Nhu Cầu Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nnldl Đến Năm 2020


Đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL tập trung vào thực hiện nâng cao tính chuyên nghiệp du lịch và nhận thức du lịch.

Nhu cầu vốn đầu tư cho nâng cao trình độ chuyên nghiệp du lịch

Nâng cao trình độ chuyên nghiệp du lịch là bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng tiên tiến chuyên sâu về du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý và lao động nghiệp vụ trong ngành Du lịch thông qua hoạt động đào tạo lại và bồi dưỡng.

Bảng 3.6. Nhu cầu vốn đầu tư

cho đào tạo lại, bồi dưỡng NNLDL đến năm 2020



TT


Nội dung

Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ đồng)


Tổng cộng


NSNN

Ngoài NSNN

Trong nước

Ngoài nước

1

Nâng cao tính chuyên nghiệp du lịch

160

60

65

35

2

Nâng cao nhận thức du lịch

10

5

3

2

3

Tổng cộng

170

65

68

37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 20

(Nguồn: [10])

Nhu cầu vốn đầu tư cho nâng cao trình độ chuyên nghiệp du lịch dự kiến khoảng 160 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 60 tỷ đồng (chiếm 37,5%), tài trợ quốc tế là 35 tỷ đồng (chiếm 22%), đóng góp của doanh nghiệp và người học là 65 tỷ đồng (chiếm 40,5%) [10].

Nhu cầu vốn đầu tư cho nâng cao nhận thức du lịch

Nâng cao nhận thức về du lịch là nâng cao nhận thức về du lịch cho các cán bộ quản lý thuộc các ngành liên quan như công an, hải quan, ngoại giao, văn hóa... chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và giảng viên, giáo viên và học sinh phổ thông. Nhu cầu vốn đầu tư là kinh phí thực hiện tổ chức các khóa tập huấn kiến thức về du lịch, tuyên truyền phổ biến nội dung về Luật Du lịch, văn bản quy định, phát động phong trào.


Bảng 3.7. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng



TT


Nội dung


Tổng cộng


NSNN

Ngoài NSNN

Trong nước

Ngoài

nước

1

Nhu cầu vốn chi thường xuyên (*)

18.277

5.376

12.901


2

Nhu cầu vốn từ xã hội hóa (*)


3.225



1.612,5


1.612,5

3

Hệ thống chính sách, thể chế quản lý và hỗ trợ

phát triển nhân lực du lịch (**)


30


13


10


7

4

Tăng cường năng lực đào tạo (**)


2.640


900


1.200


540

5

Đào tạo lại, bồi dưỡng (**)


170


65


68


37

6

Tổng cộng


24.342


6.354


15.791,5


2.196,5

Tỷ trọng (%)


100%


26%


65%


9%

(Nguồn: (*) Kết quả tính toán của tác giả; (**)[10])

Nhu cầu vốn đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 5 tỷ đồng (chiếm 50%), hỗ trợ của ngước ngoài là 2 tỷ đồng (chiếm 20%), tài trợ của các doanh nghiệp trong nước 3 tỷ đồng (chiếm 30%).

Như vậy, tổng nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn dự kiến thực hiện đến năm 2020 cho phát triển NNLDL được tổng hợp trong Bảng 3.7.

Theo Bảng 3.7, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020 là 24.342 tỷ đồng trong đó vốn NSNN chiếm 26%, nguồn vốn trong nước chiếm 65% (trong đó đã bao gồm phần học phí, lệ phí), từ nguồn vốn ngoài nước là 9%.

3.2.2. Khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020

3.2.2.1. Khả năng huy động vốn từ dân (Học phí)

Nếu mỗi năm mức học phí tăng 24% [48] so với mức học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính Phủ thì mức học phí/tháng/sinh viên đại học ngành Du lịch đến năm 2020 là 2.363.000 đồng. Dựa vào hệ số điều


chỉnh học phí của các hệ đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp, dưới sơ cấp lần lượt là 2,5 – 1,5 – 1,0

– 0,8 – 0,7 – 0,75 – 0,7 – 0,3 – 0,1 khả năng huy động vốn từ người dân qua mức đóng học phí được biểu hiện theo bảng 3.8:

Bảng 3.8. Khả năng huy động vốn từ người dân

qua mức đóng học phí cho phát triển NNLDL đến năm 2020



TT


Hệ đào tạo

Khả năng huy động vốn từ người dân (học phí)

(Tỷ đồng)

1.

Đào tạo tiến sỹ

21,6

2.

Đào tạo thạc sỹ

203,2

3.

Đại học

1.696

4.

Cao đẳng

444

5.

Trung cấp chuyên nghiệp

1.852

6.

Cao đẳng nghề

624,4

7.

Trung cấp nghề

18,7

8.

Sơ cấp

1,4

9.

Dưới sơ cấp, phổ thông

1.007,3

10.

Tổng cộng

5.868,6


3.2.2.2. Khả năng huy động vốn NSNN

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Tiến tới khoản đóng góp của người học cùng với hỗ trợ từ nhà nước có thể bù đắp được chi thường xuyên, tiến tới bù đắp được chi thường xuyên. Đến năm 2020, khả năng từ đóng góp của người học có thể bù đắp được 70% chi thường xuyên thì khả năng huy động vốn NSNN sẽ là 30%. Nghĩa là nếu nguồn vốn từ người học đóng góp là 5.868,6 tỷ đồng thì nguồn vốn NSNN là 2.515,114 tỷ đồng

3.2.2.3. Khả năng huy động vốn các nguồn khác

Khả năng huy động vốn từ các nguồn khác ngoài nguồn huy động từ nhà nước, từ dân chiếm khoảng 15% [51]. Như vậy, nếu khả năng huy động vốn cho phát triển NNLDL từ NSNN là 2.515,114 tỷ đồng, từ người dân


thông qua đóng học phí là 5.868,6 tỷ đồng thì khả năng huy động từ các nguồn khác là 1.676,742 tỷ đồng.

3.2.2.4. Khả năng HĐVĐT cho phát triển NNLDL đến năm 2020

Khả năng huy động vốn cho phát triển NNLDL đến năm 2020 được xác định như sau:

Bảng 3.9. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển NNLDL đến năm 2020


TT


Nguồn vốn


Nhu cầu vốn

(tỷ đồng)

Khả năng huy động vốn (tỷ đồng)

Khả năng

huy động vốn so với nhu cầu

(%)

Số vốn cần huy động thêm

Số tiền

(tỷ đồng)


%


1


NSNN


6.354


2.515,114


39,6


3.838,886


60,4


2


Ngoài NSNN


17.988


7.545,342


41,9


10.443,657


58,1


2.1


Học phí


12.901


5.868,6


45,5


7.033,4


54,5


2.2


Nguồn vốn khác


5.087


1.676,742


33,0


3.410,257


67,0


3


Tổng cộng


24.342


10.060,456


41,3


14.281,544


58,7

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Đến năm 2020, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL là 24.342 tỷ đồng, trong khi đó khả năng huy động vốn là 10.060,456 tỷ đồng chỉ mới đáp ứng được 41,3% nhu cầu. Như vậy, cần thiết phải huy động thêm 14.281,544 tỷ đồng, tương đương 58,7% thì mới đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Trong đó, khả năng huy động vốn NSNN là 2.515,114 tỷ đồng, đáp ứng được 39,6% nhu cầu, khả năng huy động vốn ngoài NSNN là 7.545,342 tỷ đồng, đáp ứng được 41,9% nhu cầu. Để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho phát triển NNLDL cần phải huy động thêm 3.838,886 tỷ đồng vốn NSNN và 10.443,657 tỷ đồng vốn ngoài NSNN (bao gồm vốn từ người dân, xã hội hóa và tài trợ nước ngoài)


3.2.3. Quan điểm cơ bản về huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020

Phát triển NNLDL là nòng cốt trong sự nghiệp phát triển du lịch, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu trong khu vực. Để đạt mục tiêu đến năm 2020 hình thành được NNLDL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, quan điểm về huy động vốn phát triển NNLDL như sau:

- Một là, đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển NNLDL

Các CSĐTDL chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh, huy động vốn từ người dân, tổ chức.

Đối với việc huy động vốn từ người dân: nhà nước có cơ chế, chính sách mạnh để tăng cường huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực du lịch bằng các hình thức như xây dựng mức học phí phù hợp cho từng ngành nghề du lịch, trực tiếp đầu tư xây dựng CSĐTDL, góp vốn, mua công trái, hình thành các loại quỹ khuyến học của cộng đồng.

Đối với việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và tổ chức: Pháp lý hóa trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch đối với sự phát triển của nhân lực du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tăng đầu tư kinh phí để xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo trong doanh nghiệp nhằm trực tiếp đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hoặc tăng nguồn kinh phí của doanh nghiệp cho đào tạo nhân lực. Mở rộng hình thức đào tạo nhân lực du lịch theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.


Đối với việc huy động các nguồn vốn nước ngoài: Tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, FDI, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển nhân lực. Tập trung các nguồn vốn ODA, FDI để xây dựng các CSĐTDL (trường đại học, trường dạy nghề) đạt trình độ quốc tế.

- Hai là, về cơ bản, NSNN vẫn là nguồn lực quan trọng đóng góp vào công cuộc phát triển NNLDL đến năm 2020 bên cạnh một số nguồn lực khác.

Xây dựng kế hoạch phân bổ NSNN theo hướng tập trung chi để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án đào tạo nhân lực du lịch theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện bình đẳng xã hội. Tăng đầu tư phát triển cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội để hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm hệ thống đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cơ cấu chi NSNN đổi mới theo hướng tăng cường đầu tư cho con người. Kết hợp các nguồn lực tài chính nhà nước để ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất đào tạo du lịch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong các lĩnh vực du lịch.

- Ba là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ NSNN và huy động các nguồn vốn xã hội hóa, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc tế. Xúc tiến, thu hút một số trường đại học, dạy nghề du lịch có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động. Hợp tác quốc tế đào tạo giảng viên du lịch (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng, đào tạo ở trong nước và nước ngoài) ở các bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học, giảng viên dạy nghề các cấp. Đẩy mạnh hợp tác với các nước có trình độ đào tạo hiện đại, tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao của cả nước [10].


3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL đến năm 2020, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:

3.3.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020

3.3.1.1. Phát huy vai trò của NSNN cho phát triển NNLDL Việt Nam

Nguồn vốn NSNN vẫn là nguồn vốn mang tính chất quyết định đến đầu tư cho phát triển NNLDL Việt Nam. Cần bổ sung, sửa đổi những nội dung về phân bổ, sử dụng NSNN cho phát triển NNLDL theo hướng đa dạng hoá đối tượng thụ hưởng, chuyển mạnh sang cơ chế cấp ngân sách căn cứ vào kết quả đầu ra của phát triển NNLDL. Xây dựng chính sách hỗ trợ từ NSNN cho các chương trình đào tạo du lịch trọng điểm và các ngành đào tạo trọng điểm của quốc gia. Giai đoạn tới cần tập trung vào việc đổi mới phương thức xây dựng kế hoạch phân bổ và sử dụng ngân sách cho phát triển NNLDL, nhằm thực hiện công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng NSNN, tăng cường giám sát hoạt động chi tiêu NSNN đối với các CSĐTDL, gắn phân bổ chi thường xuyên với nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp sau:

a) Đổi mới phương thức phân bổ, cấp phát NSNN cho chi thường xuyên phát triển NNLDL

NSNN giữ vai trò quan trọng, bên cạnh một số nguồn lực khác trong đầu tư phát triển NNLDL. Xây dựng kế hoạch phân bổ NSNN đảm bảo mức chi cho phát triển NNLDL, đồng thời, hàng năm dành một khoản ngân sách để đền bù giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch cho các cơ sở xã hội hóa lĩnh


vực GDĐT theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và cơ quan ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tư cùng cấp trong việc phân bổ, giám sát việc thực hiện dự toán NSNN chi cho đào tạo và dạy nghề du lịch hàng năm của các bộ, ngành, địa phương. NSNN cấp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất của các CSĐTDL, mua sắm các trang thiết bị dạy nghề theo chiều sâu và có trọng tâm trọng điểm.

Trong điều kiện NSNN có hạn, Nhà nước chỉ dùng tiền ngân sách để đầu tư thành lập mới một số trường công lập du lịch tại những địa bàn còn khó khăn. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng tư thục du lịch tại các tỉnh, thành phố có điều kiện. Ưu tiên dành NSNN tập trung đầu tư thành lập mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật các trường đại học và cao đẳng truyền thống đào đạo du lịch. Nhà nước cần ban hành chính sách và cơ chế khuyến khích các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hợp tác, liên doanh để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ, thực hiện hoạt động sáng tạo, sản xuất, kinh doanh, nhằm tăng cường năng lực tài chính cho các CSĐTDL. Quy định các CSĐTDL phải có cơ sở thực nghiệm, thực hành nghề để người học có điều kiện gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn.

Phân bổ NSNN cho chi thường xuyên theo nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ đào tạo NNLDL chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cấp thiết phát triển du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Đảm bảo học sinh, sinh viên chính quy trong các CSĐTDL công lập được hưởng nguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước theo các tiêu chí: ngành nghề đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo,

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí