Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 6

Sơ đồ 3: Mô hình ma trận 3 x 3



Nguồn: http://kinhdoanhtheomang.com

 

2.2. Ưu điểm2.3. Hạn chế

2.2. Ưu điểm

Sự chuyển qua: Bất kỳ người mới nào rơi vào ma trận đã vượt quá số người được phép ở tầng 1 sẽ bị rơi xuống tầng dưới. Ví dụ công ty marketing đa cấp áp dụng ma trận 2x12, nhà phân phối tuyển dụng được 6 người làm việc thì 4 trong số này sẽ được chuyển xuống tầng 2. Về mặt lý thuyết, điều này có nghĩa là trong mạng lưới có thể xuất hiện những người chỉ ngồi một chỗ, không làm gì cả, chờ đợi một chuyên gia đẳng cấp cao ở tầng trên, xây dựng mạng lưới cho họ.


Tính đơn giản trong công việc: Trong hai mô hình còn lại, bậc thang thoát ly hay mô hình một cấp, trên lý thuyết, bạn có thể có 100 người hay nhiều hơn trong tầng 1 của bạn và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đào tạo, đỡ đầu và nâng đỡ họ, ở mô hình ma trận, mỗi nhà phân phối chỉ phải đỡ đầu cho hai hay ba người trong tầng 1.

2.3. Hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Một mạng lưới tầng dưới lười biếng: Mô hình ma trận thu hút những con người không muốn làm việc nhiều, và muốn thủ lĩnh xây dựng tổ chức cho họ thông qua “sự chuyển qua”.

Hiệu ứng “con đỉa”: Trong mạng lưới dễ phát sinh ra cách nghĩ ỷ lại. Vì ở tầng thứ nhất chỉ có thể bố trí một số lượng người nhất định, cho nên những phân phối viên tích cực đỡ đầu nhiều người sẽ sắp xếp những người đó vào tầng dưới. Vấn đề nảy sinh khi việc này được sử dụng như một công cụ để tuyển người. Các phân phối viên mới được lôi kéo vào mạng lưới để ăn phần trăm từ những người dôi ra này. Xuất hiện rất nhiều các phân phối viên ở tầng dưới lười biếng. Khác với mô hình ly khai, khi muốn kết thúc với ai đó trong số những phân phối viên tầng 1 của bạn – một người không làm gì cả, bạn có thể xây dựng một nhánh người khác, còn trong ma trận này, việc loại bỏ một người ra khỏi mạng lưới phân phối viên tầng 1 khó khăn hơn nhiều.

Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam - 6

Hạn chế sự phát triển; Các mô hình ma trận hạn chế quy mô tổ chức của bạn. Ví dụ trong ma trận 2 x 4, bạn không bao giờ có thể có quá 120 người trong mạng lưới của mình.

Sự kiểm tra của chính phủ: Chính phủ thường có các biện pháp kiểm tra đối với các mô hình ma trận do nhận thấy sự bất ổn trong kết cấu mô hình này. Ngày nay, các công ty trả thưởng theo kiểu ma trận cho phép


chính các phân phối viên tự xác định vị trí mỗi phân phối viên mới trong mạng lưới.

3. Mô hình một cấp - Unilevel

 

3.1. Mô tả mô hình3.2. Ưu điểm3.3. Hạn chế

3.1. Mô tả mô hình

Mô hình này chỉ có một cấp độ nhưng thực tế được trả thưởng từ 5- 10 cấp độ của mạng lưới. Trong mô hình này không có sự ly khai. Nhà phân phối có thể phát triển chiều rộng bao nhiêu tùy ý nhưng chỉ nhận được thù lao từ số lượng tầng dưới hạn chế. Ví dụ mô hình trả thưởng từ 5 tầng về chiều sâu có thể được coi là mô hình ma trận có dạng “vô tận x5”

3.2. Ưu điểm

Đơn giản: Không có sự thoát ly, dễ dàng giải thích cho người mới.

Độ rộng không hạn chế: Giống như trong mô hình bậc thang thoát ly, mô hình một cấp cho phép tiếp nhận số người vào làm việc không hạn chế trong tầng một.

Đơn giản: Do không có sự thoát ly và khối lượng buôn bán thường xuyên tính trong hạn ngạch hàng tháng nên nhà phân phối không lo bị mất đi thu nhập khi ai đó rút ra khỏi nhóm như trong mô hình bậc thang thoát ly.

3.3. Hạn chế

Kìm hãm sự phát triển: vì không có sự thoát ly nên mô hình một cấp chỉ trả một cho nhà phân phối ở một số tầng xác định. Về mặt lý thuyết, bạn có thể bổ sung vào sự thiếu sót này bằng cách tuyển dụng một số lượng người lớn vào tầng 1 của mình.

Tuy không có hạn chế về số lượng người đỡ đầu nhưng vẫn có sự hạn chế cơ học về tính hiệu quả của việc đỡ đầu. Tất cả các yếu tố còn lại tương tự như các yếu tố trong các mô hình khác. Các công ty sử dụng mô hình


một cấp thường có khuynh hướng nhỏ hơn các công ty sử dụng mô hình bậc thang - thoát ly.

Lười biếng: Do có sự hạn chế phát triển nên mô hình một cấp rất hấp dẫn với các nhà phân phối chỉ muốn mua xỉ hơn là mở rộng mạng lưới của mình. Đa phần các mô hình trả thưởng một tầng tồn tại ngày nay đều thuộc loại "có lợi cho tân binh" hoặc "quá tải cho tầng dưới". Những phân phối viên mới vào nghề thích mô hình dạng này vì chúng sớm mang lại thu nhập cho họ, nhưng khi mạng lưới phát triển, họ nhanh chóng thất vọng.

4. Mô hình Nhị phân - Binary

 

4.1. Mô tả mô hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024