luận và phân tích sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội trong thời gian qua, từ đó đưa ra những phương hướng và những giải pháp cơ bản để tăng cường hoạt động và thu hút đầu tư của các TNCs trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích đánh giá thực trạng vai trò hoạt động của TNCs tại Hà Nội.

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản để tiếp tục tăng cường hoạt động của các TNCs tại Hà Nội trong những năm tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Luận văn lấy việc phân tích hoạt động của các TNCs tại địa bàn Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu, trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử.

- Phương pháp thống kê tổng hợp.

- Phương pháp so sánh, phân tích.

6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn.

* Đóng góp của luận văn:

- Luận giải về thực trạng hoạt động của các TNCs tại Hà Nội và đánh giá hiệu quả của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô.

- Đề xuất có căn cứ lý luận và thực tiễn về phương hướng và các giải pháp cơ bản để tiếp tục tăng cường hoạt động của các TNCs tại Hà Nội.

* ý nghĩa của việc nghiên cứu:

Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu tham khảo trong việc đưa ra các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế và giải quyết một số vấn đề kinh tế vĩ mô cho Hà Nội nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đồng thời cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng những phần có liên quan.

7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương.

- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phân tích đầu tư của công ty xuyên quốc gia tại Hà Nội.

- Chương 2: Thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia trong thời gian qua tại Hà Nội.

- Chương 3: Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hoạt động của TNCs tại Hà Nội.

Chương 1‌‌

Cơ sở lý luận của việc phân tích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại hà nội.


1.1. Những nét khái quát về công ty xuyên quốc gia (TNCs).

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng về công ty xuyên quốc gia.

Khi quá trình sản xuất - kinh doanh của một công ty vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nước thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài thì công ty đó được gọi là công ty xuyên quốc gia. Sự hình thành các công ty xuyên quốc gia là kết quả phát triển lâu dài của nền sản xuất và quan hệ quốc tế. Chúng bắt nguồn từ sự tích tụ và tập trung sản xuất đến cao độ dẫn đến độc quyền của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển dần lên của hiệp tác giản đơn, công trường thủ công, phân công lao động và máy móc cơ khí đã tạo nên các hình thức tổ chức xã hội ngày một hoàn thiện, từ các xưởng thợ thủ công đến công trường thủ công, từ công xưởng công nghiệp đến xí nghiệp sản xuất lớn, đến các loại hình công ty với nhiều hình thức khác nhau.

Sự phát triển liên tục của công ty xuyên quốc gia về quy mô, cơ cấu tổ chức, phương thức sở hữu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay đã làm nảy sinh nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về công ty xuyên quốc gia. Mặc dù đều thừa nhận rằng, các công ty xuyên quốc gia phải là những công ty độc quyền lớn, hoạt động trên phạm vi quốc tế và có thể gọi là công ty

đa quốc gia hay xuyên quốc gia. Tuỳ theo tiến trình phát triển nhận thức chung về loại hình công ty này, nhưng chúng ta nhận thấy có một số loại quan niệm chính như sau.

Thứ nhất, quan niệm về công ty quốc tế (International Corporation), trong đó bao gồm cả công ty toàn cầu, công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia, công ty siêu quốc gia. Những người theo quan niệm này không quan tâm đến nguồn gốc tư bản sở hữu, cũng như mang quốc tịch của công ty,

không chú ý đến bản chất quan hệ sản xuất của quốc gia có công ty đó hay các chi nhánh của nó. Họ chỉ quan tâm đến mặt sản xuất kinh doanh thương mại, đầu tư quốc tế của các công ty xuyên quốc gia.

Thứ hai, quan niệm về công ty xuyên quốc gia là công ty tư bản độc quyền có tư bản thuộc về chủ sở hữu tư bản của một nước nhất định nào đó. Khía cạnh được quan tâm là tính chất sở hữu và tính quốc tịch của tư bản, vốn

đầu tư kinh doanh của ai? ë đâu? Chủ tư bản của một nước cụ thể nào đó có công ty mẹ đóng tại nước đó và thực hiện kinh doanh trong và ngoài nước bằng cách lập các công ty con ở nước ngoài là hình thức điển hình của loại hình này. Ví dụ, công ty Sony của Nhật, công ty Ford của Mỹ trong quá trình sản xuất và kinh doanh đã dần dần trở thành những công ty khổng lồ của thế giới, chúng đã thiết lập các chi nhánh ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.

Dựa trên tiêu thức sở hữu để xác định loại hình công ty, người ta còn

đưa ra khái niệm công ty đa quốc gia (Multinational Corporation). Là công ty tư bản được quyền thiết lập các chi nhánh ở nước ngoài để tiến hành các hoạt

động kinh doanh quốc tế, nhưng khác với công ty xuyên quốc gia ở chỗ, tư bản thuộc sở hữu công ty mẹ của hai hay nhiều nước. Ví dụ, công ty mẹ “Unilever” có vốn sở hữu của các tư bản Anh và Hà Lan (tài sản tương ứng là 124,4 tỷ USD và 31 tỷ USD), hay công ty mẹ “Royal Dutch – Shell Group” thuộc sở hữu của Anh và Hà Lan, hoặc công ty mẹ “Fortis” thuộc sở hữu của Bỉ và Hà Lan. Vì sở hữu của công ty thuộc tư bản của hai nước, do đó, chúng còn được gọi là công ty đa quốc gia. Như vậy, quan niệm này có sự phân định rõ ràng hai loại hình công ty đang hoạt động trên phạm vi quốc tế. Đó là công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Sự phân định này chủ yếu căn cứ vào vốn của công ty, thuộc sở hữu của chủ tư bản một nước hay nhiều nước, từ đó liên quan đến tập đoàn lãnh đạo, quản lý công ty. Nếu là công ty xuyên quốc gia thì tập đoàn lãnh đạo, quản lý thuộc về các nhà tư bản một nước. Nếu là công ty đa quốc gia, thì hội đồng quản trị lãnh đạo của công ty bao gồm các nhà tư

bản có cổ phần thuộc nhiều nước khác nhau. Sự phân định trên chỉ căn cứ vào

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí