Khái Quát Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Và Thiết Kế Nghiên Cứu



toán của những công ty mua bán & sát nhập (M&A) sau khi đạo luật SOX Trung Quốc được ban hành, nghiên cứu của Leng, J. & Zhao, P., (2013) chọn 126 công ty có giao dịch mua bán & sát nhập (M&A) không thuộc lĩnh vực tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến Trung Quốc trong năm 2010 từ cơ sở dữ liệu của CSMAR (China Securities Market & Accounting Research). Nghiên cứu đi tìm bằng chứng rằng những nhà thâu tóm công ty yêu cầu hệ thống KSNB công ty với chất lượng cao hơn sẽ có nhiều khả năng được hưởng lợi từ các hoạt động mua bán và sát nhập (M&A), tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty và các cổ đông. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dung khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO để xây dựng bảng điểm đo lường chất lượng hệ thống KSNB. Bảng điểm dựa trên bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB (ICQs) của COSO năm 2010, theo hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB công ty do COSO công bố năm 2009. Các thành phần được đưa vào đánh giá hệ thống KSNB dưới dạng chỉ mục nội dung cho mỗi thành phần và được cho điểm “0, 1 và 2”, sau đó tính điểm trung bình cho tất cả các chỉ mục nội dung được điều tra. Chất lượng hệ thống KSNB đo lường bằng điểm trung bình của 5 thành phần của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các thủ tục kiểm soát, hệ thống thông tin và trao đồi thông tin, hoạt động giám sát) và có hay không công bố thông tin hệ thống KSNB của kiểm toán độc lập theo yêu cầu của đạo luật SOX Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng hệ thống KSNB có liên quan tích cực đến kết quả kinh doanh, kết quả nghiên cứu sự kiện cũng cho thấy chất lượng hệ thống KSNB ảnh hưởng tích cực đến việc mua lại cổ phiếu [95].

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chất lượng của hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động của các công ty được mua bán & sát nhập bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến. Biến độc lập là biến chất lượng hệ thống KSNB và một số biến kiểm soát khác, biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là ROE và EPS. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng hệ thống KSNB theo yêu cầu của các nhà thâu tóm công ty có quan hệ tích cực đến hiệu quả tài chính của công ty, cụ thể là ROE và EPS. Chất lượng hệ thống KSNB tốt hơn sẽ giúp cho những nhà thâu tóm công ty có



nhiều khả năng hưởng lợi từ các hoạt động M&A và tạo ra nhiều giá trị hơn cho các công ty và các cổ đông [95].

Fanta, A.B. và cộng sự (2013) chủ yếu dựa vào lý thuyết đại diện, nghiên cứu các cơ chế quản trị công ty và ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở Ethiopia. Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa cơ chế của hệ thống KSNB và các công cụ quản trị bên ngoài của NHTM ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM được đo lường bằng biến ROE và ROA. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE và ROA bao gồm: số lượng nhà quản trị, sự tồn tại Ủy ban kiểm toán, tỷ lệ vốn an toàn, tỷ lệ vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, sử dụng 2 biến kiểm soát là tổng tài sản và đặc thù sở hữu [70].

Kết quả chỉ ra rằng, số lượng nhà quản trị và sự tồn tại của Ủy ban kiểm toán trong hội đồng quản trị đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính NHTM, trong khi đó tổng tài sản ngân hàng đã có ảnh hưởng tích cực đáng kể lên hiệu quả hoạt động NHTM. Tương tự như vậy, tỷ lệ vốn an toàn, như một biện pháp của cơ chế quản trị rủi ro ngân hàng, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động NHTM. Ngoài ra, sự can thiệp sâu của chính phủ, thiếu nhận thức về quản trị ngân hàng, không có tiêu chuẩn quốc gia về quản trị ngân hàng, cũng như thiếu kế toán, kiểm toán và khung pháp lý yếu để bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số là những yếu tố quan trọng với ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị ngân hàng và hiệu quả NHTM ở Ethiopia [70].

Nghiên cứu của Magara, C.N. (2013), tìm hiểu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến hiệu quả tài chính tại các hợp tác xã tín dụng (SACCOs) ở Kenya. Nghiên cứu được xem là quan trọng bởi vì SACCOs có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quốc gia này thông qua các quỹ và huy động tiết kiệm. Tuy nhiên, SACCOs phải đối mặt với một số thách thức, một trong những thách thức quan trọng là các vấn đề về quản lý mà chủ yếu gây ra bởi những yếu kém của hệ thống KSNB. Hoạt động tài chính các tổ chức SACCOs cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả yếu kém của hệ thống KSNB, điều này sẽ dẫn đến kém hiệu quả tài chính trong hoạt động của SACCOs [97].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.



Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

Nghiên cứu được tiến hành trên 122 tổ chức SACCOs ở Kenya, dựa trên cả dữ liệu sơ cấp được phỏng vấn và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo hàng năm của SACCOs. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết ngữ cảnh để giải thích, hệ thống KSNB là một thành phần trong hệ thống các cơ chế quản trị nội bộ và là một quá trình kiểm soát theo ngữ cảnh của công ty. Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm tra liệu hệ thống KSNB được thiết lập bởi nhà quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SACCOs ở Kenya. Mỗi biến độc lập là một thành phần của hệ thống KSNB, bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và hoạt động giám sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 thành phần của hệ thống KSNB (hoạt động kiểm soát và hoạt động giám sát) có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính (ROA) của SACCOs ở Kenya. Nghiên cứu cũng hàm ý chính sách nếu SACCOs nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB thì hiệu quả tài chính của SACCOs sẽ được cải thiện đáng kể [97].

Mục tiêu nghiên cứu của Musya, F.A. (2014) là kiểm tra mối quan hệ các thành phần của hệ thống KSNB với các nguồn thu của cơ quan chính quyền các Quận tại Kenya. Nghiên cứu nhằm xác định rằng liệu hệ thống KSNB có ý nghĩa trong việc gia tăng nguồn thu cho chính quyền Quận. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi với 47 mẫu được trả lời. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết đại diện giải thích mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và doanh thu của chính quyền Quận, vận dụng khuôn khổ COSO để phân tích hệ thống KSNB thành 5 thành phần, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để phân tích dữ liệu [100].

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, để hệ thống KSNB hoạt động cần thiết phải có năm thành phần của hệ thống KSNB theo COSO gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và trao đổi thông tin, hoạt động giám sát. Mặc dù không có ý nghĩa thống kê, nhưng các thành phần của hệ thống KSNB có một ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu ngân sách trong chính quyền Quận tại Kenya. Nghiên cứu cũng chỉ ra yếu kém của hệ thống KSNB trong hệ thống thông tin và trao đổi thông tin, sự thông đồng đã tạo cơ hội cho gian lận, tham ô và thất nguồn thu [100].



Tóm lại, các nghiên cứu nước ngoài về các thành phần của hệ thống KSNB, hiệu quả hệ thống KSNB chủ yếu đánh giá tính hữu hiệu (sự tồn tại) và hiệu quả của từng thành phần của hệ thống KSNB, cũng như ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát công ty, cụ thể hơn là các NHTM. Các tác giả chủ yếu dựa vào khái niệm và các thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO, COBIT, CoCo, đạo luật SOX và một số khuôn khổ khác, xây dựng mô hình đánh giá từng thành phần KSNB và ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến mục tiêu của kiểm soát gồm: hiệu quả hoạt động, BCTC tin cậy, tuân thủ luật định. Các biến về hệ thống KSNB chủ yếu được xác định từ dữ liệu sơ cấp, dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn về các thành phần của hệ thống KSNB và hiệu quả của hệ thống KSNB. Các câu hỏi được thiết lập dựa trên phân tích chỉ mục nội dung hệ thống KSNB hoặc bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB của COSO, được đo lường chủ yếu bằng thang đo danh nghĩa “Yes” hoặc “No” và thang đo khoảng cách “Likert”. Các biến hiệu quả hoạt động được xác định từ dữ liệu sơ cấp (phỏng vấn) hoặc dữ liệu thứ cấp (lợi nhuận, ROA, ROE, khả năng thanh khoản, EVA). Các biến đo lường tin cậy các báo cáo và tuân thủ luật định chủ yếu sử dụng dữ liệu sơ cấp. Một số nghiên cứu sử dụng lý thuyết đại diện hoặc lý thuyết ngữ cảnh xác định một số biến cho các cơ chế của hệ thống KSNB gồm: đặc điểm hội đồng quản tri, đặc điểm ban giám đốc, chiến lược công ty, quy mô công ty, môi trường hoạt động công ty. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: nghiên cứu tình huống, thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm định Chi-bình phương, phân tích hồi quy đa biến và phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM.

Kết quả nghiên cứu chủ yếu đánh giá mức độ vận dụng hệ thống KSNB trong các công ty, đặc biệt áp dụng ở NHTM. Bên cạnh đó một số nghiên cứu đã đánh giá được ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến hiệu quả hoạt động của các công ty và NHTM; cũng như ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến độ tin cậy của BCTC, tuân thủ pháp luật và quy định liên quan. Từ đó, các hàm ý chính sách được đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu. Điều này làm tiền đề cho tác giả thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam.


1.3.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Tuấn, N và Hưng, Đ.N. (2015), đã tổng quan tài liệu các nghiên cứu về hệ thống KSNB và ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát tại các công ty và NHTM. Nghiên cứu đã dựa vào lý thuyết đại diện giải thích hệ thống KSNB là một cơ chế quản trị trong nội bộ công ty nhằm giúp đạt được các mục tiêu của công ty và dựa vào lý thuyết ngữ cảnh giải thích về sự đa dạng của hệ thống KSNB trong thực tế. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình lý thuyết ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến 2 mục tiêu kiểm soát, cụ thể là ảnh hưởng của 5 thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel ảnh hưởng đến 2 mục tiêu hiệu quả hoạt động được đo lường bằng chỉ số ROA và mục tiêu quản lý rủi ro được đo lường bằng chỉ số Z-Score tại các NHTM Việt Nam [34].

Nghiên cứu của Tuan, N. (2016) đã phân tích ảnh hưởng của các thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel đến hiệu quả hoạt động (ROA) và rủi ro (Z-Score) các NHTM Việt Nam, tác giả đã xây dựng 2 mô hình nghiên cứu độc lập: mô hình (1) nghiên cứu 5 thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel ảnh hưởng đến ROA các NHTM Việt Nam; mô hình (2) nghiên cứu 5 thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel ảnh hưởng đến Z-Score các NHTM Việt Nam. Ngoài ra trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng 1 biến kiểm soát thuần túy “Mức độ vận dụng hệ thống KSNB theo thông tư 44/2011/TT-NHNN”. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính OLS cho thấy cả 2 mô hình nghiên cứu trên đều có ý nghĩa thống kê, mô hình hồi qui xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được, có một số thành phần của hệ thống KSNB trong từng mô hình ảnh hưởng đến ROA và Z-Score là có ý nghĩa thống kê, riêng ảnh hưởng của biến kiểm soát “Mức độ vận dụng hệ thống KSNB theo thông tư 44/2011/TT- NHNN” đến ROA và Z-Score là không có ý nghĩa thống kê [35] [102]. Nghiên cứu của Vu, H.T. (2016), đã phân tích ảnh hưởng của các thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam thông qua 3 mục tiêu kiểm soát (hiệu quả, tuân thủ, tin cậy), ngoài ra nghiên cứu có bổ sung 2 biến độc lập là “thể chế chính trị” và “lợi ích



nhóm” vào mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến hiệu quả của hệ thống KSNB các NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy các biến độc lập “thành phần của hệ thống KSNB”, biến “thể chế chính trị” và “lợi ích nhóm” có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB là có ý nghĩa thống kê [131].

Một số nghiên cứu của Ngô Trí Tuệ (2004) về “Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam”, Phạm Bính Ngọ (2011) “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng”, Nguyễn Thu Hoài (2011) “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam”, Bùi Thị Minh Hải (2011) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”, Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng (2013) “Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước trong quá trình kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước tiến hành”, Nguyễn Thị Lan Anh (2013) về “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam”, Nguyễn Thanh Trang (2015) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam”, Đinh Hoài Nam (2016) về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị”, Nguyễn Thanh Thủy (2017) về “Giải pháp Hoàn thiện hệ thống KSNB của tập đoàn điện lực Việt Nam”, Bùi Thị Tĩnh (2018) về “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam”, Nguyễn Thị Thanh (2019) về “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền bắc việt Nam”, đã hệ thống và phát triển các vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB; nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KSNB trong các công ty, chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu định tính (bao gồm: phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả), kết quả nghiên cứu đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty [2] [3] [7] [8] [16] [19] [26] [30]

[32] [33] [36]. Nghiên cứu của Nguyễn Tố Tâm (2014) “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát đối với tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm



yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã xây dựng mô hình hồi quy phân tích ảnh hưởng của hệ thống KSNB tới chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đã đưa ra giải pháp tập trung vào mục tiêu đảm bảo độ tin cậy của BCTC của hệ thống KSNB các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam [23]. Một số nghiên cứu của Lê Phương Hồng (2006), Phan Thụy Thanh Thảo (2007), Phạm Huỳnh Như Sương (2010), Nguyễn Thị Huệ (2011) và Trần Thị Lan Hương (2011); đã hệ thống lý thuyết về khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung của hệ thống KSNB. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã hệ thống được lý thuyết về hệ thống KSNB theo tiêu chuẩn COSO và Basel; theo khuôn khổ COSO, hệ thống KSNB được xác định gồm có 5 thành phần, khuôn khổ Basel chia 5 thành phần KSNB thành 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB ngân hàng. Đồng thời, các nghiên cứu đã khái quát được lý thuyết về hệ thống KSNB với việc quản lý rủi ro trong NHTM. Các nghiên cứu đã nêu được một số kinh nghiệm hoàn thiện hệ thống KSNB tại một số NHTM trên thế giới và bài học đối với NHTM Việt Nam. Các nghiên cứu đã kết luận, một hệ thống KSNB hiệu quả trong ngân hàng theo tiêu chuẩn COSO và Basel cần phải bao gồm đủ 5 thành phần. Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách hoàn thiện 5 thành phần của hệ thống KSNB nhằm hướng đến đạt được các mục tiêu của NHTM: mục tiêu hoạt động hiệu quả, mục tiêu tuân thủ pháp luật nhà nước, mục tiêu BCTC đáng

tin cậy [10] [11] [13] [22] [27].

Tóm lại, những nghiên cứu trong nước đã bước đầu thành công trong việc vận dụng các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và Basel vào trong lĩnh vực ngân hàng. Thế nhưng, nhìn chung các nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp nghiên cứu lịch sử các tài liệu có liên quan, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp thống kê mô tả; đánh giá thực trạng hệ thống KSNB các NHTM và đưa ra các giải pháp chính sách từ việc tổng hợp các tài liệu, quan điểm của chuyên gia, nhân viên, nhà quản lý ngân hàng và một số phân tích mô tả, so sách số liệu tại các NHTM để kết luận cho



các luận chứng khoa học. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các NHTM tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu định lượng và chủ yếu nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính OLS.

1.4. Khoảng trống nghiên cứu

Sau khi tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến hệ thống KSNB trong công ty và trong NHTM trên thế giới và tại Việt Nam, có thể rút ra một số khoảng trống về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn cho tình hình nghiên cứu về hệ thống KSNB trong NHTM tại Việt Nam như sau: (1) Các nghiên cứu nước ngoài chủ yếu sử dụng khuôn khổ COSO để phân tích các thành phần của hệ thống KSNB công ty và ngân hàng; chưa có nhiều nghiên cứu tiếp cận khuôn khổ Basel hướng dẫn về hệ thống KSNB cho lĩnh vực Ngân hàng; hoặc các nghiên cứu trong nước có sử dụng khuôn khổ Basel nghiên cứu về hệ thống KSNB ngân hàng nhưng với những phương pháp nghiên cứu định tính gồm: nghiên cứu lịch sử tổng quan tài liệu, nghiên cứu thống kê mô tả và nghiên cứu tình huống. (2) Các nghiên cứu chỉ tiếp cận riêng biệt khuôn khổ của hệ thống KSNB theo COSO hoặc theo Basel, chưa có sự kết hợp giữa 2 khuôn khổ của hệ thống KSNB với nhau. (3) Chưa có nhiều nghiên cứu dựa trên lý thuyết đại diện, lý thuyết ngữ cảnh giải thích về hệ thống KSNB trong NHTM tại Việt Nam. (4) Nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB trong các công ty và NHTM tại Việt Nam chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính, chưa có nhiều nghiên cứu định lượng, có nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính OLS, đặc biệt chưa có nghiên cứu về mô hình hoá cấu trúc tuyến tính SEM để phân tích các thành phần hệ thống KSNB tại Việt Nam. Đây là hạn chế của các nghiên cứu trước làm cơ sở cho tác giả phát triển nghiên cứu định lượng nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB các NHTM tại Việt Nam. (5) Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam thường thực hiện nghiên cứu tình huống cho một ngân hàng cụ thể, đây là một hạn chế khi gợi ý chính sách áp dụng cho các NHTM tại Việt Nam.

Dựa trên những khoảng trống nghiên cứu trên, luận án sẽ phát triển nghiên cứu về hệ thống KSNB tại các NHTM Việt Nam. Luận án sẽ sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên



cứu về hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB trong các NHTM, tìm sự khác biệt về hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại các NHTM, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Từ những đánh giá và phân tích này, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Với những dự định nghiên cứu trong luận án sẽ góp phần khắc phục những khoảng trống về nghiên cứu hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Bổ sung thêm sự đa dạng về bối cảnh nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực KSNB nói chung và hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Tóm tắt Chương 1

Chương này sử dụng lý thuyết đại diện làm nền tảng nghiên cứu về hệ thống KSNB trong NHTM, sử dụng lý thuyết ngữ cảnh để hướng đến khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO và Basel; tổng hợp được khái niệm về hệ thống KSNB, đồng thời xác định các nguyên tắc của hệ thống KSNB theo khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO và khuôn khổ hệ thống KSNB các NHTM của Basel. Đồng thời, chương này thực hiện tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nhằm xác định những khoảng trống nghiên cứu. Các nghiên cứu về các thành phần của hệ thống KSNB, tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB, cũng như nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các mục tiêu kiểm soát đã giúp cho tác giả có những luận cứ khoa học cho việc lựa chọn nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các NHTM. Dựa trên tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu, chương này làm nền tảng kế thừa và phát triển những nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu cho luận án hoàn thiện hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu

Chương này khái quát về NHTM, phân loại NHTM Việt Nam, phân tích hoạt động của các NHTM. Bên cạnh đó, thực hiện xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu nhằm phân tích các thành phần của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Thiết kế thang đo lường 5 thành phần của hệ thống KSNB và mục tiêu kiểm soát trong mô hình nghiên cứu, thảo luận về thang đo các biến nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi điều tra. Xác định các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án. Xác định khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại

NHTM hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó, đó là kinh tế thị trường, thì NHTM càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Trong nền kinh tế hàng hóa, ngay từ những thời gian đầu còn sơ khai đã xuất hiện nhiều tổ chức mà hoạt động của nó mang dáng dấp của hoạt động ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng này ngày càng phát triển, hoạt động phong phú và hiện đại hơn. Các NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, hoạt động đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Hoạt động của NHTM trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, được gọi là một loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường. NHTM ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định. Đồng thời, qua quá trình tồn tại và phát triển hàng nhiều thế kỷ, hệ thống NHTM ngày càng hoàn thiện và trở thành một trong những định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của NHTM để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, khái niệm về NHTM



cũng được đưa ra phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và từng lãnh thổ quốc gia.

Ở Mỹ, NHTM là công ty kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính; chuyên cung cấp dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán, cho vay, đầu tư, đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến tiền như: bảo quản, ủy thác, làm đại lý trong nước và quốc tế [14]. Đạo luật ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941 đã khái niệm NHTM là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính [9].

Theo Walter Leaf “Một NHTM là một cá nhân hoặc công ty nhận gửi tiền từ công chúng, thanh toán khoản tiền gửi theo yêu cầu bằng cheque”. Horace White đã khái niệm NHTM là một nhà máy sản xuất tín dụng và tạo điều kiện trao đổi ngoại tệ. Theo Kinley, NHTM là một tổ chức thành lập giúp cho cá nhân gửi tiền khi không cần thiết và cho các cá nhân vay tiền khi có nhu cầu, đảm bảo việc thực hiện các giao dịch một cách an toàn [124].

Theo khái niệm của Wikipedia, một NHTM là một loại ngân hàng cung cấp các dịch vụ như nhận tiền gửi, cho vay kinh doanh và cung cấp các sản phẩm đầu tư cơ bản. Theo khái niệm của Investopedi, NHTM là một tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ như: nhận tiền gửi từ cá nhân và tổ chức, cho cá nhân và công ty vay, cho vay thế chấp, cung cấp các sản phẩm đầu tư cơ bản như mở tài khoản tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm.

Như vậy có thể kết luận, NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế.

NHTM là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất; đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và thanh toán; và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế [114].

NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các loại hình công ty, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử



dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên [4] [9].

Nghị định 59/2009/NĐ-CP năm 2009, Luật tổ chức tín dụng năm 2011, “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo quy định pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận” [1] [21].

Tóm lại, NHTM là một định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trường, với các mặt hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường tài chính. Chính nhờ sự tồn tại và hoạt động của các NHTM mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội được tập trung lại, chuyển hóa thành vốn để đáp ứng nhu cầu của công ty, các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình và cá nhân trong xã hội.

NHTM là một trung gian tài chính giữa người thừa tiền và người thiếu tiền; giữa nhà nước và người dân, công ty và giữa các NHTM với nhau. NHTM được xem là một loại hình công ty bản chất NHTM là một công ty đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền ký thác (tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn), sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán, chiết khấu và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau vì mục tiêu lợi nhuận và phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động ngân hàng rất đa dạng và phong phú về mặt nghiệp vụ cũng như các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đồng thời hoạt động ngân hàng có tính chất bao trùm và mang tính chất quyết định đến toàn bộ nền kinh tế.

Qua các khái niệm về NHTM, có thể rút ra 3 nhận xét về bản chất NHTM, cụ thể:

- NHTM là một loại hình công ty. Vì NHTM ra đời là để kinh doanh, mục đích hoạt động là vì lợi nhuận. Nói rằng NHTM là một công ty bởi vì có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một công ty bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các công ty khác, tự chủ về tài chính và có nghĩa vụ đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Hơn nữa, cấu trúc tài chính của NHTM cũng như công ty khác; để kinh doanh, các NHTM phải có vốn, phải tự chủ về tài chính; đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của NHTM cũng không

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí