Cũng theo kết quả khảo sát, hiện nay hầu hết các DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four đều không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, bộ phận trên BCTC được kiểm toán mà sẽ sử dụng chung một mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua để đánh giá đối với tất cả các khoản mục được kiểm toán. Mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện và sai sót có thể bỏ qua giúp KTV xác định phạm vi công việc cần thực hiện. Theo đó, nếu mỗi số dư tài khoản/giá trị của khoản mục nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua, KTV không cần thiết kế các thủ tục kiểm toán; nếu giá trị của khoản mục lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua và nhỏ hơn mức trọng yếu thực hiện, KTV cần hiểu bản chất của các nghiệp vụ hoặc số dư tài khoản vì trong trường hợp xấu nhất xảy ra, sai sót lớn nhất cũng không thể lớn hơn mức trọng yếu thực hiện thì KTV không cần đưa ra điều chỉnh. Do đó các thủ tục kiểm toán được giảm thiểu đến mức tối thiểu; Nếu khoản mục có giá trị lớn hơn mức trọng yếu thực hiện, KTV cần thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán tốt nhất.
Tham khảo việc xác định mức trọng yếu tại các DNKT tại Bảng 2.3 dưới đây và Phụ lục 2.6 – Bảng xác định mức trọng yếu của Công ty TNHH Kiểm toán Y2 (DNKT nhóm 2).
Công ty TNHH Kiểm toán X2 Ngân hàng TMCP ABC
Năm kiểm toán: N
Ngày 5/1/N+1
Người thực hiện: NTV Người kiểm tra: DPH
XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU
Được tính toán dựa trên BCTC của ngân hàng ABC vào ngày 31/12/N.
Nếu cơ sở tính PM không phải là lợi nhuận trước thuế, ghi lại nguyên nhân
Không
Bảng 2.3. Bảng xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện tại Công ty Kiểm toán X2 (DNKT Big Four)
Mức trọng yếu thực hiện | Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua | |
M = 5% Lợi nhuận trước thuế M = 6.000.000.000 (làm tròn) | PM = 50% PM PM = 3.000.000.000 | CTMT = 3% PM CTMT = 90.000.000 |
M: Materiality PM: Performance materiality CTMT: Clearly trivial misstatements threshold Cơ sở xác định PM: Lợi nhuận trước thuế Để chọn lợi nhuận trước thuế là cơ sở đánh giá cho mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán tại ngân hàng ABC, chúng tôi dựa trên các căn cứ sau: - ABC là một NHTM, được xem là khá năng động trên thị trường OTC mặc dù ngân hàng này chưa niêm yết. Do đó, chúng tôi tin rằng điều mà người sử dụng BCTC quan tâm nhất là kết quả hoạt động. - Mức thu nhập hoạt động không bị ảnh hưởng nhiều bởi các số liệu ước tính (VD: dự phòng) và thu nhập trước thuế tăng lên tương ứng qua các năm. Ngân hàng tiếp tục hoạt động có lợi nhuận và không có dấu hiệu nào dẫn đến sự thu hẹp quy mô hoạt động hoặc phá sản. Do bản chất và đặc thù của ngành ngân hàng và các quy định c liên quan, các cơ sở khác không liên quan đến việc thiết lập mức trọng yếu |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bài Học Đối Với Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại Cho Các Doanh Nghiệp Kiểm Toán Độc Lập Ở Việt Nam
- Thực Trạng Về Xác Định Đối Tượng, Mục Tiêu, Căn Cứ Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại
- Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 14
- Kiểm Tra Chi Tiết Tiền Gửi Của Khách Hàng – Số Liệu Toàn Hàng
- Thông Tin Soát Xét Khoản Vay – Thông Tin Giải Ngân Tại Công Ty Tnhh Kiểm Toán X1 (Dnkt Big Four)
- Thực Trạng Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Và Các Kỹ Thuật Kiểm Toán Với Sự Hỗ Trợ Của Máy Tính Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
Đánh giá rủi ro kiểm toán
Bước này được thực hiện không có sự khác biệt giữa hai nhóm DNKT được khảo sát. Dựa trên những tìm hiểu ở các bước trên, KTV sẽ tổng hợp để đưa ra đánh giá rủi ro ở cấp độ tổng thể BCTC cũng như rủi ro ở cấp độ CSDL đối với các giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh trọng yếu. Mục tiêu của bước này là đánh giá rủi ro nhằm giúp KTV xác định các biện pháp để xử lý đối với rủi ro đã đánh giá ở các bước tiếp theo.
Đối với rủi ro ở cấp độ tổng thể BCTC: KTV sẽ đánh giá các rủi ro có liên quan đến toàn bộ BCTC nói chung và có khả năng ảnh hưởng đến nhiều CSDL. Những rủi ro ở cấp độ tổng thể BCTC sẽ giúp KTV cân nhắc các rủi ro gian lận trên BCTC NHTM. Đây là căn cứ để KTV xác định các biện pháp xử lý tổng thể đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ BCTC.
Đối với rủi ro ở cấp độ CSDL của các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh: Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, KTV sẽ xác định được các loại giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh trọng yếu cùng với những khả năng có thể xảy ra sai sót chi tiết đến từng CSDL có thể bị ảnh hưởng. Sau đó KTV sẽ đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát của từng loại giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh để làm căn cứ xác định rủi ro phát hiện dự kiến (thường được các DNKT gọi là rủi ro kiểm toán kết hợp CAR hoặc rủi ro cần xem xét Residual risk) dựa vào ma trận rủi ro phát hiện dự kiến. Đây chính là các căn cứ để KTV lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục như: xác định chiến lược kiểm toán (Rủi ro trọng yếu hay không trọng yếu? Dựa vào KSNB hay không dựa vào KSNB), các thủ tục kiểm toán dự kiến (gồm cả thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản) và phạm vi kiểm toán dự kiến để xử lý các rủi ro đã đánh giá ở cấp độ CSDL.
Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu
Theo kết quả khảo sát, việc chọn mẫu trong công tác kiểm toán tại các DNKT hiện nay có sự khác biệt đáng kể, cụ thể như sau:
Tại các DNKT Big Four:
Hiện nay tất cả các DNKT Big Four đều đã áp dụng phần mềm kiểm toán và phần mềm chọn mẫu hỗ trợ. Nhìn chung, các DNKT Big Four rất coi trọng việc xây dựng các chương trình và quy tắc chọn mẫu và bản thân các KTV cũng luôn có ý thức trong việc tuân thủ các quy tắc đó trong công tác kiểm toán. KPMG áp dụng phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ và chọn mẫu ngẫu nhiên với phần mềm chọn mẫu MUS. Deloitte lựa chọn theo phần mềm AS2. EY xác định số lượng mẫu dựa vào phần mềm MicroSTART và xác định chi tiết mẫu chọn dựa vào EY Random nên tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Việc áp dụng kỹ thuật chọn mẫu sẽ khác nhau khi chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát hay chọn mẫu cho các thử nghiệm cơ bản.
+ Đối với các thử nghiệm kiểm soát, việc chọn mẫu của KTV phải dựa vào các yếu tố như bản chất của các thủ tục kiểm soát (thủ công, bán tự động hay tự động; mục đích kiểm soát là ngăn ngừa hay phát hiện …) và tần suất thực hiện các thủ tục kiểm soát này (nhiều lần một ngày; hàng ngày; hàng tuần; hàng tháng; hàng quý; hàng năm); quy mô mẫu tối thiểu và độ lệch dự kiến; xét đoán của KTV. Thông thường số mẫu KTV thường chọn để thực hiện các thử nghiệm kiểm soát là 25 nếu tần suất của thủ tục kiểm soát là nhiều lần một ngày; 15 nếu thủ tục kiểm soát thực hiện một lần một ngày.
+ Đối với các thử nghiệm cơ bản, việc xác định cỡ mẫu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kết quả đánh giá hiệu quả của KSNB; mức độ quan trọng của khoản mục; mức trọng yếu thực hiện được thiết lập cho khoản mục; đánh giá của KTV về khả năng xảy ra sai sót trọng yếu đối với khoản mục đó…Việc chọn mẫu các thử nghiệm cơ bản đều có sự hỗ trợ của phần mềm chọn mẫu.
Ví dụ, cách chọn mẫu của Công ty TNHH Kiểm toán X1:
Để chọn mẫu để kiểm toán đối với các nghiệp vụ tính chi phí lãi dự trả từ huy động tại NHTM A, KTV phải xác định mức đảm bảo cơ bản theo bảng sau:
Bảng 2.4: Xác định mức đảm bảo cơ bản tại Công ty TNHH Kiểm toán X1
đối với chi phí lãi dự trả từ huy động của NHTM A
Không rủi ro tiềm tàng | Có rủi ro tiềm tàng | |||
Đảm bảo tiềm tàng | 1 | 1 | 0 | 0 |
Đảm bảo kiểm soát | Đạt được | Không đạt được | Đạt được | Không đạt được |
1,3 | 0 | 1,3 | 0 | |
Đảm bảo cơ bản | 0,7 | 2 | 1,7 | 3 |
Đảm bảo tổng thể | 3 | 3 | 3 | 3 |
Sau đó, KTV sẽ sử dụng phần mềm chọn mẫu để xác định được số mẫu theo bảng sau:
Chọn m u trong kiểm toán chi phí lãi dự trả từ huy động:
189.373.854.229 | |
MP | 3.624.000.000 |
R | 1,7 |
J = MP/R | 2.131.764.706 |
Items > J (P0) | 66.347.629.560 |
Population remaining (P0P); (P0P = P - P0) | 123.026.224.669 |
N remained = Pop/J | 58 |
Trong đó: P là giá trị của tổng thể; MP là mức trọng yếu thực hiện; R là mức đảm bảo cơ bản đã được xác định theo nguyên tắc ở bảng trên; J là bước nhảy; P0 là tổng giá trị các nghiệp vụ có phát sinh lớn hơn J sẽ được chọn để kiểm tra; P0P là tổng giá trị các
nghiệp vụ còn lại có phát sinh nhỏ hơn J; N remained là số mẫu còn lại sẽ phải kiểm tra.
Sau khi tính được cỡ mẫu, KTV sẽ sử dụng phần mềm chọn mẫu ngẫu nhiên để xác định các nghiệp vụ cần kiểm tra. Trong một số trường hợp KTV cũng có thể chọn thêm mẫu ngoài số mẫu và các phần tử đã được phần mềm lựa chọn để kiểm tra thêm.
Tại các DNKT ngoài Big Four:
Về xác định cỡ mẫu: Các DNKT ngoài Big Four cũng thực hiện tương tự như các DNKT Big Four.
Về phương pháp chọn mẫu: Hiện nay phần lớn các DNKT ngoài Big Four đều chưa áp dụng phần mềm kiểm toán cũng như phần mềm chọn mẫu do đó việc chọn mẫu chủ yếu dựa trên xét đoán của KTV sau khi đã xác định được số lượng mẫu cần kiểm toán. Do đó, việc chọn mẫu tại các DNKT ngoài Big Four thường theo kinh nghiệm của KTV, nhiều khi thiếu tính thống nhất và không theo phương pháp hay quy tắc nào. Việc chọn mẫu sẽ được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tùy thuộc vào tình hình cụ thể của khoản mục, bộ phận kiểm toán. Có trường hợp giảm quy mô mẫu kiểm tra đến mức tối thiểu, giảm các thủ tục kiểm toán để giảm bớt thời gian và chi phí kiểm toán. Kết quả này đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán, rủi ro kiểm toán cao, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các đối tượng sử dụng thông tin có liên quan.
Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán
Bước này không có sự khác biệt giữa các DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four, chỉ khác nhau về hình thức, mức độ chi tiết của tài liệu.
Theo kết quả khảo sát của tác giả thì sau khi hoàn thành xong tất cả các bước trong giai đoạn lập kế hoạch, các DNKT sẽ tổng hợp toàn bộ nội dung của chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán vào một tài liệu gọi là “Biên bản tổng hợp kế hoạch kiểm toán” hay “Chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể”. KTV phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán sẽ xác định những nội dung cụ thể có trong Biên bản này. Nội dung và mức độ chi tiết của thông tin trong Biên bản này sẽ thay đổi tùy theo quy mô, bản chất và độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Biên bản tổng hợp kế hoạch kiểm toán ghi lại ngắn gọn nội dung và kết quả của tất cả các bước công việc của chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ phải xác định nhu cầu có phải sử dụng công việc của chuyên gia và của KTV nội bộ hay không. Tuy nhiên thực tế hiện nay hầu như các DNKT đều không sử dụng công việc của KTV nội bộ do tính khách quan của KTV nội bộ không đảm bảo. Bên cạnh đó, việc sử dụng công việc của chuyên gia cũng khá hạn chế do bị giới hạn về phí kiểm toán cũng như KTV sử dụng công việc của chuyên gia chủ yếu để định giá tài sản trong trường hợp BCTC NHTM sử dụng nguyên tắc giá trị hợp lý tuy nhiên các BCTC của NHTM ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng nguyên tắc giá gốc để lập. KTV chỉ sử dụng ý kiến của các chuyên gia trong một
số trường hợp như định giá trị những tài sản lớn hơn 200 tỷ đồng hoặc các chuyên gia về chứng khoán và các chuyên gia thuế…
Kế hoạch kiểm toán trên đây chính là các căn cứ để KTV xây dựng các chương trình kiểm toán chi tiết đối với các khoản mục và thông tin trên BCTC của NHTM.
Nhìn chung, bước tổng hợp kế hoạch kiểm toán của các DNKT Big Four thực hiện khá chi tiết, cụ thể, đầy đủ nhằm giúp KTV có cái nhìn tổng quan về cuộc kiểm toán và thực hiện một cuộc kiểm toán hiệu quả. Còn Chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể của các DNKT ngoài Big Four tổng hợp ít vấn đề hơn và mức độ chi tiết, cụ thể của từng vấn đề cũng thấp hơn. Bên cạnh đó, Chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể này chủ yếu mang tính chất liệt kê các nội dung và đánh tham chiếu đến các giấy tờ làm việc chi tiết kèm theo. Điều này có thể dẫn đến một số khó khăn trong việc nắm bắt một cách tổng thể hơn đối với toàn bộ kế hoạch kiểm toán cho các KTV.
Bản tổng hợp kế hoạch kiểm toán này chính là căn cứ để các DNKT xây dựng các chương trình kiểm toán chi tiết cho các khoản mục trên BCTC NHTM. Chương trình kiểm toán là bảng liệt kê chi tiết về nội dung, thời gian và phạm vi các thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện, nhân sự thực hiện các thủ tục cho từng khoản mục được kiểm toán.
Ví dụ các mẫu biểu tổng hợp kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết của 2 nhóm DNKT được tác giả trình bày tại các phụ lục sau: Phụ lục số 2.7 A – Chương trình kiểm toán Cho vay khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán X2 (DNKT Big Four); Phụ lục số 2.7 B – Chương trình kiểm toán tiền gửi của khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán Y2 (DNKT ngoài Big Four).
2.2.3.2. Thực trạng giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ BCTC
Bước này được thực hiện không có sự khác biệt giữa các nhóm DNKT.
Các biện pháp xử lý tổng thể được thực hiện ngay từ khâu lựa chọn nhân sự cho nhóm kiểm toán. Các nhân sự được bổ nhiệm trong nhóm kiểm toán BCTC NHTM đều là những người có kinh nghiệm, có kỹ năng chuyên môn đặc biệt hoặc sử dụng các chuyên gia trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình kiểm toán, Giám đốc, chủ nhiệm và các trưởng nhóm kiểm toán thường xuyên nhấn mạnh với các thành viên trong đoàn luôn cẩn trọng và duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp và tăng cường sự giám sát, soát xét để chỉ đạo sát sát để xử lý trong trường hợp có những phát sinh khác so với dự kiến thì kịp thời thay đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán. Để thực hiện các biện pháp xử lý tổng thể đòi hỏi KTV phải có sự hiểu biết tốt về môi trường kiểm soát của NHTM. Do đó nhiều DNKT mặc dù có thể không đánh giá sâu hệ thống KSNB của NHTM tuy nhiên hầu hết đều tìm hiểu khá kỹ về môi trường kiểm soát của NHTM.
Thủ tục kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá ở cấp độ CSDL
Để xử lý các rủi ro đã được đánh giá ở cấp độ CSDL cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh, KTV phải tiến hành các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đã được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Cụ thể như sau:
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra hiệu quả hoạt động của KSNB của NHTM
Theo kết quả khảo sát, việc thực hiện các kiểm tra hiệu quả KSNB của NHTM có khác nhau giữa các DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four, cụ thể như sau:
Tại các DNKT Big Four:
Như đã phân tích ở các phần trên, trong giai đoạn kiểm toán sơ bộ và lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát để đạt được sự hiểu biết về các quy trình kinh doanh, đánh giá khâu thiết kế và thực hiện của KSNB để từ đó đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu đối với các số dư tài khoản, loại giao dịch hoặc các thuyết minh. Thông qua quá trình tìm hiểu, KTV đánh giá khâu thiết kế và thực hiện của các chốt KSNB trên thực tế và sẽ lập kế hoạch về nội dung, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra hiệu quả hoạt động của KSNB nếu như KTV xác định chiến lược kiểm toán sẽ dựa vào hiệu quả KSNB của NHTM. Đến giai đoạn thực hiện kiểm toán này, KTV sẽ thực hiện thêm các thử nghiệm kiểm soát, gọi là các thủ tục cuốn chiếu và cuối kỳ để đảm bảo đủ số mẫu kiểm toán phải thực hiện đồng thời đánh giá lại hiệu quả hoạt động của KSNB để quyết định xem liệu có phải điều chỉnh lại phạm vi các thử nghiệm cơ bản hay không.
Nội dung, thời gian, phạm vi của các thử nghiệm kiểm tra hiệu quả hoạt động của KSNB trong giai đoạn này cụ thể như sau:
Về nội dung các thủ tục kiểm tra hiệu quả của KSNB: Khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, các DNKT Big Four thường sử dụng kết hợp các thủ tục kiểm toán với các kỹ thuật như: Phỏng vấn; quan sát; điều tra và thực hiện lại.
Về chiến lược kiểm tra hiệu quả của KSNB: KTV kết hợp bằng chứng kiểm tra hiệu quả của hoạt động KSNB thu thập được từ các kỳ kiểm toán trước cộng với hiểu biết về KSNB kỳ hiện tại và kiểm tra hiệu quả KSNB đối với một số thủ tục kiểm soát khác trong kỳ này.
Về thời gian kiểm tra hiệu quả của hoạt động KSNB: KTV thực hiện kiểm tra hiệu quả KSNB trong suốt thời kỳ mà KTV có kế hoạch dựa vào kết quả kiểm tra này. Trên cơ sở kế hoạch về thời gian kiểm tra hiệu quả KSNB đã được xây dựng, KTV phải xác định thủ tục kiểm soát nào sẽ được kiểm tra trong kỳ này. Đối với các thủ tục kiểm soát mà ngân hàng thực hiện trong cả năm, KTV có thể phân bổ mẫu kiểm tra
đều cho cả năm. Trong trường hợp KTV đã thực hiện một số thủ tục trong giai đoạn kiểm toán sơ bộ thì KTV sẽ thực hiện thêm các thủ tục kiểm tra cuốn chiếu đến cuối năm. Còn đối với các thủ tục kiểm soát chủ yếu được thực hiện cuối năm (ví dụ thủ tục liên quan đến lập và trình bày BCTC cuối năm) thì KTV sẽ thực hiện kiểm tra vào cuối năm. Thời gian phân bổ kiểm tra hiệu quả hoạt động KSNB có thể mô tả ở bảng sau:
Bảng 2.5. Phân bổ mẫu để kiểm tra hiệu quả hoạt động KSNB
Quý 1 | Quý 2 | Quý 3 | Quý 4 | Tổng số mẫu | |
Bằng nhau | 6 | 6 | 6 | 7 | 25 |
Nhiều hơn vào nửa cuối năm | 2 | 3 | 10 | 10 | 25 |
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
Đối với các mẫu kiểm soát tương đối nhỏ như các thủ tục kiểm soát được thực hiện hàng tháng/quý thì các DNKT Big Four thường sử dụng chiến lược chọn mẫu là chọn một mẫu ngay trong kỳ hiện tại và chọn số mẫu trong tổng thể còn lại để tăng tính hiệu quả. Tuy nhiên, KTV cũng thường phải cân nhắc tăng thủ tục cuốn chiếu nếu mẫu được chọn không thuộc kỳ kiểm soát hiện tại tính đến thời điểm kiểm toán sơ bộ. Đối với các hoạt động kiểm soát được thực hiện hàng quý thì cần chọn ít nhất một mẫu ở quý 3 hoặc quý 4.
Về phạm vi các kiểm tra hiệu quả của KSNB: Để xác định cỡ mẫu phù hợp, KTV thường phải xem xét các yếu tố như:
- Bản chất của các thủ tục kiểm soát của ngân hàng (thủ công hay tự động; thủ tục kiểm soát được thực hiện bởi các cá nhân khác nhau hay bởi nhân sự giám sát; Thủ tục kiểm soát ở đây là thủ tục đối chiếu hay thủ tục phê duyệt);
- Tần suất ngân hàng thực hiện các thủ tục kiểm soát này (nhiều lần 1 ngày; 1 lần 1 ngày; hay hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm);
- Độ lệch dự tính trong thủ tục kiểm soát của ngân hàng;
- Quy mô mẫu tối thiếu và độ lệch dự tính
Thủ tục KS thực hiện bởi các cá nhân khác nhau;
Bản chất KS = Thực hiện đối chiếu;
Số lần thực hiện thủ tục KS = Thực hiện bao nhiêu lần/ngày;
Xác định số mẫu phù hợp
Bảng 2.6. Xác định số mẫu thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Tần suất thực hiện | Số m u lựa chọn gợi ý | ||
Độ lệch dự kiến | Dự kiến có 01 sai lệch | ||
Thủ công | Nhiều lần 1 ngày | 25 | 40 |
Thủ công | 1 lần 1 ngày | 15 | N/A |
Thủ công | Hàng tuần | 5 | N/A |
Thủ công | Hàng tháng | 2 | N/A |
Thủ công | Hàng quý | 1 | N/A |
Thủ công | Hàng năm | 1 | N/A |
Thủ tục KS thực hiện bởi nhân sự giám sát;
Bản chất KS = Thủ tục phê duyệt
Số lần thực hiện thủ tục KS = Mỗi tháng/lần;
Xác định số mẫu phù hợp
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
Sau khi xem xét các vấn đề trên và dựa vào các hướng dẫn của DNKT, KTV sẽ xác định một cỡ mẫu một cách phù hợp. Trong các trường hợp KTV xét đoán thấy cần tăng tính thuyết phục cho bằng chứng về tính hiệu quả của KSNB thì KTV cân nhắc có thể cần phải tăng số mẫu kiểm tra thủ tục kiểm soát hơn là số mẫu thông thường theo hướng dẫn của Công ty kiểm toán. Các yếu tố có thể làm tăng quy mô mẫu trong kiểm tra thủ tục kiểm soát của ngân hàng tại Bảng sau:
Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu
Ảnh hưởng cỡ mẫu | |
1. Tăng phạm vi do việc đánh giá rủi ro kiểm toán có xem xét đến thủ tục kiểm soát liên quan. | 1. Tăng |
2. Khi tiến hành kiểm tra thì độ lêch thực tế cao hơn dự kiến | 2. Tăng |
3. Tăng cường hơn mức độ đảm bảo khi độ lệch thực tế không khác so với dự kiến | 3. Tăng |
4. Tăng đơn vị mẫu trong tổng thể | 4. Ảnh hưởng không đáng kể |
(Nguồn: Công ty TNHH Deloitte Việt Nam)
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán này, sau khi đã áp dụng các thủ tục kiểm tra hiệu quả của KSNB, KTV cũng đánh giá các phát hiện và kết luận về KSNB của NHTM. Nội dung chính của bước này gồm:
- Các khiếm khuyết trong KSNB (nếu có);
- Đánh giá tính trọng yếu của các khiếm khuyết;
- Xác định ảnh hưởng của các khiếm khuyết;
- Trao đổi về những khiếm khuyết;
Sau khi xác định các khiếm khuyết trong KSNB của NHTM, KTV sẽ đánh giá tính trọng yếu của các khiếm khuyết để xác định lại chiến lược kiểm toán (liệu cuộc kiểm toán có dựa được vào hiệu quả của KSNB hay không?). Nếu khiếm khuyết nghiêm trọng thì KTV sẽ xác định lại chiến lược kiểm toán. Lúc này, chiến lược kiểm toán dựa vào hiệu quả của KSNB là không phù hợp. Ngược lại, nếu chỉ là khiếm khuyết thông thường thì chiến lược kiểm toán vẫn có thể dựa vào hiệu quả của KSNB nếu KTV tìm thấy các thủ tục kiểm soát khác thay thế. Bên cạnh đó, ngay sau khi phát hiện ra các khiếm khuyết nghiêm trọng trong KSNB, KTV cũng sẽ trao đổi bằng văn bản các khiếm khuyết này với BGĐ và Ban quản trị của ngân hàng.
KTV sẽ lưu toàn bộ các giấy tờ làm việc và các kết luận liên quan đến kiểm tra hiệu quả của KSNB trong hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán.
Tham khảo Giấy tờ làm việc về thử nghiệm kiểm tra tính hiệu quả của KSNB tại Phụ lục số 2.8 A –Thử nghiệm kiểm tra tính hiệu quả của KSNB đối với cho vay khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm toán X2 (DNKT Big Four).