Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại


mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của KTV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.

Kiểm toán BCTC NHTM thường mang tính chất phức tạp với mức độ rủi ro kiểm toán cao. Cho nên, chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đối với các quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin, có thể tạo ra lợi ích hoặc thiệt hại kinh tế cho họ. Đồng thời, chất lượng kiểm toán còn ảnh hưởng đến uy tín của cả NHTM và sự tồn tại của DNKT.

Việc KSCL hoạt động kiểm toán BCTC nói chung và BCTC NHTM nói riêng được thực hiện bởi hai cấp độ là KSCL của bản thân DNKT và KSCL từ bên ngoài, trong đó việc KSCL hoạt động kiểm toán từ bản thân DNKT đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài là quá trình KSCL được thực hiện bởi các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước. KSCL kiểm toán từ bên ngoài là cần thiết và thường được quy định trong các chuẩn mực về KSCL của Hiệp hội nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế và quốc gia cũng như các quy định của Nhà nước (ví dụ Luật Kiểm toán độc lập của Việt Nam). Đối với từng quốc gia, việc tổ chức KSCL từ bên ngoài có sự khác nhau, phù hợp với cơ chế và yêu cầu quản lý của từng nước trong từng thời kỳ nhưng mục đích chung đều hướng đến làm tăng độ tin cậy đối với kết quả kiểm toán của các DNKT.

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập BCTC NHTM được thực hiện tương tự như đối với hoạt động kiểm toán độc lập BCTC, được thực hiện thông qua các cuộc kiểm tra do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp hoặc các cơ quan chức năng của Nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc các tổ chức này đóng vai trò tổ chức và huy động, sử dụng các KTV có trình độ, kinh nghiệm của các DNKT thực hiện. KSCL hoạt động kiểm toán từ bên ngoài có thể được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Thông thường các DNKT sẽ được kiểm tra chất lượng định kỳ từ 03 đến 05 năm một lần. Tuy nhiên khi các DNKT cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho NHTM (thường NHTM đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc có lợi ích công chúng) thì thời gian này có thể ngắn hơn.

Cuộc kiểm tra hoạt động KSCL kiểm toán từ bên ngoài thường tập trung vào việc kiểm tra việc xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống KSCL của DNKT và kiểm tra kỹ thuật (kiểm tra hồ sơ một số hợp đồng kiểm toán BCTC đã hoàn thành) nhằm đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan.

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC NHTM từ bên trong

Kiểm soát chất lượng của bản thân mỗi DNKT là toàn bộ các chính sách, quy định, các bước công việc và thủ tục kiểm soát được thực hiện bởi KTV và DNKT nhằm hướng dẫn, kiểm tra, soát xét và đánh giá sự đầy đủ, hiệu lực và đúng đắn đối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.


với các công việc trong từng cuộc kiểm toán cũng như toàn bộ hoạt động của DNKT đồng thời cũng đảm bảo rằng các công việc đã thực hiện là phù hợp với các quy định, chuẩn mực quốc gia (đã được ban hành) và quốc tế (được chấp nhận phổ biến). Mục đích của việc soát xét chất lượng cuộc kiểm toán là để cung cấp một sự đánh giá khách quan về các quyết định quan trọng của nhóm kiểm toán và các kết luận để hình thành ý kiến kiểm toán. Để đạt được mục tiêu trên, hệ thống KSCL thường bao gồm các chính sách và thủ tục cho các yếu tố sau:

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 11

Trách nhiệm của BGĐ về chất lượng trong DNKT: DNKT phải xây dựng các chính sách và thủ tục để đẩy mạnh văn hóa nội bộ trên cơ sở nhận thức rằng chất lượng là cốt yếu khi thực hiện các hợp đồng dịch vụ. Các chính sách và thủ đó phải yêu cầu (Tổng) Giám đốc DNKT phải chịu trách nhiệm cao nhất đối với hệ thống KSCL của DN mình và đảm bảo để bất cứ cá nhân nào được (Tổng) Giám đốc phân công trách nhiệm điều hành hệ thống KSCL của DNKT cũng có đầy đủ kinh nghiệm, khả năng phù hợp và có quyền hạn cần thiết để thực hiện trách nhiệm đó.

Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan: DNKT phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng DNKT và tất cả cán bộ, nhân viên của DN tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan (gồm độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp), trong đó DNKT cần đặc biệt lưu ý đến các chính sách và thủ tục để đảm bảo tính độc lập của KTV.

Khi kiểm toán BCTC cho một NHTM đã niêm yết hoặc có lợi ích công chúng, DNKT phải có chính sách và thủ tục về việc luân chuyển thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và KTV hành nghề phụ trách cuộc kiểm toán và các đối tượng khác nếu cần thiết sau một thời gian nhất định theo quy định của Chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan hiện hành.

Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể: DNKT phải xây dựng các chính sách và thủ tục về việc chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể để có sự đảm bảo hợp lý rằng DNKT chỉ chấp nhận hoặc duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng kiểm toán nếu DNKT có đủ năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện hợp đồng; đảm bảo tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan; đã xem xét và không thấy dấu hiệu cho thấy Ban lãnh đạo của khách hàng thiếu chính trực.

Vấn đề này rất quan trọng trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM vì những đặc điểm của NHTM và cuộc kiểm toán BCTC NHTM như đã phân tích ở các phần trên: lĩnh vực kinh doanh đặc thù, nhiều rủi ro trong hoạt động, đặc biệt các rủi ro gian lận xuất phát từ Ban lãnh đạo NHTM sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.


Nguồn nhân lực: DNKT phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng DNKT có đủ nhân sự với trình độ chuyên môn, năng lực và cam kết tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cần thiết để thực hiện hợp đồng kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định đồng thời phát hành báo cáo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

Thực hiện cuộc kiểm toán: DNKT phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng các hợp đồng dịch vụ nói chung, hợp đồng kiểm toán BCTC NHTM nói riêng được thực hiện theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan và DNKT phát hành báo cáo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Các chính sách và thủ tục đó phải bao gồm: Các vấn đề liên quan đến việc tăng cường tính nhất quán trong chất lượng thực hiện hợp đồng kiểm toán; Trách nhiệm giám sát cuộc kiểm toán; Trách nhiệm soát xét các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán.

Giám sát: DNKT phải có một quy trình giám sát nhằm cung cấp mức độ bảo đảm hợp lý rằng các chính sách và thủ tục của DNKT về hệ thống KSCL là phù hợp, đầy đủ và có hiệu quả. Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải xem xét kết quả quy trình giám sát của DNKT theo quy định hiện hành của DNKT hoặc công ty mạng lưới, và đánh giá xem các khiếm khuyết trong các quy định đó có thể ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán hay không.

Bên cạnh việc đảm bảo KSCL ở cấp độ toàn doanh nghiệp như trên thì DNKT cũng cần thực hiện các thủ tục KSCL ở cấp độ từng cuộc kiểm toán BCTC NHTM để đảm bảo cuộc kiểm toán đã tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan đồng thời báo cáo kiểm toán được phát hành phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán.

Do đó, các chính sách và thủ tục KSCL hoạt động kiểm toán của DNKT phải được phổ biến tới tất cả cán bộ, nhân viên và KTV của công ty để giúp họ hiểu và thực hiện đầy đủ các chính sách, thủ tục đó. Trong từng hợp đồng kiểm toán, KTV phải áp dụng các chính sách và thủ tục KSCL của công ty một cách thích hợp.

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Để tăng tính thuyết phục cũng như đảm bảo phù hợp và bắt kịp với xu hướng quốc tế trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM, trong phần này, tác giả trình bày các kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện, bao gồm các kinh nghiệm được đúc rút của quốc tế nói chung và tại Hoa Kỳ cũng như một số bài học kinh nghiệm rút ra cho các DNKT tại Việt Nam.


