BÀI 4: NHẬN THỨC CÁC VỊ THUỐC LỢI THỦY THẨM THẤP – KHỬ THẤP – TẢ HẠ - TIÊU ĐẠO – CỐ SÁP.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được tên Việt Nam của các vị thuốc Lợi thủy, thẩm thấp – khử thấp – tả hạ - tiêu đạo và cố sáp
2. Trình bày đúng bộ phận dùng của các vị thuốc Lợi thủy, thẩm thấp – khử thấp – tả hạ
- tiêu đạo và cố sáp
3. Liệt kê được tính vị, qui kinh và các công năng, chủ trị của các vị thuốc Lợi thủy, thẩm thấp – khử thấp – tả hạ - tiêu đạo và cố sáp
NỘI DUNG:
Có thể bạn quan tâm!
- Định Nghĩa: Thuốc Hóa Đờm Dùng Trị Các Bệnh Do Đờm Trọc Gây Ra.
- Trình Bày Được Tên Việt Nam Của Các Vị Thuốc An Thần, Lý Khí, Lý Huyết.
- Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 5
- Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 7
- Thực hành Nhận thức Đông dược - Trường trung cấp Tây Sài Gòn Dùng đào tạo Y sỹ Y học cổ truyền - 8
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
I. ĐẠI CƯƠNG
1. THUỐC LỢI THỦY THẨM THẤP
Định nghĩa: Thuốc lợi thủy thẩm thấp có tác dụng bài trừ thủy thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu.
Thuốc lợi thủy thẩm thấp có tác dụng đưa phần nước thừa bị ứ đọng trong cơ thể ra ngoài, đồng thời những thuốc này thường có tác dụng thanh nhiệt. Đa số các vị thuốc lợi thủy thẩm thấp có tính bình, vị đạm nên gọi là đạm thủy thấp.
Tác dụng chung:
Theo y học cổ truyền:
- Lợi niệu tiêu phù: dùng trong các bệnh viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận nhiễm mỡ, phù dị ứng, cổ sưng nóng đỏ đau, viêm nhiễm.
- Lợi niệu trị vàng da do viêm gan siêu vi, viêm đường dẫn mật, ứ tấc mật.
- Lợi niệu để bào mòn sỏi đường tiếp niệu.
- Điều trị thấp khớp: dùng khi phong thấp ứ đọng ở gân xương kinh lạc, khiến cử động khó khăn, sưng đau các khớp, thuốc lợi thấp sẽ đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài.
- Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: dùng khi tỳ hư không vận hóa được thủy thấp xuống đại trường, dẫn đến thấp trệ, tiêu chảy mạn. Thuốc lợi thủy sẽ tăng cường bài tiết thủy thấp bằng đường tiểu tiện, nhờ thế mà cầm tiêu chảy.
- Ngoài ra, lợi thủy cũng là một biện pháp tốt để hạ sốt, hạ huyết áp, giải dị ứng.
Theo hiện đại:
Thuốc lợi tiểu có tác dụng làm tăng bài tiết nước tiểu nên có tác dụng lợi tiểu.
2. THUỐC KHỬ THẤP
Định nghĩa: Thuốc trừ thấp là những thuốc có khả năng trừ được tà thấp ứ đọng bên trong cơ thể.
Phân loại:
. Thuốc khử phong thấp:
Còn gọi là các thuốc khử phong trừ thấp: Là những thuốc có khả năng phát tán phong thấp ở gần xương, cơ nhục, kinh lạc, thường dùng để trị chứng tỳ.
Các thuốc nhóm này thường có vị tân, khổ, tính ôn. Vị tân có tác dụng tán phong. Vị khổ có tác dụng tảo thấp. Tính ôn có tác dụng tán hàn.
Theo lý thuyết Đông y: Can chủ căn, Thận chủ cốt, Tỳ chủ cơ nhục. Các thuốc khử phong thấp thường qui kinh Can, Thận, Tỳ.
Tác dụng chủ yếu là thông kinh hoạt lạc, khu phong hàn, trừ thấp, chỉ thống. Một số thuốc có tác dụng bổ can thận, cường gân cốt.
Thuốc khu phong trừ thấp dùng để giảm đau do tý chứng, đau ở chi thể, căn mạch co rút, tê dại, thắt lưng đầu gối ê ẩm, yếu mỏi.
Khi sử dụng cần lưu ý đến từng thể bệnh để lựa chọn và phối hợp thuốc:
- Nếu phong thẳng: dùng thuốc khu phong mạnh.
- Nếu hàn thẳng: dùng thuốc ôn kinh tán hàn.
- Nếu thấp thẳng: dùng thuốc táo thấp.
- Nếu nhiệt thẳng: dùng thuốc thanh nhiệt trừ thấp khu phong.
Muốn gia tăng hiệu quả điều trị, tùy chứng trội mà phối hợp thuốc:
- Nếu đau nhức căn cốt, khớp sưng nhiều: phối hợp thuốc hoạt huyết thông lạc, sẽ giúp dẫn thuốc đến các cơ quan dịch nhanh hơn.
- Phối hợp thuốc trừ phong thấp với thuốc lợi niệu để đưa thấp ra ngoài nhanh hơn, giảm bớt sưng phù tại chỗ.
- Phối hợp với thuốc kiện tỳ, vị tỳ ghét thấp và chủ về vận hóa thủy thấp.
- Trong trường hợp có teo cơ, cứng khớp, cần phải dùng thuốc bổ can huyết vì can chủ cân nuôi dưỡng cân.
- Vì thận chủ cốt tủy, nên các bệnh xương khớp mạn tính cần dùng thêm các thuốc bổ thận. Nếu lưng đau, chắn yếu do can thận hư: phối hợp thuốc bổ can thận.
- Nếu bệnh lâu ngày, huyết hư: dùng thuốc bổ khí huyết.
- Vì chứng tỳ là do phong, hàn, thấp ứ đọng ở kinh lạc, gân xương, nên cần phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc.
- Có thể dùng dạng thuốc rượu để tăng tính dẫn thuốc và giảm đau.
Do thuốc có vị cay, đắng, tính ấm nên có thể làm hao tổn âm huyết, với người có biểu hiện âm huyết hư cần thận trọng khi sử dụng.
Nhóm này bao gồm các vị thuốc: Hy thiêm, Tang chi, Tang ký sinh, Cỏ xước, Ngũ gia bì, Ké đầu ngựa, Mã tiền tử, Độc hoạt, Khương hoạt, Tần giao, Lá lốt, Mắc cở, Thiên niên kiện, Mộc qua, Phòng kỷ, Uy linh tiên…
Thuốc hóa thấp:
Còn gọi là thuốc phương hương hỏa thấp, vì đa số các thuốc nhóm này có mùi thơm, tính ẩm, hỏa thấp trọc ứ đọng ở trung tiêu gây trở ngại khí cơ, tỳ vận hỏa thất thường. vì có tác dụng kiện tỳ, nên còn gọi là thuốc hỏa thấp tinh tỳ, rất thích hợp để điều trị các trường hợp tỳ vị thấp khuẩn, tiêu hóa kém.
Phần lớn thuốc nhóm này có tính ôn táo, mùi thơm: ôn táo để hóa thấp, mùi thơm để kiện tỳ.
Tác dụng chủ yếu của nhóm này là: trị kém ăn, người mệt mỏi, bụng trướng đầy, nôn ói ra chất chua, nhiều đờm rãi, tiêu chảy do thấp phạm trung tiêu gây trở ngại cho sự vận hóa của tỳ (thấp khổn tỳ). Một số vị thuốc phương hương hỏa thấp được sử dụng để điều trị thử thấp, thấp ôn.
Khi sử dụng, cần lưu ý:
- Nếu là hàn thấp, gây đau bụng trên: dùng thuốc ôn trung tán hàn.
- Nếu thấp ứ đọng tại trung tiêu hỏa nhiệt: gọi là chứng thấp nhiệt; dùng thuốc thanh nhiệt tảo thấp.
- Nếu tỳ vị hư nhược: cần dùng thêm thuốc bổ ích tỳ vị.
Khi sử dụng cần lưu ý đến nguyên tắc: muốn trừ thấp phải lợi tiểu tiện để đưa thấp ra ngoài, vì vậy cần phối hợp với thuốc lợi thủy thẩm thấp.
Thuốc phương hương hỏa thấp còn gọi là phương hương hóa trọc. Phần lớn các vị thuốc có tính ôn, vị tân, táo, mùi thơm, nên đễ làm hao tổn phần khí, thương tổn phần âm. Cần thận trọng khi dùng cho người khí hư, âm hư, tân dịch suy giảm, huyết táo.
Vị thuốc thơm, dễ bay hơi, nên thường sử dụng dạng thuốc tân, hoàn, nếu sắc thì nên cho vào sau cùng để làm giảm bớt sự hao tán khí vị của thuốc.
Dược liệu nhóm này bao gồm: Hoắc hương, Hậu phác, Sa nhân, Thương truật, Bạch đậu khấu, Thảo đậu khấu, Thảo quả…
3. THUỐC TẢ HẠ
Định nghĩa: Thuốc tả hạ là những thuốc làm thông lợi đại tiện, dùng khi bệnh tà ở lý, gây chứng đại tiện bí táo.
Công năng chủ trị chung:
Thuốc làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt là đại tràng, nên gây tiện lỏng. Mặt khác, do bản chất giữ nước, nên thuốc có khả năng hoạt tràng. Thường được dùng trong trường hợp đại tiện bí, táo kết, cũng được dùng để loại trừ chất độc lưu tích trong vị tràng.
Thông qua tác dụng tả hạ, các tạng phủ trong cơ thể cũng được hoãn giải. Khi bị xung huyết hay bị xuất huyết vị tràng kèm theo bí đại tiện sẽ gây triệu chứng đau bụng. Do đó, dối với các chứng đau tức bụng, đầy bụng có táo kết, dùng phương pháp tả hạ sẽ có kết quả tốt. Ngoài ra, đối với các chứng phù nề, đại tiểu tiện bí, dùng thuốc tẩy xổ để trục thùy. Nếu có trùng tích mà dẫn bí đại tiện thì phải khử trùng, tiêu tích trệ.
4. THUỐC TIÊU ĐẠO
Định nghĩa: Thuốc tiêu đạo là những thuốc có tác dụng tiêu trừ thực tích ở trung tiêu, giúp tiêu hóa thức ăn bị ứ trê.
Công năng chủ trị chung:
Thuốc tiêu đạo dùng trong những trường hợp tiêu hóa không tốt, thức ăn bị đình trệ trong dạ dày, ruột, gây đầy chướng, buồn nôn, lọm giọng, đau bụng.
Thuốc có công năng hòa hoãn, giúp tiêu hóa tốt. Khi dùng, tùy theo triệu chứng, tình trạng bệnh mà phối hợp với các thuốc khác; nếu có khí trệ cần phối hợp với thuốc lý khí, nếu tích trệ, đầy chướng thì phối hợp với thuốc tả hạ, nếu tỳ vị hư nhược thì phối hợp với các thuốc bổ khí kiện tỳ.
5. THUỐC CỐ SÁP
Thuốc cổ sáp là những thuốc có tác dụng thu liễm mồ hôi, máu, tân dịch bị bài tiết quá nhiều trong trường hợp khí hư không cầm giữ được.
Thuốc cổ sáp thường có vị chát, chua, công năng thu liễm. Tác dụng chủ yếu của thuốc cổ sáp là:
- Thực biểu cổ sáp: dùng trị các chứng biểu hư ra mồ hôi, tự hãn, đạo hãn, ho do phế hư khí suyễn.
- Cổ tinh sáp niệu: dùng khi thận hư gây di tính, hoạt tinh, tiểu nhiều, băng lậu kéo dài: Gồm: Kim anh tử Sơn thủ…
- Sáp trường chỉ tả: dùng khi tỳ hư gây tiêu chảy. Gồm: Ổi, Sim, Măng cụt…
- Còn dùng trong các trường hợp bệnh lý lâu ngày, gây sa giáng tử cung, trực tràng.
- Sinh cơ chỉ huyết dùng với các vết thương khó lành miệng, chảy nước lâu ngày, thổ huyết, băng huyết do tỳ hư.
CÁC VỊ THUỐC TIÊU BIỂU
MÃ ĐỀ
Bộ phận dùng: toàn cây của cây Mã đề có tên khoa học: Plantago major L. Họ: Mã đề: (Plantaginaceae), hạt là Xa tiền tử
Thành phần hóa học: lá mã đề có flavonoid là baicalein, scutellarein, ancubosid, một lacton là liliolid, chất nhầy, carotennoid, các vitamin C, vitamin K, tanin, acid oleanloic.
Xa tiền tử có chất nhầy, thành phần của chất nhầy có polysaccharid là plantasan; các acid hữu cơ, dầu béo.
Mã đề có glycosid tên là aucubin, men, emulsin.
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính bình. Qui kinh can, phế, thận, tiểu trường.
Công năng: thanh nhiệt, lợi tiểu, lợi phế, tiêu thũng, trừ đờm.
Công dụng: chữa viêm bang quang, tiểu gắt, phù do thận, tiểu ra máu hoặc ra sỏi, giảm thị lực, đẻ khó.
Cách dùng: 16 – 20 gam/ ngày, dạng sắc hay cao.
PHỤC LINH
Bộ phận dùng: là thể quả đã phơi hay sấy khô của nấm Phục linh (Poria cocos (Schw.) Wolf.), họ Nấm lỗ (Polyporaceae) kí sinh trên rễ một số loài thông. Dược liệu có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hay khối không đều với độ to, nhỏ không đồng nhất. Mặt ngoài màu nâu đen xù xì,
nhăn nheo, có khi thành bướu, cắt ngang thấy bề mặt lổn nhổn màu trắng là bạch phục linh hoặc màu hồng là xích phục linh, còn phục thần là những “củ” phục linh ở giữa có lõi gỗ rễ thông.
Thành phần hóa học: Phục linh có đường pachymose, glucose, fructose, chất khoáng.
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt nhạt, tính bình. Qui kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị.
Công năng: lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, an thần.
Công dụng: chữa bí tiểu tiện, phù thũng, tiêu lỏng, mất ngủ, hay quên.
Cách dùng: 4 – 12 gam/ ngày.
TRẠCH TẢ
Bộ phận dùng: là thân rễ đã cạo vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây Trạch tả có tên khoa học là: Alisma plantago-aquatica L., họ Trạch tả (Alismataceae).
Đặc điểm : thân rễ hình trứng, hình cầu hay hình con quay, dài 5 – 6 cm, đường kính khoảng 3 cm. Mặt ngoài màu trắng xám, những chỗ chưa cạo sạch vỏ có màu vàng nâu, có những vết tích lá con hình chấm nhỏ. Ở một đầu còn vết thân khí sinh. Thể chất rắn chắc. Mặt cắt ngang màu trắng hay vàng nhạt. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt.
Thành phần hoá học: tinh dầu (alisol A,B,C và epialisol A), tinh bột, nhựa, protid, …
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt mặn, tính hàn. Qui kinh thận, bàng quang. Công năng: Lợi tiểu, thẩm thấp, tả hỏa.
Công dụng: chữa phù thũng, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, tiêu chảy. Cách dùng: 16 – 18 gam/ ngày.
RÂU MÈO
Bộ phận dùng: dùng toàn cây của cây Râu mèo có tên khoa học:
Orthosiphon stamineus Benth. Họ Hoa môi (Lamiaceae)
Thành phần hóa học: cây chứa một glycosid đắng là orthosiphonin, tinh dầu, chất béo, tanin, đường và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ, trong đó chủ yếu là muối kali.
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt nhạt hơi đắng, tính mát. Qui kinh…
Công năng: thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp.
Công dụng: chữa rối loạn tiêu hóa, thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, viêm thận cấp và mạn tính, sỏi niệu đạo, viêm bang quang.
Cách dung: 30 – 40 gam/ ngày.
XA TIỀN TỬ
Xem phần cây Mã đề.
Thành phần hóa học: có Plantasan và nhiều acid hữu cơ: palmitic acid, arachidic acid, succinic acid, adenine, cholic acid, stearic acid, oleic acid, linolenic acid.
Tính vị - Qui kinh: vị ngọt, tính mát. Qui kinh can thận, bang quang, tiểu trường.
Công năng: lợi tiểu, thông lâm, thanh nhiệt, minh mục.
Công dụng: chữa phù thũng, sỏi tiết niệu, kiết lỵ, đau mắt đỏ.
Cách dùng: 12 – 14 gam/ ngày.
CẨU TÍCH
Bộ phận dùng: là thân rễ đã cạo sạch hoặc đốt cháy hết lông tơ của cây Lông cu li có tên khoa học là: Cibotium barometz (L.) J. Sm. hoặc Dikcsonia barometz Link., họ Kim mao hay họ Lông cu li (Dikcsoniaceae).
Đặc điểm: đoạn thân rễ gồ ghề, khúc khuỷu, lồi lõm thành nhiều cục mấu, đường kính khoảng 2 - 10 cm, dài 5 - 15 cm. Mặt ngoài màu nâu hoặc hơi nâu hồng, có thể còn lại một ít lông màu vàng
nâu. Mặt cắt ngang nhẵn có vân mờ, màu hơi hồng, có khi nâu nhạt. Thể chất rất cứng, khó cắt bẻ. Vị hơi ngọt. Trên thị trường thường Cẩu tích đã được thái thành lát mỏng để dùng ngay.
Thành phần hoá học: thân rễ có tinh bột, tanin, lông có sắc tố. Tính vị - Qui kinh: vị đắng ngọt, tính ấm. Qui kinh can, thận. Công năng: bổ can thận, làm mạnh gân xương, trừ phong thấp.
Cách dùng: 4 – 12 gam/ ngày.
KHƯƠNG HOẠT
Công dụng: chữa đau lưng, đau khớp, hai chân tê mỏi, nhức trong xương, di mộng tinh, phụ nữ bang đới.
Bộ phận dùng: thân rễ của cây Khương hoạt có tên khoa học: Notopterygium incisium Ting.
Họ Hoa tán ( Apiaceae).
Thành phần hóa học: có tinh dầu và alcaloid.
Tính vị - Qui kinh: vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh bang quang, can, thận.
Công năng: phát tán phong hàn, phong thấp, chỉ thống.
Công dụng: chữa viêm khớp mạn tính, đau dây thần kinh, đau cơ do lạnh.
Cách dùng: 3 – 9 gam/ ngày, sắc hay hoàn tán.
ĐỘC HOẠT
Bộ phận dùng: dùng rễ của cây Độc hoạt có tên khoa học: Angelica pubescens Maxim., hoặc Angelica megraphylla Diels. Họ Hoa tán (Apiaceae)
Thành phần hóa học: Tinh dầu.
Tính vị - Qui kinh: vị đắng cay, tính ôn. Qui kinh thận, bàng quang.
Công năng: trừ phong thấp, giải phong hàn.
Công dụng: chữa đau khớp, đau xương, đau dây thần kinh (hay dùng cho đau từ lưng trở xuống). Chữa cảm mạo do lạnh.
Cách dùng: 4 - 9 gam/ ngày dạng thuốc sắc
NGŨ GIA BÌ
Bộ phận dùng: vị thuốc là vỏ thân của cây Ngũ gia bì hương có tên khoa học:Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr. Họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Thành phần hóa học: vỏ rễ, vỏ thân có tinh dầu, saponin triterpenoid, acid oleanolic, tannin.
Tính vị - qui kinh: vị cay, tính ôn. Qui kinh can, thận
Công năng: bổ can thận, kiện cân cốt, tăng trí nhớ.
Công dụng: chữa đau khớp, đau xương, đau thần kinh ngoại biên, người già gầy yếu, phù thũng.
Cách dùng: 10 – 20 gam/ngày