cá thể trong các làng nghề đã thực hiện thường xuyên công tác quản lý đối tượng, rà soát các hộ mới ra kinh doanh, hộ miễn, hộ nghỉ, hộ bỏ kinh doanh để quản lý kịp thời. Đặc biệt chú trọng những hộ kinh doanh trọng điểm, các mô hình kinh doanh theo chuỗi, các thương hiệu lớn ...
Thông thường, ngay từ đầu năm, cục thuế và chi cục thuế các tỉnh thường quán triệt các đội thuế liên phường/ xã về công tác rà soát, lập bộ Môn bài, hộ khoán, kiểm tra, khảo sát và điều chỉnh doanh thu, mức thuế đối với hộ khoán. Thường xuyên rà soát địa bàn, rà soát các hộ mới ra kinh doanh, hộ miễn, hộ nghỉ, hộ bỏ kinh doanh để quản lý kịp thời. Đặc biệt chú trọng những hộ kinh doanh trọng điểm, các mô hình kinh doanh theo chuỗi, các thương hiệu lớn, phấn đấu quản lý doanh thu, mức thuế sát với tình hình thực tế kinh doanh và hướng đến giảm nợ đọng thuế mới phát sinh và tích cực đôn đốc thu hồi nợ cũ18. Không những thế, Cục thuế, Chi cục tại các tỉnh đã triển khai hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, khai thác dữ liệu từ các NHTM, các nhà cung cấp ứng dụng cho thuê nhà, bán hàng qua mạng đối với cá nhân kinh doanh phát sinh thu nhập từ Google, Youtube, Facebook...đôn đốc, hướng dẫn các cá nhân, hộ kinh doanh kê khai và thực hiện thu thuế.
Tuy nhiên, kết quả thu thuế, thực trạng tuân thủ thuế của Hộ KDCT tại hầu hết Cục thuế, chi cục thuế (trong đó có các chi cục thuế các Huyện quản lý thuế với Hộ KDCT trong các làng nghề) trong những năm qua như sau:
Thứ nhất, còn một số lượng khá lớn các hộ KDCT chưa đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 (công bố năm 2018) cho thấy, cả nước có 5,1 triệu hộ kinh doanh, gồm 4,6 triệu cơ sở có địa điểm ổn định và 0,6 triệu cơ sở không ổn định; tỷ trọng các cơ sở có đăng ký kinh doanh (ĐKKD) chiếm 25,9% (1,326 triệu hộ) và còn lại các cơ sở chưa có ĐKKD (khoảng 3,774 triệu hộ).
Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2021 chỉ ra hiện nay cả nước có khoảng 5,2 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng 5,7% so với năm 2016. Số cơ sở SXKD cá thể hiện nay ngành Thuế đang quản lý khoảng 1,5 triệu cơ sở (theo số liệu đăng ký thuế) tương đương với số cơ sở đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, số liệu quản lý về hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm (không phải nộp thuế) là 711.394 hộ19. Như vậy, còn một số lượng khá lớn hộ KDCT đang “lọt sổ thuế”, chưa tự nguyện
18 Tổng hợp dựa trên báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2020, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2021 của Cục thuế/Chi cục thuế ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng mà tác giả có thể tiếp cận.
19 Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2020 và Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2021 của Tổng Cục thuế
tuân thủ thuế về khía cạnh tự nguyện đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân là đối với các cơ sở chưa đăng ký kinh doanh cơ quan thuế chưa đủ nguồn lực để quản lý một phần do chưa có chế tài xử lý còn chưa phù hợp, nên công tác quản lý thuế đối với các cơ sở SXKD cá thể còn bất cập và hạn chế. Ngoài ra, sự phân bố dàn trải ở tất cả các địa bàn từ thành phố, thị xã đến các vùng sâu, vùng xa và biến động liên tục cũng gây khó khăn cho cơ quan thuế. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý mỏng, không đủ nhân lực và tài lực để thanh tra, kiểm tra, xử phạt đối với những hành vi trốn thuế, gian lận thuế, cũng như chế tài phạt chưa đủ sức răn đe nên nhiều cơ sở chưa thực hiện việc đăng ký thuế. Điều này đặt gánh nặng cho ngành Thuế trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.
Thứ hai, Cục thuế, chi cục thuế đều đã thấy được thực trạng thiếu tuân thủ thuế ở một số lượng nhất định hộ KD (trong đó có HKD trong các làng nghề). Chính vì vậy, trong Báo cáo tổng kết Tổng kết công tác thuế năm 2020 và đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2021 ở cục thuế các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng thì trong nội dung về định hướng và giải pháp thực hiện năm 2021 đều đưa ra các nội dung nhằm tăng cường tính tuân thủ thuế của Hộ KDCT. Ví dụ trong của một số Cục thuế đã nêu:
“Triển khai điều tra, khảo sát hộ kinh doanh chuẩn bị cho công tác lập bộ môn bài và thuế hộ khoán năm 2021; rà soát nguồn thu, tăng cường công tác thu nợ thuế đối với hộ cá nhân kinh doanh”
“Quản lý chặt chẽ kê khai, đôn đốc kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN; Rà soát, đối chiếu, kiểm tra hồ sơ khai thuế, hoàn thuế, đôn đốc các tổ chức, cá nhân đang hoạt động SXKD nhưng chưa đăng ký, hoặc đã đăng ký nhưng kê khai chưa đúng với thực tế để đưa vào quản lý thuế”.
và như trong báo cáo của Cục thuế một tỉnh khác cũng đã đưa ra phương hướng tăng cường tính tuân thủ thuế với hộ KDCT như sau:
“Chú trọng công tác quản lý kê khai, nâng cao chất lượng tờ khai, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế. Từ đó, nâng cao ý thức tự giác của người nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền phạt vào ngân sách nhà nước. Rà soát, nâng cao chất lượng quản lý hộ cá nhân kinh doanh trên địa bàn”
Hay như trong Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2020 và định hướng năm 2021, chi cục thuế một Huyện đã đưa ra tham luận:
Riêng lĩnh vực thu thuế CTN –NQD, đặc biệt là thu hộ kinh doanh cá thể còn nhiều khó khăn, bất cập, Chi cục thuế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thu NSNN, với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thu thuế. Song việc áp dụng chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên tình trạng hộ kinh doanh khai không đúng doanh thu thực và hộ chây ỳ, dây dưa nợ đọng thuế vẫn xảy ra, lực lượng CBCC thuế tại các đội thuế liên xã lại khá mỏng. Do đó Chi cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh ... nghiên cứu cơ chế duy trì hoạt động và cơ chế đãi ngộ thống nhất cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ thu ngân sách tại xã (Ủy nhiệm thu trước đây), nhằm đẩy mạnh công tác thu hộ kinh doanh cá thể góp phần vào việc hoàn thành dự toán thu ngoài quốc doanh
Và, tham luận của một Chi cục thuế quản lý hộ KDCT trong các làng nghề cũng đã nêu:
Chỉ đạo Đội thuế liên phường xã cần tăng cường công tác chống thất thu đối với hộ kinh doanh, trong đó tập trung vào lĩnh vực có rủi ro cao (kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, thương mại điện tử,..). Đối với các hộ có mức thuế khoán thấp hơn mức bình quân chung, tham mưu với Hội đồng tư vấn thuế, Ban chỉ đạo chống thất thu NS, chính quyền tại địa phương để xác định doanh thu và mức thuế khoán cho phù hợp.
Thứ ba, kết quả thu thuế với Hộ KDCT chỉ ra vẫn còn một số lượng hộ KD nhất định chưa tuân thủ thuế. Trong đó, thực trạng chậm nộp thuế của Hộ KD diễn ra thường xuyên, ở nhiều Cục thuế ở các tỉnh. Ví dụ, như tại TP Hà Nội, thực trạng tuân thủ thuế với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khu vực NQD trong năm 2020 đã chỉ ra thực trạng một số lượng nhất định Hộ KDCT trên địa bàn thành phố chậm nộp thuế (chưa tuân thủ thuế) (Xem bảng 4.3).
Bảng 4.3: Kết quả thu thuế từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh của Cục thuế Hà Nội, năm 2020
Đơn vị tính: đồng
Nội dung | Số lũy kế nộp NSNN 12 tháng | Số quyết toán nộp NSNN năm 2020 | |
1 | Thu từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khu vực NQD | 1.374.189.201.192 | 1.377.847.079.871 |
1.1 | Thuế giá trị gia tăng | 1.351.780.054.690 | 1.355.077.410.640 |
Tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng từ hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước khác còn lại | 13.079.185.595 | 12.951.065.430 | |
1.2 | Thuế tiêu thụ đặc biệt | 12.815.424.570 | 12.788.923.092 |
Tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước khác còn lại | 211.804.073 | 212.266.691 | |
1.3 | Thu khác | 9.593.721.932 | 9.980.746.139 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 13
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 14
- Giới Thiệu Chung Về Làng Nghề Và Hộ Kinh Doanh Cá Thể
- Độ Tin Cậy Của Thang Đo Với Các Biến Phụ Thuộc
- Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định (Cfa) – Dạng Chuẩn Hóa
- Mô Hình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Tự Nguyện Của Hộ Kdct Trong Các Làng Nghề Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo quyết toán nộp ngân sách, Cục thuế Hà Nội, năm 2020
Thứ tư, công tác quản lý thuế với hộ kinh doanh nói chung và hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề vẫn có những hạn chế như vẫn còn hộ quản lý doanh thu, mức thuế chưa phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh cần tiếp tục rà soát quản lý kịp thời trong thời gian tới; chưa tổ chức điều tra, khảo sát thực tế đối với các hộ kinh doanh có thu nhập thấp không phải nộp thuế khoán… dẫn đến bỏ sót nguồn thu. Ví dụ, như trong báo cáo của Cục thuế ở một tỉnh đã chỉ ra:
bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý thuế HKD cá thể rất phức tạp, tốn nhiều công sức, số thu từ HKD vẫn chưa tương xứng với kết quả kinh doanh thực tế của các HKD, công tác quản lý thu thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa quản lý đầy đủ các HKD trên địa bàn, dẫn đến thất thu nhiều, hoạt động của HKD và những hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, vai trò của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn chưa phát huy vai trò trong công tác phối hợp để xử lý vi phạm nợ đọng thuế của các HKD trên địa bàn.
Không những thế, một số lượng hộ, cá nhân KD nộp thuế theo phương pháp khoán trong các năm qua (từ 2019-2021) chưa tuân thủ thuế khi Tổng số thu trong năm < Tổng thuế GTGT+TNCN phát sinh trong năm (Xem bảng 4.4); bên cạnh đó, kết quả thu thuế với hộ, CNKD sử dụng hóa đơn cũng chỉ ra tình trạng chưa tuân thủ ở một số lượng hộ KD nhất định, khi mà Số thuế đã nộp trong kỳ < Tổng thuế phát sinh trong kỳ trong các năm 2019-2021 (Xem bảng 4.5)
114
Bảng 4.4.: Kết quả thu thuế với Hộ, cá nhân KD nộp thuế theo phương pháp khoán tại một số tỉnh20 thuộc ĐB Sông Hồng
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tổng số hộ quản lý | Số hộ không thuộc diện nộp thuế | Số hộ thuộc diện phải nộp thuế | Thống kê hộ, cá nhân KD phát sinh thuế GTGT và TNCN | ||||
Kỳ báo cáo | Lũy kế kỳ báo cáo | ||||||
Tổng thuế GTGT+TNCN phát sinh trong kỳ | Tổng số thu trong kỳ (gồm cả thu nợ đọng) | Số thuế GTGT+TNCN phát sinh đến kỳ báo cáo | Tổng số thu lũy kế | ||||
Năm 2019 | 116.704 | 42.427 | 74.277 | 21.021.253 | 16.509.551 | 238.524.228 | 216.992.295 |
Năm 2020 | 114.080 | 41.473 | 72.608 | 20.548.634 | 16.138.369 | 233.161.513 | 212.113.680 |
Năm 2021 (ước đạt) | 112.483 | 40.892 | 71.591 | 20.260.954 | 15.912.431 | 229.897.252 | 209.144.089 |
Bảng 4.5: Kết quả thu thuế với hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng
ĐVT: 1000 đồng.
Kỳ báo cáo | Lũy kế kỳ báo cáo | ||||||||||
Hộ, cá nhân KD sử dụng hóa đơn lẻ | Hộ, cá nhân KD sử dụng hóa đơn quyển | Tổng thuế phát sinh trong kỳ | Số thuế đã nộp trong kỳ | Hộ, cá nhân KD sử dụng hóa đơn lẻ | Hộ, cá nhân KD sử dụng hóa đơn quyển | Tổng thuế phát sinh đến kỳ báo cáo | |||||
Số hộ | Số thuế | Số hộ | Số thuế | Số lượt hộ | Số thuế | Số lượt hộ | Số thuế | ||||
2019 | 10.331 | 31.468.122 | 2.236 | 9.634.568 | 41.102.690 | 40.770.434 | 69.289 | 148.339.168 | 27.584 | 153.115.033 | 303.767.765 |
2020 | 10.099 | 30.760.627 | 2.186 | 9.417.955 | 40.178.583 | 39.853.796 | 67.731 | 145.004.075 | 26.964 | 149.672.564 | 296.938.187 |
2021 (ước đạt) | 9.958 | 30.329.979 | 2.155 | 9.286.104 | 39.616.083 | 39.295.843 | 66.783 | 142.974.018 | 26.587 | 147.577.148 | 292.781.053 |
20 Tổng hợp từ số liệu báo cáo hàng năm của Cục thuế 6 tỉnh mà tác giả có thể tiếp cận, từ năm 2019-2021
Như vậy, thực trạng tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề cũng có những điểm tương đồng trong đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của hộ Kinh doanh: việc thu thuế các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể tại các làng nghề vẫn gặp không ít khó khăn bởi các chủ hộ chưa tự giác thực hiện việc đăng ký, kê khai thuế theo quy định; công tác xác định số hộ và mức thuế phải nộp của mỗi hộ còn nhiều hạn chế, công tác quản lý doanh thu, mức thuế chưa phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh cần tiếp tục rà soát quản lý kịp thời trong thời gian tới; chưa tổ chức điều tra, khảo sát thực tế đối với các hộ kinh doanh có thu nhập thấp không phải nộp thuế khoán… dẫn đến bỏ sót nguồn thu (dẫn theo báo cáo của một chi Cục Thuế cấp Huyện).
4.2. Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu
Bằng phương pháp khảo sát trực tiếp với tác giả và 5 sinh viên năm thứ 3 tổ chức thành 3 nhóm (mỗi nhóm 2 người) tiến hành khảo sát tại 11 tỉnh, kết hợp với gửi phiếu khảo sát tới bạn bè, người thân đang sinh sống, làm việc tại chính các làng nghề. Kết quả thu thập dữ liệu được thống kê trong bảng 4.1:
Bảng 4.6: Kết quả thu thập phiếu khảo sát21 theo Tỉnh và Thành phố
Tỉnh, thành phố | Số phiếu phát ra | Tỷ lệ số phiếu khảo sát thu về | Tỷ lệ số phiếu khảo sát thu về hợp lệ | |||
Số phiếu | Tỷ lệ so với số phiếu phát ra (%) | Số phiếu | Tỷ lệ so với số phiếu thu về(%) | |||
1 | Hà Nội | 115 | 79 | 68,70 | 65 | 82,28 |
2 | Hải Phòng | 76 | 56 | 73,68 | 42 | 75,00 |
3 | Quảng Ninh | 69 | 47 | 68,12 | 39 | 82,98 |
4 | Bắc Ninh | 73 | 46 | 63,01 | 41 | 89,13 |
5 | Hà Nam | 35 | 23 | 65,71 | 15 | 65,22 |
6 | Hải Dương | 33 | 19 | 57,58 | 17 | 89,47 |
7 | Hưng Yên | 34 | 24 | 70,59 | 21 | 87,50 |
8 | Nam Định | 68 | 57 | 83,82 | 52 | 91,23 |
9 | Thái Bình | 29 | 25 | 86,21 | 19 | 76,00 |
10 | Vĩnh Phúc | 35 | 27 | 77,14 | 22 | 81,48 |
11 | Ninh Bình | 42 | 31 | 73,81 | 25 | 80,65 |
TỔNG | 609 | 434 | 71,26 | 358 | 82,49 |
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra, 2020
21 Theo ý kiến góp ý của thành viên HĐCS, sau bảo vệ cơ sở nghiên cứu sinh đã tổ chức điều tra thêm và cỡ mẫu tăng lên từ 275 quan sát lên thành 358 quan sát để tăng tính tin cậy của kết quả nghiên cứu
Bằng việc phát ra 609 phiếu và thu về 434 phiếu (đạt tỷ lệ 71,26%) trong đó số phiếu khảo sát hợp lệ là 358 phiếu (chiếm 82,49 % số phiếu thu về). Như vậy, với số phiếu hợp lệ là 358 phiếu > qui mô mẫu tối thiểu là 235 quan sát22. Do đó, mẫu nghiên cứu đảm bảo điều kiện để thực hiện các bước tiếp theo. Mẫu nghiên cứu được trình bày chi tiết ở bảng dưới đây:
Bảng 4.7. Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng
Số quan sát | Phần trăm (%) | |
Giới tính | 358 | 100 |
Nam | 146 | 40,8 |
Nữ | 212 | 59,2 |
Tuổi | 358 | 100 |
Dưới 30 | 51 | 14,2 |
Từ 31 đến 40 | 121 | 33,8 |
Từ 41 đến 50 | 146 | 40,8 |
Từ 51 đến 60 | 34 | 9,5 |
Trên 60 | 6 | 1,7 |
Trình độ học vấn | 358 | 100 |
Chưa học hết Phổ thông | 82 | 22,9 |
Trung học Phổ thông | 128 | 35,8 |
Trung cấp | 85 | 23,7 |
Cao đẳng/Đại học/Sau đại học | 63 | 17,6 |
Số năm hoạt động kinh doanh | 358 | 100 |
Dưới 1 năm | 28 | 7,8 |
Từ 1 đến 5 năm | 93 | 26,0 |
Từ 6 đến 10 năm | 114 | 31,8 |
Từ 11 đến 15 năm | 54 | 15,1 |
Trên 15 năm | 69 | 19,3 |
Thu nhập hàng năm của hộ KD | 358 | 100.0 |
Dưới 100 triệu | 19 | 5,3 |
Từ 100 triệu đến 200 triệu | 53 | 14,8 |
Từ 200 triệu đến 300 triệu | 81 | 22,6 |
Từ 300 triệu đến 500 triệu | 104 | 29,1 |
Trên 500 triệu | 101 | 28,2 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp Thống kê 358 quan sát trong nghiên cứu định lượng chỉ ra mẫu nghiên cứu chủ hộ KDCT là nữ giới (chiếm 59,2%); trong đó phần lớn nằm trong nhóm có độ tuổi từ 41
22 Xem mục 3.2.3. Mẫu nghiên cứu
đến 50 (chiếm 40,8%), sau đó đến nhóm tuổi từ 31-40 (chiếm 33,8%); trình độ học vấn của chủ hộ KDCT tham gia khảo sát với trình độ trung học phổ thông là cao nhất (chiếm 35,8%), tiếp đến là trình độ trung cấp trở lên (chiếm 23,7%); số lượng chủ hộ KDCT có kinh doanh từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số quan sát, cụ thể là 31,8%. Bên cạnh đó, thu nhập hàng năm từ của hộ KD trong khoảng từ 300 triệu đến 500 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là 29,1%.
4.2.2. Đánh giá chất lượng và độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp do các biến quan sát này (biến rác) có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được; từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu mới. Ngoài ra, khi đánh giá các thang đo thì hệ số tương quan biến-tổng (corrected item-total correlation) phải từ 0,4 trở lên mới đảm bảo yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010).
4.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
a) Kiểm định độ tin cậy của thang đo với các biến độc lập
Mô hình gồm 10 biến độc lập, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với biến độc lập như sau:
Bảng 4.8: Độ tin cậy của thang đo với các biến độc lập
Ký hiệu | Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến – tổng | Giá trị Alpha nếu loại biến | Cronbach's Alpha chưa loại biến | Cronbach's Alpha sau loại biến | |
Tinh thần thuế | TT 01 | 18.82 | 15.675 | .681 | .844 | .869 | .869 |
TT 02 | 18.90 | 16.315 | .706 | .841 | |||
TT 03 | 18.88 | 16.271 | .686 | .843 | |||
TT 04 | 18.84 | 15.566 | .719 | .837 | |||
TT 05 | 18.75 | 16.046 | .635 | .852 | |||
TT 06 | 18.79 | 16.216 | .586 | .861 | |||
Chuẩn mực chủ quan | CM01 | 13.77 | 11.478 | .625 | .732 | .790 | .842 |
CM02 | 13.91 | 11.443 | .604 | .739 | |||
CM03 | 13.95 | 10.914 | .665 | .717 | |||
CM04 | 13.60 | 14.465 | .242 | .842 |