Institutions, with conforming changes as of May 1, 2000) nhằm hỗ trợ ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm lập BCTC phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung GAAP và cũng hỗ trợ các KTV độc lập khi kiểm toán BCTC của các tổ chức ngân hàng này. Đây cũng là các chỉ dẫn về kiểm toán BCTC của ngân hàng đã được các KTV đúc rút lại từ quá trình kiểm toán của mình. Các vấn đề quan trọng được đề cập như:
Các kiến thức tổng quan về một ngân hàng: Tài liệu cung cấp những kiến thức tổng quan về một ngân hàng như mục đích kinh doanh của ngân hàng; các loại rủi ro tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp…); Dấu hiệu của các rủi ro và sự không chắc chắn.
Các quy định và sự giám sát đối với ngân hàng: Tài liệu nêu các trách nhiệm có liên quan của ngân hàng, của cơ quan giám sát, của KTV độc lập; các vấn đề luật pháp mà KTV nên cân nhắc vì có ảnh hưởng tới cuộc kiểm toán như: chấp nhận hợp đồng kiểm toán; kế hoạch kiểm toán (quản lý và phạm vi hợp đồng); trách nhiệm trong việc phát hiện sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; đánh giá về nợ tiềm tàng và thuyết minh liên quan; cân nhắc về khả năng tiếp tục hoạt động của ngân hàng…
Khái quát về cuộc kiểm toán BCTC ngân hàng: Phạm vi của dịch vụ; kế hoạch kiểm toán BCTC (hiểu biết của KTV về khách hàng kiểm toán, KSNB, các thủ tục phân tích, sử dụng công việc của chuyên gia, các yếu tố khi kiểm toán ngân hàng có sử dụng dịch vụ bên ngoài, cân nhắc các khả năng tồn tại sai sót trọng yếu, phát triển một kế hoạch kiểm toán tổng thể, tuân thủ Luật và các quy định, cân nhắc về giả định hoạt động liên tục, giải trình của BGĐ, các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán…).
Các hướng dẫn về kế toán và lập BCTC của NHTM theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung GAAP cho các khoản mục chính trên BCTC của NHTM. Phần này chủ yếu hướng dẫn cho các kế toán của ngân hàng để ghi sổ và lập BCTC của ngân hàng theo GAAP và KTV cũng cần hiểu quá trình ghi sổ và lập BCTC của ngân hàng để phục vụ cho cuộc kiểm toán.
Hướng dẫn kiểm toán đối với một số hoạt động và khoản mục đặc thù trên BCTC của các ngân hàng (tín dụng, huy động, thanh toán, phái sinh…) về mục tiêu kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, KSNB và các thủ tục cần thiết để kiểm tra hiệu quả của KSNB; các thủ tục cơ bản….mà KTV thường sử dụng. Đây chính là những thủ tục để xử lý đối với các rủi ro đã đánh giá mà KTV có thể tham khảo để vận dụng vào kiểm toán khoản mục đã được giao phụ trách.
Hướng dẫn cách lập báo cáo kiểm toán về BCTC của NHTM: minh họa các tình huống và các loại ý kiến kiểm toán tương ứng mà KTV độc lập có thể đưa ra như Ý kiến chấp nhận toàn phần; Ý kiến ngoại trừ; Ý kiến Trái ngược và Ý kiến Từ chối; Vấn đề cần nhấn mạnh…
Các nội dung trong cuốn tài liệu Kiểm toán ngân hàng này của AICPA cũng có nhiều điểm tương tự như trong IAPs 1006, Thực hành kiểm toán BCTC quốc tế– Kiểm toán BCTC của ngân hàng cũng như các hướng dẫn trong hệ thống CMKit quốc tế
hiện hành. Đây là những kinh nghiệm kiểm toán đã được các KTV của Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ đúc kết lại qua nhiều cuộc kiểm toán BCTC tại các ngân hàng mà các DNKT độc lập ở Việt Nam có thể học hỏi.
1.3.2. Những bài học đối với kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam
Qua nghiên cứu về kinh nghiêm kiểm toán NHTM của các nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm rất bổ ích trong nghiên cứu để hoàn thiện kiểm toán BCTC của NHTM tại các DNKT ở Việt Nam hiện nay như sau:
Cần thiết phải xây dựng và ban hành các quy định về kiểm toán BCTC NHTM và soạn thảo các cẩm nang, sổ tay để hướng dẫn kiểm toán BCTC NHTM và các TCTD để hỗ trợ KTV khi thực hiện kiểm toán BCTC của loại hình DN này. Nội dung hướng dẫn có thể gồm: Xác định đối tượng, mục tiêu, nội dung, căn cứ, quy trình, phương pháp, các thủ tục kiểm toán đặc thù để kiểm toán BCTC của ngân hàng và các TCTD.
Đặc biệt trong quá trình kiểm toán BCTC NHTM, KTV cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây:
- Kiểm toán viên cần đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả KSNB của NHTM trong quá trình kiểm toán vì đây là nội dung quan trọng và cần thiết, tác động lớn đến việc xác định trọng tâm kiểm toán, nội dung kiểm toán, phương pháp kiểm toán, thủ tục kiểm toán và phạm vi kiểm toán. Khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả KSNB, KTV cần lưu ý tìm hiểu về các kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng của NHTM liên quan đến môi trường CNTT để xác định các loại rủi ro cho phù hợp.
- Cần có các hướng dẫn riêng đối với kiểm toán hệ thống CNTT tại các NHTM. Hiện nay việc áp dụng CNTT tại các NHTM là rất phổ biến và sâu rộng. CNTT lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và các thông tin trên BCTC của NHTM. Các hướng dẫn cần đi sâu vào phân tích kỹ về các thành phần trong môi trường CNTT, hệ thống chuyển tiền điện tử - EFT và các hệ thống viễn thông khác mà NHTM thường hay phải sử dụng để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình; Đề cập đến các rủi ro có thể phát sinh từ việc áp dụng CNTT, EFT và hệ thống viễn thông khác; Các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý CNTT, gồm những nguyên tắc và thực hành tốt nhất về quản lý CNTT (vấn đề này có thể tham chiếu khuôn khổ COBiT về quản trị CNTT do Hiệp hội kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin ISACA phát hành); Các kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng mà NHTM cần phải xây dựng để đối phó với những rủi ro phát sinh từ hệ thống CNTT, EFT và hệ thống viễn thông khác. Đặc biệt cần có hướng dẫn chi tiết về các thủ tục kiểm toán để thử nghiệm các kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng trong môi trường CNTT của ngân hàng. Các hướng dẫn về các thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính để ứng dụng trong cuộc kiểm toán trong môi trường CNTT như phần mềm kiểm toán, dữ liệu thử nghiệm, công cụ thử nghiệm tích hợp hay công cụ nhúng…
- Gian lận nếu xảy ra tại NHTM gồm BCTC gian lận và biển thủ tài sản nếu xảy ra thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, KTV cần có những hiểu biết về các tình huống, sự kiện, các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro gian lận tại NHTM, bao gồm các gian lận phát sinh từ trong nội bộ, từ bên ngoài cũng như gian lận do sự thông đồng của cán bộ ngân hàng và khách hàng của họ. KTV cũng cần quan tâm đến các gian lận liên quan đến hệ thống máy tính như tin tặc máy tính hay sự truy cập trái phép vào hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu của ngân hàng hay các gian lận do sự lạm quyền của những người có vị trí quản lý của ngân hàng. Từ đó KTV cần xem xét về các KSNB có liên quan mà ngân hàng thiết lập và thực hiện để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các rủi ro đó từ đó đưa ra các quyết định kiểm toán tiếp theo như xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, các thủ tục kiểm toán để xử lý rủi ro…
- Xem xét các thủ tục kiểm toán trong trường hợp sử dụng công việc của chuyên gia nếu BCTC của NHTM lập trên cơ sở giá trị hợp lý và sử dụng công việc của KTV nội bộ hoặc trong trường hợp công việc của KTV nội bộ đạt những yêu cầu nhất định.
- Cần có hướng dẫn riêng đối với lập BCTC hợp nhất của NHTM và kiểm toán BCTC hợp nhất của NHTM vì NHTM thường có hoạt động đầu tư vào công ty con, công ty liên kết cũng như có thể có các hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các ngân hàng.
Cuộc kiểm toán BCTC của NHTM thường là cuộc kiểm toán với quy mô lớn và phức tạp, phạm vi rộng. Trong cuộc kiểm toán này KTV có thể và nên sử dụng công việc của kiểm toán nội bộ, sử dụng ý kiến của các chuyên gia và có thể phải kết hợp công việc với các KTV bộ phận. Do đó KTV cũng cần tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hoặc các quy định và hướng dẫn có liên quan về các vấn đề nêu trên để đảm bảo kết quả kiểm toán chất lượng và cuộc kiểm toán hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận chung về NHTM và kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện. Cụ thể:
Một là, Tổng quan chung về NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM từ đó chỉ ra những đặc điểm của NHTM ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC NHTM;
Hai là, Khái quát lý luận cơ bản về kiểm toán BCTC NHTM như Đối tượng, mục tiêu, căn cứ kiểm toán BCTC NHTM; Nội dung kiểm toán BCTC NHTM; Quy trình kiểm toán BCTC NHTM; Các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán BCTC NHTM và KSCL hoạt động kiểm toán BCTC NHTM;
Ba là, Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán BCTC NHTM từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT ở Việt Nam thực hiện.
Những vấn đề lý luận cơ bản được trình bầy ở trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và định hướng hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập ở Việt Nam thực hiện trong chương 2 và chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trên cơ sở hệ thống lý luận về kiểm toán BCTC NHTM được thực hiện bởi các DNKT độc lập, trong chương 2, tác giả đi vào phân tích thực trạng kiểm toán BCTC tại các DNKT độc lập ở Việt Nam hiện nay, qua đó đánh giá các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM để làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp ở chương 3.
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP BCTC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP BCTC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong phần này tác giả trình bày khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, khái quát hoạt động kiểm toán độc lập BCTC ở Việt Nam hiện nay.
2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Ngành ngân hàng ở Việt Nam chính thức ra đời vào năm 1951, với việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) đã đề ra đường lối đổi mới cho đất nước, 2 pháp lệnh ngân hàng được công bố ngày 24/5/1990 (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của ngân hàng từ ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp. Pháp lệnh cũng đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình, đa thành phần và kinh doanh đa năng của hệ thống NHTM. Pháp lệnh đã mở đường cho quá trình phát triển của loại hình ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm ngân hàng quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Agribank); Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank); Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Đây là những NHTM lớn của Việt Nam, chiếm thị phần chủ yếu.
Tính đến 31/12/2015, Việt Nam đã có 7 NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (NHNN và phát triển Nông thông Agribank; Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu; Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương; Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng; NHTM CP Công thương Việt Nam; NHTM CP Đầu tư và phát triển Việt Nam; NHTM CP Ngoại thương Việt Nam ); 28 ngân hàng thương mại cổ phần trong nước; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 3 ngân hàng liên doanh; 02 ngân hàng chính sách;
01 ngân hàng hợp tác xã; 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg); 50 văn phòng đại diện của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài NHTM, hệ thống các TCTD tại Việt nam còn có các TCTD phi ngân hàng (Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, TCTD phi ngân hàng khác); Các TCTC vi mô, các quỹ tín dụng nhân dân (website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại ngày 31/12/2015). Không chỉ mở rộng về quy mô mà các NHTM còn phát triển đa dạng các hoạt động và dịch vụ cung cấp. Tại các NHTM, các nghiệp vụ ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, khu vực ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tài sản của ngân hàng.
Thành tựu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua là kết quả của nhiều nhân tố tác động. Cùng với quá trình cải cách kinh tế nói chung, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới cải cách trong lĩnh vực ngân hàng. Các chính sách tiền tệ - tín dụng của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình xâm nhập và phát triển của tư tưởng và tác phong kinh doanh mới trong các ngân hàng. Sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cũng đã góp phần tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.
2.1.2. Khái quát về hoạt động kiểm toán độc lập báo cáo tài chính ở Việt Nam hiện nay
Kiểm toán độc lập BCTC được ra đời và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường nhằm mục đích kiểm tra và xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý của các BCTC, đảm bảo lợi ích kinh tế của bản thân DN và các đối tượng sử dụng thông tin có liên quan. Kể từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời (năm 2005) đã tạo nên nhu cầu cấp thiết, khách quan của kiểm toán BCTC với mục đích "đóng dấu chất lượng" cho các BCTC của các đơn vị, để ngư- ời sử dụng thông tin có những căn cứ đáng tin cậy đưa ra các quyết định kinh tế có liên quan. Trong điều kiện phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, kiểm toán độc lập nói chung và kiểm toán độc lập BCTC nói riêng ngày càng trở nên cần thiết, đòi hỏi phải được phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.
Năm 1991, Việt Nam chỉ có 02 DNKT, thì đến tháng 08/2016 có 142 DNKT đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Từ năm 1991 đến tháng 4/1994, Việt Nam chưa có người được cấp chứng chỉ KTV, người ký báo cáo kiểm toán là giám đốc công ty kiểm toán thì đến tháng 08/2016, Việt Nam có hơn 1700 KTV được cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán (theo danh sách công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính). Năm 2007 mới chỉ có 26 công ty đủ điều kiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thì đến tháng 08/2016 có 31 DNKT được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng năm 2016 (theo danh sách công khai trên trang thông tin điện tử của
Bộ Tài chính). Từ năm 2009 đến nay, hoạt động của các DNKT có rất nhiều biến động: có nhiều công ty kiểm toán đã ngừng hoạt động, sáp nhập, thay đổi tên, thành lập mới…
Cùng với sự phát triển về số lượng công ty, quy mô từng công ty và số lượng KTV hành nghề kiểm toán, các dịch vụ do các DNKT cung cấp đã không ngừng được đa dạng hóa theo hướng mở rộng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (như kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán về những công việc đặc biệt, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, công tác soát xét BCTC...); Mở rộng dịch vụ tư vấn (như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lý, tư vấn thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn sáp nhập, cổ phần hoá, giải thể DN...); Mở rộng các dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính, dịch vụ tin học, định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin…
Hiện nay, vai trò và vị thế của các DNKT ngày càng được nâng cao thể hiện qua đối tượng khách hàng ngày càng tăng và đa dạng, xã hội ngày càng quan tâm đến hoạt động của các DNKT, doanh thu, lợi nhuận và đóng góp vào nguồn thu của NSNN của các DNKT cũng ngày càng lớn. Mặc dù đạt được những kết quả kể trên nhưng hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và kiểm toán độc lập BCTC nói riêng trong 25 năm qua vẫn còn những hạn chế nhất định như: quy mô thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán hiện nay còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng, yêu cầu quản lý của nền kinh tế và chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội; Đội ngũ KTV hiện tại còn thiếu về số lượng và chất lượng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế; Chất lượng dịch vụ của các DNKT nói chung là tốt nhưng vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu và còn rất khó khăn để được khu vực và quốc tế thừa nhận; Hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện; hoạt động kiểm giám sát chất lượng dịch vụ và hoạt động của các công ty kiểm toán đăng ký hành nghề tại Việt Nam còn hạn chế…
2.1.3. Khái quát hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động kiểm toán độc lập báo cáo tài chính ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay
Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 1991 nhưng phải đến năm 1994, văn bản pháp luật đầu tiên về kiểm toán độc lập mới được ban hành là Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Sau đó các văn bản pháp luật khác lần lượt được ban hành gồm 03 Nghị định, 16 quyết định và các thông tư hướng dẫn về kiểm toán độc lập, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Bên cạnh đó, từ năm 1999 đến năm 2005, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành 8 Quyết định về việc ban hành hệ thống CMKit gồm 38 CMKit và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cho hoạt động kiểm toán độc lập khi tiến hành kiểm toán BCTC.
Năm 2011, lĩnh vực kiểm toán độc lập đã được nâng lên tầm cao hơn với việc ban hành Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH 12. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về kiểm toán độc lập lần đầu tiên được ban hành tại Việt Nam, đã nâng cao vị thế của kiểm toán độc lập, đặt cơ sở pháp lý bền vững cho sự phát triển nghề nghiệp này trong tương lai. Về cơ bản, Luật kiểm toán độc lập năm 2011 của Việt Nam đã tiếp cận với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục thành lập và hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập.
Từ năm 2012 đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư áp dụng trong lĩnh vực kiểm toán độc lập trong đó có một thông tư rất quan trọng là Thông tư số 214/2012/TT-BTC về việc Ban hành 37 CMKit Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014 thay thế cho các chuẩn mực cũ đã ban hành. Trong năm 2015, Bộ Tài chính đã tiếp tục ban hành thêm 10 CMKit về các hợp đồng dịch vụ soát xét; các hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác; các dịch vụ liên quan; kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.
Riêng về kiểm toán BCTC của các TCTD, năm 2011, Ngân hàng Nhà nước có ban hành TT số 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư quy định một số vấn đề như phạm vi, nội dung kiểm toán độc lập; Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán TCTD; Tiêu chuẩn đối với KTV hành nghề tham gia kiểm toán TCTD; Trách nhiệm của tổ chức kiểm toán độc lập, KTV hành nghề, TCTD…trong cuộc kiểm toán.
Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập của Việt Nam nêu trên đã và đang liên tục được phát triển và hoàn thiện nhằm tiếp cận với các thông lệ, Chuẩn mực quốc tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, góp phần thực hiện thành công các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và thị trường tài chính theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Cơ sở pháp lý trên đây sẽ tạo môi trường, hành lang pháp lý ổn định, nhất quán, đồng bộ và thông suốt làm cơ sở và chỗ dựa cho hoạt động kiểm toán. Cơ sở pháp lý đối với đối tượng được kiểm toán, chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán đều đã hình thành văn bản luật tương ứng, tạo ra khung pháp lý cao cho hoạt động kiểm toán độc lập BCTC của các NHTM ở Việt Nam. Hệ thống các quy định pháp luật nêu trên được tác giả tóm tắt tại Sơ đồ 2.1 Tóm tắt các quy định có liên quan đến hoạt động kiểm toán BCTC NHTM (trang bên).
Trên cơ sở nghiên cứu về hệ thống các quy định pháp luật về kiểm toán BCTC NHTM này, trong các nội dung tiếp theo của chương 2, tác giả sẽ lần lượt đi sâu phân tích thực trạng kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT ở Việt Nam thực hiện.
86
Cơ sở pháp lý đối với đối tượng kiểm toán | Cơ sở pháp lý đối với chủ thể kiểm toán | |||
Hiến pháp năm 1992 | Hiến pháp năm 1992 | Hiến pháp năm 1992 | ||
|
|
| ||
Luật NHNN số 46/2010/QH 12 Luật Các TCTD số 47/2010/QH 12 | Luật Kế toán 2003 (Luật Kế toán năm 2015) | Luật Kiểm toán độc lập 2011 | ||
|
|
| ||
- Các Nghị định, quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM; chế độ tài chính; mức vốn pháp định; quy trình cho vay; quy chế mua bán nợ; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; bảo hiểm tiền gửi; quy chế nghiệp vụ thị trường mở; Tài sản thế chấp.. - Các thông tư hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh của TCTD như: tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD; lãi suất huy động; hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD; phân loại tài sản có, trích lập và phương pháp lập và sử dụng dự phòng rủi ro; - Các tuyên bố của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng - Những thông lệ trong ngành | - Chuẩn mực lập BCTC (IFRS) - Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam - Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN quy định Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD và QĐ số 479/2004/QĐ-NHNN về hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD - Các Nghị định và thông tư hướng dẫn chế độ kế toán | - CMKit quốc tế (ISA); - Hệ thống CMKit Việt Nam; - TT 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Loại Khiếm Khuyết Thường Tồn Tại Trong Ksnb Của Nhtm
- Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Và Các Kỹ Thuật Kiểm Toán Với Sự Hỗ Trợ Của Máy Tính Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại
- Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Về Xác Định Đối Tượng, Mục Tiêu, Căn Cứ Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại
- Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 14
- Bảng Xác Định Mức Trọng Yếu Và Mức Trọng Yếu Thực Hiện Tại Công Ty Kiểm Toán X2 (Dnkt Big Four)
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt các quy định có liên quan đến hoạt động kiểm toán BCTC NHTM
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)