ràng. Tuy nhiên, hiện nay các NHTM Việt Nam vẫn đang áp dụng chủ yếu theo Basel I với trọng số rủi ro của tài sản chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản [20]. Ví dụ tiền mặt tại quỹ hay trái phiếu chính phủ có trọng số rủi ro là 0%, các khoản vay cho khu vực tư nhân là 100%. Có thể thấy, nhược điểm lớn nhất của quy định này là không phân biệt các loại rủi ro đặc thù. Trong khi đó, Basel II đã khắc phục được nhược điểm này, cụ thể việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm (xếp hạng tín dụng) của chủ nợ. Điểm khác biệt nữa trong Basel II là nợ được chia thành 5 nhóm có trọng số lần lượt là 0%, 20%, 50%, 100% và 150% [12]. Bên cạnh đó, tuy chúng ta có xếp hạng tín dụng trước khi cho vay nhưng lại chỉ dùng nó để ra quyết định cho vay mà không sử dụng vào việc đánh trọng số cho tài sản quy đổi rủi ro. Thực trạng này có thể do 2 nguyên nhân: (1) Chúng ta chưa có một tổ chức chuyên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy nên không thể đưa ra một cách tính toán đo lường chung; (2) nếu áp dụng cách đo lường như vậy vào thời điểm này là quá rắc rối, phức tạp đối với hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, thậm chí nếu tính toán theo cách như vậy, hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam sẽ giảm thấp và không còn đáp ứng được yêu cầu quy định chuẩn là 8%. Thực trạng này có thể do 2 nguyên nhân: (1) Chúng ta chưa có một tổ chức chuyên xếp hạng tín dụng doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và đáng tin cậy nên không thể đưa ra một cách tính toán đo lường chung; (2) nếu áp dụng cách đo lường như vậy vào thời điểm này là quá rắc rối, phức tạp đối với hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, thậm chí nếu tính toán theo cách như vậy, hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam sẽ giảm thấp và không còn đáp ứng được yêu cầu quy định chuẩn là 8%. Điều này sẽ thúc đẩy những hành vi không thích hợp để đảm bảo những yêu cầu đặt ra.
(4). Sự phối hợp những công cụ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát khác còn hạn chế trong bối cảnh môi trường hoạt động có thay đổi. Những hạn chế, yếu kém bao gồm thiếu sự minh bạch và chất lượng các báo cáo hạn chế; sự phát triển, đổi mới của hệ thống tài chính tạo ra những sản phẩm lai ghép. Điều này tác động vào hiệu lực của các yếu tố của KSNB trong các NHTM. Trên thực tế, hệ thống kế toán của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện mà vẫn đang trong tiến trình hoàn thiện và thực hiện
theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là theo IFRS. Bên cạnh đó, sự thiếu các quy định đồng bộ trong việc thực hiện chế độ kiểm toán và lập báo cáo hàng năm gây không ít phiền toái cho việc quản lý. Điều này dẫn đến việc công bố thông tin trên thị trường không minh bạch, gây thiệt hại cho cả các nhà đầu tư cũng như làm nhiễu luồng thông tin. Như vậy, việc đưa ra quy định chung về hạch toán, kế toán cũng như chế độ kiểm toán, báo cáo, công bố thông tin hàng năm đối với các loại hình doanh nghiệp trên thị trường là cấp thiết. Đó là cơ sở mà trụ cột 3 Basel II đã đưa ra.
Việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát ở đây không chỉ còn dừng lại ở khía cạnh quản lý từ các cơ quan cấp cao nhất mà phải được xây dựng thành hệ thống, nhằm đảm bảo hoạt động minh bạch của hệ thống ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về giám sát ngân hàng và tăng cường thông lệ tốt nhất tại các ngân hàng, Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (Ủy ban) phát hành văn bản cấp cao này về rủi ro tuân thủ và chức năng tuân thủ tại các ngân hàng. Các cơ quan giám sát ngân hàng cần bảo đảm rằng các chính sách và thủ tục về tuân thủ được thực hiện một cách hiệu quả và ban (tổng) giám đốc ngân hàng triển khai các hoạt động khắc phục phù hợp khi phát hiện các vấn đề về tuân thủ.
Công bố thông tin có ý nghĩa và chính xác sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kỷ luật thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu của công chúng, qua đó tạo ra những động lực mạnh mẽ cho ngân hàng trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh an toàn, lành mạnh và hiệu quả; phù hợp với mục tiêu hoạt động đã đề ra và duy trì thực hành quản lý rủi ro lành mạnh và kiểm soát nội bộ. Như vậy, nhằm tăng cường tính minh bạch của ngân hàng và kỷ luật thị trường, cơ quan quản lý cần có những yêu cầu và khuyến khích các ngân hàng cung cấp cho các bên tham gia thị trường và công chúng những thông tin cần thiết để đánh giá chính xác về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động, các hoạt động kinh doanh và rủi ro của một ngân hàng. Những thông tin công bố này chỉ thực sự có hiệu quả tốt khi các thông tin, báo cáo được công bố phải là thông tin thật. Những thông tin liên quan số liệu kế toán phải được kiểm toán hàng năm bởi tổ chức uy tín và hoàn toàn độc lập với ngân hàng, tránh phản ứng ngược. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, ngoài các ngân hàng niêm yết có sự đầu tư trong việc công bố thông tin cũng như đảm bảo được những yêu cầu cơ bản về độ tin cậy của thông tin tài chính, những ngân hàng
còn lại có hệ thống kiểm tra, kiểm soát chéo cũng như sử dụng kết quả còn hạn chế. Điều này tác động tới hiệu lực của KSNB trong các ngân hàng. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế phát triển, khả năng hoạt động của các NHTM ngày càng mở rộng sang những hoạt động và dịch vụ khác, không giới hạn ở trong nước. Điều này không những đặt ra những vấn đề mới cho quản lý nói chung mà làm gia tăng nguy cơ mất kiểm soát đối với những rủi ro mới. Thực tế cho thấy đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều hành vi bất tuân thủ hoặc vô hiệu hóa kiểm soát đã xảy ra tại một số NHTM Việt Nam trong thời gian qua.
(5). Sự phối hợp của quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách, ban hành văn bản và quản trị của các NHTM tác động tới KSNB. Nguyên tắc 6 trong Basel I [12], yêu cầu: “Các cơ quan giám sát ngân hàng phải ấn định các yêu cầu về mức độ vốn tối thiểu thích hợp và cẩn trọng cho tất cả các ngân hàng. Những yêu cầu này cần phản ánh được mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, và phải xác định những thành phần vốn, trên cơ sở tính tới khả năng chịu đựng tổn thất của ngân hàng. Ít nhất là đối với các ngân hàng có hoạt động quốc tế, những yêu cầu về vốn không được thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra trong Bản Thoả Thuận Basle về Vốn và những Bản sửa đổi”. Đây là một bài toán khó đối với các nhà quản lý, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia Việt Nam. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, mức độ đầy đủ vốn được đo lường bằng khuôn khổ này cho dù là quan trọng, nhưng cũng chỉ là một trong số các yếu tố cần được tính đến khi đánh giá tiềm lực của các ngân hàng. Các quy định này chủ yếu nhằm vào việc đánh giá mức vốn có liên quan đến rủi ro tín dụng (rủi ro khi đối tác không có khả năng trả nợ), còn các rủi ro khác như rủi ro lãi suất và rủi ro đầu tư vào chứng khoán cần được các cơ quan giám sát xem xét khi đánh giá sự đầy đủ về vốn nói chung. Uỷ ban đang xem xét các phương pháp có liên quan tới các rủi ro này. Hơn nữa, các tỷ lệ vốn được đánh giá một cách riêng biệt có thể tạo ra những dấu hiệu sai lệch về tiềm lực của một ngân hàng. Rất nhiều yếu tố phụ thuộc vào chất lượng tài sản của ngân hàng và quan trọng hơn là các khoản dự phòng mà ngân hàng đang giữ ngoài số vốn của mình so với số tài sản có thể gặp rủi ro. Với đặc thù quản lý vĩ mô trong lĩnh vực hoạt động này như vậy đã tác động vào những khía cạnh khác nhau của KSNB trong các NHTM, đặc biệt là hai yếu tố của KSNB gồm: Môi trường kiểm soát và Hoạt động kiểm soát.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Yếu Tố Đánh Giá Rủi Ro Trong Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Đánh Giá Thực Trạng Yếu Tố Giám Sát Trong Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Kiểm Soát Nội Bộ Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Yêu Cầu Cải Thiện Hiệu Lực Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Từ Tác Động Bên Ngoài
- Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Phải Dựa Trên Nền Tảng Quản Trị Công Ty Và Quản Trị Rủi Ro Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Giải Pháp Hoàn Thiện Hiệu Lực Yếu Tố Đánh Giá Rủi Ro Trong Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Kết luận Chương 2
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn các kiểm toán viên nội bộ của 34 ngân hàng, với hệ thống các câu hỏi được thiết kế đánh giá theo 5 mức độ trên cơ sở mỗi chỉ tiêu cấu thành các yếu tố của KSNB theo Khung COSO. Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả tính toán, phân tích và đánh giá hiệu lực của mỗi yếu tố cấu thành KSNB trong các NHTM Việt Nam.
Mặc dù được nhìn nhận có những thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam nhưng kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố cấu thành KSNB của các NHTM Việt Nam ở mức trung bình (có thể hiệu lực hoặc không hiệu lực), đặc biệt là môi trường kiểm soát. Điều này cho phép xem xét tác động còn hạn chế của mỗi yếu tố tới hiệu lực của KSNB trong các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, kết quả khảo sát chi tiết dựa trên tài liệu thu thập và nhà quản lý cho thấy KSNB thuộc các NHTM Nhóm 2 dường như tốt nhất trong 3 nhóm ngân hàng mặc dù các NHTM Nhóm 1 là những ngân hàng có qui mô lớn, có lịch sử phát triển lâu đời, có kinh nghiệm trên Thị trường.
Tác giả cũng nhận diện 5 nguyên nhân chính cho những hạn chế của các yếu tố thuộc KSNB trong các NHTM Việt Nam. Những phân tích này là cơ sở cho việc xem xét những hướng cải thiện và đề xuất giải pháp cho các NHTM nhằm tăng hiệu lực của KSNB trình bày ở Chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Sự phát triển của ngành Ngân hàng nằm trong bối cảnh chung của nền kinh tế trong, ngoài nước và những biến chuyển phức tạp của kinh tế thế giới. Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa. Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy.
Định chế tài chính vững mạnh, đó phải là một định chế tài chính có năng lực quản lý rủi ro, kỹ năng tín dụng cũng như quản trị doanh nghiệp vững mạnh. Quản trị doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua việc cải thiện trong chất lượng và tính chịu trách nhiệm trong quản lý của ban giám đốc điều hành. Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), 10 năm từ 2001 tới 2010, hệ thống Ngân hàng đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, ngành Ngân hàng đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua không ít những cam go trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được những thành tựu to lớn, đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế
của đất nước trong những năm qua [40]. Trên thực tế, hệ thống Ngân hàng đã có những bước phát triển toàn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010. Hệ thống ngân hàng hai cấp đã được hình thành rõ nét. NHNN đã có bước củng cố và đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về các mặt hoạt động, tiền tệ tín dụng, tạo môi trường pháp lý tương đối đồng bộ cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả. Đồng thời, NHNN cũng thực hiện có hiệu quả chức năng của NHTW, không ngừng hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối theo cơ chế kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện, phát triển hệ thống thanh toán, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động của NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, duy trì giá trị đồng tiền và tỉ giá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô [40]. Các TCTD đã cơ bản thực hiện tốt vai trò trung gian, huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn và tiện ích của nền kinh tế và xã hội. Nhờ đó, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn và qua cũng còn một số tồn tại cần khắc phục. Do đó, trong thời gian tiếp theo tới 2020, khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới, xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính. Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng trung ương với tầm nhìn, triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố và nâng cao niềm tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà nước; thực thi CSTT hiệu quả, chủ động với các công cụ CSTT (lãi suất, tỷ giá) mang tính thị trường; từng bước tiến tới tự do hóa thị trường tài chính;
nâng cao năng lực thanh tra giám sát ở một cấp độ mới; Các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính; xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn; phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.
Định hướng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng đối với các ngân hàng Việt Nam được chi tiết theo những nội dung cụ thể sau:
Một là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo sự bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ ngân hàng tài chính trên lãnh thổ Việt Nam. Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ – ngân hàng. Hình thành môi trường pháp luật minh bạch và công bằng trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực NH và phân biệt đối xử giữa các TCTD.
Hai là, xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và hoàn thiện sổ tay (hoặc cẩm nang) tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Ba là, tiếp tục mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xoá bỏ dần các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết đa phương và song phương.
Bốn là, đổi mới mô hình tổ chức bộ máy của các NHTM, trước hết là các
NHTM nhà nước. Một nội dung quan trọng trong đề án tái cơ cấu là đổi mới tổ chức bộ máy theo hướng NHTM hiện đại. Về phương diện quản lý, đối với NHTM nhà nước cần theo hướng như doanh nghiệp hạng đặc biệt theo hướng mô hình tập đoàn. Một số NHTM cần đạt mức vốn tự có tương đương 800 – 1.000 triệu USD, có thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế, phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN, nhất là việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính. Trước hết, thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo các đề án đã được chính phủ phê duyệt và phù hợp với các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh. Do NHTM nhà nước đóng vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống NHTM nên đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng – tài chính nước trong giai đoạn hiện nay.
Năm là, tăng quy mô về vốn cho các ngân hàng thông qua tích tụ và tập trung vốn theo hướng: (1) Nghiên cứu và xem xét tiến hành sát nhập các NHTM nhà nước để trở thành một ngân hàng có đủ tiềm lực về tài chính có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Sáp nhập sẽ tạo nên quy mô về vốn lớn hơn đồng thời giảm được chi phí điều hành, quản lý và hơn hết là tạo nên phương thức quản lý mới là cơ hội để sử dụng vốn có hiệu quả; (2) Thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các NHTM nhà nước (Hiện còn 3 NHTM nhà nước đang được xúc tiến cổ phần hoá là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nhằm tận dụng các nguồn lực tài chính trong dân chúng trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở đó thay đổi mô hình quản lý từ đó tạo sắc thái mới trong hoạt động kinh doanh; (3) Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong hệ thống ngân hàng để tận dụng vốn và kỹ thuật cũng như trình độ quản lý từ các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.