1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

1.3.1.1. Tại Vương quốc Anh

Vương quốc Anh là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối với lịch sử phát triển ngành ngân hàng. Có thể nói rằng về cơ bản, những nền tảng và nguyên tắc hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại được thiết lập từng bước qua thực tế vận hành và phát triển của các ngân hàng Anh. Nếu Hy lạp và La mã là nơi sinh ra hoạt động ngân hàng thì nước Anh mới là nơi nuôi dưỡng và phát triển hoạt động này. Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng là nơi có hoạt động kiểm toán độc lập rất phát triển. Hai Công ty kiểm toán lớn thuộc nhóm Big Four là PwC và E&Y hiện có trụ sở chính tại Vương quốc Anh. Đặc biệt Vương quốc Anh cũng phát triển nhiều quy định và hướng dẫn riêng cho kiểm toán BCTC trong lĩnh vực ngân hàng có thể trở thành kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia học hỏi trong đó có Việt Nam.

Trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (United Kingdom và Ireland) được ban hành bởi Ủy ban thực hành kiểm toán (Auditing Practices Board – APB), Tháng 3 năm 2011, Ủy ban thực hành kiểm toán đã ban hành Hướng dẫn thực hành (Pracetice Note) số 19 [70] để hỗ trợ kiểm toán viên trong việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán trên đây vào kiểm toán lĩnh vực ngân hàng và các công ty xây dựng tại Vương quốc Anh cho kỳ kiểm toán từ 15 tháng 12 năm 2010. Cách tiếp cận của Hướng dẫn thực hành này là chỉ ra những cân nhắc đặc biệt liên quan đến kiểm toán các ngân hàng nảy sinh từ từng chuẩn mực kiểm toán quốc tế (United Kingdom và Ireland) riêng biệt đã được ban hành. Như vậy, Hướng dẫn thực hành số 19 này không phải là tài liệu cung cấp các hướng dẫn cho từng bước để kiểm toán một ngân hàng mà giống như một tài liệu hướng dẫn KTV trong việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán chung đã được ban hành vào cuộc kiểm toán các ngân hàng. Do đó, với từng chuẩn mực kiểm toán riêng biệt, Hướng dẫn thực hành này đều sẽ chỉ ra những điểm cần xem xét, cân nhắc, lưu ý cụ thể cũng như những biện pháp để xử lý các vấn đề đó khi thực hiện cuộc kiểm toán cho các ngân hàng nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Hướng dẫn thực hành này hỗ trợ KTV trong việc áp dụng các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (United Kingdom và Ireland) đã ban hành khi kiểm toán BCTC NHTM từ các chuẩn mực chung về trách nhiệm của KTV trong cuộc kiểm toán đến các chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán, các chuẩn mực về báo cáo kiểm toán, các chuẩn mực về việc thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như chuẩn mực về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán…

Sau đây là minh họa về các những cân nhắc quan trọng khi vận dụng một số chuẩn mực kiểm toán quốc tế (United Kingdom và Ireland) khi kiểm toán ngân hàng:

Hướng dẫn về các trách nhiệm của KTV trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM như: mục tiêu tổng thể của KTV độc lập; thỏa thuận về các điều khoản trong hợp đồng kiểm


toán; kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán; trách nhiệm của KTV đối với gian lận trong cuộc kiểm toán; xem xét tính tuân thủ pháp luật của NHTM…cụ thể như sau:

ISA (United Kingdom và Ireland) số 200, Mục tiêu tổng thể của KTV độc lập và thực hiện theo ISA ((United Kingdom và Ireland): Ở chuẩn mực này, Hướng dẫn tập trung vào việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của KTV. Đặc biệt nhấn mạnh KTV không nên thực hiện cuộc kiểm toán ngân hàng nếu như họ không có đủ năng lực cần thiết. Ngoài ra KTV cũng cần đảm bảo luôn giữ thái độ hoài nghi nghề nghiệp và tính độc lập vì vấn đề về tính độc lập có thể phức tạp đối với KTV của một ngân hàng vì có thể tồn tại mối quan hệ giữa ngân hàng và các KTV, thành viên ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cũng như các nhân viên khác.

ISA (United Kingdom và Ireland) số 210, Thỏa thuận về các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán. Trong các điều khoản của hợp đồng kiểm toán cần đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của KTV trong việc báo cáo trực tiếp cho Hội đồng dịch vụ tài chính Anh (FSA) trong những tình huống nhất định; quyền của KTV trong việc tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của ngân hàng; quy định về hành vi phạm tội hình sự nếu các cán bộ, kiểm soát, quản lý của ngân hàng cung cấp các thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn cho các KTV; nghĩa vụ ngân hàng phải thông báo cho KTV khi bổ nhiệm một bên thứ ba rà soát, điều tra hoặc báo cáo về bất cứ khía cạnh nào của hoạt động kinh doanh của mình mà có thể liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC và cung cấp cho KTV một bản sao báo cáo này.

ISA (United Kingdom và Ireland) số 220, Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán. Với đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là thay đổi nhanh chóng do đó các DNKT cần thường xuyên tổ chức đào tạo chuyên môn và KTV cần thường xuyên cập nhật các kiến thức và các quy định có liên quan để đảm bảo đủ năng lực cần thiết. Bên cạnh đó, để đáp ứng với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng đối với các công ty thực hiện kiểm toán, ISQC (United và Ireland) 1, các DNKT, trên cơ sở chu kỳ, kiểm tra ít nhất một hợp đồng kiểm toán ngân hàng đã hoàn thành đối với một thành viên ban giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán.

ISA (United Kingdom và Ireland) số 240, Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC. Hướng dẫn thực hành số 19 nêu ra những tình huống có thể dẫn đến gian lận trong lĩnh vực ngân hàng, các kiểm soát mà ngân hàng thường áp dụng để ngăn chặn, phát hiện và xử lý các gian lận này; các biện pháp xử lý của KTV đối với mối đe doạn các sai sót trọng yếu do gian lận trên BCTC ngân hàng như: yêu cầu phải hiểu biết thấu đáo về bản chất kinh doanh của ngân hàng (thông qua phỏng vấn các cán bộ quản lý kinh doanh và quản lý tài chính; thảo luận với những cán bộ phù hợp về các chức năng kiểm soát tại ngân hàng; sử dụng các chuyên gia để nâng cao sự hiểu biết; so sánh với các đơn vị tương đương trong ngành khi xác định các xu hướng bất thường…); tìm hiểu môi trường kiểm soát của ngân hàng; thực hiện các thử nghiệm cơ bản (phân tích cơ bản, kiểm tra chi tiết các tài


khoản ngoại bảng, thẩm định từ các nguồn bên ngoài); kiểm tra kết quả của các thủ tục thổi còi và các khiếu nại trong ngân hàng; xem xét kỳ vọng của các nhà đầu tư và bên thứ ba, các chính sách thưởng cho nhà quản lý có thể dẫn đến các gian lận quản lý không; xem xét nguy cơ thao tác trong ghi nhận tiền lãi và thu nhập từ hệ thống tính lãi tự động; việc báo cáo cho Cơ quan dịch vụ tài chính trong những hoàn cảnh nhất định để giảm tội phạm trong lĩnh vực tài chính…

ISA (United Kingdom và Ireland) số 250, xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC. KTV phải đặc biệt cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu cho thấy ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoài phạm vi cho phép trên giấy phép kinh doanh. Bên cạnh đó, theo Luật chống rửa tiền tại Anh và Ireland đã quy định KTV có nhiệm vụ báo cáo các nghi ngờ nếu có hoạt động rửa tiền với các cơ quan chức năng, thường là Cơ quan tội phạm có tổ chức nghiêm trọng („SOCA‟) cũng như Cơ quan Dịch vụ Tài chính FSA. Do đó, KTV cần xem xét liệu ngân hàng đã tuân thủ các luật và quy định về chống rửa tiền.

Hướng dẫn KTV lập kế hoạch kiểm toán BCTC NHTM như: lập kế hoạch, xác định và đánh giá rủi ro, trọng yếu, các biện pháp xử lý đối với rủi ro đã đánh giá…cụ thể như sau:

ISA (United Kingdom và Ireland) số 315, xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị. Ngân hàng được là đơn vị có hoạt động kinh doanh phức tạp và rủi ro cao. Vì vậy, KTV cần tìm hiểu về chiến lược kinh doanh, các loại rủi ro, nguồn vốn, khả năng thanh khoản và cách ngân hàng quản trị chúng; xem xét rủi ro trong trường hợp ngân hàng có hoạt động trên toàn cầu cũng như khi ngân hàng vận hành một mạng lưới các chi nhánh. Do đó, KTV cần tìm hiểu mức độ kiểm soát của trụ sở chính trên các chức năng kinh doanh và kế toán ở các mạng lưới và chi nhánh. Để hiểu biết về các yếu tố pháp lý KTV cũng có thể xem xét bất kỳ thông tin trao đổi chính thức nào giữa FSA và ngân hàng với tư cách là cơ quan quản lý cũng bất kỳ đánh giá rủi ro mới nào do FSA thực hiện hoặc bất kỳ kết quả các cuộc thanh tra, giám sát nào khác do FSA thực hiện. Với đặc trưng khối lượng giao dịch khổng lồ cũng như việc áp dụng CNTT sâu rộng, KTV sẽ rất khó khăn để đưa ra ý kiến nếu không có sự đảm bảo đáng kể về hệ thống KSNB của ngân hàng. Bản thân các ngân hàng đều có ý thức và thực tế xây dựng và vận hành hệ thống KSNB hiệu quả để phục vụ quản trị doanh nghiệp cũng như đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng. Do đó, KTV cần tìm hiểu, đánh giá KSNB của ngân hàng, trong đó có hệ thống CNTT. KTV cần đánh giá mức độ, tính chất và sự tác động của việc tự động hóa trong ngân hàng từ đó xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp, đặc biệt xem xét mức độ cần thiết của kiến thức và kỹ năng cần thiết của nhóm kiểm toán cũng như mức độ ứng dụng của phần mềm kiểm toán với các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính có liên quan…


ISA (United Kingdom và Ireland) số 320, mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Hướng dẫn cũng nêu ra KTV nên sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận làm tiêu chí xác định mức trọng yếu cũng như có thể xác lập mức trọng yếu thấp hơn cho các loại giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh, nếu các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh đó là một quan tâm đặc biệt của những người sử dụng BCTC.

ISA (United Kingdom và Ireland) số 330, biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá. Lưu ý KTV cần xem xét một cách tổng thể tính đầy đủ của những thuyết minh trong BCTC của ngân hàng xem có đáp ứng với các yêu cầu của Chuẩn mực lập BCTC không; xem xét sự phù hợp của phương pháp đo lường, các giả định chính và những thông số để xác định thông tin rủi ro thị trường cũng như việc trình bày một cách phù hợp về thông tin rủi ro thị trường, bao gồm cả những giới hạn có liên quan để người đọc có thể nắm rõ.

Hướng dẫn KTV trong việc thu thập các bằng chứng trong kiểm toán BCTC NHTM như: vận dụng các thủ tục phân tích, đánh giá khả năng hoạt động liên tục, sử dụng công việc của chuyên gia…cụ thể như sau

ISA (United Kingdom và Ireland) 520, thủ tục phân tích. Hướng dẫn 19 hướng dẫn KTV áp dụng các thủ tục phân tích sau đây nếu các thủ tục phân tích được kỳ vọng sẽ giúp KTV xác định và đánh giá rủi ro hoặc mang lại bằng chứng kiểm toán hữu ích, hiệu quả hơn các thủ tục thay thế: Phân tích chất lượng tài sản; tỷ lệ lợi nhuận; tính thanh khoản, lãi suất, ngoại hối, rủi ro thị trường khác, cấu trúc của các danh mục cho vay theo lĩnh vực hoặc khu vực địa lý…hoặc phân tích tổng thể BCTC ở giai đoạn kết thúc kiểm toán.

ISA (United Kingdom và Ireland) số 570, Hoạt động liên tục. Ngân hàng tại Anh là tổ chức được yêu cầu đáp ứng yêu cầu thanh khoản theo luật định. Để xem xét về khả năng hoạt động liên tục của ngân hàng, KTV có thể xem xét các tỷ lệ vốn của nó. Việc ngân hàng thất bại trong việc duy trì vốn pháp định sẽ dẫn đến sự can thiệp của các cơ quan quản lý. Một sự sụt giảm mạnh vốn theo luật định cũng có thể dẫn đến một sự giảm sút trong bảng xếp hạng và sẽ gây khó khăn và làm tăng chi phí trong huy động vốn. Khi xem xét về khả năng hoạt động liên tục, KTV có thể xem xét các vấn đề sau đây, ngoài những quy định trong ISA 570: Tỷ lệ an toàn vốn; các chỉ số hoạt động/lợi nhuận; cơ cấu huy động và kế hoạch huy động; các chỉ số thanh khoản; các chỉ số về hành vi của khách hàng; danh tiếng và các chỉ số khác…Nếu có bất kỳ nghi ngờ gì về khả năng hoạt động liên tục của ngân hàng thì KTV cần xem xét việc lập báo cáo trực tiếp cho FSA.

ISA (United Kingdom và Ireland) số 620, Sử dụng công việc của chuyên gia. Do tính phức tạp, tính chủ quan và bản chất của các chuyên gia về các hoạt động của ngân hàng, KTV có thể phải sử dụng chuyên gia ở những khu vực sau trong cuộc kiểm toán: xác định giá trị của các công cụ phái sinh và các công cụ tài chính khác không có giao dịch trong một thị trường năng động; Var (hoặc các mô hình phức tạp tương tự) trong các thuyết minh về rủi ro thị trường; đinh giá bất động sản thương mại; công nghệ thông


tin…Các chuyên gia của KTV có thể hỗ trợ trong việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản và đánh giá các thuyết minh trong BCTC NHTM.

Tương tự, Hướng dẫn này cũng hướng dẫn vận dụng các chuẩn mực khác về thu thập bằng chứng kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM như ISA 402,505, 540, 550, 560, 580, 600.

Tương tự, Hướng dẫn này cũng hướng dẫn KTV vận dụng các chuẩn mực về lập báo cáo kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM như ISA 700, 705, 706.

Những hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kiểm toán chung trong cuộc kiểm toán ngân hàng trên rất rõ ràng, chi tiết, cụ thể để hỗ trợ KTV trong cuộc kiểm toán BCTC của ngân hàng. Đây cũng là một cách để các cơ quan quản lý Việt Nam, Hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán và các DNKT của Việt Nam có thể vận dụng để ban hành các hướng dẫn kiểm toán chi tiết cho từng ngành và lĩnh vực cụ thể nhằm hỗ trợ KTV thực hiện cuộc kiểm toán đảm bảo hiệu quả và chất lượng hơn.

1.3.1.2. Tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong những trung tâm kinh tế tài chính và cung cấp các dịch vụ lớn và hiện đại bậc nhất của thế giới. Do đó những quy định về kiểm toán BCTC NHTM của Hoa Kỳ cũng là những kinh nghiệm quý báu cho bất kỳ quốc gia nào có thể học hỏi trong đó có Việt Nam.

Tại Hoa Kỳ, Hiệp hội kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ, American Institute of Certified Public Accountants, AICPA cũng đã ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn riêng về lĩnh vực kiểm toán ngân hàng và thường xuyên cập nhật, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Cuốn Kiểm toán ngân hàng (Audits of banks) được AICPA phát hành lần đầu vào năm 1968, được cập nhật và biên soạn lại vào năm 1969. Năm 1983, Ủy ban ngân hàng của AICPA ban hành cuốn hướng dẫn kiểm toán theo ngành “Kiểm toán ngân hàng” (Industry audit Guide, Audits of banks, Prepared by the banking committee, copyright by AICPA). Tài liệu trên được cập nhật và biên soạn lại nhiều lần vào các năm như 1984, 1990, 1992, 1993 và 1994. Năm 1996, Ủy ban Ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm của AICPA ban hành lần đầu cuốn Hướng dẫn kế toán và kiểm toán của AICPA, Ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm (AICPA Audit and Accounting Guide, Banks and Savings Institutions, copyright by AICPA). Cuốn tài liệu ban hành năm 1996 này cũng thường xuyên được cập nhật, biên soạn và tái bản lại vào các năm như 1997, 1998,1999 và gần đây nhất là năm 2000 với tiêu đề là “AICPA Audit and Accounting Guide, Banks and Savings Institutions, with conforming changes as of May 1, 2000).

Tất cả các tài liệu trên đều nhằm cung cấp các hướng dẫn cho KTV độc lập khi thực hiện kiểm toán BCTC của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự. Những tài liệu trên có sự kế thừa và bổ sung, cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế. Cuốn tài liệu Hướng dẫn kế toán và kiểm toán về Ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm của AICPA ban hành năm 2000, “AICPA Audit and Accounting Guide, Banks and Savings

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí