Yêu Cầu Cải Thiện Hiệu Lực Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Từ Tác Động Bên Ngoài


Sáu là, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa, vv.. nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện đại hoá toàn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của NHNN và các TCTD trên các mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Tiếp cận nhanh, vận hành có hiệu quả và làm chủ được các ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. Phấn đấu xây dựng hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch vụ thanh toán). Phát triển hệ thống thanh toán điện tử trong toàn quốc; hiện đại hoá hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM theo hướng tự động hoá với cấu trúc mở và có khả năng tích hợp hệ thống cao đối với các ứng dụng. Kết nối hệ thống thanh toán của các NHTM với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và làm dịch vụ thanh toán bù trừ, liên ngân hàng của NHNN. Phát triển công nghệ, phương tiện thanh toán, các hình thức và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiên tiến, an toàn, hiệu quả.

Bảy là, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm phục vụ cho khách hàng 24/24, từ đó giảm được việc phát triển các chi nhánh tốn kém trong việc xây dựng trụ sở và lãng phí trong sử dụng lao động. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các NHTM Việt Nam theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp


dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ NH thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường dịch vụ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Từng bước tự do hoá gia nhập thị trường và khuyến khích các NHTM cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ, uy tín, thương hiệu thay vì dựa chủ yếu vào giá cả dịch vụ và mở rộng mạng lưới. Đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển được hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực ASEAN về chủng loại, chất lượng và có khả năng cạnh tranh quốc tế ở một số dịch vụ.

Tám là, đào tạo, nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng là yêu cầu thường xuyên. Các ngân hàng cần có trung tâm đào tạo được trang bị hiện đại. Chương trình đào tạo ở các NHTM phải thiết thực, cụ thể nhằm trau dồi, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.

Trong lộ trình từng bước hội nhập quốc tế, các NHTM Việt Nam gặp không ít khó khăn, thách thức, đồng thời cũng có nhiều thời cơ cho các NHTM Việt Nam đứng vững trong hội nhập quốc tế – xu hướng tất yếu của thời đại. Do đó, để tồn tại, phát triển trong cạnh tranh đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, hiện đại hoá hệ thống thanh toán, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới nhằm nâng cao hiệu quả và đứng vững trong cạnh tranh. Các mục tiêu, định hướng chiến lược đúng đắn cho ngành ngân hàng sẽ đem lại sự thay đổi quan trọng về qui mô và chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng trong trước mắt và lâu dài đến hết năm 2020 để tạo nền tảng vững chắc hướng tới một hệ thống ngân hàng vững mạnh, hiện đại trong tương lai. Sự thay đổi về chiến lược hoạt động sẽ tác động tới sự thay đổi về tổ chức


và quản trị tại các NHTM Việt Nam. Do đó, đây là yếu tố quan trọng tác động yêu cầu tất yếu phải hoàn thiện KSNB trong những đơn vị này.

3.1.2. Yêu cầu cải thiện hiệu lực kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ tác động bên ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Môi trường thay đổi đã tác động lớn tới quản trị công ty, quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trong các NHTM nói riêng. Đối với hệ thống NHTM Việt Nam, những diễn biến mấy năm qua cho thấy, tính chất rủi ro trong hoạt động ngân hàng đã có những thay đổi lớn tác động tới quản trị công ty của các ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro. Do đó, sự tác động vào KSNB với tư cách là một phương sách quản trị cần nhận diện và thay đổi phù hợp với bối cảnh mới. Sự tác động vào KSNB từ những yếu tố bên ngoài tới các yếu tố khác nhau của KSNB. Phân tích dưới đây về đặc điểm của những yếu tố bên ngoài đặt ra yêu cầu tất yếu phải hoàn thiện KSNB trong các NHTM Việt Nam:

i). Môi trường kinh tế còn những dấu hiệu suy thoái, bất ổn: Biến động của nền kinh tế thể hiện trên những chỉ tiêu lạm phát, tỷ giá ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp và ngân hàng, bao gồm cả những tác động tương tác giữa 2 nhóm đối tượng này. Về kinh tế vĩ mô, trong suốt một khoảng thời gian dài, nền kinh tế của chúng ta dường như chú trọng vào phát triển theo chiều rộng, hoạt động tín dụng tăng trưởng quá nhanh so với khả năng huy động và quản lý của NHTM. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã liên tục và kiên trì với công cuộc “Đổi mới”. Chủ trương tăng trưởng cao đã được Chính phủ điều hành khá kiên định trong thời gian dài nên Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm với nhiều thành tựu nổi bật khác như tỷ lệ đói nghèo được giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng trưởng cao này trong điều kiện nền kinh tế thiếu vốn tạo sức ép lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó, thực tế thời gian qua cho thấy trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao thì khu vực ngân hàng thường có tỷ lệ tăng trưởng cho vay cũng rất cao. Theo NHNN (2015), trong khoảng thời gian 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình tới 29%, năm cao nhất tới 33%, cá biệt có NHTM tăng trưởng tín dụng tới 50% [24]. Bởi vậy, trong điều kiện rủi ro cao, việc quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM sẽ đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là tình trạng nợ xấu. Bên

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 19


cạnh đó, thị trường bất động sản suy giảm là một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu bất động sản. Do hạn chế tín dụng cùng với khủng hoảng kinh tế dẫn tới dòng vốn chảy vào bất động sản suy giảm mạnh, từ đó tác động tới khả năng trả nợ của những doanh nghiệp này. Trong giai đoạn sau, mục tiêu tăng trưởng ở mức hợp lý nhưng yêu cầu về vốn vẫn tạo sức ép lớn tới hệ thống ngân hàng do những công cụ huy động vốn trên thị trường từ Thị trường chứng khoán còn hạn chế. Bởi vậy, những rủi ro trong quá khứ vẫn hiện hữu đặt ra cho những nhà quản trị những thách thức.

ii). Tác động của những tổ chức quốc tế khi hội nhập kinh tế và mở cửa thị trường: Nếu so với những năm 1990, đến nay, mức độ mở thương mại quốc tế của Việt Nam đã khá lớn: Độ mở thương mại quốc tế (xuất khẩu + nhập khẩu) chiếm khoảng 180% GDP. Điều đáng quan tâm là có giai đoạn thâm hụt thương mại của Việt Nam khá cao: Nếu năm 2006 thâm hụt thương mại là 5 tỷ USD thì năm 2007 thâm hụt thương mai khoảng 14 tỷ USD, năm 2008 thâm hụt thương mại lên tới trên 17,5 tỷ USD... Năm 2015 nhập siêu lại xuất hiện (khoảng 6 tỷ USD) sau 3 năm liên tiếp xuất siêu. Kết quả này cho thấy sự giảm sút sản xuất và sự hạn chế trong xuất khẩu. Trong điều kiện đó, hệ thống ngân hàng đã trở nên nhạy cảm rất lớn với các biến động của môi trường bên ngoài. Riêng khu vực thị trường tài chính Việt Nam cũng đã mở cửa đáng kể.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO và theo cam kết, khu vực ngân hàng đã được mở cửa khá nhanh. Các ngân hàng 100 vốn nước ngoài đã được phép thành lập ở Việt Nam. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện đã được huy động tiền VND rộng hơn những năm 1995 - 2005 rất nhiều (như mức độ huy động VND, đặt ATM ngoài trụ sở chính,...). Nhà đầu tư nước ngoài cũng được tham gia mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước lên tới 49% tổng vốn chủ sở hữu. Riêng đối với khu vực ngân hàng, mức tham gia của nhà đầu tư nước ngoài hiện còn hạn chế tỷ lệ ở mức 30% . Tuy nhiên, trong quá trình cơ cấu lại khu vực ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào khu vực ngân hàng với tỷ lệ cao hơn.

Từ năm 2007, mặc dù Việt Nam đã có được dòng ngoại tệ chảy vào khá lớn nhưng khả năng hấp thụ và quản lý dòng vốn làm tăng những nghi ngại ở cả khu


vực ngân hàng, khu vực doanh nghiệp và ở cả góc độ vĩ mô, cụ thể: Dự trữ ngoại hối quốc gia biến động, bong bóng giá bất động sản, bong bóng giá chứng khoán, sự bùng nổ tiêu dùng, bùng nổ tín dụng. Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã đối mặt với mức độ rủi ro ngoại hối cao do năng lực của bộ phận quản lý rủi ro cũng như của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng đã tỏ ra yếu kém, bất cập trước các loại rủi ro mới liên quan đến các giao dịch ngoại hối của ngân hàng.

iii). Cơ chế quản lý ở khu vực tài chính tiền tệ tác động tới quản trị rủi ro nói chung và KSNB của NHTM Việt Nam: Trong giai đoạn 2009-2013, Quốc hội, Chính phủ, NHNN đã ban hành những văn bản pháp lý phối hợp hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là những hoạt động có tác động lớn tới quản trị rủi ro như KSNB và Kiểm toán nội bộ. Thực hiện những qui định của Nhà nước, các NHTM đã tổ chức thực hiện hoạt động của mình, tổ chức bộ máy, tổ chức kiểm soát và kiểm toán,…theo những hướng dẫn và qui định của Nhà nước. Do đó, qui định phù hợp, kịp thời sẽ tác động tích cực vào hoạt động quản trị rủi ro nói chung và KSNB nói riêng. Trong trường hợp ngược lại, nếu không điều chỉnh kịp thời và quản trị NHTM không có những cách thức phù hợp sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc thực thi những văn bản liên quan.

