Thang Đo Lường Các Thành Phần Của Hệ Thống Ksnb Và Mục Tiêu Kiểm Soát


2.4. Thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát

Để phân tích và đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, nghiên cứu cần xây dựng thang đo lường hệ thống KSNB. Thang đo lường được xem như là quy chuẩn để đánh giá thực trạng hệ thống KSNB các NHTM. Trên cơ sở các thang đo lường này, hệ thống KSNB trong thực tế tại các NHTM được đánh giá tốt hay yếu kém. Để đo lường hệ thống KSNB cần xây dựng thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và thang đo lường các mục tiêu kiểm soát. Phụ lục 3 mô tả quá trình nghiên cứu định tính xây dựng thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát.

Theo khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO năm 1992 và được cập nhật trong những năm 2006, 2009, 2013, hệ thống KSNB gồm có 5 thành phần và 17 nguyên tắc. Khuôn khổ hệ thống KSNB Basel năm 1998 đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB ngân hàng. Về cơ bản, 12 nguyên tắc từ “1” đến “12” tương tự như 5 yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB theo báo cáo của COSO và nguyên tắc 13 sử dụng đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan thanh tra NHNN.

Đo lường sử dụng trong nghiên cứu dựa trên cơ sở khái niệm về hệ thống KSNB và các thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel. Đo lường các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam được xác định dựa trên các chỉ mục nội dung theo 5 thành phần của hệ thống KSNB trong khuôn khổ khuôn khổ COSO năm 1992, được cập nhật chi tiết thành 17 nguyên tắc của hệ thống KSNB năm 2013 và 12 nguyên tắc của hệ thống KSNB trong khuôn khổ Basel năm 1998, phù hợp với việc xác định biến nghiên cứu về các thành phần của hệ thống KSNB của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L, (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I. (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013), Tuan, N. (2016). Như vậy, theo khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO 2013 và Basel 1998, có 5 thành phần của hệ thống KSNB cần xây dựng thang đo lường bao gồm: (1) thành phần Môi trường kiểm soát (CE), (2) thành phần Đánh giá rủi ro (RA), (3) thành phần Hoạt động kiểm soát (CA), (4) thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC), (5) thành phần Hoạt động giám sát (MA) (Phụ lục 3).



Hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM thường nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau tuỳ theo từng NHTM, nhưng chủ yếu tập trung vào các mục tiêu chính gồm: hiệu quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính và các báo cáo khác được công bố đáng tin cậy, hoạt động kinh doanh tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Các mục tiêu chính này được hệ thống KSNB tại các NHTM hỗ trợ để đạt được các mục tiêu kiểm soát cũng chính là các mục tiêu chủ yếu trong các NHTM, cụ thể: mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tin cậy, mục tiêu tuân thủ [45]. Do đó, đo lường các mục tiêu kiểm soát, nghiên cứu dựa trên 3 mục tiêu kiểm soát của khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO 1992, 2013 và Basel 1998. Vì vậy, đối với đo lường mục tiêu kiểm soát, nghiên cứu sử dụng những đánh giá về 3 mục tiêu kiểm soát: mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tin cậy, mục tiêu tuân thủ trong nghiên cứu về hệ thống KSNB các NHTM của Jokipii, A. (2010), phù hợp với 3 mục tiêu kiểm soát của khuôn khổ COSO và Basel. Cả 3 mục tiêu kiểm soát này được đo lường bằng thang đo mục tiêu kiểm soát (ICO) (Phụ lục 3).

Kết luận, thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát bao gồm:

(1) thành phần Môi trường kiểm soát (CE) gồm có: 5 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

(2) thành phần Đánh giá rủi ro (RA) gồm có: 4 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 1 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

(3) thành phần Hoạt động kiểm soát (CA) gồm có: 3 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 2 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

(4) thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC) gồm có: 3 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

(5) thành phần Hoạt động giám sát (MA) gồm có: 2 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel.

(6) mục tiêu kiểm soát (ICO) gồm có 3 mục tiêu: mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tuân thủ, mục tiêu tin cậy.


2.4.1. Thang đo lường thành phần Môi trường kiểm soát (CE)

Thành phần Môi trường kiểm soát (CE): CE là tập hợp các chuẩn mực, các quy trình và các cấu trúc thiết lập cơ sở cho sự vận hành của hệ thống KSNB trong NHTM. CE tạo ra sắc thái chung cho NHTM, chi phối đến ý thức kiểm soát của nhân viên trong ngân hàng; là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB. Thành phần CE gồm có 5 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO 2013 và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel 1998. Dựa vào đo lường thành phần Môi trường kiểm soát trong các nghiên cứu trước đây của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013), Tuan, N. (2016); thang đo lường thành phần Môi trường kiểm soát sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; có 5 nguyên tắc COSO và 3 nguyên tắc Basel, trong đó có 1 nguyên tắc COSO và Basel tương tự nhau là nguyên tắc 01 của COSO và 03 của Basel; do vậy, thành phần CE được đo lường bằng 7 biến quan sát từ CE1 đến CE7, cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- CE1. NHTM thể hiện cam kết thực hiện tính chính trực và giá trị đạo đức. (Basel 03, 1998; COSO 01, 2013)

- CE2. Hội đồng quản trị thể hiện cam kết độc lập với nhà quản lý; thực hiện trách nhiệm giám sát đối với hệ thống KSNB. (COSO 02, 2013)

- CE3. Hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt các chiến lược kinh doanh và chính sách quan trọng của NHTM; xác định mức chấp nhận rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu; được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để giám sát các mục tiêu và chiến lược của NHTM. (Basel 01, 1998)

- CE4. Nhà quản lý chịu trách nhiệm triển khai thực hiện những chiến lược và chính sách mà hội đồng quản trị đã phê duyệt; xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu của NHTM. (Basel 02, 1998)

- CE5. Dưới sự giám sát của hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng và duy trì cơ cấu tổ chức hợp lý, đã phân công trách nhiệm và quyền hạn phù hợp với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện các mục tiêu của NHTM. (COSO 03, 2013)



- CE6. Nhà quản lý đã tuyển dụng, đào tạo, phát triển năng lực nguồn nhân lực phù hợp; đáp ứng được các mục tiêu của NHTM. (COSO 04, 2013)

- CE7. Nhà quản lý đã quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận về việc thực hiện các trách nhiệm của hệ thống KSNB nhằm đáp ứng các mục tiêu NHTM. (COSO 05, 2013)

2.4.2. Thang đo lường thành phần Đánh giá rủi ro (RA)

Thành phần Đánh giá rủi ro (RA): RA là một tiến trình nhận diện và phân tích các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu của NHTM. NHTM phải nhận biết và đối phó được với các rủi ro bằng cách thiết lập các mục tiêu tại ngân hàng và hình thành một cơ chế để nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro liên quan. Thành phần RA gồm có 4 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO 2013 và 1 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel 1998. Dựa vào đo lường thành phần Đánh giá rủi ro trong các nghiên cứu trước đây của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013), Tuan, N. (2016); thang đo lường thành phần Đánh giá rủi ro sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; do vậy, thành phần RA được đo lường bằng 5 biến quan sát từ RA1 đến RA5 gồm 4 nguyên tắc COSO và 1 nguyên tắc Basel; cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- RA1. NHTM xác định rõ các mục tiêu một cách cụ thể làm cơ sở đánh giá rủi ro liên quan đến việc thực hiện mục tiêu. (COSO 06, 2013)

- RA2. NHTM phân tích và đánh giá những rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu. (Basel 04, 1998; COSO 07, 2013)

- RA3. NHTM phân tích và đánh giá những nguy cơ xảy ra gian lận trong việc đánh giá rủi ro làm ảnh hưởng đến các mục tiêu. (COSO 08, 2013)

- RA4. Đánh giá rủi ro được xem xét cả yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu NHTM. (Basel 04, 1998; [89])

- RA5. NHTM xác định và đánh giá những thay đổi từ môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu. (COSO 09, 2013)


2.4.3. Thang đo lường thành phần Hoạt động kiểm soát (CA)

Hoạt động kiểm soát (CA): CA là các hành động được thiết lập bởi các chính sách, quy trình kiểm soát và thủ tục kiểm soát giúp đảm bảo những chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện và có các hành động cần thiết để đối phó với các rủi ro nhằm thực hiện mục tiêu của NHTM. Thành phần CA gồm có 3 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO 2013 và 2 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel 1998. Dựa vào đo lường thành phần Hoạt động kiểm soát trong các nghiên cứu trước đây của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles,

