soát xét tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Với các khách hàng có quy mô lớn, rủi ro cao hoặc kiểm toán năm đầu tiên…thì mức độ soát xét có thể chi tiết hơn.
Thành viên Ban Giám đốc soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro, tại Công ty TNHH kiểm toán ASC thì đó là Phó Tổng Giám đốc điều hành không trực tiếp phụ trách nhóm kiểm toán, có trách nhiệm soát xét HSKT, soát xét báo cáo kiểm toán và toàn bộ quy trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng đã đề ra.
Chủ nhiệm kiểm toán, là các Trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ chuyên môn như trưởng phòng kiểm toán 1, trưởng phòng kiểm toán 2,… có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo cuộc kiểm toán thuộc phòng mình, thực hiện kiểm soát công việc được thực hiện bởi các kiểm toán viên chính bao gồm: soát xét, phê duyệt kế hoạch kiểm toán, nhân sự và thời gian do KTV chính lập (trước khi trình lên thành viên Ban giám đốc phê duyệt); soát xét, phê duyệt chương trình kiểm toán chi tiết cho nhóm kiểm toán; soát xét các công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán, trực tiếp trao đổi với KTV chính và xử lý các vấn đề có liên quan đến cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên chính, Tại Công ty ASC, kiểm toán viên chính có nhiệm vụ trực tiếp liên hệ với khách hàng để tìm hiểu hoạt động kinh doanh, chính sách kế toán và các vấn đề liên quan đến việc lập kế hoạch và chương trình kiểm toán chi tiết, trực tiếp lập kế hoạch kiểm toán, chịu trách nhiệm chính trong cuộc kiểm toán tại khách hàng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm kiểm toán, soát xét công việc cụ thể của từng thành viên trong nhóm, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các thành viên trong nhóm áp dụng các chuẩn mực, quy trình và các phương pháp kỹ thuật để thu thập các bằng chứng kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán dự thảo và thư quản lý.
Và các chuyên gia (khi cần), là các trưởng bộ phận trong các lĩnh vực (thuế, tư vấn…) hoặc các Chủ nhiệm kiểm toán, hay các chuyên gia bên ngoài có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực đặc thù như lĩnh vực dầu khí, khoáng sản, đánh giá các tác phẩm, công trình nghệ thuật,…. Nhiệm vụ của các chuyên gia là tham gia hỗ trợ, tư vấn, giải quyết các vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát, hiểu biết của đoàn kiểm toán mà đó được cho là những vấn đề trọng yếu, phức tạp, có rủi ro kiểm toán cao. Qua khảo sát cho thấy:
Đối với trách nhiệm của nhà quản lý trong kiểm soát chất lượng kiểm toán
Quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiểm toán của từng công ty kiểm toán. Nếu người quản lý cao nhất đơn vị quan niệm rằng chất lượng kiểm toán là một vấn đề quan trọng và yêu cầu phải xây dựng các quy trình chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả chất lượng kiểm toán thì các thành viên khác trong đơn vị sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều đó và hết sức tôn trọng các quy định về kiểm soát chất lượng. Ngược lại, nếu người quản lý không thực tâm chú trọng đến vấn đề này thì chắc chắn các mục tiêu kiểm soát chất lượng kiểm toán không thể thực hiện được.
Qua 20 mẫu chọn (năm 2016), kết quả khảo sát được tác giả tổng hợp như sau: 20/20 hồ sơ kiểm toán chiếm tỷ lệ 100% mẫu chọn có chữ ký, soát xét của thành
viên Ban giám đốc đối với Báo cáo tài chính trước khi phát hành nhưng không có dấu hiệu soát xét trên giấy làm việc của nhóm kiểm toán.
Có 7/20 hồ sơ kiểm toán chiếm tỷ lệ 35% mẫu chọn có thể hiện việc soát xét và phê duyệt kế hoạch kiểm toán của chủ nhiệm kiểm toán
Có 10/20 hồ sơ kiểm toán chiếm tỷ lệ 50% mẫu chọn có giấy làm việc (review- note) của chủ nhiệm kiểm toán trong việc theo dòi tiến độ và chất lượng cuộc kiểm toán.
Có 10/20 hồ sơ kiểm toán chiếm tỷ lệ 50% không có giấy làm việc thể hiện phần xác định trọng yếu và rủi ro của cuộc kiểm toán.
Qua mẫu khảo sát có thể thấy công việc kiểm tra, soát xét giấy làm việc của thành viên Ban giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán đã được xây dựng nhưng thực tế vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.
Đối với vấn đề tham khảo ý kiến của các chuyên gia
Tại ASC quy định trong quá trình thực hiện kiểm toán nhóm kiểm toán gặp phải những vấn đề phức tạp vượt quá khả năng, sự hiểu biết của các thành viên trong nhóm thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Trên thực tế qua khảo sát 20 khách hàng lớn của công ty năm 2016, công ty đã có văn bản hỏi vụ chế độ kế toán về vấn đề còn đang có tranh cãi: Ví dụ như việc phân phối lợi nhuận đối với báo cáo hợp nhất của các tổng công ty, các tập đoàn, vấn đề chênh lệch tỷ giá hối đoái…
2.2.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện ở cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Đồng thời, nó cũng chịu sự kiểm soát của các cấp độ khác nhau: kiểm toán viên chính, Chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng và thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng trực tiếp của từng cuộc kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được cụ thể như sau:
Giai đoạn: Duy trì và chấp nhận khách hàng
Nhiệm vụ của bước này là việc ra quyết định chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán các khách hàng hiện tại và thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán.
Đánh giá sơ bộ khách hàng trước khi tiến hành cam kết cung cấp dịch vụ kiểm toán là công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Đặc biệt đối với các khách hàng mới cần tìm hiểu khả năng có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán được hay không, các rủi ro có thể có và mức độ rủi ro khi chấp nhận cung cấp dịch vụ, khả năng đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên.
Tại công ty TNHH Kiểm toán ASC, việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán các khách hàng hiện tại được thực hiện trực tiếp bởi Ban Giám đốc công ty hoặc các Chủ nhiệm kiểm toán. Các thành viên của Ban Giám đốc hoặc Chủ nhiệm kiểm toán sẽ thực hiện thu thập thông tin cần thiết và lập các báo cáo khảo sát ban đầu (theo phụ lục số 01- Đánh giá chấp nhận khách hàng mới và phụ lục số 02
– Đánh giá tiếp tục khách hàng cũ) để đánh giá nhu cầu kiểm toán của các khách hàng tiềm năng và các khách hàng hiện tại.
Để duy trì chất lượng tốt cho một cuộc kiểm toán, Ban Giám đốc hoặc Chủ nhiệm kiểm toán thường thực hiện 2 bước chính trong giai đoạn này:
Thứ nhất, đánh giá tính chính trực của ban giám đốc các khách hàng tiềm năng bằng cách:
+ Liên hệ với các kiểm toán viên tiền nhiệm
+ Thu thập thông tin từ bên thứ ba như ngân hàng, nhà tư vấn pháp luật và các nguồn cung cấp thông tin khác.
+ Xem xét kinh nghiệm đã có với các khách hàng hiện tại.
Thứ hai, đánh giá khả năng thực hiện cuộc kiểm toán:
Trước khi đưa ra quyết định chấp nhận cuộc kiểm toán, Ban Giám đốc công ty ASC thực hiện việc xem xét liệu công ty có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện cuộc kiểm toán hay không. Điều này bao gồm việc xác định các thành viên chủ chốt của nhóm kiểm toán, lựa chọn trưởng nhóm kiểm toán và xem xét nhu cầu có cần sự trợ giúp về chuyên môn kỹ thuật từ các chuyên gia bên ngoài trong quá trình kiểm toán. Nhân sự chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định của cuộc kiểm toán vì một số khách hàng tiềm năng thường yêu cầu đính kèm sơ yếu lý lịch các thành viên của nhóm kiểm toán. Điều này cho phép các khách hàng tiềm năng đánh giá được năng lực của các thành viên được chỉ định thực hiện cuộc kiểm toán.
Công việc cuối cùng trong bước đầu tiên là Ban Giám đốc công ty ASC thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán với đại diện pháp lý của khách hàng đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán.
Ví dụ tại hồ sơ kiểm toán năm 2016 đối với tập đoàn A, công việc khảo sát, đánh giá được thực hiện bởi bà – Hoàng Thị Xuân, trưởng phòng Kiểm toán 3.
Thông tin chung: Ngày 24/6/2010, tập đoàn A chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quyết định số 955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là doanh nghiệp Nhà nước với số vốn điều lệ hơn 72.000 tỷ đồng, có trụ sở chính tại phố Huỳnh Thúc Kháng với mục tiêu hoạt động là trở thành tập đoàn viễn thông số một tại Việt Nam.
Mục đích mời kiểm toán: Thực hiện kiểm toán các đơn vị thành viên và kiểm toán toàn bộ tập đoàn, mục đích kiểm toán theo yêu cầu của nhà nước, đây cũng là yêu cầu bắt buộc để tập đoàn có thể tham gia đăng ký cung cấp dịch vụ 4G tại Việt Nam. Đối tượng sử dụng không rộng rãi: chỉ bao gồm các cơ quan nhà nước và các bên có liên quan trong việc đăng ký cung cấp dịch vụ 4G.
Sản phẩm dịch vụ của tập đoàn tương đối đa dạng, trong đó lĩnh vực chính là kinh doanh dịch vụ viễn thông, truyền dẫn, bưu chính, phân phối thiết bị đầu cuối, truyền thông, xuất nhập khẩu, đầu tư bất động sản…
Về cơ cấu tổ chức: Tập đoàn có 160 đơn vị hạch toán phụ thuộc cấp 1, 90 đơn vị hạch toán phụ thuộc cấp 2, 16 công ty con và 8 công ty liên kết có địa bàn trải dài trên toàn quốc.
Phân tích tài chính: Năm 2016 mặc dù không đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu năm nay gấp đôi năm trước như bốn năm trước nhưng cũng có sự tăng
trưởng lớn với tỷ lệ 1,7 lần và con số tuyệt đối là 22,62 nghìn tỷ, cụ thể doanh thu năm 2015 là 29,362 nghìn tỷ và năm 2016 là 50,447 nghìn tỷ với lợi nhuận năm nay tăng 1,3 lần so với năm trước với số tuyệt đối là 1,65 nghìn tỷ. Qua nghiên cứu báo cáo tài chính của tập đoàn trước kiểm toán và phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo của khách hàng. Người khảo sát nhận thấy trong năm nay lượng tài sản dài hạn tăng 2,4 lần so với năm ngoái trong đó tài sản cố định tăng 11,159 nghìn tỷ tương ứng với 1,73 lần các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 7,7 nghìn tỷ tăng hơn 7 lần, hệ số tự tài trợ là 56%, hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn là 95%, vốn luân chuyển trong kỳ >0, khả năng thanh toán hơn 3 lần, qua đó có thể sơ bộ kết luận tình hình tài chính của khách hàng tương đối tốt tuy nhiên rủi ro sẽ nằm vào các khoản mục tài sản dài hạn do tốc độ tăng trưởng nhanh cả về số tương đối và tuyệt đối. Mặt khác với địa bàn hoạt động rộng trải dài trên cả nước, với mô hình tổ chức kế toán tại từng tỉnh và cộng ngang số liệu trên toàn tập đoàn, tính trung thực và hợp lý của số liệu trình bày trên báo cáo sẽ phụ thuộc nhiều vào hệ thống chính sách kế toán được thiết lập và áp dụng thống nhất trên toàn quốc cũng như trình độ kế toán tại từng tỉnh.
Mức độ rủi ro của hợp đồng được xác định là khá cao, tuy nhiên đây là một khách hàng tiềm năng ngoài việc kiểm toán báo cáo tài chính có thể mở rộng thêm các dịch vụ về kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tư vấn nâng cao năng lực kế toán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc tập đoàn… Sau khi đánh giá cân nhắc rủi ro của hợp đồng cũng như lợi ích gia tăng có thể có, cùng với sự xem xét một cách nghiêm túc năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự, công ty quyết định mời thêm 2 chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ bưu chính viễn thông để tham vấn. Công ty đã chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn tập đoàn A.
BIÊN BẢN PHÊ DUYỆT CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Họ và tên khách hàng
Tập đoàn A
Kỳ kiểm toán
Cho năm tài chính kết thức ngày 31/12/2016
Là khách hàng
Mới
Loại hình kinh doanh
Cty CP niêm yết Cty cổ phần DNNN Cty TNHH Loại hình DN khác DN có vốn ĐTNN DN tư nhân Cty hợp danh HTX |
ĐÁNH GIÁ RỦI RO Theo dòi những thay đổi trong năm hiện tại và năm trước có ảnh hưởng đến công tác kiểm toán |
Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được xác định phải được trình bày chi tiết theo từng mục) Đối chiếu chi tiết trong mục A120 (phụ lục câu hỏi khả năng chấp nhận khách hàng) Phong cách và tính chính trực của Ban Tổng giám đốc Rủi ro thấp Cơ cấu quản lý và tổ chức Cơ cấu tổ chức Loại hình kinh doanh Kinh doanh dịch vụ viễn thông tốc độ tăng trưởng cao khối lượng công việc lớn, mặt khác công ty đang trong giai đoạn phát triển nên khối lượng tài sản đầu tư tài sản dài hạn lớn. Môi trường kinh doanh Rủi ro do sự gia tăng cạnh tranh nhiều hãng viễn thông mới Kết quả tài chính Rủi ro do khối lượng phát sinh lớn Đặc thù của công tác kế toán Có rủi ro do địa hình phân tán Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan Rủi ro thấp Hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng này Có đủ kinh nghiệm để tiến hành kiểm toán Khả năng của việc cố ý trình bày sai |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Soát Chất Lượng Trong Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính
- Kinh Nghiệm Của Cộng Hòa Pháp Trong Việc Kiểm Soát Chất Lượng Kiểm Toán
- Thực Trạng Kiểm Soát Chất Lượng Trong Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kiểm Toán Asc
- Công Văn Gửi Khách Hàng Sau Khi Ký Hợp Đồng Kiểm Toán
- Bảng Soát Xét Giấy Tờ Làm Việc Của Ktv Đối Với Trợ Lý Ktv
- Đánh Giá Thực Trạng Kiểm Soát Chất Lượng Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Kiểm Toán Asc
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Đánh giá chung về rủi ro : Khá cao ĐỘC LẬP VÀ MÂU THUẪN LỢI ÍCH Ngoài tập đoàn trên, công ty cũng có cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các khách hàng khác thuộc cùng lĩnh vực ngành nghề tuy nhiên không có mâu thuẫn lợi ích lợi ích giữa các khách hàng này trong trường hợp công ty thực hiện ký kết hợp đồng. QUYẾT ĐỊNH CỦA CỐ VẤN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG x Chấp nhận khách hàng Tổng Giám đốc (chữ ký của TV. BGĐ phụ trách khách hàng) Không chấp nhận khách hàng Các quyết định khác |
Biểu 2.2: Bản phê duyệt tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng
(Nguồn : Phòng kiểm toán 3, ASC)
Qua 20 hồ sơ khảo sát năm 2016, có rất ít hồ sơ có giấy làm việc thể hiện bước đánh giá duy trì và chấp nhận khách hàng, phần này thường được lồng chung vào kế hoạch kiểm toán ở mục thông tin chung về khách hàng.
Cụ thể: Có 2/20 hồ sơ kiểm toán có bản đánh giá chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Có 18/20 hồ sơ kiểm toán không có bản đánh giá chấp nhận cung cấp dịch vụ cho các khách hàng.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán được coi là một công cụ quan trọng để có được một cuộc kiểm toán thành công giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp, vừa đạt được các mục tiêu kiểm toán, vừa tiết
kiệm chi phí cho công ty kiểm toán. Một kế hoạch kiểm toán đạt yêu cầu phải đưa ra được những hiểu biết chi tiết về tình hình kinh doanh, về rủi ro từ loại hình kinh doanh của khách hàng, phân tích được tình hình tài chính, xác định được mức trọng yếu, vùng rủi ro từ đó xây dựng được phương pháp kiểm toán thời gian thực hiện và tình hình nhân sự cần thiết. Kế hoạch kiểm toán là căn cứ để giám sát, kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tiến độ thực hiện công việc được giao của mỗi thành viên trong nhóm kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng ở bước này đã đảm bảo được rằng:
Kế hoạch kiểm toán được lập theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định pháp lý có liên quan, các hướng dẫn thực hiện kiểm toán của công ty kiểm toán.
Tính khả thi của mục tiêu kiểm toán và tính phù hợp của nội dung, phạm vi kiểm toán.
Các vấn đề trọng yếu cần tập trung xử lý được phát hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán; và hướng xử lý các vấn đề phát sinh từ các cuộc kiểm toán trước.
Đảm bảo tất cả các thành viên nhóm kiểm toán đều hiểu rò kế hoạch kiểm toán, hiểu rò phần hành công việc được phân công và đảm bảo không có bất đồng về lợi ích nào khiến cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán được phân công một cách không khách quan, chính xác.
Sử dụng các thủ tục phân tích phù hợp; Xác định phương pháp chọn mẫu và tổng thể; Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; và xác định mức trọng yếu kế hoạch trong quá trình lập kế hoạch và mức độ sai sót có thể chấp nhận được.
Tính hợp lý của việc bố trí thời gian kiểm toán; lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch thời gian nhân sự thực hiện kiểm toán; và tính phù hợp trong việc phân công công việc cho các kiểm toán viên với năng lực, trình độ nghiệp vụ tương xứng của từng kiểm toán viên.
Các bước kiểm soát bao gồm:
Kiểm soát của Chủ nhiệm kiểm toán: Trên cơ sở hợp đồng kiểm toán được Ban Giám đốc phân công, Chủ nhiệm kiểm toán giao nhiệm vụ cho kiểm toán viên chính (hoặc còn gọi là trưởng nhóm kiểm toán) thực hiện khảo sát, thu thập thông tin, lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán sẽ thực hiện.