Tăng Trưởng Tổng Tài Sản Của Vietcombank Giai Đoạn 2015-2020


Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng tổng tài sản của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: tỷ đồng


TỔNG TÀI SẢN

1400000


1200000


1000000


800000


600000


400000


200000


0

2015

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG TÀI SẢN

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)

− Tổng dư nợ tín dụng

Tiếp đó là các con số tăng trưởng dư nợ tín dụng chúng ta có thể nhận ra đó chính là mức tăng trưởng ổn định luôn đạt trên 15%: năm 2017 dư nợ tín dụng đạt 557.688 tỷ đồng tăng 17,2% so với năm 2016, vượt chỉ tiêu kế hoạch 2% và nằm trong định hướng tăng trưởng tín dụng của Thống đốc NHNN giao, cơ cấu tài sản có sự chuyển biến rõ nét về chất, cơ cấu tín dụng dịch chuyển theo đúng định hướng gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ và giảm dần tín dụng bán buôn; năn 2018 dư nợ tín dụng đạt 639.370 tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2016 nằm trong mức trần định hướng tăng trưởng tín dụng của Thống đốc NHNN giao, tín dụng bán lẻ tăng 32,7% so với năm 2017, dư nợ cho vay phòng giao dịch tăng 43,9%; dư nợ tín dụng đạt năm 2020 đạt dư nợ tín dụng 845.128 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2019. Năm 2020 Vietcombank là ngân hàng có quy mô tăng trưởng tín dụng lớn nhất ngành ngân hàng, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm, trong đó có các lĩnh vực tăng trưởng nổi bật như tín dụng bán lẻ tăng trưởng cao đạt mức 20,4%, tín dụng cho vay tại phòng giao dịch tăng 25,3%, dư nợ cho vay FDI tăng 16,7%. Với quy mô tăng trưởng hơn 100.000 tỷ


đồng dư nợ trong năm 2020, Vietcombank chính thức được ghi nhận là ngân hàng có quy mô tín dụng tăng trưởng lớn nhất ngành ngân hàng. Có thể nói xét về tăng trưởng dư nợ tín dụng, Vietcombank đã đi đúng định hướng phát triển đã đề ra đó là tăng trưởng ở mức phù hợp gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả, bền vững.

Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng tín dụng của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: Tỷ đồng


TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG

TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG

2020

845128

2019

741387

2018

639370

2017

557688

2016

460808

2015

395620

0

100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)

c) Tình hình Lợi nhuận

Xét về Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế: nhìn vào số liệu 6 năm từ 2015 đến 2020 ta thấy Vietcombank kinh doanh có lãi và liên tục tăng trưởng qua các năm: năm 2017 lợi nhuận trước thuế đạt 11.341 tỷ đồng tăng 32,2% so với năm 2016 vượt chỉ tiêu kế hoạch 25%; đặc biệt năm 2018 có mức tăng trưởng ấn tượng lợi nhuận trước thuế tăng 61,1% và lợi nhuận sau thuế là 60,5% đạt 137% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua; các con số này tiếp tục tăng trưởng ở mức 27% vào năm kế tiếp, duy chỉ có năm 2020 mức lợi nhuận của Vietcombank giảm chút xíu 0,7% đạt trên 23 nghìn tỷ đồng (tương ứng với khoảng 1 tỷ USD) tương đương mức năm 2019, nhưng mức sụt giảm này không khiến Vietcombank mất đi vị trí quán quân lợi nhuận của ngành ngân hàng, là


ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất trong toàn hệ thống với mức lợi nhuận đạt vị trí số 1 trong 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn ngành (chi tiết tại Phụ lục số 5) và lọt vào nhóm 200 ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất toàn cầu. Tỷ lệ giảm này cũng là một điều dễ hiểu khi mà năm 2020 cả nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Vietcombank thực hiện kêu gọi và định hướng điều hành của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, an toàn, hiệu quả vừa chung tay cùng cả nước quyết liệt phòng, chống dịch và chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp, khách hàng vượt qua khó khăn góp phần nhanh chóng khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới. Trong năm 2020 Vietcombank đã thực hiện 5 lần giảm lãi suất cho vay với người dân và doanh nghiệp Theo Thông tư 01/2020-NHNN ban hành bởi Ngân hàng nhà nước khiến lợi nhuận giảm hơn 3.700 tỷ đồng và là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm hơn so với năm 2019. Thêm vào đó khi nhìn Biểu đồ 3.5 giữa Lợi nhuận trước thuế và Lợi nhuận sau thuế ta thấy rõ mức đóng góp cho ngân sách nhà nước của Vietcombank luôn có xu hướng tăng, thể hiện trách nhiệm cũng như phản ánh hiệu quả kinh doanh của Vietcombank ngày càng cao.

Biểu đồ 3.5. Tăng trưởng Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tại Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: Tỷ đồng


25000

20000

15000

10000

18269

14622

23212

18597

23050

18473

5000

11341

5332

0

68

7 8523

6851

9111


31/12/2015

31/12/2016

31/12/2017

31/12/2018

31/12/2019

31/12/2020

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

LI NHUN SAU THU


(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)


3.2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị và nâng cao hiệu quả quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

3.2.2.1. Khái quát tình hình đổi mới mô hình quản trị tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO,

ỦY BAN NHÂN SỰ…

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU

HÀNH

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

TW, ALCO…

KIỂM TRA NỘI BỘ

Sơ đồ 3.2. Mô hình quản trị của Vietcombank



KHỐI

KHỐI

KHỐI

KHỐI

KHỐI

KHỐI

KHỐI

BÁN

BÁN

VỐN

QUẢN

NHÂN

TÀI

TÁC

BUÔN

LẺ


LÝ RR

SỰ

CHÍNH

NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 12


Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank Trong các mô hình quản trị ngân hàng 1

Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank Trong các mô hình quản trị ngân hàng 2

Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank Trong các mô hình quản trị ngân hàng 3

Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank Trong các mô hình quản trị ngân hàng 4

Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank Trong các mô hình quản trị ngân hàng 5

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank


Trong các mô hình quản trị ngân hàng, Vietcombank lựa chọn mô hình quản trị tập trung trong quá trình điều hành và tổ chức quản lý dựa trên cơ sở thông tin trực tuyến từ chi nhánh lên Hội sở chính. Với mục đích hiện đại hóa, nâng cao tính cạnh tranh, uy tín và hướng tới hiệu quả kinh doanh tốt, Vietcombank từng bước triển khai áp dụng mô hình quản trị theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt (thực hiện theo các nguyên tắc quản trị của OECD và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) bao gồm: tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính gồm các Khối (mô hình Khối): Khối ngân hàng bán buôn, Khối ngân hàng bán lẻ và Khối quản lý và kinh doanh vốn; đồng thời thiết lập và tổ chức lại các mảng hỗ trợ bao gồm các Khối quản lý rủi ro, Khối quản lý tài chính/kế toán và hậu cần, tác nghiệp; tiếp tục từng bước ứng dụng các mô hình quản trị theo thông lệ quốc tế.

Với việc áp dụng mô hình quản trị tập trung, cơ chế quản trị nội bộ của Vietcombank đã được xây dựng và ban hành được rất nhiều các văn bản quản trị đồng bộ. Quy chế quản lý cán bộ, quy chế xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại , miễn nhiệm, từ chức đi liền với việc khen thưởng thực chất, áp dụng KPIs…

Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, Vietcombank đã từng bước đổi mới mô hình quản trị qua hai giai đoạn điển hình đó là:

Mô hình 1: Mô hình quản trị ngân hàng theo Basel I của Ủy ban Basel

Trong giai đoạn 2015-2017 Vietcombank sử dụng Mô hình 1 trong công tác quản trị, cụ thể là Vietcombank đã ban hành và hoàn thiện đồng bộ các quy trình quản trị và triển khai nhiều dự án chuyển đổi chiến lược cấu trúc phù hợp với mô hình ngân hàng hiện đại. Đặc biệt trong lĩnh vực quản trị rủi ro Vietcombank áp dụng cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR theo công thức tính Basel I của Ủy ban Basel.

Mô hình 2: Mô hình quản trị ngân hàng theo Basel II của Ủy ban Basel

Giai đoạn 2018-2020, chuyển đổi hoạt động ngân hàng theo hướng quản trị ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn Basel II là một sự chuyển mình đầy nỗ lực của Vietcombank khi được lựa chọn là ngân hàng áp dụng sớm Thông tư 41/2016/TT-


NHNN trước 1 năm so với dự kiến vào năm 2018. Để được chấp nhận là ngân hàng áp dụng theo Basel II Vietcombank đã phải xây dựng một cấu trúc khung, các nguyên tắc hướng dẫn, các phương pháp xác định rủi ro theo phương pháp Basel II: định nghĩa mới về vốn và các quy định giới hạn tỷ lệ vốn cấp 1, 2, 3 theo yêu cầu của Basel II, thiết lập công thức xác định tỷ lệ an toàn vốn CAR trên cơ sở ba loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

Bên cạnh đó, Vietcombank xây dựng một bộ nguyên tắc, quy trình quản trị NHTM theo Basel II: cấu trúc lại mô hình quản trị, mô hình kiểm tra giám sát (mô hình kiểm tra giám sát theo 3 tuyến phòng ngự, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cấu trúc hệ thống thông tin truyền thông, cấu trúc lưu trữ cơ sở dữ liệu lịch sử của ngân hàng).

3.2.2.2. Thực trạng hiệu quả quản trị và nâng cao hiệu quả quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Trên cơ sở tham khảo cách đánh giá hiệu quả quản trị thông qua bộ chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh FSIs của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tham khảo kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ số CGI của học giả Trần Thị Thanh Tú và cộng sự [33,52] và bộ chỉ số BGRI dựa trên cơ sở bộ chỉ số CGI và bổ sung thêm cấu phần về quản trị rủi ro (BRI) theo chuẩn mực Basel II và Basel III của Lê Quốc Minh [14] tác giả đã đưa ra các nhóm chỉ tiêu tiêu biểu này để đánh giá hiệu quả quản trị của Vietcombank. Thêm vào đó, tác giả đề xuất nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đổi mới quản trị và chỉ số tương quan phản ánh mối quan hệ giữa đổi mới hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của Vietcombank dựa trên sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia tại một số các ngân hàng như Vietcombank, Techcombank, Seabank…, các chuyên gia tại Viện chiến lược phát triển, các giảng viên tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

a) Thực trạng hiệu quả quản trị (Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh) Đánh giá hiệu quả quản trị qua bộ chỉ số FSIs của IMF:

- Mức độ an toàn vốn


Chỉ số đánh giá vốn tự có là một trong những chỉ số quan trọng nhất thể hiện mức độ an toàn vốn của ngân hàng, bởi nó bảo đảm sức chịu đựng của ngân hàng trước những tổn thất nảy sinh từ những rủi ro hay mất cân bằng trong kinh tế vĩ mô. Nhóm chỉ số FSIs đánh giá mức độ an toàn vốn có chỉ tiêu Vốn tự có và Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro được quy định tính toán theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN (Mô hình 1) và Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Mô hình 2). Tuy nhiên việc tính toán Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro rất phức tạp và cần các khoản mục cụ thể trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng nên nội dung phân tích này tác giả không thể thực hiện việc tính toán hệ số an toàn vốn CAR mà sẽ lấy số liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của Vietcombank để làm cơ sở phân tích, đánh giá.

Bảng 3.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %


Chỉ tiêu/

Năm

Mô hình 1

Mô hình 2

2015

2016

2017

2018

2019

2020

CAR

11,04

11,13

11,63

12,14

9,34

9,56

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)

Biều đồ 3.6. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %


CAR

CAR

12.14

11.04

11.13

11.63


9.34

9.56

2015

2016

2017

2018

2029

2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)


Việc đảm bảo an toàn và phát triển vốn là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Để đảm bảo an toàn cho phần tài sản có chứa đựng rủi ro, ngân hàng cần duy trì một mức vốn tự có cần thiết được đo bằng tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu. Nhìn vào báo cáo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của Vietcombank giai đoạn 2015-2020 thể hiện tỷ lệ này luôn đáp ứng được theo mức yêu cầu của NHNN. Giai đoạn 2015-2017 là giai đoạn Vietcombank sử dụng cách tính CAR theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN chủ yếu mới đáp ứng các tiêu chuẩn theo Basel I với Vốn tự có bao gồm Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 nhưng Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng, CAR lần lượt 3 năm đều ở mức khoảng 11%. Đầu năm 2017 Vietcombank thực hiện tìm đối tác tại Singapore để bán vốn đồng thời phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu nhằm mục đích tăng Vốn và thúc đẩy CAR tăng.

Giai đoạn 2018-2020 Vietcombank áp dụng cách tính CAR theo Basel II: Vietcombank đã xây dựng chương trình tính tỷ lệ an toàn vốn tự động hàng tháng. Bên cạnh đó Vietcombank đã ban hành Quy định về tỷ lệ an toàn vốn và quy trình vận hành chương trình tính CAR theo Thông tư 41. Trong đó cơ cấu vốn tự có bao gồm Vốn cấp 1 và cấp 2; tổng tài sản có rủi ro được tính trên cả 3 góc độ bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Như vậy nếu tính CAR theo Basel II thì sự cách biệt giữa cách tính này so với cách tính thông thường là khác nhau khá lớn. Ví dụ CAR của Vietcombank giai đoạn 2017 theo cách tính thông thường ở mức 11,29% tương đương với tỷ lệ khoảng 8% theo cách tính của Basel II. Như vậy sự cách biệt có thể từ 1-3%. Và để đưa về cùng một mặt bằng so sánh giả sử giai đoạn 2015-2017 tại mô hình 1 Vietcombank sử dụng cách tính CAR theo Basel II thì con số báo cáo có thể ước tính trừ đi khoảng 2%. Ta có biểu đồ so sánh cho giả thiết này như sau:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/02/2023