Kiểm Soát Chất Lượng Trong Quy Trình Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính

Vai trò của kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm soát chất lượng kiểm toán, trước hết là nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán đạt tiêu chí chất lượng, đáp ứng yêu cầu tin cậy của các đối tượng sử dụng các thông tin được kiểm toán. Ngoài ra, kiểm soát chất lượng kiểm toán còn đem lại nhiều lợi ích khác như:

Một là, cung cấp thông tin để các công ty kiểm toán xây dựng chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán; tổ chức và điều hành hoạt động kiểm toán.

Hai là, đánh giá trình độ, năng lực và đạo đức kiểm toán viên làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ phù hợp, tuyển dụng và đề bạt.

Ba là, đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của các chính sách và biện pháp kiểm soát chất lượng để còn sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung kịp thời những nội dung cần thiết trong các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn hoạt động kiểm toán.

Bốn là, thông qua kiểm soát chất lượng kiểm toán để xử lý kịp thời các sai sót và có biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót đó có thể tái diễn trong tương lai.

1.2.3. Các loại hình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chínhCác cấp độ kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Công việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện theo các cấp độ: Thứ nhất, kiểm soát từ kiểm toán viên chính (trưởng nhóm kiểm toán) Thứ hai, kiểm soát từ chủ nhiệm kiểm toán

Thứ ba, kiểm soát từ các chuyên gia (nếu có)

Thứ tư, kiểm soát của các thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng kiểm toán (nếu có)

Thứ năm, kiểm soát của thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Các loại kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC

Tuỳ theo từng tiêu thức phân loại mà có những loại kiểm soát chất lượng kiểm toán khác nhau. Thông thường có những tiêu thức phân loại kiểm soát chất lượng kiểm toán như sau:

Kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC - 3

Theo chủ thể kiểm soát, thì kiểm soát chất lượng kiểm toán có kiểm soát từ bên trong (nội kiểm) và kiểm soát từ bên ngoài (ngoại kiểm).

Theo thời điểm kiểm soát, thì kiểm soát chất lượng kiểm toán có 2 loại: kiểm soát trong quá trình thực hiện và kiểm soát sau quá trình thực hiện kiểm toán.

1.3. Kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Đối với kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán, đây chính là nội dung kiểm soát chất lượng trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán, bao gồm: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

1.3.1. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Nội dung của kiểm soát trong giai đoạn này là việc đánh giá tính đầy đủ và phù hợp của các nội dung cơ bản sau trong kế hoạch kiểm toán, bao gồm:

Một là, Đảm bảo kế hoạch kiểm toán được lập theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định pháp lý có liên quan, các hướng dẫn thực hiện kiểm toán của công ty kiểm toán;

Hai là, tính khả thi của mục tiêu kiểm toán và tính phù hợp của nội dung, phạm vi kiểm toán;

Ba là, các nguồn lực hỗ trợ thực hiện cuộc kiểm toán như các phát hiện của kiểm toán viên nội bộ, các kết luận thanh tra, kiểm tra của các tổ chức quản lý khác đối với khách thể kiểm toán;

Bốn là, các vấn đề trọng yếu cần tập trung xử lý được phát hiện trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán; và hướng xử lý các vấn đề phát sinh từ các cuộc kiểm toán trước;

Năm là, đảm bảo tất cả các thành viên nhóm kiểm toán đều hiểu rò kế hoạch kiểm toán, hiểu rò phần hành công việc được phân công và đảm bảo không có bất đồng về lợi ích nào khiến cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán được phân công một cách không khách quan, chính xác;

Sáu là, xác định các nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán; và tính hợp lý, đầy đủ của việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán;

Bảy là, sử dụng các thủ tục phân tích phù hợp; Xác định phương pháp chọn mẫu và tổng thể; Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát; và xác định mức trọng yếu kế hoạch trong quá trình lập kế hoạch và mức độ sai sót có thể chấp nhận được;

Tám là, tính hợp lý của việc bố trí thời gian kiểm toán; lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch thời gian nhân sự thực hiện kiểm toán; và tính phù hợp trong việc phân công công việc cho các kiểm toán viên với năng lực, trình độ nghiệp vụ tương xứng của từng kiểm toán viên.

1.3.2. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực kiểm toán

Trong giai đoạn này, kiểm soát chất lượng cần phải được tiến hành đồng thời theo từng bước công việc và thủ tục kiểm toán. Việc kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

Một là, công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các hướng dẫn về thực hành kiểm toán và các quy định của công ty;

Hai là, công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được lập và phê duyệt; và các nhân viên tham gia kiểm toán phù hợp với yêu cầu đề ra trong kế hoạch về cấp bậc nhân viên, thời gian tham gia và chi phí cho việc thực hiện kiểm toán;

Ba là, tính đầy đủ về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các phần hành quan trọng được nêu trong kế hoạch kiểm toán; và tính phù hợp của các thủ tục kiểm toán được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán và đưa ra các bằng chứng thuyết phục;

Bốn là, tính đầy đủ, kịp thời trong việc kiểm tra, giám sát kết quả sau mỗi giai đoạn, mỗi bước công việc kiểm toán hoàn thành; Soát xét công việc của các chuyên gia (nếu có); Tính tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên theo nguyên tắc chính trực, độc lập, khách quan và bí mật;

1.3.3. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Nội dung chính cần kiểm soát trong giai đoạn này bao gồm:

Một là, tất cả các phát hiện trong quá trình kiểm toán đều được đánh giá trên cơ sở trọng yếu, bất thường và được ghi chép lại trên giấy tờ làm viêc, để có hướng xử lý hoặc để xin ý kiến xử lý của cấp cao hơn;

Hai là, tính đầy đủ của các thủ tục kiểm toán được thực hiện trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán; Các kết luận trên báo cáo kiểm toán được minh chứng bởi các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp;

Ba là, xem xét báo cáo có được lập theo đúng chuẩn mực kiểm toán hiện hành, các chính sách, hướng dẫn thực hiện công việc của công ty và các tổ chức nghề nghiệp liên quan; Hình thức và nội dung của báo cáo có phù hợp với các quy định đã được thiết lập (tiêu đề, chữ ký, ngày tháng, mục tiêu và phạm vi, cơ sở pháp lý);

Bốn là, báo cáo kiểm toán phải bao quát được tất cả các nội dung phản ánh mục tiêu của cuộc kiểm toán, trường hợp không phản ánh đầy đủ tất cả các nội dung đó, phải có sự giải thích đầy đủ; Báo cáo kiểm toán được hoàn thành đúng thời gian, do các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện;

Năm là, các sự kiện sau ngày khoá sổ được xem xét và trình bày thích hợp trên báo cáo kiểm toán; Các gian lận được thông báo đến các cấp có thẩm quyền phù hợp; Hồ sơ kiểm toán được cập nhật đầy đủ kết quả kiểm toán;

1.3.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán sau khi ký báo cáo kiểm toán

Đối tượng kiểm soát là những hồ sơ kiểm toán đã thực hiện. Việc kiểm soát bao gồm 3 giai đoạn sau: Giai đoạn chuẩn bị kiểm soát, giai đoạn thực hiện kiểm soát, giai đoạn lập và thông báo kết quả kiểm soát.


1.4. Kinh nghiệm của thế giới về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.4.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ bên ngoài Kiểm soát chất lượng từ bên trong

1.4.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài

Kiểm soát chất lượng từ bên trong

Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các công ty kiểm toán thường tập trung vào ba vấn đề sau: đánh giá khách hàng, kiểm soát hồ sơ và đánh giá sự hài lòng của khách hàng.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam

Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài

Thứ nhất, thành lập Uỷ ban Giám sát Chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm

toán.


Thứ hai, xây dựng cơ chế kiểm tra chéo giữa các công ty kiểm toán.

Thứ ba, hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với kiểm toán BCTC

Kiểm soát chất lượng từ bên trong

Thứ nhất, chú trọng nguồn nhân lực kiểm toán, đối với bất kỳ loại hình kinh doanh

dịch vụ nào thì yếu tố con người đều rất quan trọng.

Thứ hai, bản thân các công ty kiểm toán cần nhận thức được việc xây dựng một cơ cấu tổ chức khoa học, hợp lý và đặc biệt là việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng kiểm toán là hết sức cần thiết.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng một Quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả cũng như đề cao Vai trò của người kiểm soát độc lập trong công ty kiểm toán với từng cuộc kiểm toán cụ thể.

Thứ tư, các công ty kiểm toán cần hoàn thiện về qui trình, kỹ thuật và hồ sơ kiểm toán, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào trong quá trình thực hiện.

Kết luận chương 1

Chương 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC

2.1. Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH kiểm toán ASC là một công ty chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán và tư vấn thuế.

Mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động

Phương châm dịch vụ của ASC

Ưu điểm nổi bật của ASC so với các tổ chức chuyên ngành tương tự Các dịch vụ của ASC

Vài nét về thông tin tài chính của công ty

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty

Đặc điểm về khách hàng Đặc điểm về dịch vụ

Phương pháp tiếp cận trong kiểm toán BCTC của ASC

2.1.3. Tổ chức bộ máy của công ty

Tại trụ sở chính, việc tổ chức kiểm toán phân mảng theo các phòng nghiệp vụ do các phó tổng Giám đốc hoặc trưởng phòng trực tiếp phụ trách. Các phòng nghiệp vụ thực hiện các dịch vụ tương tự nhau, không chia mảng tách biệt giữa các phòng nghiệp vụ nhằm tạo sự linh hoạt trong hoạt động của các phòng nghiệp vụ.

2.2. Thực trạng kiểm soát chất lượng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC

2.2.1. Các cấp độ kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC

Công ty đã xây dựng và duy trì các cấp độ kiểm soát chất lượng như sau:

Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty.

Thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng là Phó Tổng Giám đốc điều hành công ty, người phụ trách trực tiếp nhóm cung cấp dịch vụ tới khách hàng có nhiệm vụ soát xét kế hoạch kiểm toán và là người soát xét cuối cùng đối với HSKT trước khi phát hành dự thảo báo cáo kiểm toán.

Thành viên Ban Giám đốc soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro là Phó Tổng Giám đốc điều hành không trực tiếp phụ trách nhóm kiểm toán.

Sự kiểm soát của chủ nhiệm kiểm toán, là các Trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ chuyên môn, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo cuộc kiểm toán thuộc phòng mình, soát xét, phê duyệt kế hoạch kiểm toán, nhân sự và thời gian,…

Kiểm toán viên chính, là các kiểm toán viên có đủ năng lực và kinh nghiệm để tổ chức và triển khai một cuộc kiểm toán.

Và các chuyên gia (khi cần), là các trưởng bộ phận trong các lĩnh vực (thuế, tư vấn…) hoặc các Chủ nhiệm kiểm toán, tư vấn có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực.

2.2.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện ở cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được cụ thể như sau:

Giai đoạn: Duy trì và chấp nhận khách hàng Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán được coi là một công cụ quan trọng để có được một cuộc kiểm toán thành công giúp kiểm toán viên và công ty kiểm toán thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp, vừa đạt được các mục tiêu kiểm toán, vừa tiết kiệm chi phí cho công ty kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là căn cứ để giám sát, kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tiến độ thực hiện công việc được giao của mỗi thành viên trong nhóm kiểm toán.

Các bước kiểm soát bao gồm:

Kiểm soát của Chủ nhiệm kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán

Kiểm soát của thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro

Kiểm soát của thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng

2.2.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán

Trong giai đoạn này, việc kiểm soát chất lượng sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục khi đang thực hiện kiểm toán tại khách hàng. Tất cả các công việc và giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán đều phải được kiểm tra, giám sát. Người thực hiện việc kiểm tra, giám sát cũng hết sức linh hoạt theo nguyên tắc người ở cấp bậc cao hơn sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát công việc của người ở cấp bậc thấp hơn.

Trưởng nhóm kiểm toán là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán của các thành viên trong nhóm kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm phân công

công việc cho các thành viên trong nhóm tuỳ theo năng lực của từng thành viên và là người chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán đó.

Kiểm soát của Chủ nhiệm kiểm toán: thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết. Trong quá trình kiểm toán nếu có nội dung phát sinh ngoài kế hoạch kiểm toán đã lập, trưởng nhóm kiểm toán phải xin ý kiến chỉ đạo của Chủ nhiệm kiểm toán.

Kiểm soát của các chuyên gia, thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng, thành viên Ban Giám đốc khách hàng: Việc kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán chủ yếu do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Việc kiểm soát của các chuyên gia, thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng, thành viên Ban giám đốc khách hàng chỉ được thực hiện đối với các cuộc kiểm toán phức tạp, có độ rủi ro cao hoặc các cuộc kiểm toán trong các lĩnh vực đặc thù đòi hỏi có sự trợ giúp của các chuyên gia.

2.2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán tại đơn vị khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán sẽ: Lập bảng tổng hợp nhận xét các vấn đề phát hiện tại khách hàng, tiến hành trao đổi thảo luận và thống nhất với khách hàng về những vấn đề phát hiện được trong quá trình thực hiện kiểm toán, …

Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện kiểm soát chất lượng thông qua việc xem xét các nội dung sau: Soát xét bảng tổng hợp kết quả kiểm toán, phân tích báo cáo tài chính, bảng tổng hợp các bút toán không điều chỉnh, đưa ra ý kiến đánh giá và hướng xử lý cho các vấn đề mà trưởng nhóm kiểm toán còn băn khoăn, cân nhắc; …

Kiểm soát chất lượng của thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm soát xét chất lượng và kiểm soát rủi ro: thực hiện kiểm soát thông qua việc soát xét bảng ghi nhớ hoàn tất hợp đồng kiểm toán, bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh, đánh giá sự đầy đủ và phù hợp của bằng chứng kiểm toán...

Kiểm soát của thành viên Ban giám đốc phụ trách khách hàng: là người soát xét cuối cùng trước khi dự thảo báo cáo kiểm toán được chuyển cho khách hàng.

2.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán ASC

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC, tác giả có những đánh giá khái quát như sau:

2.3.1. Những kết quả đạt được

Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Hầu hết các cuộc kiểm toán do Công ty thực hiện đều đã được lập kế hoạch một cách đầy đủ, các thông tin cần thiết ban đầu đã được các kiểm toán viên của Công ty thu thập để có thể lập kế hoạch kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng.

Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Về cơ bản, các trưởng nhóm kiểm toán đã thực hiện được nhiệm vụ kiểm tra, soát xét việc tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán, kế hoạch kiểm toán, quy định về hồ sơ kiểm toán.

Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Thành viên Ban Giám đốc phụ trách khách hàng thường xuyên trao đổi với nhóm kiểm toán về các vấn đề phát sinh, về tiến độ của cuộc kiểm toán. Qua đó, thành viên Ban Giám đốc nắm bắt được khá sâu về khách hàng kiểm toán và đây cũng là cách để các thành viên Ban Giám đốc kiểm soát công việc của nhóm kiểm toán.

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng còn có những mặt hạn chế sau:

Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Kiểm soát trong giai đoạn lập báo cáo kiểm toán Kiểm soát chất lượng sau kiểm toán

Kết luận Chương 2

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí