Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 2

công ty mẹ chứ không căn cứ vào các công ty hay xí nghiệp chi nhánh. Ví dụ: Exxon là công ty mẹ mà vốn của nó thuộc về các nhà tư bản có quốc tịch Hoa Kỳ (tổng tài sản trên 80 tỷ USD). Công ty Exxon đã thực hiện việc mở rộng thị trường quốc tế, thiết lập những chi nhánh ở nhiều nước là công ty xuyên quốc gia. Khi thiết lập những chi nhánh ở nước ngoài, thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp nước chủ nhà, trong hội đồng quản trị của xí nghiệp chi nhánh có các nhà quản lý người địa phương, thậm chí thuê các nhà quản lý của một nước thứ ba, vẫn không làm thay đổi tính chất của công ty xuyên quốc gia, mà không phải là công ty đa quốc gia. Vì theo cơ chế tổ chức, các công ty chi nhánh có sự độc lập tương đối nhưng vẫn phụ thuộc vào công ty mẹ và chịu sự chi phối của công ty mẹ ở mức độ khác nhau.

Thực tế cho thấy, trong số 500 TNCs hàng đầu thế giới hiện nay, chỉ có 3 công ty trên thuộc sở hữu của hai nước, số còn lại 497 công ty (99,4% tổng số các công ty) thuộc sở hữu của một nước, không có công ty nào thuộc sở hữu của ba nước trở lên. Như vậy, tính chất “đa quốc gia” của các công ty mẹ là rất thấp, vì vậy hiện nay thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia” được dùng chủ yếu.

Ngày nay, không có công ty xuyên quốc gia nào không phải là công ty tư bản độc quyền lớn. Trong các công ty đó thường bao gồm nhiều loại tư bản (tư bản sản xuất, tư bản thương mại, tư bản tài chính…) hoạt động liên kết với nhau. Điều đó cho phép các công ty có khả năng hoạt động linh hoạt, có hiệu quả, phân tán được rủi ro trong kinh doanh.

Như vậy, hai quan niệm trên khác nhau ở chỗ xem xét công ty xuyên quốc gia hoặc là giác độ kinh doanh quốc tế hoặc từ giác độ sở hữu. Các quan niệm này được hình thành từ lịch sử phát triển của các công ty vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc tế. Sự phát triển đó là một quá trình, do vậy ngay từ thời kỳ đầu chưa thể có những định nghĩa thống nhất về chúng.

Năm 1976 tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã viết trong cuốn: Định hướng cho các công ty đa quốc gia: “Một công ty đa quốc gia bao

gồm nhiều công ty hay thực thể kinh tế. Những thực thể kinh tế này có thể thuộc quyền sở hữu cá nhân, thuộc quyền sở hữu nhà nước hay sở hữu hỗn hợp, được thành lập ở nhiều nước khác nhau và có mối liên hệ chặt chẽ. Chúng ảnh hưỏng đến hoạt động của nhau và đặc biệt cùng có chung mục

đích và nguồn vốn kinh doanh. Trong một công ty đa quốc gia, mức độ tư bản của các thực thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào bản chất mối liên kết và lĩnh vực kinh doanh giữa chúng”.[14, tr.7]

Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Liên Hợp Quốc trong báo cáo “Tác

động của các công ty đa quốc gia đến quá trình phát triển và quan hệ quốc tế”

đã viết: “Công ty đa quốc gia là những công ty nắm quyền sở hữu hay kiểm soát hoạt động sản xuất và hệ thống bán hàng tại nhiều nước khác ngoài nước của mình. Đây không chỉ là công ty cổ phần, công ty tư nhân mà chúng có thể là công ty dưới hình thức hợp tác xã hay thực thể thuộc quyền sở hữu nhà nước”. [14, tr.7]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Năm 1998, trong báo cáo đầu tư quốc tế thế giới, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã nêu định nghĩa về công ty xuyên quốc gia cụ thể hơn như sau: “Các công ty xuyên quốc gia bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thường được thực hiện thông qua góp vốn tư bản cổ phần của chúng. Mức góp vốn 10% thường được xem như là ngưỡng đối với quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác. Các chi nhánh ở nước ngoài (còn gọi là công ty con) là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn trong đó chủ đầu tư là những người sống ngoài có mức góp vốn cho phép có được lợi ích lâu dài trong việc quản lý công ty đó (mức góp vốn cổ phần 10% đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc tương đương với công ty trách nhiệm vô hạn)”. [14, tr. 8]

Có thể nói có khá nhiều khái niệm, định nghĩa về TNCs để chỉ các công ty hoạt động trên phạm vi toàn thế giới là hợp lý, vì nó không chỉ nêu được

Hoạt động của công ty xuyên quốc gia ở Hà Nội - 2

đặc trưng kinh tế nổi bật của công ty trong thời đại quốc tế hoá đời sống kinh

tế đang diễn ra hiện nay và phản ánh đúng tính chất hoạt động của công ty trong thực tế, mà còn thể hiện rõ bản chất cốt lõi của nền sản xuất xã hội. Đó là quyền sở hữu thuộc về ai và ai là người quyết định chi phối toàn bộ giá trị tư bản được sở hữu đó. Chỉ có công ty mẹ tổng số tư bản khổng lồ được tập trung trong công ty còn các công ty con, các cổ đông đông đảo ở khắp thế giới chỉ là người góp vốn kinh doanh kiếm lời, không có tiếng nói quyết định về phương hướng hoạt động chiến lược của công ty. Tính chi phối xuyên suốt của việc chi phối quyền sở hữu công ty xuyên quốc gia trong định nghĩa về công ty xuyên quốc gia.

TNCs như những con bạch tuộc vươn móng vuốt tới mọi mảnh đất màu mỡ để kiếm mồi. Vì vậy, hoạt động cắm nhánh ở mọi nơi để có thể thu lợi nhuận được coi là đặc trưng cơ bản của TNCs.

Xét về mặt lượng (tư bản cố định, tổng tài sản, số chi nhánh…) hiện nay có nhiều tài liệu đánh giá khác nhau, song đều khẳng định rằng con số đó rất lớn. Từ những thống kê cho thấy hoạt động của TNCs rất rộng. Có thể nói

đã tạo ra nền kinh tế thứ hai cho các nước tư bản. Với số lượng chi nhánh lớn và hoạt động ở nhiều nước cùng nhiều dịch vụ khác nhau trong tất cả các ngành thực sự đã tạo nên một sức mạnh to lớn. Chẳng hạn công ty Royal Dutch Sheel (của Anh và Hà Lan) có số tài sản ở nước ngoài chiếm tới 60%.

Để thiết lập chi nhánh nước ngoài, TNCs đã thực hiện đầu tư trực tiếp. Theo tài liệu của Liên Hợp Quốc, TNCs là “máy phát chủ yếu” của xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư. Do đó người ta nhận xét rằng, chính các chỉ số về đầu tư tư bản trực tiếp nước ngoài là chỉ số chung nhất phản ánh sự hoạt động quốc tế của TNCs và nó là luồng tư bản quốc tế tác động đến quan hệ kinh tế. Những đầu tư trực tiếp đó chủ yếu do TNCs của các nước tư bản phát triển thực hiện (khoảng 90%).

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư gián tiếp, dưới hình thức cho vay, mà nước Anh là chủ nợ lớn nhất thế giới. Nhưng vào những năm 20 của thế kỷ XX, Mỹ đã nổi lên thay thế vai trò của nước Anh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đầu tư trực tiếp trở thành hình thức

chiếm ưu thế. Luồng tư bản đầu tư trực tiếp thay đổi theo khu vực địa lý. Nước chính quốc của TNCs chiếm 97% giá trị với tư cách là chủ đầu tư, và chiếm 80% giá trị với tư cách là người tiếp nhận đầu tư.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung như vậy vì hầu hết các nước đang phát triển là những nước nghèo và lạc hậu. Các nước này không có khả năng xuất khẩu mà chỉ là nước nhập khẩu tư bản. Tuy nhiên, hiện tượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào khu vực các nước tư bản phát triển không có nghĩa là động lực lợi nhuận ngày nay đã mất ý nghĩa, mà chính là nhiều nước trong số các nước đang phát triển không đáp ứng được yêu cầu sinh lợi nhuận của tư bản trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ. Người ta cũng nhận thấy rằng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nước tiếp nhận đầu tư, mà còn phụ thuộc vào tính chất của các ngành kinh tế. Thực tế chỉ ra rằng, động thái đầu tư trực tiếp trong các ngành rất khác nhau, trong đó ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, kỹ thuật tăng lên mạnh mẽ. Đây là ngành có tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân cũng như cơ cấu lao

động ngày càng tăng. Đồng thời, hầu hết các TNCs đều chuyển một phần

đáng kể hoạt động kinh doanh của mình vào lĩnh vực này.

1.1.2. Nguồn gốc và quá trình phát triển.

Tích tụ và tập trung sản xuất tất yếu đưa đến hình thành TNCs.

Xét cả về lôgíc và lịch sử sự ra đời của TNCs trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển sản xuất lớn TBCN. Về thực chất, chúng là sự phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, là sự vận động mở rộng và sâu sắc hơn của các quan hệ kinh tế vượt dần ra khỏi phạm vi quốc gia và gia nhập vào guồng máy sản xuất kinh doanh quốc tế ngày càng được phát triển.

Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C. Mác và Ph.

Ănghen đã dự đoán rằng, tích tụ và tập trung tư bản tất yếu sẽ dẫn đến sự ra

đời của các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa có quy mô lớn và sự cạnh tranh của những xí nghiệp này ngày càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu dẫn đến kết quả là một số xí nghiệp vừa và nhỏ bị thủ tiêu hoặc

sát nhập với nhau trở thành xí nghiệp lớn, quá trình tập trung tư bản được đẩy thêm một bước. Một trong những quá trình thúc đẩy tập trung tư bản đó chính là tín dụng. Vai trò của tín dụng và công ty cổ phần đối với việc mở rộng quy mô xí nghiệp và sự hình thành thị trường như thế đã được C. Mác nói đến trong bộ Tư bản. C. Mác nhận xét: “…cơ sở chủ yếu của việc chuyển hoá dần dần những xí nghiệp TBCN thành những công ty cổ phần tư bản chủ nghĩa, chế độ tín dụng này đồng thời cũng là một phương tiện để dần dần mở rộng trên quy mô ít nhiều rộng lớn các xí nghiệp hợp tác, tới một phạm vi toàn quốc… Như vậy, chế độ tín dụng đẩy nhanh tốc độp phát triển các lực lượng sản xuất vật chất và sự hình thành một thị trường thế giới…”.[8, tr. 673-674]

Kế thừa và phát triển học thuyết của C. Mác và Ph. Ănghen, bằng việc nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, VI. Lênin đã rút ra một kết luận hết sức quan trọng là: “…việc tập trung sản xuất đẻ ra các tổ chức độc quyền thì nói chung lại là một quy luật phổ biến và cơ bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản”[36, tr. 401] VI. Lênin cho rằng, việc chủ nghĩa tư bản mới- chủ nghĩa đế quốc, trong đó độc quyền giữ vai trò thống trị, là đặc trưng cơ bản nhất của giai

đoạn phát triển hiện đại của chủ nghĩa tư bản. Nó nói lên bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn phát triển mới, trong đó quan hệ sản xuất TBCN vận động dưới hình thức mới, trong cái vỏ vật chất của nó là tổ chức

độc quyền. Vì vậy, nếu muốn định nghĩa chủ nghĩa đế quốc một cách vắn tắt - tất nhiên, chưa thật đầy đủ nhưng bao gồm cái chủ yếu nhất thì có thể nói: “ chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản” [36, tr. 489]

Một đặc trưng nổi bật trong giai đoạn độc quyền là sự tồn tại đan xen nhau giữa độc quyền quốc gia và độc quyền quốc tế. Về mặt lịch sử, các tổ chức độc quyền quốc tế đã tồn tại ngay trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh thống trị, tức là trước chủ nghĩa đế quốc, có thể nói cách đây 200 năm và xuất phát từ các nước châu ©u trong đó Anh, Hà Lan, Pháp là chủ yếu. Các tổ chức

độc quyền này ra đời là do sự phát triển của quan hệ buôn bán thế giới. Các

nước tư bản phát triển như Anh, Hà Lan, Pháp… đã có những công ty hàng hải và buôn bán quốc tế. Ví dụ như công ty Đông Ên có mặt ở một số nước châu ¸ như Inđônêxia, Malayxia, Philippin, Ên Độ vào những năm đầu của thế kỷ XIX. Việc mở rộng quan hệ buôn bán, chiếm lĩnh thị trường quốc tế là yêu cầu tất yếu khách quan của chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C. Mác đã khẳng định: “…sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa do tính tất yếu nội tại của phương thức ấy là phải có một thị trường ngày một rộng hơn”[8, tr. 360]. Đặc biệt trong thời đại sản xuất bằng máy móc hiện đại chiếm ưu thế thì xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, trước hết là quốc tế hoá việc trao đổi hàng hoá trở thành một xu thế không thể cưỡng nổi.

Cùng với phát triển quan hệ buôn bán quốc tế làm cho cạnh tranh tư bản liên minh với nhau sản xuất và phân phối hàng hoá trên thị trường thế giới, hình thành nên các công ty độc quyền quốc tế. Ph.Ănghen đã từng nhận xét: Trong các nước, những nhà đại công nghiệp trong một ngành nhất định nào đó

đã hợp lại để thành lập những Cácten nhằm mục đích điều tiết sản xuất. Một uỷ ban đặt ra để định cho mỗi xí nghiệp số lượng hàng hoá được sản xuất, và

để phân phối với quyền tối hậu quyết định những đơn đặt hàng đã nhận được. Trong một vài trường hợp có khi, thậm chí còn có cả các Cácten quốc tế như Cácten Anh - Đức về sản xuất gang thép. Song sự khác nhau căn bản giữa các tổ chức độc quyền quốc tế trong thời đại đế quốc chủ nghĩa là ở việc đấu tranh

để phân chia thế giới về mặt kinh tế. V.I. Lênin đã khẳng định bất cứ một công ty cổ phần nào có các nhà tư bản nhiều nước khác nhau tham gia cũng

đều là “ một liên minh tư bản được tổ chức trên phạm vi quốc tế”. Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là ở chỗ, từ thế kỷ XIX trở về trước chưa có là: các Tờrớt quốc tế phân chia thế giới với nhau về mặt kinh tế, ký hiệp ước với nhau

để phân chia các nước được coi là nơi tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy, khi nghiên cứu sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế nói chung và các tổ chức

độc quyền quốc tế xuyên quốc gia nói riêng phải xuất phát từ sự tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất đạt đến một mức độ nhất định

làm cho các nhà độc quyền quốc gia vươn khỏi biên giới quốc gia hoạt động trên phạm vi quốc tế, thực hiện việc phân chia thế giới về mặt kinh tế thị trường.

Ngày nay quá trình tích tụ và tập trung sản xuất với nhiều biểu hiện mới, điểm nổi bật là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay đã xuất hiện quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đến cao độ, hình thành các công ty cực lớn thống trị trong các ngành. Đồng thời, xuất hiện quá trình liên hợp hoá và sự hình thành các côngxoócxion đa ngành. Cùng với quá trình đó là quá trình chuyên môn hoá với tính cách là kết quả của sự phát triển phân công lao động xã hội, quá trình này diễn ra thông qua toàn bộ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhưng chỉ đến giai đoạn độc quyền, sự chuyên môn hoá mới có vai trò mới, tạo những điều kiện cho sự phát triển của các công ty độc quyền chủ chốt. Chúng thâu tóm hàng ngàn, hàng vạn xí nghiệp vừa và nhỏ bao quanh chúng về hình thức vẫn giữ tính độc lập về mặt pháp lý nhưng đã trở thành một khâu kinh doanh của công ty độc quyền. Các đơn vị nhỏ này trước hết phải chịu hậu quả của những biến động kinh tế và những rủi ro của việc phân công chuyên môn hoá.

Sau nữa, sự tồn tại của chúng cho phép giới độc quyền nhà nước huy

động được toàn bộ lực lượng lao động và mọi tiềm năng của xã hội vào quá trình sản xuất, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, kỹ thuật trong nước. Cuối cùng, sự khác biệt về chế độ tiền lương và bảo hiểm của chúng tạo

điều kiện cho các công ty chủ đạo kiếm thêm giá trị thặng dư. Cùng với quá trình tích tụ và hình thức mới xuất khẩu tư bản, có thể cho rằng: tập trung sản xuất có bước phát triển mới, thì xuất khẩu tư bản cũng được đẩy mạnh và trở thành cơ sở kinh tế quan trọng của sự mở rộng phạm vi hoạt động quốc tế của TNCs được hình thành nên từ các tổ chức độc quyền sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Một điểm chú ý trong tiến trình phát triển của TNCs là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ từ nửa cuối thế kỷ XIX và ngày càng trở thành một trung tâm sức mạnh kinh tế thế giới.

Các ngành công nghiệp thực phẩm, thuốc lá, luyện kim, dầu mỏ, chế tạo máy và thiết bị vận tải… của Mỹ khi đó được sử dụng kỹ thuật sản xuất hàng loạt. Chúng bắt đầu hướng vào kết hợp phân phối sản phẩm và tổ chức tiêu thụ. Để đảm bảo chắc chắn cho sự cung ứng nguyên vật liệu. Sau khi hoàn thành quá trình này, chế độ xí nghiệp thực hiện sự chuyển biến từ chế độ xí nghiệp truyền thống sang chế độ xí nghiệp hiện đại.

Các xí nghiệp hiện đại được hình thành bởi sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô quốc tế vào trong một công ty đơn nhất, nghĩa là trong xí nghiệp bao gồm cả các hoạt động sản xuất công nghiệp, lẫn thương mại, dịch vụ, tài chính… và chúng được gọi là xí nghiệp công thương hiện đại.

Xí nghiệp công thương hiện đại trưởng thành và phát triển qua sự liên kết theo chiều dọc thường là những xí nghiệp sử dụng kỹ thuật sản xuất hàng loạt và đặc thù theo ngành dọc của mình. Xí nghiệp tiến hành theo chiều ngang phần lớn thuộc những ngành khác nhau, trong đó có cả những xí nghiệp quy mô nhỏ, của gia tộc hoặc cá nhân. Để khống chế sản lượng nâng cao giá cả, các xí nghiệp này tiến hành hợp nhất hoặc liên kết. Người ta nhanh chóng phát hiện ra rằng: để xí nghiệp sau khi hợp nhất vẫn có thể phát triển quy mô, cần phải tiếp tục liên kết theo chiều dọc cả hướng lên trên và xuống dưới. Do

đó, sự liên kết theo chiều dọc mới là con đường cơ bản hình thành nên các xí nghiệp hiện đại. Sự liên kết này không chỉ đơn thuần là hành vi sách lược cạnh tranh của xí nghiệp, mà còn là một loạt hành vi sáng tạo ra cái mới về chế độ hoạt động của xí nghiệp công thương hiện đại có khả năng chuyển một bộ phận phân công xã hội do thị trường tổ chức, thành phân công trong nội bộ xí nghiệp, để khắc phục sự mất hiệu quả thị trường do dùng kỹ thuật mới hoặc sản xuất sản phẩm mới gây nên.

Từ đó, cuộc cách mạng quản lý trong các xí nghiệp Mỹ đã diễn ra. Do liên kết theo chiều dọc nên phạm vi phân công trong nội bộ các xí nghiệp công thương hiện đại đã bao gồm việc sản xuất và thu mua nguyên liệu, sản xuất gia công các bộ phận ra đời, sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh và cả phân phối, tiêu thụ. Để đảm bảo cho xí nghiệp phát triển lâu dài, chúng còn

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí