Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Và Các Kỹ Thuật Kiểm Toán Với Sự Hỗ Trợ Của Máy Tính Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại


này sẽ được tác giả trình bày chi tiết tại phần 1.2.4. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng và các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính trong kiểm toán BCTC NHTM.

1.2.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước công việc để xem xét lại toàn bộ việc xác định, đánh giá và xử lý rủi ro để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp về BCTC của NHTM. Về cơ bản các bước công việc trong giai đoạn này được thực hiện tương tự như kiểm toán BCTC DN thông thường, bao gồm các bước công việc sau:

Chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán

Phân tích tổng thể báo cáo tài chính

Xem xét khả năng đảm bảo hoạt động liên tục của NHTM

Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ và Ban quản trị NHTM

Xem xét các sự kiện phát sinh cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Tại bước chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán, KTV cần lưu ý xem xét khả năng đảm bảo hoạt động liên tục của NHTM và xem xét các sự kiện phát sinh cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán vì nó ảnh hưởng trọng yếu đến rủi ro kiểm toán, do NHTM thường là đơn vị có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều chủ thể khác trong nền kinh tế.

Các thủ tục kiểm toán giúp KTV hoàn thành trách nhiệm này của mình như: Đánh giá rủi ro thông qua việc xem xét liệu còn có các sự kiện hoặc điều kiện có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của NHTM hay không; Xem xét các đánh giá của BGĐ đơn vị về khả năng hoạt động liên tục của NHTM; Phỏng vấn BGĐ đơn vị về các hiểu biết của BGĐ đối với các sự kiện hoặc điều kiện phát sinh sau giai đoạn đã được BGĐ đánh giá mà các sự kiện hoặc điều kiện này có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của NHTM; Thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung khi KTV nhận thấy các sự kiện hoặc điều kiện dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của NHTM; Nếu có sự chậm trễ đáng kể trong việc ký duyệt BCTC có liên quan đến việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của NHTM thì KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, cũng như xem xét ảnh hưởng đến kết luận của KTV về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến khả năng hoạt động liên tục.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 10

Theo quy định về hoạt động của ngân hàng yêu cầu KTV phải thuyết minh cho các cơ quan quản lý dự định khi đưa ra ý kiến sửa đổi hay bất kỳ mối lo ngại nào của KTV về khả năng hoạt động liên tục của ngân hàng. KTV cũng lưu ý thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến BCTC đều cần yêu cầu ngân hàng điều chỉnh hoặc thuyết minh trên BCTC. Các thủ tục mà KTV thường thực hiện tương tự như khi kiểm toán BCTC DN


thông thường. Qua xem xét lại, KTV sẽ quyết định dừng hay áp dụng bổ sung những biện pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trước và sau thời điểm khóa sổ và thu thập xác nhận các luật sư, tư vấn pháp lý…để xác định về tính đúng đắn, đầy đủ của các ghi chú trong BCTC, làm căn cứ cho ý kiến nhận xét phù hợp về BCTC NHTM.

Lập và phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Bước công việc này được thực hiện tương tự như cuộc kiểm toán BCTC DN thông thường. Sau khi thực hiện các bước công việc nêu trên trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và KTV thỏa mãn rằng đã thu thập đầy đủ những bằng chứng kiểm toán thích hợp, KTV sẽ đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC NHTM và sẽ lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Trên báo cáo kiểm toán, KTV trình bày ý kiến chính thức để công khai hóa thông tin và có tính pháp lý cao. Báo cáo kiểm toán của NHTM sẽ phải được thực hiện phù hợp với tiến độ công việc đã quy định trong hợp đồng kiểm toán và phải tuân thủ quy đinh của Nhà nước về thời gian công bố thông tin của NHTM. Ngoài ra, với mục đích tư vấn và giúp NHTM hoàn thiện hoạt động kinh doanh nói chung, hoàn thiện hiệu quả hoạt động của công tác tài chính, kế toán nói riêng, KTV còn phát hành thư quản lý (có tính chất nội bộ giữa DNKT và NHTM).

Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng, KTV cần soát xét và phê duyệt báo cáo để đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khi kết thúc kiểm toán, tuân thủ các CMKit; các bằng chứng kiểm toán thích hợp đã được thu thập đầy đủ phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán. Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, có thể xảy ra một số sự kiện mà KTV cần giả quyết. Cụ thể có 2 loại sự kiện sau:

Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng trước ngày công bố BCTC của NHTM;

Xử lý các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo tài chính

Trách nhiệm của KTV và các thủ tục của KTV liên quan đến các sự kiện này được thực hiện tương tự như cuộc kiểm toán BCTC DN thông thường.

Các công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán

Các công việc thực hiện sau hợp đồng kiểm toán được thực hiện tương tự như cuộc kiểm toán BCTC DN thông thường, gồm hai bước sau:

Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán để đảm bảo hồ sơ về cuộc kiểm toán BCTC NHTM đã được lập và lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, bằng chứng kiểm toán làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán theo quy định của các CMKit, pháp luật và các quy định có liên quan.

Đánh giá chất lượng hợp đồng kiểm toán. Sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán, nhóm kiểm toán đặc biệt là các thành viên cấp cao sẽ họp tổng kết lại chất lượng hợp đồng kiểm toán và rút kinh nghiệm cho các cuộc kiểm toán sau.


1.2.4. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng và các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính trong kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Khi thực hiện kiểm toán BCTC NHTM, KTV thường thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán gồm: Kiểm tra, Quan sát, Xác nhận từ bên ngoài, Tính toán lại, Thực hiện lại, Phỏng vấn, Thủ tục phân tích. Cụ thể từng kỹ thuật thu thập bằng chứng này sẽ được KTV vận dụng trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM như sau:

Kỹ thuật kiểm tra

Kỹ thuật kiểm tra trong kiểm toán BCTC NHTM bao gồm kiểm tra vật chất và kiểm tra tài liệu.

Kiểm tra vật chất: Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của NHTM. Kiểm tra vật chất thường được áp dụng đối với các tài sản hiện vật, có dạng vật chất cụ thể như tiền mặt, hàng tồn kho, các giấy tờ có giá, tài sản cố định…KTV có thể kết hợp kiểm tra vật chất các tài sản hiện vật của NHTM với việc quan sát kiểm kê các tài sản này. Bên cạnh đó, KTV cũng sẽ phải kết hợp với các bằng chứng kiểm toán từ các kỹ thuật khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản.

Kiểm tra tài liệu: Là việc kiểm tra tài liệu, sổ kế toán hoặc chứng từ, có thể từ trong hoặc ngoài đơn vị; ở dạng giấy, dạng điện tử, hoặc các dạng thức khác. Việc kiểm tra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ cung cấp các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy khác nhau, tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán và tùy thuộc vào tính hữu hiệu của các kiểm soát đối với quá trình tạo lập ra tài liệu, sổ kế toán và chứng từ thuộc nội bộ NHTM. Trong kiểm toán BCTC NHTM, các lĩnh vực mà KTV thường sử dụng kỹ thuật kiểm tra để thu thập bằng chứng như chứng khoán, hợp đồng cho vay, tài sản đảm bảo, thỏa thuận và cam kết bán và mua lại tài sản hay bảo lãnh…

Kỹ thuật quan sát

Quan sát là việc theo dõi một quy trình hoặc thủ tục do người khác thực hiện. Kỹ thuật này thường được KTV sử dụng chủ yếu trong các khảo sát kiểm soát nhằm đánh giá hiệu quả của KNSB. KTV có thể quan sát các cán bộ nhân viên của NHTM thực hiện công việc của họ để đánh giá khâu vận hành của KSNB đối với quy trình lập BCTC hay từng chu trình kinh doanh quan trọng của NHTM xem các thủ tục kiểm soát có được áp dụng trong thực tế không, liệu các thủ tục kiểm soát có đảm bảo ngăn chặn, phát hiện các sai sót trọng yếu hay không, liệu có những khiếm khuyết nào trong quá trình KSNB của đơn vị không?...

Xác nhận từ bên ngoài

Xác nhận từ bên ngoài là bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được dưới hình thức thư phúc đáp trực tiếp của bên thứ ba (bên xác nhận) ở dạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác. Trong kiểm toán BCTC NHTM, KTV thường sử dụng kỹ


thuật xác nhận từ bên ngoài để thu thập bằng chứng về giá trị, kỳ hạn và các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa NHTM với khách hàng và đối tác của NHTM hoặc xác định sự tồn tại và đầy đủ của các khoản mục tài sản và công nợ được trình bày trên BCTC của NHTM. KTV thường gửi thư xác nhận đến các bên thứ ba như chủ tài khoản Nostro, Vostro; các khách hàng gửi tiền tại NHTM hoặc các khách hàng vay tiền tại NHTM; các khách hàng được NHTM bảo lãnh…

Kỹ thuật tính toán lại

Tính toán lại là việc kiểm tra độ chính xác về mặt toán học của các số liệu. Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần túy về mặt số học của các số liệu do đó KTV thường phải sử dụng kết hợp với các kỹ thuật khác như kiểm tra, phỏng vấn, phân tích…Trong kiểm toán BCTC NHTM, KTV thường sử dụng kỹ thuật tính toán lại để kiểm tra việc áp dụng thống nhất các mô hình định giá của NHTM đã áp dụng thông qua chọn mẫu tính toán lại các số liệu rồi đối chiếu với kết quả đã tính toán của NHTM. Ví dụ KTV có thể chọn mẫu tính toán lại số lãi dự thu hoặc dự trả; tính toán lại chi phí khấu hao tài sản cố định hoặc chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ…

Kỹ thuật thực hiện lại

Thực hiện lại là việc KTV thực hiện một cách độc lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó như một phần KSNB của NHTM. Trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM, KTV thường thực hiện kỹ thuật này khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra tính hiệu lực và hiệu quả của các thủ tục KSNB nội bộ trong thực tế. Kỹ thuật này cũng được KTV kết hợp với các kỹ thuật khác khi thực hiện khảo sát về KSNB như quan sát, phỏng vấn và kiểm tra tài liệu.

Kỹ thuật phỏng vấn

Phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin tài chính và phi tài chính từ những người có hiểu biết bên trong hoặc bên ngoài NHTM. Phỏng vấn có nhiều hình thức, từ phỏng vấn bằng văn bản chính thức đến phỏng vấn bằng lời không chính thức. Khi thực hiện thủ tục phỏng vấn, KTV luôn phải đánh giá các câu trả lời để tìm kiếm các kết luận và bằng chứng kiểm toán. Trong kiểm toán BCTC NHTM, KTV sử dụng rộng rãi kỹ thuật phỏng vấn trong suốt quá trình kiểm toán bên cạnh các thủ tục kiểm toán khác để giúp KTV thu thập bằng chứng về sự hoạt động của KSNB hay thu thập các thông tin không có trong sổ sách kế toán của NHTM hoặc cung cấp bằng chứng kiểm toán chứng thực.

Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích bao gồm đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc kiểm tra, khi cần thiết, các biến động và các mối quan hệ xác định không nhất quán với các tài liệu, thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với các giá trị dự kiến. Trong


kiểm toán BCTC NHTM, KTV sử dụng thủ tục phân tích khá nhiều vì thủ tục này mang lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. Điều này đã được tác giả phân tích kỹ ở các phần trên.

Các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM

Như đã phân tích ở các phần trên, NHTM là đơn vị ứng dụng CNTT sâu rộng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Môi trường CNTT của NHTM ảnh hưởng đến rủi ro cho hoạt động KSNB của NHTM và do đó nó ảnh hưởng đến rủi ro tồn tại sai sót trọng yếu trên BCTC NHTM. Vì vậy, nó đòi hỏi KTV phải có sự quan tâm đầy đủ về sự tác động của CNTT đối với cuộc kiểm toán, cả theo cách nó được NHTM tập hơp, xử lý và báo cáo thông tin trên BCTC và cả theo cách KTV cần sử dụng CNTT trong quá trình kiểm toán BCTC của mình hay phải cân nhắc việc sử dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính như một công cụ để nâng cao tính hiệu lực và hiệu của các thủ tục kiểm toán nhằm xử lý các dữ liệu chứa trong hệ thống thông tin của khách hàng. Mức độ áp dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính trong từng cuộc kiểm toán còn tùy thuộc vào các yếu tố như tính thiết thực của việc thực hiện các thử nghiệm thủ công; tính hiệu quả của việc sử dụng các kỹ thuật với sự hỗ trợ của máy tính; Sự sẵn có thời gian kiểm toán; sự sẵn có của các thiết bị máy tính của khách hàng kiểm toán; kinh nghiệm và kỹ năng trong việc sử dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính được thực hiện bởi chức năng kiểm toán nội bộ của khách hàng và mức độ trong đó KTV độc lập có thể dựa vào các công việc này. Khi thực hiện kiểm toán BCTC NHTM, KTV có thể sử dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính như sau:

Phần mềm kiểm toán

Phần mềm kiểm toán là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả chương trình máy tính được thiết kế nhằm thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và / hoặc các thử nghiệm cơ bản nhằm thẩm vấn các tập tin máy tính của khách hàng. Sử dụng phần mềm kiểm toán, KTV có thể rà soát một khối lượng lớn các dữ liệu. Với các kết quả phần mềm kiểm toán đưa ra, KTV có thể thực hiện điều tra thêm sau đó để thu thập bằng chứng kiểm toán. Phần mềm kiểm toán bao gồm các chương trình logic cần thiết để thực hiện hầu hết các chức năng được yêu cầu bởi KTV như chọn mẫu, báo cáo các khoản mục ngoại lệ, so sánh các tập tin dữ liệu, phân tích, tổng hợp và phân tầng dữ liệu... KTV cần xác định những chức năng mà họ muốn sử dụng và lựa chọn tiêu chí. Các chương trình phần mềm kiểm toán có thể được phân loại như:

Phần mềm kiểm toán tổng quát/Chương trình đóng gói (Generalised audit software /Package programs)

Phần mềm kiểm toán tổng quát là các chương trình được soạn trước mà KTV sẽ chỉ rõ các yêu cầu chi tiết, được áp dụng cho nhiều hệ thống máy tính khác nhau,


nhiều loại khách hàng khác nhau. Phần mềm kiểm toán tổng quát thường bao gồm những công cụ chung (như biểu diễn dữ liệu, tính toán, lấy mẫu…) ngoài ra chúng được tích hợp bởi nhiều mô đun chương trình được đóng gói. Mỗi “gói” dành riêng cho một loại hình DN. Khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽ sử dụng các “gói” tương ứng tùy theo từng loại khách hàng.

Các ứng dụng phổ biến của phần mềm kiểm toán tổng quát như xác minh sự chính xác của các tính toán cộng và tổng cộng của khách hàng; kiểm tra tính đầy đủ, nhất quán và chính xác của các sổ sách, hồ sơ kế toán thông qua quét tất cả các sổ sách, hồ sơ kế toán theo các tiêu chí nhất định; so sánh dữ liệu trên các tập tin riêng biệt; tổng hợp hoặc chuỗi lại các dữ liệu để thực hiện các phân tích; chọn mẫu kiểm toán; yêu cầu xác nhận bản giấy; so sánh dữ liệu có được thông qua các thủ tục kiểm toán khác với các sổ sách, hồ sơ kế toán của công ty…

Chương trình chuyên dụng (Purpose written programs)

Những chương trình này thường được viết cho “khách hàng cụ thể” để thực hiện các chức năng nhất định theo sự lựa chọn của KTV. Khi các phần mềm kiểm toán tổng quát không thể tùy chỉnh được theo hệ thống của khách hàng, KTV không có lựa chọn nào khác phải phát triển loại chương trình phần mềm này. Chúng thường được sử dụng để thực hiện lại các thủ tục kiểm soát bằng máy tính (ví dụ, tính toán lãi tiền gửi hoặc lãi tiền vay) hoặc có thể thực hiện phân tích tuổi nợ của số dư cho vay khách hàng…

Chương trình truy vấn/Chương trình tiện ích (Enquiry programs/Utility Programs)

Chương trình này là một phần trong hệ thống của khách hàng, tuy nhiên có thể được điều chỉnh cho mục tiêu kiểm toán. Ví dụ phần mềm kế toán có thể có công cụ tìm kiếm ở một vài mô đun. KTV có thể sử dụng các tính năng này phục vụ cho các mục tiêu kiểm toán như tìm kiếm tất cả các khoản cho vay khách hàng còn số dư nợ cuối kỳ (trên mô đun về cho vay khách hàng) hoặc tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng vượt quá một giá trị nhất định (trên mô đun tiền gửi của khách hàng) …

Dữ liệu thử nghiệm (Test data)

Dữ liệu thử nghiệm kiểm toán (Audit test data)

Dữ liệu thử nghiệm bao gồm các dữ liệu do KTV đưa ra để thử nghiệm trên hệ thống máy tính của NHTM nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các kiểm soát chương trình ứng dụng của khách hàng. Do đó KTV sẽ thiết kế cả các giao dịch không chứa lỗi và các giao dịch chứa lỗi nhằm kiểm tra xem các kiểm soát chương trình ứng dụng của khách hàng có phát hiện ra các lỗi này không. Như vậy, giao dịch giả định được xử lý thông qua hệ thống máy tính của khách hàng. Kết quả của quá trình xử lý sau đó được so sánh với kết quả dự kiến của KTV để xác định liệu các kiểm soát có hoạt động hiệu quả và mục


tiêu của hệ thống đạt được. VD, các lỗi mà KTV có thể đưa vào các giao dịch giả định như số tài khoản khách hàng không tồn tại; giá trị giao dịch vượt quá một hạn mức nhất định; mở nhiều số CIF (Customer Information File) cho cùng một khách hàng…

Dữ liệu thử nghiệm có thể được sử dụng “sống”, nghĩa là thử nghiệm trực tiếp trên hệ thống đang hoạt động bình thường của khách hàng. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng dữ liệu của khách hàng. Phương án (dữ liệu thử nghiệm “chết”) là thực hiện một chương trình chạy bên ngoài hoạt động bình thường của khách hàng, sử dụng bản sao dữ liệu tổng thể của khách hàng. Trường hợp này tránh được nguy cơ làm hỏng dữ liệu của khách hàng nhưng có ít sự đảm bảo hơn. Để tránh điều này, KTV có thể sử dụng công cụ thử nghiệm tích hợp dưới đây.

Công cụ thử nghiệm tích hợp (Integrated test facilities)

Để khắc phục những hạn chế của kỹ thuật dữ liệu thử nghiệm kiểm toán nêu trên, KTV có thể tìm kiếm sự cho phép của khách hàng để thiết lập một công cụ thử nghiệm tích hợp trong hệ thống của khách hàng. Điều này đòi hỏi thành lập một đơn vị giả định, ví dụ một tài khoản cho vay khách hàng giả định hoặc tài khoản tiền gửi của khách hàng giả định dựa vào đó các dữ liệu thử nghiệm của KTV được xử lý trong suốt quá trình xử lý bình thường của đơn vị. Sau đó, chúng có thể bị lờ đi khi các hồ sơ khách hàng được in ra và được hủy bỏ sau đó.

Khi sử dụng kỹ thuật dữ liệu thử nghiệm, KTV cần cân nhắc một số vấn đề sau:

Dữ liệu thử nghiệm nên bao gồm tất cả các điều kiện có liên quan mà KTV muốn thử nghiệm đồng thời các giao dịch giả định phải mang tính thực tế.

Các chương trình ứng dụng được kiểm tra bởi dữ liệu thử nghiệm của KTV phải giống như những chương trình ứng dụng mà khách hàng sử dụng trong suốt cả năm, được thử nghiệm tại bất kỳ một thời điểm ngẫu nhiên nào trong năm.

Dữ liệu thử nghiệm phải được loại bỏ khỏi các hồ sơ của khách hàng sau khi hoàn thành các thử nghiệm để ngăn ngừa dữ liệu của khách hàng không bị ảnh hưởng.

Do sự phức tạp của nhiều chương trình phần mềm ứng dụng của khách hàng, khi áp dụng phương pháp dữ liệu thử nghiệm, cuộc kiểm toán BCTC NHTM thường cần sự tham gia và hỗ trợ của các chuyên gia kiểm toán máy tính.

Mô phỏng song song (Parallel Simulation)

KTV thường sử dụng phần mềm được kiểm soát bởi KTV để thực hiện các hoạt động tương tự mà phần mềm của khách hàng đang làm với việc sử dụng các tập tin dữ liệu tương tự của khách hàng. Mục đích của phương pháp này là để xác định hiệu quả của các kiểm soát tự động và thu thập bằng chứng về các số dư tài khoản. Phương pháp này được gọi là thử nghiệm mô phỏng song song.


Cho dù thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay các thử nghiệm cơ bản, KTV cũng phải so sánh kết quả đầu ra từ phần mềm của KTV với đầu ra từ hệ thống của khách hàng để đánh giá hiệu quả các kiểm soát của khách hàng hoặc sự đúng đắn về số liệu của khách hàng. Để thực hiện các thử nghiệm mô phỏng song song, KTV có thể sử dụng nhiều loại phần mềm như phần mềm kiểm toán tổng quát GAS hoặc kiểm toán lệnh ngôn ngữ (Audit command language-ACL)…Để thực hiện thử nghiệm mô phỏng song song, KTV cần có bản sao cơ sở dữ liệu và tập tin chính của khách hàng sau đó sử dụng các phần mềm nêu trên để thực hiện các thử nghiệm trên tập tin điện tử của khách hàng.

Công cụ kiểm toán nhúng (Embedded audit facilities/embedded audit monitor)

Công cụ kiểm toán nhúng – còn được biết đến là phần mềm kiểm toán thường trú, yêu cầu các mã chương trình của riêng KTV được nhúng vào các phần mềm ứng dụng của khách hàng để xác định các loại giao dịch cụ thể. Mã nhúng được thiết kế để thực hiện chức năng kiểm toán và có thể được bật lên tại thời điểm được chọn hoặc được kích hoạt mỗi khi các chương trình ứng dụng được sử dụng. Công cụ nhúng có thể được sử dụng để:

- Thu thập và lưu giữ thông tin liên quan đến các giao dịch tại thời điểm xử lý để thực hiện các soát xét kiểm toán tiếp theo.

- Phát hiện và ghi chép (cho các lưu ý kiểm toán tiếp theo) bất kỳ khoản mục nào bất thường; các giao dịch được đánh dấu bằng các mã kiểm toán khi các điều kiện (được xác định bởi KTV) thỏa mãn. Kỹ thuật này cũng được gọi là kỹ thuật gắn thẻ.

Ví dụ, KTV có thể sử dụng một mã chương trình riêng của mình và nhúng vào phần mềm ứng dụng của khách hàng nhằm xác định tất cả các giao dịch kinh doanh ngoại tệ vượt quá XXX VNĐ để theo dõi và thực hiện các kiểm tra chi tiết hơn xem các giao dịch này là thực sự phát sinh, đã được phê duyệt bởi người có thẩm quyền, đúng hạn mức và chính xác về mặt số học.

Kiểm toán viên có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính nêu trên tuy nhiên họ thường sử dụng như sau:

• Dữ liệu thử nghiệm để kiểm tra các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với các giao dịch;

• Mô phỏng song song áp dụng đối với các thử nghiệm cơ bản, như tính toán lại số tiền của giao dịch; tính toán lại tổng cộng các sổ chi tiết của các số dư tài khoản.

• Công cụ kiểm toán nhúng để xác định các giao dịch bất thường cho các thử nghiệm cơ bản.

1.2.5. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán; đồng thời thoả

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí