Những Điểm Mới Và Ý Nghĩa Khoa Học Của Luận Án

9

Câu hỏi 2: Thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã phát sinh những vấn đề giữa lý luận khoa học pháp lý và quá trình triển khai áp dụng.

Câu hỏi 3: Có cần phải đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Giải pháp được đề xuất có đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đảm bảo tiếp cận đúng với tinh thần Công ước quốc tế năm 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và tương thích với điều kiện thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sau này.

- Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hiện nay ở Việt Nam xây dựng trên tinh thần Công ước năm 2003 và đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Giả thuyết 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đã phát huy tác dụng, điều chỉnh có hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhưng sau một thời gian triển khai thực hiện bộc lộ những bất cập, khiếm khuyết trong văn bản pháp quy và những hạn chế, tồn tại quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

Giả thuyết 3: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về văn hóa phi vật thể là giải pháp căn bản, khả quan, là công cụ điều chỉnh hữu hiệu nhất để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

6. Những điểm mới và ý nghĩa khoa học của Luận án

Thứ nhất, Luận án chuẩn hóa thuật ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước năm 2003 mà Việt Nam là thành viên; thống nhất nhất quán sử dụng các cụm từ ghi danh, danh sách quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể, danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại…thể hiện cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước quốc tế là thông qua các biện pháp pháp lý quá trình xây dựng văn bản luật và áp dụng pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể thực hiện phù hợp thực tiễn cuộc sống.

Thứ hai, Luận án đề xuất hoàn thiện khái niệm và tiêu chí đánh giá công nhận di sản văn hóa phi vật thể trong Luật Di sản văn hóa; xác định rò và luật hóa hình thức biểu đạt di sản văn hóa phi vật thể; công nhận và bảo hộ quyền tác giả đối với nghệ nhân đang nắm giữ loại hình di sản văn hóa phi vật thể;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

10

Thứ ba, từ nghiên cứu thực tiễn, Luận án nhận diện những “khoảng trống” trong hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như: sự chồng chéo, không thống nhất trong hoạt động cơ quan chức năng về di sản văn hóa phi vật thể, hoạt động kiểm kê, xếp hạng, lập hồ sơ khoa học, quy hoạch và khoanh vùng, công tác bảo vệ, tôn tạo và phục dựng di sản văn hóa phi vật thể còn tồn tại nhiều bất cập, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật di sản văn hóa phi vật thể chưa được làm rò gây khó khăn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm và mức xử lý tương xứng hành vi vi phạm

Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam - 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với bối cảnh hiện nay và sau này.

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu dưới góc độ luật học về di sản văn hóa phi vật thể. Việc tiếp cận lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể qua lăng kính khoa học pháp lý sẽ làm căn cứ xây dựng cơ sở lý luận hoàn chỉnh về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng, chủ thể có thẩm quyền, nhà khoa học trong quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam bền vững, khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới.

Luận án là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, cán bộ đang học tập, công tác và nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể, pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể, về sở hữu trí tuệ để bảo vệ và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

7. Bố cục của Luận án

Luận án được trình bày thành các phần: Danh mục mục lục, bảng biểu, hình vẽ, viết tắt; phần nội dung; phần kết luận; phần phụ lục. Phần nội dung chính của Luận án được trình bày thành 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.

Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

Chương 3: Thực trạng pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu chung về di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể

Có nhiều nghiên cứu về di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể. Hầu hết các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ văn hóa, không có sự hiện diện nhiều các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ luật học.

Marillena Vecco (2010)10 bàn về định nghĩa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với nội dung tập trung vào phân tích sự phát triển của khái niệm di sản văn hóa ở các quốc gia Tây Âu. Theo đó, các khái niệm di sản xác định được đặc trưng bởi việc mở rộng khái niệm ba lần: lần một mở rộng theo chủ đề; lần hai tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa thay đổi từ các giá trị lịch sử và nghệ thuật là duy nhất thành giá trị văn hóa, giá trị bản sắc và năng lực; lần ba tiếp cận việc công nhận di sản từ quan niệm đối tượng được đưa vào danh sách bằng việc dựa trên năng lực của đối tượng để khơi dậy giá trị của di sản. Như vậy, tiếp cận định nghĩa quốc tế về di sản được đưa ra bởi các chỉ thị, điều lệ và nghị quyết quốc tế nhằm xác định một phác thảo toàn cầu về ý nghĩa của di sản không chỉ giới hạn trong một kích thước quốc gia cụ thể. Từ cách tiếp cận thuần túy mang tính quy phạm, người ta đã chuyển sang cách tiếp cận ít hạn chế hơn, dựa trên năng lực của đối tượng để khơi dậy những giá trị nhất định khiến xã hội được đề cập coi đó là di sản và do đó, tiến tới một bước xa hơn mà di sản không còn nữa. được xác định trên cơ sở khía cạnh vật chất của nó. Sự phát triển này cũng giúp chúng ta có thể công nhận các di sản văn hóa phi vật thể lâu nay bị bỏ qua là di sản cần được bảo vệ, gìn giữ.

Các tài liệu nghiên cứu của Satoru Hyoki (2007)11, Zhao Chan (2012)12 cho thấy vấn đề sau: Nhật Bản có nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhưng khác với hầu hết các quốc gia khác thừa nhận bảo vệ tập hợp các di sản văn hóa phi vật thể trên lãnh thổ, Nhật Bản có quy định rò ràng và chỉ có ba loại hình quan trọng nhất được pháp luật bảo vệ gồm: i) tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng (IICP) của người mang chuyên môn với kỹ năng và bí quyết rất tinh vi; ii) đánh giá giá trị theo yêu cầu tầm quan trọng của người Viking; tài sản văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng (IIFCP) dựa vào cộng đồng, đại diện cho các khía cạnh khác nhau của cuộc sống của người dân; iii) đánh giá giá trị theo yêu cầu tầm quan trọng của người Viking, kỹ thuật bảo quản được lựa chọn (PT), kỹ thuật và kỹ năng cho tính bền


10 Marillena, V. (2010), A definition of cultural heritage: from the tangible to the intangible, Journal of Cultural heritage, 27, pp.1-9.

11 Satoru Hyoki (2007), Safeguarding intangible cultural heritage in Japan: Systems, schemes and activities, https://www.researchgate.net/publication/267851229_Safeguarding_Intangible_Cultural_Heritage_in_Japan_Systems_Sc hemes_and_Activities.

12 Zhao Chan (2012), The comparative study of the act on safeguarding intangible cultural heritage between Japan and China, Law School, Chongqing University.

12

vững của cả hai thuộc tính văn hóa vật thể và phi vật thể và những yêu cầu không thể thiếu.

Tudorache Petronela (2016)13 tiếp cận vai trò của di sản văn hóa phi vật thể trong nền kinh tế của Áo. Theo quan điểm tác giả cho rằng di sản văn hóa phi vật thể là sự giàu có về kiến thức và kỹ năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước hết, đối với các nhóm thiểu số và các nhóm xã hội chính thống, giá trị kinh tế và xã hội của tri thức là phù hợp. Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua quá trình, cụm từ, bí quyết và khả năng - bao gồm các vật thể và không gian văn hóa liên quan - mà mọi người phân biệt như một thành phần của di sản văn hóa của họ. Trải qua nhiều thế hệ và liên tục được tái tạo, nó đảm bảo cho con người một cảm giác về bản sắc và tính liên tục. Thứ hai, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chẳng hạn: tốc độ tăng trưởng và phát triển, khối lượng ngoại hối chảy ra, phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật quản lý mới và kinh nghiệm đào tạo chắc chắn đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia. Bảo vệ an toàn di sản văn hóa phi vật thể là nguồn gốc quý giá của nền kinh tế. Do đó, các hoạt động bảo vệ phải luôn có sự tham gia của xã hội, con người và các cá nhân mang di sản đó khi thích hợp. Sự giàu có toàn cầu về truyền thống là động lực chính cho du lịch, với việc khách du lịch muốn tìm hiểu về các nền văn hóa mới và trải nghiệm sự khác biệt toàn cầu của nghệ thuật biểu diễn, thủ công, nghi lễ và ẩm thực. Sự hợp tác văn hóa được kích thích bởi cuộc họp như vậy sẽ thúc đẩy thảo luận, xây dựng sự hiểu biết và khuyến khích lòng khoan dung và hòa bình. Những người nhận ra những giá trị này, ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có cách riêng để truyền bá kiến thức và kỹ năng của họ, phần lớn thời gian dựa vào truyền miệng hơn là văn bản. Tóm lại, các di sản văn hóa phi vật thể là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; họ tạo ra sự liên tục và thay đổi cấu trúc của xã hội bằng những trải nghiệm như chuyển tiếp và siêu việt.

Trần Văn Khê (2004)14, qua bài “Nhạc cung đình Việt Nam và UNESCO”, đã kể về quá trình gian nan, dày công để đưa Nhã nhạc Cung đình Huế được UNSECO công nhận là một "kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu" của nhân loại đầu tiên ở Việt Nam. Mặc dù có một giá trị rất cao về phương diện lịch sử vì chưa có một bộ môn âm nhạc nào được ghi vào sử sách Việt Nam nhiều như Nhạc cung đình: "Đại Việt sử ký toàn thư ", "Khâm định thông giám Việt sử cương mục "," Lê triều hội điển ", "Lịch triều hiến chương loại chí "và cả nước ngoài như "Khâm Định Đai Thanh hội điển sự lệ" của Trung Quốc và bài viết bằng tiếng Pháp trong nhiều tập của " Tạp chí những Người bạn của cố đô Huế "(Bulletin des Amis du Vieux Huế). Giá trị nghệ thuật đỉnh cao của Nhã nhạc Cung đình được thể hiện qua nhạc khí, dàn nhạc đa dạng, khi thì là nhạc lễ, lúc loại thính phòng và biểu diễn là những nghệ sĩ cao


13 Tudorache Petronela (2016), The importance of the intangible cultural heritage in the economy, procedia economics and finance, vol. 39, pp.731-736.

14 Trần Văn Khê, “Nhạc cung đình Việt Nam và UNESCO”, http://vietsciences.free.fr, truy cập ngày 28/8/2020.

13

tay nghề, sáng tác dồi dào và biểu diễn tinh vi. Nhưng dựng một hồ sơ thoả mãn được các yêu cầu của UNESCO không đơn giản. Các chuyên gia Việt Nam đã chịu khó, bền tâm, kiên trì thu thập các tư liệu về lịch sử, hình ảnh, dĩa hát, băng ghi âm, phim đen trắng, phim video, để giới thiệu một cách có hệ thống, mạch lạc, khoa học trong một hồ sơ trên 100 trang thuyết trình, 118 ảnh tư liệu, 2 cuốn băng video các băng ghi âm thể hiện từng loại nhạc cụ. Bên cạnh đó cũng phải tranh thủ sự giúp đỡ hết sức nhiệt thành của bạn bè quốc tế. Bài viết của Giáo sư Trần Văn Khê cũng chỉ rò: Di sản văn hoá của Cha Ông chúng ta để lại có bề dầy của lịch sử, chiều sâu của nghệ thuật. Chúng ta nên vô cùng thận trọng trong việc giữ gìn và nhất là trong công việc "phát triển". Đừng để cho lòng nhiệt tình của chúng ta bị danh từ "hiện đại" đưa chúng ta đi đến chỗ lòng muốn làm cho đẹp cho hay hơn xưa, làm giàu cho vốn cổ, mà thật sự làm "biến chất" cái hay của truyền thống có khi đi đến chỗ phá tan truyền thống, làm mất bản sắc dân tộc và rơi vào mảnh đất ngoại lai. Một điều cần xác định là theo quan điểm của UNESCO, một bộ môn nghệ thuật khi được tổ chức này công nhận "kiệt tác" có nghĩa là nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao nên không được phép thay đổi. Đó là cách mà tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng cho những bộ môn nghệ thuật đã được xếp loại di sản phi vật thể của thế giới.

Nguyễn Chí Bền (2004)15, cho rằng để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể cần có một hệ thống công việc mà chúng ta phải thực hiện đồng bộ ngay là xây dựng một phòng di sản văn hoá phi vật thể tại các bảo tàng địa phương. Chúng ta không thể nói rằng di sản văn hóa phi vật thể của chúng tôi hay lắm, đẹp lắm, phong phú và đa dạng lắm nếu không có một nơi chuyên môn như bảo tàng để bảo quản, lưu trữ chúng. Thời gian qua, các bảo tàng mới chỉ có các hiện vật gồm những di sản văn hoá vật thể là chính, có rất ít bảo tàng địa phương có một gian (phòng) trưng bày về di sản văn hoá phi vật thể, chưa có nhiều lắm những bảo tàng có bộ phận cán bộ chuyên môn chuyên trách về di sân văn hoá phi vật thể. Vì thế, với các bảo tàng địa phương, đầu tư một phòng giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể của địa phương là rất cần thiết. Cần tính đến tính hiện đại và thống nhất của sản phẩm kỹ thuật số về di sản văn hoá phi vật thể để khách tham quan đến các bảo tàng địa phương, vừa được xem những hiện vật, hình ảnh, sản phẩm trình diễn trình chiếu về các hiện tượng văn hoá phi vật thể của địa phương mình, dân tộc mình, lại vừa được xem những sản phẩm tương tự của toàn quốc, của các dân tộc anh em. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ, những hiểu biết về di sản văn hoa phi vật thể là công việc đáng phải làm, rất cần thiết và quan trọng để tránh hiện tượng đứt gãy di sản văn hoá dân tộc ở một số hiện tượng cụ thể. Cần có một hệ thống sản phẩm đa dạng, cả văn tự lẫn kỹ thuật lưu trữ hiện đại giới thiệu về di


15 Nguyễn Chí Bền (2004), “Bảo tàng với việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 7/2004.

14

sản văn hoá phi vật thể cả dạng phổ cập lẫn chuyên sâu, cho cả công chúng trong nước lẫn du khách là người nước ngoài, theo các độ tuổi, giới tính.

Viện Văn hóa- Thông tin (2007)16, xuất bản sách tuyển tập nhiều tác giả về Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể là một phần vô cùng quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thế nhưng, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể được đặt ra muộn hơn rất nhiều so với vần đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX, việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể mới thu hút được sự chú ý của nhiều quốc gia (thông qua hệ thống pháp lý mà UNESCO ban hành). Ở Việt Nam, nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện trong Chương trình văn hóa (sau đổi tên là Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa) từ năm 1997. Các bài viết trong sách tập trung vào ba nhóm nội dung chính: i) những nhận thức khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam; ii) những văn bản pháp lý của UNESCO và Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể; iii) nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.

Lâm Nhân, Trần Văn Út (2015)17, nhóm tác giả đã tiến hành thực định tổng hợp công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể với các hình thức biểu đạt như: văn học dân gian, tiếng nói chữ viết, nghệ thuật biểu diễn, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, văn hóa ẩm thực, nghề thủ công truyền thống…tại tỉnh Sóc Trăng từ năm 2012 đến năm 2015. Qua đó đã thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, biên soạn tổng kết các sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên mảnh đất Sóc Trăng. Đồng thời đề ra các giải pháp kiến nghị trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Sóc Trăng trong thời gian tới.

Nguyễn Thanh Lam (2016)18 phân tích ý nghĩa quan trọng của việc ra đời Sắc lệnh 65 ngày 23/11/1945 ấn định nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ học viện, quy định nhiệm vụ về bảo tồn tất cả cổ tích- được hiểu là di sản văn hóa- trong toàn còi Việt Nam. Điều đó cho thấy, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng thấu hiểu giá trị di sản văn hóa của cha ông để lại cũng như sự cần thiết phải bảo vệ, gìn giữ những tài sản vô giá ấy. Việc ban hành Sắc lệnh thể hiện rò nét tầm nhìn chiến lược cũng như sự quan tâm đặc biệt và quý trọng của Bác Hồ đối với di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử và đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa


16 Viện Văn hóa-Thông tin (2007), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Mỹ thuật Trung ương, Hà Nội.

17 Lâm Nhân, Trần Văn Út, Văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.

18 Nguyễn Thanh Lam (2016), “Từ Sắc lệnh số 65 ngày 23 tháng 11 năm 1945 nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh về di sản văn hóa”, Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, số 6/2016.

15

trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Không những rất quan tâm đến việc bảo vệ di sản văn hóa vật thể mà Bác Hồ còn rất chú trọng việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Bản thân vốn là một nhà văn hóa kiệt xuất, Người vẫn thường hay dẫn Chinh phụ ngâm, truyện Kiều, những câu hò, lời ca, điệu ví quen thuộc trong văn nghệ dân gian vào các câu chuyện, các bài nói, bài viết của mình, như một lời nhắc nhở khéo léo cho các thế hệ sau rằng cần phải luôn gìn giữ vốn văn hóa - văn nghệ truyền thống quý báu của dân tộc. Cho đến lúc sắp về còi vĩnh hằng, Người vẫn mong muốn được nghe một câu hò Huế, một làn điệu ví dặm hay một khúc dân ca quan họ. Người để lại bài học sâu sắc cho thế hệ sau rằng hãy yêu tha thiết những câu hát dân ca để càng yêu thêm Tổ quốc mình.

Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (2014)19, tổ chức và phát hành Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Kinh nghiệm và định hướng tương tương lai”. Với 60 bài viết tập trung vào các nội dung như: i) tổng kết công tác 10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai; Việt Nam đã chủ động và sáng tạo thực hiện các quy định và khuyến nghị của UNESCO trong Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; ii) kinh nghiệm, bài học và định hướng toàn cầu của một số quốc gia thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể như Hàn Quốc, Nigeria, Thái Lan, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Miến Điện…; iii) và quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam như lễ hội truyền thống, thờ cúng Hùng Vương, Nhã nhạc- âm nhạc cung đình Việt Nam, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Không gian văn hóa Cồng Chiêng ở tỉnh Đắk Lắk… phù hợp với tinh thần Công ướcUNESCO năm 2003; iv) Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội trong vai trò chủ thể bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung của các bài viết có đề cập đến thực tiễn và cách thức tiếp cận, nhận diện và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.

Vũ Thị Hồng Nga (2018)20, qua bản dịch đề cập đến việc Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ghi nhận “tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển bền vững” thể hiện qua ba phương diện. Thứ nhất về phát triển xã hội toàn diện: di sản văn hóa phi vật thể góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực bởi thực phẩm luôn là một trong những yếu tố trung tâm trong các nghi lễ, mang lại cảm giác


19 Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (2014), “10 năm thực hiện Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương tương lai”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

20 International Information and Networking Center for Intangible Cultural Heritage of Asia and the Pacific under the auspices of UNESCO (ICHCAP), the Department of Heritage Culture Ministry of Culture, Sports and Tourism, Vietnam National Committee of UNESCO and UNESCO Office in Vietnam (2018), “Intangible Cultural Heritage and Sustainable Development”, https://ich.unesco.org/doc/src/34299-VI.pdf, truy cập ngày 28/12/2020.

16

về bản sắc và nguồn gốc. Thực hành chăm sóc sức khỏe truyền thống có thể góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe có chất lượng và sức khỏe cho tất cả mọi người. Các thực hành truyền thống liên quan đến quản lý nguồn nước góp phần tiếp cận công bằng đến nguồn nước sạch và sử dụng nguồn nước bền vững, đặc biệt là trong nông nghiệp và các sinh kế khác; di sản văn hóa phi vật thể đem lại những ví dụ sống động về nội dung và phương pháp giáo dục giúp tăng cường sự gắn kết và hòa nhập xã hội, có tính quyết định trong việc sáng tạo và chuyển giao vai trò giới và bản dạng giới, do đó giữ vai trò quan trọng trong bình đẳng giới. Thứ hai về bền vững môi trường: di sản văn hóa phi vật thể có thể giúp bảo vệ đa dạng sinh học góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Tri thức và thực hành địa phương về thiên nhiên có thể đóng góp vào nghiên cứu về môi trường bền vững, các tri thức và chiến lược ứng phó tạo nền tảng quan trọng cho khả năng ứng phó đối với thiên tai và biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng. Thứ ba về phát triển kinh tế toàn diện: di sản văn hóa phi vật thể rất cần thiết để duy trì sinh kế của các nhóm và cộng đồng thông qua việc tạo ra thu nhập và công việc bền vững cho nhiều cá nhân và cộng đồng, bao gồm người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương. Di sản văn hóa phi vật thể là di sản sống, do vậy là nguồn lực đổi mới chính cho phát triển, cộng đồng cũng có thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể thúc đẩy hòa bình từ những giá trị cốt lòi của nó giúp ngăn chặn hoặc giải quyết các tranh chấp. Việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cũng góp phần vào việc khôi phục, duy trì hòa bình và an ninh.

Bên cạnh các tác giả riêng biệt nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể còn có các cơ quan, đơn vị khác cũng nghiên cứu về vấn đề này và thường xuyên có các hội thảo, chương trình nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Giai đoạn năm 1999-1997, Bộ Văn hóa – Thông tin21 đã thực hiện Chương trình văn hóa cho các vấn đề của bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể tập trung vào hoạt động sưu tầm văn hóa phi vật thể do các Sở Văn hóa – Thông tin cấp tỉnh thực hiện (Phan Hồng Giang, 2007, tr.511). Chương trình quốc gia về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể (còn gọi là Chương trình văn hóa phi vật thể) thực hiện giai đoạn 1 từ 1997-2000 tập trung vào sưu tầm sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật dân gian truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Giai đoạn hai của Chương trình này từ năm 2000 đến 2004 nhiệm vụ là tập trung vào sưu tầm các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc có dân số dưới 5000 người (Đỗ Lan Hương, 2007)22.

Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Vicas) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể ở Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tại


21 Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

22 Đỗ Lan Hương (2007), “Chương trình văn hóa phi vật thể ở Việt Nam và việc bảo vệ những báu vật nhân văn sống của UNESCO”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa – thông tin, tr.57-69.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí