Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Phải Dựa Trên Nền Tảng Quản Trị Công Ty Và Quản Trị Rủi Ro Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


triển của hệ thống ngân hàng nước ta đến 2025 đã chỉ rõ Việt Nam phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất đước được xem như một yêu cầu cấp thiết. Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch dụ ngân hàng cho nền kinh tế cũng chỉ rõ: Phát triển và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế là một trong những nội dung của Đề án bộ phận cốt lõi để thực hiện Chiến lược tổng thể về phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2025; thay đổi căn bản diện mạo hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ chỗ kinh doanh chủ yếu dựa vào tín dụng chuyển sang phát triển kinh doanh đa dạng về dịch vụ, tăng doanh thu từ dịch vụ, giảm bớt rủi ro từ tín dụng và nợ xấu...[8]. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng phải hướng tới phát triển nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn có thể chịu được những cú sốc bất lợi về kinh tế và tài chính mà không ảnh hưởng tới chức năng trung gian và chức năng lưu thông tiền tệ của nền kinh tế. Muốn vậy, hệ thống các NHTM cần được NHNN hỗ trợ để trở thành những định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có đủ tiềm lực tài chính, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra, giám sát mạnh mẽ được phát triển trên một cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy, tiến đến những thông lệ, qui tắc quốc tế được chấp nhận phổ biến. Ngược lại, các NHTM Việt Nam cần thực hiện những giải pháp đồng bộ để có lộ trình hội nhập thích hợp. Trong bối cảnh như vậy, KSNB của các NHTM được sử dụng như một phương sách quản trị, thống nhất với quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro. Do đó, KSNB với ý nghĩa là một hệ thống hoạt động hiệu lực phải hướng tới đổi mới, bắt kịp và hội nhập vào bối cảnh quản lý chung thay đổi. Để thực hiện những thay đổi của KSNB trong các NHTM nước ta một cách thích hợp cần quan tâm tới những vấn đề sau đây:

Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường và sự thay đổi của hoạt động kinh doanh;

Tuân thủ những cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trước hết là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về Thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN, những qui định quốc tế liên quan;



Sự đổi mới trong mô hình tổ chức, đặc biệt là sự mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và tiến tới thành lập một số tập đoàn tài chính;

Sự thay đổi trong quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính trong môi trường thay đổi, đặc biệt khi các NHTM Việt Nam phát hành và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế;

Mở cửa thị trường ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình những hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam làm tăng áp lực cạnh tranh;

Áp dụng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận nguồn vốn, phát triển tín dụng vi mô và những phương thức ngân hàng mới nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

3.2.2. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ phải dựa trên nền tảng quản trị công ty và quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục đích cuối cùng của KSNB là phát hiện, ngăn chặn và sửa chữa kịp thời những sai phạm. Do đó, kiểm soát theo cách thức phòng ngừa hay thực hiện (đã diễn ra) đều có ý nghĩa quan trọng. Mặc dù có những điểm khác nhau trong cách thức thực hiện nhưng cơ chế để giảm thiểu những tổn thất đều xuất phát từ một điểm chung là nhận diện sớm những nguy cơ.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 20

Trong quá trình tìm hiểu, phân tích và thực hiện đánh giá những biểu hiện khác nhau của rủi ro cho thấy rủi ro đối với NHTM dường như không thay đổi về tên và phân loại. Mặc dù vậy, tính chất của những rủi ro đã có những thay đổi và khác biệt đáng kể. Sự thay đổi này lô gic với sự thay đổi về kinh tế, xã hội và bản thân hệ thống ngân hàng. Ở nước ta, những thay đổi về kinh tế, sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ trong nước, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế,…đòi hỏi phải thay đổi cách thức quản trị, quản trị rủi ro. Điều này thể hiện ở những điểm sau đây: i). Sự thay đổi nhận thức của các cấp quản trị trong NHTM: Đây được

xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoàn thiện môi trường kiểm soát nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, cần quan tâm đặc biệt đến cơ cấu lại và nâng


cao năng lực quản lý, giám sát rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ theo hướng tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của hệ thống này.

ii). Tập trung vào quản trị rủi ro: Điều này sẽ chịu tác động của mô hình tổ chức và ngược lại khi thay đổi mô hình tổ chức sẽ ảnh hưởng tới quản trị rủi ro, từ đó KSNB của các ngân hàng có thay đổi theo hướng tích cực. Đặc biệt, các NHTM Việt Nam cần quán triệt những nguyên tắc được định hướng và phát triển trong Tuyên bố Basel.

iii). Hoàn thiện KSNB: Đặc biệt là yếu tố đánh giá rủi ro trong quan hệ với qui trình quản trị rủi ro nói chung. Từ đó, hoàn thiện KSNB cần tập trung vào nhận diện, đo lường rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng trong các NHTM.

iv). Cần hoàn thiện quản trị rủi ro trong quan hệ với sử dụng những công cụ giám sát và đánh giá thích hợp: Thực tiễn hoạt động của các ngân hàng trên Thế giới cho thấy vai trò của kiểm toán nội bộ được tính như “tuyến phòng thủ thứ 3” trong quản trị rủi ro. Bởi vậy, hoàn thiện KSNB phải gắn với sự phát triển thích hợp của công cụ quản lý như kiểm toán nội bộ trong các NHTM Việt Nam.

v). Thông tin: Thông tin được cập nhật, tin cậy và phù hợp đảm bảo cho hoạt động quản trị hiệu lực trong quan hệ với việc ra quyết định. Bởi vậy, hoàn thiện KSNB cần đặt trong quan hệ với yếu tố thông tin và truyền thông được tích hợp, đặc biệt trong điều kiện hoạt động phức tạp tại các NHTM nước ta. Bên cạnh đó, sự đa dạng của nguồn thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, nhận diện rủi ro, đánh giá, đo lường rủi ro cũng như giám sát và kiểm soát rủi ro.

3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ với những hình thức kiểm tra, kiểm soát khác tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Xây dựng và thiết lập văn hóa kiểm soát thận trọng thích đáng trong hoạt động ngân hàng tại các ngân hàng, bao gồm cả hoạt động của KSNB. Bởi vậy một sự kiểm soát chéo lẫn nhau, thực hiện đánh giá và xem xét định kỳ đối với KSNB trở nên cần thiết. Điều này dẫn tới việc thiết kế kiểm soát phải là một hoạt động “mở”. Khi một hoạt động kiểm soát được thiết kế “mở”, nó cho phép việc thực hiện


giám sát, đánh giá và kiểm soát chéo của những chức năng khác.

Cùng với kiểm toán nội bộ, KSNB được xem là tuyến phòng thủ thứ 3 trong quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, kiểm toán nội bộ đánh giá hoạt động kiểm soát và đề xuất cải thiện. Bởi vậy, việc phân biệt rõ ràng vai trò, chức năng của KSNB với bộ phận kiểm toán nội bộ trong các NHTM nước ta là cần thiết để đảm bảo sự độc lập, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả của kiểm soát cũng như kiểm toán nội bộ. Bên cạnh đó, do hoạt động ngân hàng là loại hình đặc thù, do đó cần phải đảm bảo tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng ở các ngân hàng, ở các chi nhánh... phải có kiểm soát nội bộ và tách biệt với hoạt động kinh doanh trực tiếp của ngân hàng. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của kiểm soát để ngăn chặn nguy cơ câu kết, lạm dụng hoạt động/thủ tục KSNB.

Khi KSNB là một hệ thống “mở” nhưng không có khả năng nhận biết những rủi ro hiện đang tồn tại trong hệ thống sẽ ảnh hưởng tới khả năng cải thiện hệ thống. Do đó, muốn nhận thức được hiện trạng của KSNB cần phát triển kiểm soát cùng với những công cụ đánh giá, nhận biết những rủi ro kiểm soát. Muốn vậy, các NHTM cần thực hiện những nghiên cứu quy mô, đủ tầm đánh giá về vai trò của kiểm soát nội bộ tại các NHTM trên những khía cạnh khác nhau liên quan tới thiết kế, vận hành và kết quả của kiểm soát.

3.2.4. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ phải phù hợp với bối cảnh vận dụng theo Basel II và Basel III trong ngân hàng thương mại Việt Nam Như đã phân tích ở Chương 2, một trong những vấn đề đặt ra trong thực

hiện KSNB trong các NHTM Việt Nam là việc vận dụng những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong bối cảnh hội nhập vào khu vực và Thế giới. Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, Tuyên bố Basel được xem như những chuẩn mực, tiêu chuẩn cho các hoạt động của NHTM. Basel được vận dụng phổ biến trên Thế giới. Ở nhiều nước vận dụng Basel, KSNB chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ việc thiết kế, vận hành cho tới kết quả thực thi KSNB. Do đó, việc vận dụng Basel là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu, rộng vào khu vực và Thế giới.

Tại Việt Nam, văn bản đầu tiên có quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN của NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn


trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong các NHTM được xác định ở mức 8% [18]. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ an toàn vốn tốn thiểu tiếp cận theo Chuẩn Basel I nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh đúng theo Basel I. Đến năm 2005, nhận thức được những vấn đề phát sinh và trong điều kiện yêu cầu hệ thống ngân hàng hội nhập sâu và rộng hơn vào hệ thống ngân hàng khu vực và trên Thế giới, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn giữ ở mức như trước (mức 8%) nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Base I [20]. Đến năm 2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN [25] thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9%. Theo đó, phương pháp tính toán trong Thông tư này đã từng bước tiếp cận Basel II và chính thức có hiệu lực từ 01/10/2010. Cũng theo Thông tư 13, các khoản để tính vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp uật trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Trong khi các khoản để tính vốn cấp 2 được xác định ở mức 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp uật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp uật, quỹ dự phòng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm...), các công cụ nợ thỏa mãn các điều kiện đưa ra (như có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm...).

Ngày 12/9/2010, nhóm các thống đốc ngân hàng trung ương và những người đứng đầu cơ quan thanh tra, giám sát từ 27 nước đã nhóm họp tại Basel (Thụy Sĩ) để thông qua các quy định mới về vốn và ấn định thời hạn để các ngân hàng thực hiện Tuyên bố Basel III. Hiện tại, một số nước như như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan... đã và đang tiếp cận một cách tích cực chuẩn Basel III. Theo đó, lộ trình chung thực hiện Basel II bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018 với thông tin cụ thể về các mốc như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn được giữ nguyên ở mức 8%

Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 tối thiểu được bắt đầu áp dụng vào 01/01/2015 với


mức 4,5%, và phải đạt được mức 6% trước 01/01/2019

Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường tối thiểu cũng được bắt đầu áp dụng từ 01/01/2015 với mức 3,5%, và phải đạt được mức 4,5% trước 01/01/2019

Tỷ lệ dự phòng bảo toàn vốn được bắt đầu tính từ 01/01/2016 với mức 0,625%, và hoàn thành mức 2,5% trước 01/01/2019

Lộ trình loại bỏ các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 1 được áp dụng từ 01/01/2014 với mức 20%, và đến trước 01/01/2019 sẽ loại bỏ được 100%.

Các nước đang thực hiện Basel III đã đáp ứng được khoảng 12 trong số 14 tiêu chí về vốn và thanh khoản. Trong khi đó, Việt Nam và một số nước khác như Lào, Campuchia... mới chỉ thực hiện một phần của Basel II. Xuất phát từ đặc điểm này, hoàn thiện KSNB cần tính tới sự thay đổi của hệ thống ngân hàng cùng với những thông lệ quốc tế có thay đổi. Mặt khác, KSNB cần đáp ứng yêu cầu kiểm soát hiện tại theo Basel II. Đây cũng là điều tạo ra sự khó khăn trong cải thiện hiệu lực kiểm soát khi hoạt động của cả hệ thống quản lý còn trong quá trình hoàn thiện.

3.3. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.3.1. Giải pháp tăng cường hiệu lực các yếu tố thuộc Môi trường kiểm soát nhằm tác động tích cực vào hiệu lực kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ những đánh giá về Môi trường kiểm soát trong Chương 2, những cơ sở và định hướng chung cho hoàn thiện về yếu tố này nhằm tăng cường hiệu lực của KSNB. Theo COSO, Môi trường kiểm soát gồm nhiều yếu tố bộ phận khác nhau cấu thành. Mặc dù có những yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát được tác động vào kiểm soát nhưng những yếu tố bên trong ngân hàng lại có thể kiểm soát được theo một cách thức nhất định. Bởi vậy, để cải thiện hiệu lực của Môi trường kiểm soát, theo tác giả cần xuất phát trước hết từ những yếu tố có thể kiểm soát được trên cơ sở những phát hiện và bối cảnh mới tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc Môi trường kiểm soát bên trong đơn vị lại phụ thuộc nhiều vào nhà quản trị cấp cao, phong cách quản lý, tính liêm chính, giá trị đạo đức mà họ theo đuổi. Bởi vậy, để cải thiện Môi trường kiểm soát nói chung lại cần cải thiện nhận


thức về quản trị rủi ro nói chung mà quản trị rủi ro tín dụng làm nền tảng có thể tạo ra tác động/hiệu ứng tích cực. Thực tế, tác động của nhận thức từ phía nhà quản trị cấp cao có ảnh hưởng lớn tới việc thiết kế và thực thi hoạt động kiểm soát cũng như cơ sở cho thủ tục kiểm soát thực hiện. Do đó, cải thiện nhận thức từ phía nhà quản trị lại đến từ tố chất và kỹ năng của nhà quản trị cấp cao. Xuất phát từ điều này, việc cải thiện hiệu lực của Môi trường kiểm soát để từ đó tác động tích cực tới hiệu lực của KSNB trong doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng là rất hạn chế. Trong phần dưới đây, tác giả đề cập tới giải pháp cải thiện trong dài hạn, đó là cải thiện vai trò của HĐQT và tạo lập văn hóa kiểm soát. Để cải thiện nhận thức và hành động thích hợp, nhà quản trị cấp cao phải có tầm nhìn xa và phải có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng, là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi, là người dám mơ ước và dám trở nên khác biệt, là người sẵn sàng chấp nhận thất bại…

Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau. Trước tiên, nhà quản lý phải có một vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất, công nghệ… Đây là yêu cầu tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra quyết định. Và để trở thành một nhà quản lý tài năng thì cần phải có những kỹ năng cần thiết liên quan tới kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và giao tiếp tốt. Một nhà quản trị có thể nhận thức đúng đắn vấn đề của quản lý phải là người có phẩm chất lãnh đạo. Những phẩm chất này thể hiện ở chỗ có tầm nhìn xa, sự tự tin, tính kiên định, chấp nhận mạo hiểm, kiên trì, sự quả quyết, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân và có khả năng thích nghi tốt.

Mặc dù trong ngắn hạn, việc cải thiện KSNB là rất hạn chế nhưng cũng có thể thực hiện thông qua thực hiện những giải pháp hướng tới xây dựng văn hóa của ngân hàng cùng với sự hoàn thiện về tổ chức thực hiện. Xuất phát từ những phát hiện qua kết quả đánh giá, từ thực trạng của hoạt động quản trị công ty của các NHTM Việt Nam, để cải thiện Môi trường kiểm soát cần thực hiện đồng bộ những


định hướng và giải pháp cụ thể như sau:

i). Cải thiện cách thức thể hiện và truyền đạt về Tính trung thực và các giá trị đạo đức: Tính trung thực và những giá trị đạo đức là nhân tố quan trọng của Môi trường kiểm soát, nó tác động tới thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác của KSNB nói chung. Thái độ và sự quan tâm của nhà quản trị cấp cao phải được lan tỏa tới toàn bộ ngân hàng. Xây dựng những giá trị đạo đức thường khó khăn, phức tạp vì phải thống nhất hoặc dung hòa lợi ích của các bên. Với một lĩnh vực hoạt động nhiều rủi ro, việc xây dựng tính trung thực và những giá trị đạo đức càng phức tạp hơn. Do đó, để cải thiện nhà quản trị cấp cao phải quan tâm tới những vấn đề sau đây:

Vấn đề áp lực và cơ hội: Phải giảm thiểu những áp lực và cơ hội làm gia tăng gian lận. Việc thiết lập chỉ tiêu hoạt động chủ yếu mà Ban điều hành có nghĩa vụ phải hoàn thành có thể dẫn tới tư tưởng “e ngại” sự tham gia của KSNB hoặc KTNB ảnh hưởng hoặc cản trở việc hoàn thành mục tiêu. Vấn đề như vậy tiếp tục ảnh hưởng tới việc triển khai những mục tiêu cụ thể tiếp theo, từ đó ảnh hưởng tới khả năng đạt được mục tiêu, cơ chế giám sát thích hợp và hiệu lực của chúng,…

Cải thiện quá trình xây dựng và truyền đạt những hướng dẫn về giá trị đạo đức trong các NHTM: Bên cạnh áp lực và động cơ, một trong những phát hiện dẫn tới hành vi gian lận lại từ “sự thiếu hiểu biết” dẫn tới quyết định thực hiện sai phạm. Cách hiệu quả để truyền đạt thông điệp về hành vi đạo đức là người lãnh đạo phải “gương mẫu”. Những bài học từ thất bại trong quản trị của NHTM trong thời gian gần đây, kết quả những vụ xét sử sai phạm của cá nhân lãnh đạo cho thấy nhà quản trị đã không tuân theo nguyên tắc “làm theo lẽ phải” khi đối mặt với những quyết định khó khăn hoặc trong bối cảnh có cơ hội (trục lợi). Một cách thực thi tốt nhất là văn bản hóa những giá trị, qui định, nội qui về cách ứng xử nói riêng và một qui chế về quản trị công ty của các NHTM nói chung.

ii). Cải thiện cơ cấu tổ chức cùng với phân định quyền hạn và trách nhiệm một cách thích hợp: Thực tế quản trị tại một số NHTM có phát sinh sai phạm nghiêm trọng trong thời gian qua và kết quả khảo sát cho thấy quyền lực tập trung vào một số thành viên trong gia đình và chiếm số cổ phần chi phối đã làm cho vấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022