iv). Thị trường chứng khoán đặt ra yêu cầu mới với kiểm soát nội bộ trong các NHTM Việt Nam: Thực tiễn hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam còn hạn chế và chưa hỗ trợ tốt cho khu vực ngân hàng trong việc giảm áp lực vốn và giảm thiểu rủi ro cho khu vực ngân hàng, tăng khả năng quản lý rủi ro cho các ngân hàng thương mại và tăng thanh khoản cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của thị trường so với năng lực giám sát và quản lý phù hợp đã có tác tích cực rất hạn chế mà tạo ra nhiều động ngược, thậm chí làm tăng rủi ro cho khu vực ngân hàng. Các chính sách của NHNN trong thời gian qua hướng tới hạn chế hay kiểm soát chặt chẽ việc cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản là phản ánh quan điểm của cơ quan lập chính sách nhận định, đánh giá về tác động tiêu cực của thị trường chứng khoán đến khu vực ngân hàng. Những năm 2007 - 2008, dư nợ cho vay chứng khoán của khu vực ngân hàng lên khá cao; có NHTM lên tới 30% tổng dư nợ; Sau các chính sách hạn chế cho vay chứng khoán của NHNN, các chỉ số


VNIndex giảm rất mạnh. Những giải pháp mà NHNN đưa ra là giới hạn dư nợ cho vay chứng khoán và bất động sản ở mức dưới 20% tổng dư nợ và tăng hệ số rủi ro đối với tài sản là chứng khoán và bất động sản lên mức rủi ro nhất 250% - Theo Điểm 5.5 Thông tư 13/2010/TT- NHNN [25]. Các sản phẩm mới của thị trường chứng khoán (niêm yết và chưa niêm yết) trên bảng cân đối kế toán và các giao dịch về chứng khoán (trực tiếp là chứng khoán, chứng khoán hóa, cầm cố chứng khoán...) của ngân hàng đã và đang trở nên thách thức rất lớn đối với công tác quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của ngân hàng.

v). Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng (CIC) tác động tới hoạt động kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam: Trong điều kiện cạnh tranh, vai trò của thông tin nói chung và thông tin tín dụng trở nên quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định cho vay phù hợp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát, giảm rủi ro tín dụng [42]. Do đó, dữ liệu của Trung tâm thông tin tín dụng đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các NHTM nói chung và tới KSNB nói riêng. Sự tác động có tính 2 chiều giữa CIC tới NHTM và ngược lại đòi hỏi sự phối hợp giữa các NHTM với CIC. Trên cơ sở dữ liệu của CIC, các ngân hàng có thể sử dụng và ra quyết định thích hợp. Dưới góc độ kiểm soát, CIC có liên hệ chặt chẽ với các yếu tố của KSNB, đặc biệt là hoạt động kiểm soát. Tuy nhiên, dữ liệu hiện tại của CIC được đánh giá còn hạn chế. Do đó, việc thực thi KSNB trong NHTM cần đặt ra những giải pháp để có thể thích ứng với bối cảnh không trọn vẹn của thông tin.

3.1.3. Yêu cầu tất yếu phải cải thiện hiệu lực kiểm soát nội bộ từ khía cạnh quản trị nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Xuất phát từ quá trình đánh giá về các yếu tố của KSNB tại các NHTM Việt Nam và những phát hiện từ đánh giá trên cơ sở kết quả khảo sát cho thấy có nhiều yếu tố tác động tới hiệu lực KSNB trong bối cảnh hiện tại của các đơn vị. Tác giả nhận thấy sự ảnh hưởng của những yếu tố tác động tới hiệu lực kiểm soát trên những khía cạnh khác nhau, theo chiều hương khác nhau, mức độ khác nhau,… Những tác động này có thể phân chia thành những yếu tố trong nội bộ các NHTM Việt Nam và những yếu tố bên ngoài. Trong phần dưới đây, tác giả xin làm rõ những yếu tố đòi hỏi phải cải thiện hiệu lực kiểm soát nội bộ xét từ khía cạnh quản


trị nội bộ của các NHTM Việt Nam từ kết quả nghiên cứu thực trạng KSNB trong các NHTM Việt Nam ở Chương 2 theo những yếu tố cấu thành KSNB trên cơ sở Khung COSO.

Yếu tố môi trường kiểm soát: Kết quả đánh giá và phân tích nguyên nhân đã chỉ ra những yếu tố tác động vào hiện trạng môi trường kiểm soát. Trong thời gian qua, với sự mở rộng hoạt động của các NHTM nước ta trong lĩnh vực cho vay đầu tư tài chính, góp vốn vào doanh nghiệp đã xuất hiện những sai sót hoặc vi phạm về phạm vi, mục đích và giới hạn cho vay theo qui định của NHNN. Trường hợp của Sacombank, hiện tượng đầu tư ngoài ngành, sở hữu chéo của các NHTM diễn ra phổ biến, dẫn tới rủi ro kết hợp của nhiều lĩnh vực,…Những dấu hiệu đó cho thấy nhận thức về rủi ro, sự liêm chính, một cơ cấu tổ chức,…đang tồn tại ảnh hưởng tới hiệu lực của Môi trường kiểm soát, từ đó cần phải cải thiện.

Đánh giá rủi ro: Áp lực cạnh tranh để phát triển thị phần tín dụng dẫn đến những nguy cơ trong đánh giá rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, sự mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh dẫn tới rủi ro đối với NHTM có xu hướng tăng lên. Giai đoạn 2007-2011 là giai đoạn tăng trưởng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ vào năm 2010 lên tới 18%. Tiếp đó, giai đoạn 2012-2013, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đã chặn đà tăng trưởng tín dụng và những hoạt động khác liên quan. Tuy nhiên, giai đoạn tiếp sau đó, 2013-2015 cũng là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ của nợ xấu, quá hạn,…mà ở nhiều ngân hàng dẫn tới tình trạng mất kiểm soát. Khi nợ quá hạn xảy ra, các ngân hàng có xu hướng tìm kiếm cách thức “che dấu” như đảo nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nhóm nợ, trích dự phòng rủi ro,…sai qui định. Đây là hệ quả của một quá trình và liên quan tới nhiều khâu. Đánh giá rủi ro là một khâu không hẳn độc lập mà nằm trong nhiều qui trình hoạt động nhưng tác động rất lớn tới kết quả. Thực tế cho thấy có những vấn đề trong đánh giá rủi ro nói riêng và những vấn đề phát sinh giữa đánh giá rủi ro và yếu tố khác. Mặc dù vậy, cải thiện đánh giá rủi ro trở nên cần thiết trong điều kiện các NHTM đang tồn tại những vấn đề hoạt động trong quá khứ và sự mở rộng hoạt động đang thực hiện.


Các hoạt động kiểm soát: Phân tích và đánh giá trong Chương 2 chỉ rõ hiện trạng hoạt động kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam nói chung chưa đồng bộ. Thực tế, những hoạt động kiểm soát của NHTM đang hướng tới là theo Basel II nhưng thực trạng các hoạt động kiểm soát chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Điều này dẫn tới thực trạng hoạt động kiểm soát đang theo yêu cầu của Basel I. Điều này làm cho hoạt động kiểm soát trở nên thiếu sự ăn nhập và lô gic vào hệ thống quản trị của các NHTM.

Thông tin và truyền thông: Đây là yếu tố chịu nhiều tác động của cách mạng công nghệ thông tin, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện ứng dụng tin học trong hệ thống các NHTM rất cao, việc thông tin và truyền thông phục vụ KSNB cần được nhìn nhậy và thay đổi phù hợp với yêu cầu quản trị.

Giám sát: Trong quản trị rủi ro của các NHTM, giám sát sử dụng các công cụ khác nhau, đặc biệt vai trò kiểm toán nội bộ, được xem là tuyến phòng thủ thứ 3

- cuối cùng. Bởi vậy, đây cũng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo ngăn chặn và phát hiện kịp thời những sai phạm có thể xảy ra trong môi trường hoạt động “nhạy cảm” như ngân hàng. Kết quả đánh giá của kiểm toán nội bộ còn hạn chế, đặc biệt là sau kiểm toán nội bộ, một số ngân hàng lớn vẫn tồn tại những sai phạm gây tổn thất rất lớn cho các NHTM nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hành vi như vậy. Tuy nhiên, nghiên cứu đánh giá yếu tố giám sát trong KSNB của các NHTM nước ta cho thấy yếu tố này chưa hiệu lực, tác động chưa tích cực tới hiệu lực của cả KSNB. Do đó, việc hoàn thiện các yếu tố trong nhân tố giám sát cũng trở thành yêu cầu cấp bách nhằm cải thiện hiệu lực của KSNB tại đơn vị.

3.2. Nguyên tắc chung để hoàn thiện hiệu lực các yếu tố cấu thành của kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện kiểm soát nội bộ phải đảm bảo hội nhập trong bối cảnh phát triển thị trường tài chính và các NHTM Việt Nam

Trải qua 30 năm đổi mới và phát triển, lĩnh vực ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định. Mặc dù vậy, trong bối cảnh kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh trong nước có nhiều thay đổi đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi phù hợp với bối cảnh phát triển chung của khu vực và trên Thế giới. Định hướng phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022