E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013), Tuan, N. (2016); thang đo lường thành phần Hoạt động kiểm soát sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; do vậy, thành phần CA được đo lường bằng 5 biến quan sát từ CA1 đến CA5 gồm 3 nguyên tắc COSO và 2 nguyên tắc Basel, trong đó nguyên tắc COSO 10 tương tự với nguyên tắc Basel 05 và 06, nguyên tắc COSO 12 được tách ra thành 2 mục hỏi; cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- CA1. NHTM lựa chọn, thiết lập và phát triển các quy trình kiểm soát phù hợp với từng mức độ hoạt động để đối phó với các rủi ro nhằm thực hiện các mục tiêu. (COSO 10, 2013; Basel 05, 1998)

- CA2. Các thủ tục kiểm soát cụ thể tại NHTM được thực hiện theo nguyên tắc phê duyệt, ủy quyền, bất kiêm nhiệm và kiểm tra, đối chiếu; có quy định cụ thể nhiệm vụ từng cá nhân được giao trách nhiệm, tạo sự độc lập trong nhiệm vụ và tránh sự mâu thuẫn. (COSO 10, 2013; Basel 06, 1998)

- CA3. NHTM lựa chọn, thực hiện và phát triển các hoạt động kiểm soát trong ứng dụng công nghệ thông tin. (COSO 11, 2013)

- CA4. NHTM triển khai và thực hiện các chính sách, quy trình, thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng cấp độ hoạt động tại chi nhánh ngân hàng một cách kịp thời và đầy đủ. (COSO 12, 2013)

- CA5. NHTM rà soát, đánh giá lại để xác định tính phù hợp của các chính sách, quy trình, thủ tục kiểm soát và đưa ra những điều chỉnh, khắc phục thích hợp khi cần thiết. (COSO 12, 2013)


2.4.4. Thang đo lường thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC)

Thành phần Thông tin và trao đổi thông tin (IC): IC được thiết lập để các thành viên có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc thực hiện, điều hành, quản trị và kiểm soát các hoạt động hướng đến đạt được các mục tiêu của NHTM. Thành phần IC gồm có 3 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO 2013 và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel 1998. Dựa vào đo lường thành phần Thông tin và trao đổi thông tin trong các nghiên cứu trước đây của Noorvee, L. (2006), Amudo,

A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013), Tuan, N. (2016); thang đo lường thành phần Thông tin và trao đổi thông tin sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; có 3 nguyên tắc COSO và 3 nguyên tắc Basel, trong đó có nguyên tắc Basel 07 tương tự với nguyên tắc COSO 14 và 15; do vậy, thành phần IC được đo lường bằng 5 biến quan sát từ IC1 đến IC5 gồm cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- IC1. NHTM thiết lập và sử dụng hệ thống thông tin có chất lượng để hỗ trợ cho hệ thống KSNB và hoạt động của NHTM. (COSO 13, 2013)

- IC2. Dữ liệu thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, về sự tuân thủ, có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định kinh doanh được cung cấp đầy đủ cho nhà quản lý NHTM. (Basel 07, 1998; COSO 14, 2013)

- IC3. Dữ liệu thông tin về các sự kiện bên ngoài có liên quan đến quá trình ra quyết định kinh doanh được cập nhật và cung cấp đầy đủ cho nhà quản lý NHTM. (Basel 07, 1998; COSO 15, 2013)

- IC4. Hệ thống thông tin đáng tin cậy, đáp ứng hầu hết các hoạt động chủ yếu của nhà quản lý NHTM. Hệ thống thông tin lưu trữ và dữ liệu dạng điện tử phải an toàn, được giám sát độc lập và được hỗ trợ bởi các hệ thống dự phòng đầy đủ. (Basel 08, 1998)

- IC5. Các kênh trao đổi thông tin trong nội bộ NHTM, giữa bên trong và bên ngoài tại NHTM đạt hiệu quả cao. (Basel 09, 1998)


2.4.5. Thang đo lường thành phần Hoạt động giám sát (MA)

Thành phần Hoạt động giám sát (MA): MA bao gồm đánh giá thường xuyên và định kỳ được thực hiện để xem xét các thành phần củ hệ thống KSNB tại NHTM có hiện hữu và hữu hiệu hay không. Toàn bộ quy trình của hệ thống KSNB được giám sát và điều chỉnh khi cần thiết, hệ thống KSNB phải có khả năng phản ứng năng động, thay đổi theo yêu cầu của môi trường bên trong và bên ngoài. Thành phần MA gồm có 2 nguyên tắc theo khuôn khổ COSO 2013 và 3 nguyên tắc theo khuôn khổ Basel 1998. Dựa vào đo lường thành phần Hoạt động giám sát trong các nghiên cứu trước đây của Noorvee, L. (2006), Amudo, A. & Inanga, E.L. (2009), Jokipii, A. (2010), Charles, E.I (2011), Mawanda, S.P. (2011), Sultana, R. và ctg (2011), Muraleetharan, P. (2011), Magara, C.N. (2013), Leng, J. & Zhao, P. (2013), Tuan, N. (2016); thang đo lường thành phần Hoạt động giám sát sẽ kết hợp giữa các nguyên tắc của khuôn khổ COSO và Basel; do vậy, thành phần MA được đo lường bằng 5 biến quan sát từ MA1 đến MA5 gồm 2 nguyên tắc COSO và 3 nguyên tắc Basel, trong đó nguyên tắc COSO 16 được tách ra thành 2 mục hỏi, nguyên tắc COSO 17 tương tự với nguyên tắc Basel 12; cụ thể, bao gồm các mục hỏi sau:

- MA1. Hệ thống KSNB của NHTM được theo dõi và kiểm tra liên tục thông qua giám sát, kết quả đánh giá hệ thống KSNB được ghi chép và báo cáo kịp thời, đầy đủ theo từng cấp quản lý. (Basel 10, 1998)

- MA2. NHTM thực hiện đánh giá thường xuyên để xác định từng thành phần của hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu và hiệu quả trong từng cấp quản lý, từng bộ phận và từng hoạt động. (COSO 16, 1998)

- MA3. NHTM thực hiện đánh giá định kỳ để xác định liệu các thành phần của hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu và hiệu quả trong từng cấp quản lý, từng bộ phận và từng hoạt động. (COSO 16, 1998)

- MA4. Ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện giám sát hệ thống KSNB tại NHTM một cách độc lập, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị. (Basel 11, 1998)

- MA5. Báo cáo kịp thời những yếu kém của hệ thống KSNB cho cấp quản lý thích hợp và ghi nhận kịp thời để các bên chịu trách nhiệm khắc phục yếu kém. (Basel 12, 1998; COSO 17, 2013)


2.4.6. Thang đo lường mục tiêu kiểm soát (ICO)

Mục tiêu kiểm soát (ICO): ICO là các mục tiêu mà hệ thống KSNB sẽ hướng đến trong các NHTM theo khuôn khổ COSO và Basel; có 3 mục tiêu cần đạt được trong hệ thống KSNB gồm: mục tiêu hiệu quả hoạt động của NHTM, mục tiêu báo cáo tin cậy, mục tiêu tuân thủ quy định pháp luật có liên quan; do vậy, ICO được đo lường bằng 6 biến quan sát về 3 mục tiêu kiểm soát, bao gồm: mục tiêu hiệu quả, mục tiêu tin cậy, mục tiêu tuân thủ. Cụ thể: 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát hiệu quả hoạt động của NHTM, 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát mức độ tin cậy các báo cáo của NHTM, 2 biến quan sát về mục tiêu kiểm soát mức độ tuân thủ quy định của NHTM. Dựa vào thang đo về Mục tiêu kiểm soát trong nghiên cứu trước đây của Jokipii, A. (2010), khái niệm ICO được đo lường bằng 6 biến quan sát từ ICO1 đến ICO6, bao gồm các mục hỏi sau:

- ICO1. Với nỗ lực thực hiện hệ thống KSNB một cách hợp lý và hiệu quả, hiệu quả hoạt động của NHTM đã được cải thiện hơn [89].

- ICO2. Trong các chức năng và hoạt động của NHTM, hệ thống KSNB giúp cho các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn [89].

- ICO3. Nhà quản lý và nhân viên tin cậy các báo cáo quản lý và báo cáo tài chính của NHTM [89].

- ICO4. Phần mềm kế toán được sử dụng để quản lý tài chính đáp ứng tốt tính đáng tin cậy của các báo cáo quản lý và BCTC [89].

- ICO5. Nhà quản lý và nhân viên vận dụng các quy định tại NHTM mà không gặp khó khăn nào trong thực tế [89].

- ICO6. Những thay đổi trong quy định được cập nhật thường xuyên đến nhà quản lý và nhân viên tại NHTM [89].

2.5. Thang đo các thành phần nghiên cứu

Các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát được sử dụng thang đo quãng Likert Scale 5 điểm [87] [128], sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập từ bảng câu hỏi điều tra. Thang đo Likert Scale được sử dụng đánh giá 5 thành phần KSNB theo 5 điểm sau: “Yếu kém” = 1, “Yếu” = 2, “Trung bình” = 3, “Tốt” = 4, “Rất tốt” = 5. Thang đo Likert Scale được sử dụng đánh giá các mục tiêu kiểm soát (ICO) theo 5 điểm như sau: “Rất không đồng ý” = 1, “Không đồng ý” = 2, “Phân vân” = 3, “Đồng ý” = 4, “Rất đồng ý” = 5.


2.6. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra

Việc xây dựng bảng câu hỏi được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung các chuyên gia (giảng viên có am hiểu về hệ thống KSNB trong giảng dạy Kế toán, Kiểm toán), thảo luận tay đôi và phỏng vấn sâu với cán bộ quản lý ngân hàng (phó, trưởng phòng kế toán; phó, trưởng phòng hành chính tổng hợp, phó giám đốc chi nhánh NHTM; những người có trình độ hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB thông qua bằng cấp tốt nghiệp cao đẳng, đại học và thạc sĩ về lĩnh vực Kinh tế, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng).

Trước khi thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và phỏng vấn sâu; tác giả đã chuẩn bị mô hình nghiên cứu đề xuất và một dàn bài thảo luận về 5 thành phần của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến các mục tiêu kiểm soát NHTM. Trong buổi thảo luận, tác giả đã nêu nội dung của nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sử dụng trong buổi thảo luận đồng thời đặt các câu hỏi mở và câu hỏi đóng để lấy ý kiến của các thành viên về cách đặt câu hỏi 5 thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel cũng như câu hỏi về các mục tiêu kiểm soát. Ngoài ra, khi hình thành bảng câu hỏi sơ bộ, nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật đóng vai; tức là, 1 người đóng vai là người hỏi và 1 người đóng vai là người trả lời để thực hiện phỏng vấn và đánh giá khả năng trả lời của từng câu hỏi. Hơn nữa, bản thân tác giả đã có thời gian giảng dạy về Kiểm toán và Kiểm soát nội bộ hơn 15 năm kinh nghiệm nên đã có sự thuận lợi nhất định về thiết kế bảng câu hỏi hệ thống KSNB.

Bảng câu hỏi điều tra hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam được sử dụng trong nghiên cứu dựa trên cơ sở khái niệm về hệ thống KSNB, các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát, cơ sở mô hình nghiên cứu lý thuyết, thang đo đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát. Các thành phần của hệ thống KSNB trong NHTM Việt Nam được xem là những biến tiềm ẩn, do vậy được xác định bằng câu hỏi dựa trên các chỉ mục nội dung theo 5 thành phần hệ thống KSNB trong khuôn khổ khuôn khổ COSO năm 1992, được cập nhật chi tiết thành 17 nguyên tắc củ hệ thống KSNB năm 2013 và 12 nguyên tắc của hệ thống KSNB trong khuôn khổ Basel năm 1998. Đối với các mục tiêu kiểm soát;



tác giả sử dụng những câu hỏi đánh giá mục tiêu hiệu quả hoạt động của NHTM, mục tiêu báo cáo tin cậy, mục tiêu tuân thủ quy định pháp luật có liên quan trong nghiên cứu về hệ thống KSNB các NHTM của Jokipii, A. (2010). Đồng thời, các câu hỏi trong bảng hỏi phù hợp với các thang đo lường các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát đã nêu ở Mục 2.4 (Phụ lục 4).

2.7. Phương pháp nghiên cứu

Luận án “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng thương mại Việt Namsử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: nghiên cứu lịch sử dựa trên tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm và ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu; phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn nhóm chuyên đề nhằm mục tiêu khám phá các thành phần của hệ thống KSNB, các mục tiêu kiểm soát, các biến quan sát đo lường khái niệm thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát; phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nghiên cứu; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, để đánh giá thực trạng hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam; phương pháp chuyên gia nhằm đề xuất từ kết quả mô hình nghiên cứu các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB.

Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm: phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory factor analysis); phương pháp kiểm định T-test và phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác biệt về hệ thống KSNB giữa các nhóm NHTM; phân tích nhân tố khẳng định (CFA - Confirmatory factor analysis); phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính (SEM - Structural Equation Modeling) nhằm phân tích các thành phần của hệ thống KSNB và kiểm định vai trò của môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB.


2.8. Khung nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Khoảng trống nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng khuôn khổ COSO và Basel đánh giá thực trạng hệ thống KSNB các NHTM, phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM, đề xuất khuyến nghị hoàn thiện KSNB các NHTM Việt Nam.

Khung nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” được thực hiện như sau:

Vấn đề nghiên cứu

Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam


Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi (1): Thực trạng hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam như thế nào ?

Câu hỏi (2): Vai trò các thành phần của hệ thống KSNB đối với các mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam như thế nào ? Câu hỏi (3): Những thành phần nào của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam cần hoàn thiện ?

Câu hỏi (4): Những khuyến nghị nào để hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam ?

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử

- Phương pháp chuyên gia

Cơ sở lý thuyết

- Lý thuyết đại diện

- Lý thuyết ngữ cảnh

- Khái niệm về hệ thống KSNB

- hệ thống KSNB theo COSO

- hệ thống KSNB theo Basel

Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Khuôn khổ COSO và Basel

- Các nghiên cứu nước ngoài về kiểm soát nội bộ

- Các nghiên cứu trong nước về kiểm soát nội bộ


Khái quát về NHTM



- Định nghĩa các biến

- Thang đo các biến

- Bảng câu hỏi điều tra

- Mẫu nghiên cứu

Hệ thống KSNB trong các NHTM

- 5 thành phần kiểm soát theo COSO

- 17 nguyên tắc kiểm soát theo COSO

- 13 nguyên tắc kiểm soát theo Basel

Mục tiêu kiểm soát

- Hiệu quả hoạt động

- Tuân thủ quy định

- Báo cáo tin cậy

Dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

- Kiểm định thang đo (Cronbach Alpha)

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích thống kê mô tả

- Kiểm định T-test

- Phân tích ANOVA

- Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

- Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)


Phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam cần hoàn thiện

Đề xuất khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam


Kết luận

Kết quả nghiên cứu

Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB

tại các NHTM Việt Nam

Phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam

Hình 2.2: Khung nghiên cứu


2.9. Quy trình nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

- Định nghĩa các biến

- Thiết kế thang đo

- Bảng câu hỏi điều tra

- Mẫu nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử

- Phương pháp chuyên gia

- Vấn đề nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu

Loại bỏ các biến quan sát

- Loại các biến liên quan biến tổng thấp (< 0,3)

- Loại các biến có mức tải nhân tố thấp (< 0,5)

- Kiểm định thang đo (Cronbach Alpha)

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Thu thập dữ liệu

Bước 3

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước nghiên cứu sau:



- Tổng quan nghiên cứu

- Cơ sở lý thuyết

- Khái niệm hệ thống KSNB

- Hệ thống KSNB theo COSO

- Hệ thống KSNB theo Basel

- Khái quát về NHTM

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử

- Phương pháp chuyên gia

Bước 1


Bước 2




- Phân tích thống kê mô tả

- Kiểm định T-test

- Phân tích ANOVA

Bước 4


Bước 5

- Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

- Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)


- Phân tích các thành phần của hệ thống KSNB cần hoàn thiện trong các NHTM Việt Nam

- Đề xuất khuyến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam

Báo cáo nghiên cứu

Bước 6

- Phương pháp chuyên gia

Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam

Phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam

Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thiết lập theo sáu bước chính:

-Bước 1: Từ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử dựa trên tổng quan tài liệu các nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp chuyên gia, nghiên cứu xác định lý thuyết nghiên cứu hệ thống KSNB; đồng thời, bước 1 đã tổng hợp được khái niệm về hệ thống KSNB, khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO và Basel, khái quát về ngân hàng thương mại.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022