Trọng Số Nhân Tố Các Thành Phần Của Hệ Thống Ksnb Và Mục Tiêu Kiểm Soát



đều có mức tải nhân tố > 0,5.

Sau khi rút trích các biến, thành phần Môi trường kiểm soát gồm 4 biến tìm ẩn CE2, CE3, CE6, CE7; thành phần Đánh giá rủi ro gồm 3 biến quan sát RA2, RA3, RA5; thành phần Hoạt động kiểm soát gồm 3 biến quan sát CA1, CA2, CA5; thành phần Thông tin và trao đổi thông tin gồm 3 biến tìm ẩn IC1, IC3, IC4; thành phần Hoạt động giám sát gồm 2 biến quan sát MA1, MA4; Mục tiêu kiểm soát gồm 5 biến tìm ẩn ICO1, ICO2, ICO3, ICO5, ICO6.

Bảng 3.11: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test


Hệ số KMO

0,880

Kiểm định Bartlett

Thống kê Chi-bình phương

1663,343

Bậc tự do (df)

190

Mức ý nghĩa (Sig.)

0,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Bảng 3.12: Tổng phương sai giải thích



Nhân tố

Eigenvalues ban đầu

Tổng bình phương hệ số tải đã trích xuất

Nhân tố

Toàn phần

Phần trăm của phương sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

Toàn phần

Phần trăm của phương sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

Toàn phần

Phần trăm của phương sai (%)

Phần trăm tích lũy (%)

1

6,001

30,003

30,003

6,001

30,003

30,003

2,466

12,331

12,331

2

1,734

8,671

38,674

1,734

8,671

38,674

2,283

11,413

23,744

3

1,249

6,247

44,922

1,249

6,247

44,922

2,280

11,401

35,145

4

1,144

5,719

50,640

1,144

5,719

50,640

1,956

9,781

44,926

5

1,053

5,265

55,906

1,053

5,265

55,906

1,806

9,031

53,957

6

0,976

4,881

60,786

0,976

4,881

60,786

1,366

6,829

60,786

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)


Bảng 3.13: Trọng số nhân tố các thành phần của hệ thống KSNB và Mục tiêu kiểm soát


Biến

Thành phần

Mục tiêu kiểm soát

Thông tin và trao đổi thông tin

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểm soát

Hoạt động giám sát

CE2



0,615




CE3



0,720




CE6



0,668




CE7



0,674




RA2




0,787



RA3




0,734



RA5




0,642



CA1





0,682


CA2





0,686


CA5





0,702


IC1


0,732





IC3


0,685





IC4


0,727





MA1






0,624

MA4






0,832

ICO1

0,614






ICO2

0,722






ICO3

0,650






ICO5

0,584






ICO6

0,590






(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

3.4. Đánh giá hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong các NHTM Việt Nam - Thống kê mô tả

Việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) giúp ta trích các nhân số tự động theo phương pháp hồi quy (Regression), còn được gọi là phương pháp trích nhân số có quyền số hay trọng số nhân tố (Weight or factor score coefficient); hoặc tính nhân số của nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng [40]. Trong nghiên cứu, sử dụng tính nhân số của nhân tố bằng phương pháp trung bình cộng. Việc tính toán nhân số



sẽ thực hiện thủ công trên phần mềm SPSS 20 đối với 5 thành phần của hệ thống KSNB, hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát. Kết quả tính toán và được thống kê mô tả như sau:

Bảng 3.14: Thống kê mô tả các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ


Thành phần

Minimum

Maximum

Mean

Std. Deviation

Môi trường kiểm soát (CE)

2,25

5,00

3,8191

0,55452

CE2

2

5

3,87

0,761

CE3

2

5

3,82

0,760

CE6

2

5

3,76

0,716

CE7

2

5

3,83

0,759

Đánh giá rủi ro (RA)

2,00

5,00

3,7463

0,55493

RA2

2

5

3,74

0,789

RA3

2

5

3,75

0,708

RA5

2

5

3,74

0,673

Hoạt động kiểm soát (CA)

1,67

5,00

3,7474

0,57132

CA1

2

5

3,70

0,720

CA2

1

5

3,81

0,769

CA5

1

5

3,73

0,750

Thông tin và trao đổi thông tin (IC)

1,00

5,00

3,6962

0,62413

IC1

1

5

3,68

0,771

IC3

1

5

3,69

0,813

IC4

1

5

3,72

0,756

Hoạt động giám sát (MA)

2,00

5,00

3,7440

0,66416

MA1

1

5

3,77

0,796

MA4

2

5

3,71

0,798

Hệ thống KSNB các NHTM

2,48

4,65

3,7506

0,40868

Mục tiêu hiệu quả hoạt động

2,5

5

3,7747

0,65724

ICO1

2

5

3,79

0,751

ICO2

2

5

3,76

0,775

Mục tiêu báo cáo tin cậy

2

5

3,75

0,773

ICO3

2

5

3,75

0,773

Mục tiêu tuân thủ quy định

2

5

3,7594

0,65634

ICO5

1

5

3,78

0,801

ICO6

2

5

3,73

0,766

Mục tiêu kiểm soát (ICO)

2,40

5,00

3,7645

0,56140

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)



Thực trạng hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam đã được mô tả bằng phân tích thống kê mô tả các biến trên Bảng 3.14. Với thực trạng hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam được phân chia thành 5 thành phần và mục tiêu kiểm soát các NHTM được chia làm 3 mục tiêu, kết quả dữ liệu phân tích cho thấy, nhìn chung các thang đo đo lường 5 thành phần của hệ thống KSNB, đánh giá chung hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát các NHTM được đánh giá trên mức trung bình và ở mức khá tốt. Các giá trị trung bình của 5 thành phần của hệ thống KSNB dao động từ 3,6962 đến 3,8191 với thang đo từ “1 - 5”, cho thấy việc đánh giá 5 thành phần của hệ thống KSNB tương đối ngang nhau. Trong các thành phần của hệ thống KSNB, thành phần Thông tin và trao đổi thông tin được đánh giá thấp nhất (3,6962), thành phần Môi trường kiểm soát được đánh giá tốt nhất (3,8191). Các thành phần Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Hoạt động giám sát có mức đánh giá trung bình tương ứng: 3,7463; 3,7474; 3,7440. Đánh giá chung về hệ thống KSNB trong các NHTM đạt giá trị nhỏ nhất 2,48, giá trị lớn nhất 4,65 và giá trị trung bình ở mức khá 3,7506. Chỉ có thành phần Môi trường kiểm soát được đánh giá cao hơn mức trung bình chung của hệ thống KSNB, các thành phần còn lại được đánh giá thấp hơn mức trung bình chung của hệ thống KSNB.

Sử dụng phỏng vấn sâu, qua kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia, có thể nhận định về các thành phần của hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam như sau:

- Về Môi trường kiểm soát, qua kết quả khảo sát cho thấy, môi trường kiểm soát trong các NHTM Việt Nam được đánh giá tốt nhất. Về cơ bản, các NHTM hiện nay đã có Hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt các chiến lược kinh doanh và chính sách quan trọng của NHTM; xác định mức chấp nhận rủi ro đối với việc đạt được các mục tiêu; được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để giám sát các mục tiêu và chiến lược của NHTM. Các NHTM hiện nay đã xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động, hội đồng quản trị đã thể hiện sự độc lập với nhà quản lý; thực hiện trách nhiệm giám sát thông qua sự phân công phân nhiệm và ủy quyền. Nhà quản lý đã quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận về việc thực hiện các trách nhiệm của hệ thống KSNB nhằm đáp ứng các mục tiêu hoạt động của NHTM. Các quy định liên quan đến việc tuyển dụng nhân viên có trình độ



và đạo đức tốt; tạo môi trường để phát huy hết năng lực của nhân viên; giữ chân nhân viên giỏi chưa được cụ thể hóa trong các quy chế của NHTM. Việc đề bạt dựa trên đánh giá định kỳ về hiệu quả công việc thể hiện cam kết của đơn vị trong việc bổ nhiệm những nhân sự có khả năng vào những trọng trách cao hơn. Tuy nhiên, việc mô tả công việc cụ thể và trách nhiệm của từng thành viên, đặc biệt là các thành viên chủ chốt chưa được xây dựng rõ ràng. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm chưa được tuân thủ chặt chẽ, đặc biệt ở các chi nhánh có quy mô nhỏ. Các phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên còn chung chung. Kết quả đánh giá thành tích chưa được phản hồi, trao đổi lại với cán bộ nhân viên, chưa gắn chặt với chế độ tiền lương, đề bạt làm giảm đi tác dụng của công tác đánh giá.

- Về Đánh giá rủi ro, Hiện nay, hầu hết NHTM lựa chọn triển khai Basel 2, đã thành lập Ban quản lý rủi ro hoặc Khối quản lý rủi ro. Nhiều NHTM đã xây dựng chính sách quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cao, cũng như các kế hoạch ứng phó khi các sự cố xảy ra. Tuy các NHTM đã xây dựng những văn bản đánh giá rủi ro nhưng chưa thực sự chủ động vào việc nhận diện rủi ro, thường tập trung vào việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy một số NHTM chưa thực sự quan tâm tới các yếu tố có thể dẫn tới rủi ro như: có những thay đổi trong môi trường hoạt động, sự xuất hiện nhân sự mới, đặc biệt là nhân sự cấp cao, áp dụng công nghệ mới và mô hình kinh doanh mới, thay đổi chính sách kế toán.

- Về Hoạt động kiểm soát, cơ bản các NHTM đã ban hành các quy định, nhưng chưa thực sự mô tả đầy đủ nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức. Các NHTM đã xây dựng quy trình nghiệp vụ đầy đủ, thiết lập các chốt kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm nhưng tính hiệu lực của các hoạt động kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ các quy định từ phía cán bộ nhân viên. Vẫn còn xảy ra sai phạm trong các hoạt động của NHTM, khi nhân viên lợi dụng điểm yếu, những lỗ hổng trong hệ thống KSNB. Một số NHTM chưa chú trọng nhiều đến hoạt động kiểm soát môi trường hoạt động công nghệ thông tin qua chiến lược phát triển công nghệ thông tin, thủ tục thiết lập và phát triển chương



trình; thủ tục sử dụng báo cáo bất thường, thiết lập đường dây nóng để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề bất thường, các sai sót do gian lận và nhầm lẫn; thủ tục yêu cầu các cấp quản lý trung gian báo cáo ngay với lãnh đạo mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, vi phạm nội quy, quy định của ngân hàng cũng như các quy định pháp luật làm giảm uy tín và gây thiệt hại về kinh tế cho NHTM.

- Về Thông tin và trao đổi thông tin, qua kết quả khảo sát cho thấy, Thông tin và trao đổi thông tin trong các NHTM Việt Nam được đánh giá thấp nhất. Các NHTM đã xây dựng hệ thống thông tin kế toán trong NHTM phù hợp với yêu cầu của NHNN, cũng như hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu về quản trị tại NHTM, các báo cáo quản trị đã được cung cấp kịp thời cho các cấp quản lý, Hội đồng quản trị, sở giao dịch chứng khoán, NHNN. Hầu hết các NHTM đã chú trọng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển hệ thống thông tin quản lý nội bộ, nâng cấp ngân hàng lõi phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu điều hành và quản trị ngân hàng: xây dựng hệ thống dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ, áp dụng khoa học công nghệ vào quy trình quản lý hiện đại. Việc xây dựng các quy trình công nghệ thông tin được tiến hành trong NHTM đa số bởi các chuyên gia công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn còn hiện tượng cán bộ nhân viên vi phạm quy trình nghiệp vụ, cụ thể quy trình nghiệp vụ kế toán và tín dụng. Ở một số NHTM, với đặc điểm quy mô lớn, cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, nên việc thiết lập các kênh thông tin hiện nay còn nhiều hạn chế. Các cấp quản lý bên dưới chưa thực sự nắm bắt kịp thời những chỉ đạo của nhà quản lý cấp trên. Cấp quản lý cao hơn thu nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới chưa thực sự kịp thời. Tại một số NHTM, thông tin chủ yếu diễn ra theo một chiều từ trên xuống dưới.

- Về Hoạt động giám sát, qua kết quả khảo sát cho thấy, Hoạt động giám sát được đánh giá thấp hơn các thành phần khác, về cơ bản các NHTM thực hiện duy trì thành phần hoạt động giám sát thường xuyên và các hoạt động giám sát định kỳ nhưng chưa đạt chất lượng cao. Các nhà quản lý cấp cao chưa thực sự quan tâm tới việc giám sát thường xuyên, trong quá trình hoạt động thường chỉ khi có những sự



kiện bất thường xảy ra thì mới thực hiện giám sát. Tại một số NHTM có thành viên của Hội đồng quản trị tham gia trực tiếp vào việc phê duyệt các giao dịch hoặc các quyết định kinh tế cụ thể. Điều này có thể tạo điều kiện cho thành viên Hội đồng quản trị vừa tham gia điều hành kinh doanh hàng ngày vừa giám sát hoạt động, khi đó vai trò giám sát sẽ bị giảm hiệu lực. Hiện nay, bộ phận kiểm toán nội bộ về cơ bản đều được thành lập ở tất cả các NHTM. Hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ đã tiến hành kiểm tra một số hoạt động, một số đơn vị tại NHTM và phát hiện tồn tại, thiếu sót và kiến nghị các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, cán bộ thuộc bộ phận này thường không đảm bảo số lượng phù hợp với quy mô của ngân hàng. Tại một số NHTM, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chưa phân công và quy định cho Bộ phận Kiểm toán nội bộ kiểm tra, giám sát đối với các tỷ lệ an toàn được lập bởi các bộ phận nghiệp vụ tại NHTM. Các NHTM đã có quy định về thực hiện đánh giá hệ thống KSNB nội bộ định kỳ nhưng báo cáo chưa đi sâu đánh giá các nguyên tắc căn bản của hệ thống KSNB mà chủ yếu mô tả cơ cấu tổ chức của ngân hàng, tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch kiểm toán trong năm; rà soát hệ thống các văn bản, quy định nội bộ.

Đánh giá về mức độ đạt được các mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB đạt giá trị nhỏ nhất 2,4, giá trị lớn nhất 5,0 và giá trị trung bình ở mức 3,7645, cho thấy mức độ đạt được mục tiêu kiểm soát tương đối cao. Chỉ có mục tiêu hiệu quả hoạt động đạt được cao hơn mức trung bình chung của các mục tiêu kiểm soát, 2 mục tiêu còn lại, mục tiêu tuân thủ quy định và mục tiêu báo cáo tin cậy đạt được giá trị trung bình thấp hơn mức trung bình chung của các mục tiêu kiểm soát tại NHTM Việt Nam. Qua đây cho thấy, mức độ chú trọng đến mục tiêu hiệu quả hoạt động cao hơn so với các mục tiêu kiểm soát khác trong các NHTM Việt Nam, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều. Trong các mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, mục tiêu hiệu quả hoạt động đạt được giá trị trung bình 3,7747, mục tiêu báo cáo tin cậy đạt được giá trị trung bình 3,75, mục tiêu tuân thủ quy định đạt được giá trị trung bình 3,7594. Như vậy, mục tiêu hiệu quả hoạt động đạt được cao nhất, chứng tỏ các NHTM Việt Nam thường hay chú trọng nhiều đến mục tiêu đạt được hiệu quả cao trong hoạt động của các NHTM hơn là các mục tiêu



khác. Mục tiêu báo cáo tin cậy đạt được giá trị trung bình thấp nhất, điều này cho thấy các NHTM Việt Nam thường ít quan tâm hơn đến độ tin cậy của báo cáo so với các mục tiêu khác. Mức độ chênh lệch giữa 3 mục tiêu kiểm soát của hệ thống KSNB không nhiều, từ 3,75 đến 3,7747.

3.5. Phân tích sự khác biệt về hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam Như đã trình bày ở trước, nghiên cứu “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam” dựa trên lý thuyết ngữ cảnh cho rằng: cần có hệ thống KSNB đối với NHTM, nhưng hệ thống kiểm soát có thể thay đổi, mỗi NHTM có thể lựa chọn hệ thống kiểm soát phù hợp nhất bằng cách xem xét các đặc điểm ngữ cảnh. Do đó, trong phần phân tích này, nghiên cứu xem xét đặc điểm ngữ cảnh

có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB các NHTM hay không?. Trong trường hợp này nghiên cứu chú trọng đến 2 đặc điểm ngữ cảnh đó là: đặc điểm sở hữu vốn của NHTM thuộc sở hữu nhà nước và NHTM cổ phần, cũng như đặc điểm ngữ cảnh theo từng vùng miền Bắc, Trung, Nam.

3.5.1. Phân tích sự khác biệt của hệ thống KSNB theo nhóm NHTM thuộc sở hữu nhà nước và NHTM cổ phần

Để thực hiện phân tích sự khác biệt về các thành phần của hệ thống KSNB theo nhóm Ngân hàng, dựa theo phân nhóm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nghiên cứu chia các NHTM thành 2 nhóm: nhóm NHTM thuộc sở hữu nhà nước (nhà nước sở hữu > 50% vốn cổ phần) và NHTM cổ phần (nhà nước sở hữu ≤ 50% vốn cổ phần). Theo kết quả điều tra dữ liệu của nghiên cứu, số lượng mẫu hợp lệ của nhóm NHTM thuộc sở hữu nhà nước là 110 mẫu và NHTM cổ phần là 183 mẫu. Theo thống kê mô tả trên Bảng 4.15 cho thấy, kết quả phân tích 5 thành phần của hệ thống KSNB, đánh giá chung về hệ thống KSNB và đánh giá các mục tiêu kiểm soát cho các giá trị trung bình tại 2 nhóm NHTM không có sự chênh lệch lớn, từ 3,669 đến 3,841; trị giá trung bình nhỏ nhất thuộc về thành phần Thông tin và trao đổi thông tin của nhóm NHTM cổ phần (3,669), trị giá trung bình lớn nhất thuộc về thành phần Môi trường kiểm soát của nhóm NHTM cổ phần (3,841).


Bảng 4.15: Thống kê mô tả các thành phần của hệ thống KSNB theo 2 nhóm NHTM


Thành phần

Nhóm

NHTM

Mean

Std.

Deviation

Std. Error

Mean

Môi trường kiểm soát CE)

1

3,8409

0,49159

0,04687

2

3,8060

0,59004

0,04362

Đánh giá rủi ro (RA)

1

3,7818

0,56474

0,05385

2

3,7250

0,54939

0,04061

Hoạt động kiểm soát (CA)

1

3,6848

0,61718

0,05885

2

3,7851

0,54015

0,03993

Thông tin và trao đổi

thông tin (IC)

1

3,6697

0,70022

0,06676

2

3,7122

0,57501

0,04251

Hoạt động giám sát (MA)

1

3,7773

0,66217

0,06314

2

3,7240

0,66636

0,04926

Mục tiêu kiểm soát (ICO)

1

3,7618

0,57883

0,05519

2

3,7661

0,55227

0,04082

Hệ thống KSNB

các NHTM

1

3,7509

0,42751

0,04076

2

3,7505

0,39813

0,02943

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Ghi chú: Nhóm Ngân hàng (1) Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước Nhóm Ngân hàng (2) Ngân hàng thương mại cổ phần

Sử dụng Kiểm định giá trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent Sample T-test); Bảng 3.16 cho thấy, đa số các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát có hệ số Levene với mức ý nghĩa Sig. > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, giả thuyết “phương sai bằng nhau” được chấp nhận, do đó sử dụng kết quả kiểm định sig T-Test (2-tailed) ở hàng trên; riêng thành phần Môi trường kiểm soát (CE) có hệ số Levene với mức ý nghĩa Sig. = 0,025 < 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, giả thuyết “phương sai bằng nhau” bị bác bỏ, giả thuyết “phương sai khác nhau” được chấp nhận, do đó sử dụng kết quả kiểm định sig T-Test (2-tailed) ở hàng dưới đối với thành phần CE.


Bảng 3.16: Kiểm định T-Test, so sánh trung bình các thành phần của hệ thống KSNB theo 2 nhóm NHTM Việt Nam


Levene's Test for Equality of

Variances


T-test for Equality of Means



F


Sig.


t


df


Sig.

(2-tailed)


Mean Difference


Std. Error Difference

95% Confidence Interval

of the Difference

Lower

Upper

CE

5,089

0,025

0,521

291

0,603

0,03490

0,06698

-0,09694

0,16673

0,545

261,898

0,586

0,03490

0,06403

-0,09117

0,16097

RA

0,048

0,826

0,849

291

0,397

0,05686

0,06698

-0,07497

0,18869

0,843

224,731

0,400

0,05686

0,06744

-0,07604

0,18977

CA

0,044

0,835

-1,457

291

0,146

-0,10022

0,06880

-0,23561

0,03518

-1,409

206,288

0,160

-0,10022

0,07111

-0,24042

0,03999

IC

3,384

0,067

-0,564

291

0,573

-0,04251

0,07539

-0,19088

0,10586

-0,537

195,989

0,592

-0,04251

0,07915

-0,19859

0,11358

MA

0,113

0,737

0,664

291

0,507

0,05323

0,08020

-0,10463

0,21108

0,665

230,859

0,507

0,05323

0,08008

-0,10455

0,21101

ICO

0,044

0,834

-0,063

291

0,949

-0,00430

0,06785

-0,13783

0,12923

-0,063

221,250

0,950

-0,00430

0,06865

-0,13959

0,13099

KSNB

0,292

0,589

0,009

291

0,993

0,00045

0,04939

-0,09675

0,09766

0,009

216,959

0,993

0,00045

0,05028

-0,09864

0,09954

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Qua kiểm định T-Test ở Bảng 3.16 cho thấy trị tuyệt đối giá trị chênh lệch âm hoặc dương không lớn (lớn nhất là 0,10022 và nhỏ nhất là 0,00045), mức ý nghĩa [Sig. (2-tailed) > 0,05] nên có thể khẳng định không có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về đánh giá 5 thành phần của hệ thống KSNB, đánh giá chung về hệ thống KSNB và đánh giá các mục tiêu kiểm soát giữa 2 nhóm NHTM, cụ thể có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình đánh giá 5 thành phần của hệ thống KSNB, đánh giá chung về hệ thống KSNB và đánh giá các mục tiêu kiểm soát giữa 2 nhóm NHTM thuộc sở hữu nhà nước và NHTM cổ phần.


3.5.2. Phân tích sự khác biệt của hệ thống KSNB theo nhóm vùng miền

Dựa theo phân nhóm địa lý tự nhiên Việt Nam được chia thành 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam; để thực hiện phân tích sự khác biệt các thành phần của hệ thống KSNB theo nhóm vùng miền, nghiên cứu chia các NHTM thành 3 nhóm: nhóm NHTM thuộc miền Bắc, nhóm NHTM thuộc miền Trung và nhóm NHTM thuộc miền Nam. Theo kết quả điều tra dữ liệu, số lượng mẫu hợp lệ của nhóm chi nhánh NHTM miền Bắc là 18 mẫu, chi nhánh NHTM miền Trung là 181 mẫu và chi nhánh NHTM miền Trung là 94. Theo thống kê mô tả trên Bảng 3.17 cho thấy, kết quả phân tích 5 thành phần của hệ thống KSNB, đánh giá chung về hệ thống KSNB cho các giá trị trung bình tại các nhóm NHTM theo vùng miền chênh lệch không lớn, từ 3,592 đến 3,903; trị giá trung bình nhỏ nhất thuộc về thành phần Đánh giá rủi ro của nhóm NHTM thuộc miền Bắc (3,592), trị giá trung bình lớn nhất thuộc về thành phần Môi trường kiểm soát của nhóm NHTM thuộc miền Bắc (3,903). Riêng đánh giá các mục tiêu kiểm soát cho giá trị trung bình lớn nhất thuộc về nhóm NHTM thuộc miền Bắc (3,923).

Bảng 3.17: Thống kê mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ theo vùng miền




Mean


Std.

Deviation


Std. Error

95% Confidence

Interval for Mean


Minimum


Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound


CE

Bắc

3,9028

0,48612

0,11458

3,6610

4,1445

3,00

4,75

Trung

3,8163

0,55630

0,04135

3,7347

3,8979

2,25

5,00

Nam

3,8085

0,56728

0,05851

3,6923

3,9247

2,25

5,00

Tổng

3,8191

0,55452

0,03240

3,7554

3,8829

2,25

5,00


RA

Bắc

3,5926

0,76317

0,17988

3,2131

3,9721

2,00

4,33

Trung

3,7551

0,55068

0,04093

3,6743

3,8358

2,33

5,00

Nam

3.7589

0,51826

0,05345

3,6527

3,8650

2,33

4,67

Tổng

3,7463

0,55493

0,03242

3,6825

3,8101

2,00

5,00


CA

Bắc

3,8519

0,51414

0,12118

3,5962

4,1075

2,67

4,67

Trung

3,7366

0,59939

0,04455

3,6487

3,8246

1,67

5,00

Nam

3,7482

0,52803

0,05446

3,6401

3,8564

2,00

4,67

Tổng

3,7474

0,57132

0,03338

3,6818

3,8131

1,67

5,00


IC

Bắc

3,7593

0,69363

0,16349

3,4143

4,1042

1,67

4,67

Trung

3,6851

0,65520

0,04870

3,5890

3,7812

1,00

5,00

Nam

3,7057

0,55056

0,05679

3,5929

3,8184

2,00

5,00

Tổng

3,6962

0,62413

0,03646

3,6245

3,7680

1,00

5,00




Mean


Std.

Deviation


Std. Error

95% Confidence

Interval for Mean


Minimum


Maximum

Lower

Bound

Upper

Bound


MA

Bắc

3,7500

0,57522

0,13558

3,4639

4,0361

2,50

4,50

Trung

3,7348

0,71597

0,05322

3,6298

3,8398

2,00

5,00

Nam

3,7606

0,57609

0,05942

3,6426

3,8786

2,00

5,00

Tổng

3,7440

0,66416

0,03880

3,6677

3,8204

2,00

5,00


ICO

Bắc

3,9222

0,60250

0,14201

3,6226

4,2218

2,60

5,00

Trung

3,7381

0,57671

0,04287

3,6535

3,8227

2,40

5,00

Nam

3,7851

0,52239

0,05388

3,6781

3,8921

2,60

4,80

Tổng

3,7645

0,56140

0,03280

3,7000

3,8291

2,40

5,00


KSNB

Bắc

3,7713

0,40280

0,09494

3,5710

3,9716

2,83

4,40

Trung

3,7456

0,42259

0,03141

3,6836

3,8076

2,48

4,65

Nam

3,7564

0,38592

0,03980

3,6773

3,8354

2,55

4,58

Tổng

3,7506

0,40868

0,02388

3,7036

3,7976

2,48

4,65

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát) Sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA), Bảng 3.18 cho thấy, đa số các thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát có hệ số Levene với mức ý nghĩa Sig. > 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, giả thuyết “phương sai bằng nhau” được chấp nhận, do đó kết quả kiểm định ANOVA có thể sử dụng được; riêng thành phần Đánh giá rủi ro (RA) và thành phần Hoạt động kiểm soát (MA) có hệ số Levene với mức ý nghĩa Sig. < 0,05, nên ở độ tin cậy 95%, giả thuyết “phương sai bằng nhau” bị bác bỏ, giả thuyết “phương sai khác nhau” được chấp nhận, do đó

kết quả phân tích ANOVA không thể sử dụng được đối với thành phần RA và MA.

Bảng 3.18: Kiểm định phương sai không đổi giữa các nhóm



Levene Statistic

df1

df2

Sig.

CE

0,326

2

290

0,722

RA

3,796

2

290

0,024

CA

0,545

2

290

0,580

IC

0,811

2

290

0,445

MA

5,113

2

290

0,007

ICO

0,150

2

290

0,861

KSNB

0,716

2

290

0,490

(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở kết quả khảo sát)

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí