Tóm Tắt Nội Dung Và Nguyên Tắc Hệ Thống Ksnb Theo Khuôn Khổ Coso 2013


1.3.1.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo khuôn khổ COSO

Ủy ban các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway (COSO) là một tổ chức được thành lập dựa trên sự khởi xướng và tài trợ của 5 tổ chức: Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA-Institute of Internal Auditors), Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI-Financial Executives Institute), Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA-American Accounting Association), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA-Institute of Management Accountants). COSO được thành lập với mục đích thiết lập các khuôn mẫu và đưa ra các hướng dẫn về hệ thống KSNB, quản trị rủi ro và giảm thiểu gian lận (Internal control and fraud deterrence). Khuôn khổ COSO đầu tiên về hệ thống KSNB được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ nhà quản lý công ty tại Mỹ thực hiện tốt hệ thống KSNB tại công ty. Cho đến nay, báo cáo này không chỉ là khuôn khổ hướng dẫn các công ty tại Mỹ thực hiện hệ thống KSNB, mà còn là tài liệu hướng dẫn khá phổ biến về hệ thống KSNB cho các công ty trên toàn cầu và cả những nhà nghiên cứu khoa học. Theo khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO năm 1992 và được cập nhật trong những năm 2006, 2009, 2013, hệ thống KSNB bộ các công ty gồm có 5 thành phần: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin, Hoạt động giám sát. Các thành phần của hệ thống KSNB được phát triển thành 17 nguyên tắc kiểm soát trong khuôn khổ COSO năm 2013. Hệ thống KSNB được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính; Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định [80] [82] [83] [84] [85] [86].

5 thành phần và 17 nguyên tắc cơ bản của hệ thống KSNB theo báo COSO được thể hiện như sau:


Bảng 1.1: Tóm tắt nội dung và nguyên tắc hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO 2013

Bộ phận

Nội dung chủ yếu

Các nguyên tắc


1. Môi trường

Kiểm soát

Tạo ra sắc thái chung của tổ chức, chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi người trong tổ chức; là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác

của hệ thống KSNB.

- Cam kết tính chính trực và giá trị đạo đức.

- Thực hiện trách nhiệm giám sát.

- Thiết lập cơ cấu, quyền hạn, trách nhiệm.

- Thể hiện cam kết năng lực.

- Thực thi trách nhiệm.


2. Đánh giá

rủi ro

Tổ chức phải nhận biết và đối phó với rủi ro bằng cách thiết lập mục tiêu của tổ chức và hình thành cơ chế để nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro liên quan.

- Xác định mục tiêu phù hợp của tổ chức.

- Phân tích và đánh giá rủi ro.

- Đánh giá nguy cơ xảy ra gian lận.

- Xác định và phân tích sự thay đổi ảnh hưởng đến hệ thống KSNB.


3. Hoạt động

Kiểm soát

Các chính sách, các thủ tục giúp đảm bảo chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện và có hành động cần thiết đối với rủi ro nhằm thực

hiện mục tiêu của tổ chức.

- Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát.

- Lựa chọn và phát triển các kiểm soát trong công nghệ thông tin.

- Triển khai các chính sách và thủ tục.

4. Thông tin

trao đổi thông tin

Hệ thống thiết lập để thành viên trong tổ chức có khả năng nắm bắt và trao đổi thông tin cần thiết cho việc điều hành, quản trị và kiểm soát các hoạt động.

- Sử dụng thông tin có liên quan để hỗ trợ hoạt động của hệ thống KSNB.

- Trao đổi thông tin trong nội bộ.

- Trao đổi thông tin ra bên ngoài.


5. Hoạt động giám

sát

Quy trình hoạt động được giám sát và điều chỉnh khi cần thiết. Hệ thống có khả năng phản ứng năng động, thay đổi theo yêu cầu của

môi trường bên trong và bên ngoài.

- Giám sát thường xuyên và/hoặc riêng biệt để xác định liệu các thành phần của hệ thống KSNB hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.

- Giám sát hệ thống KSNB một cách kịp thời để

các bên chịu trách nhiệm khắc phục yếu kém.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khuôn khổ COSO 2013)

1.3.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại theo khuôn khổ Basel

Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng



Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện Ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của gần 30 nước trên thế giới. Khuôn khổ Basel (1998) của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra công bố về “Khuôn khổ hệ thống KSNB trong ngân hàng”. Báo cáo không đưa ra những lý luận mới mà chỉ vận dụng các lý luận cơ bản của COSO năm 1992 vào lĩnh vực ngân hàng. Basel đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB ngân hàng. Về cơ bản, các nguyên tắc này tương tự như các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo của COSO. Cụ thể: Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát gồm 3 nguyên tắc, Nhận biết và đánh giá rủi ro gồm 1 nguyên tắc, Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm gồm 2 nguyên tắc, Thông tin và trao đổi thông tin gồm 3 nguyên tắc, Hoạt động giám sát và sửa chữa những sai sót gồm 3 nguyên tắc, và 1 nguyên tắc Đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng

[50] [51] [52] [53]. Các nguyên tắc cụ thể như sau:

- Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát

+ Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về việc thiết lập và duy trì một hệ thống KSNB đầy đủ và hiệu quả.

+ Nguyên tắc 2: Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện những chiến lược và chính sách mà Hội đồng quản trị đã phê duyệt.

+ Nguyên tắc 3: Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm nâng cao đạo đức và tính liêm chính.

- Nhận biết và đánh giá rủi ro

+ Nguyên tắc 4: Đánh giá liên tục những rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của ngân hàng.

- Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm

+ Nguyên tắc 5: Thiết lập một cơ cấu kiểm soát thích hợp, trong đó sự kiểm soát được xác định ở mỗi mức độ hoạt động.

+ Nguyên tắc 6: Phân công hợp lý, các công việc của nhân viên không mâu thuẫn nhau.


- Thông tin và trao đổi thông tin

+ Nguyên tắc 7: Dữ liệu đầy đủ và tổng hợp về sự tuân thủ, về tình hình hoạt động và tình hình tài chính, cũng như là những thông tin về thị trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định.

+ Nguyên tắc 8: Hệ thống thông tin đáng tin cậy, có thể đáp ứng cho hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng.

+ Nguyên tắc 9: Kênh trao đổi thông tin hiệu quả.

- Giám sát và sửa chữa những sai sót

+ Nguyên tắc 10: Theo dõi, kiểm tra phải liên tục.

+ Nguyên tắc 11: Phải có kiểm toán nội bộ toàn diện, hiệu quả và được thực hiện bởi những người có năng lực, được đào tạo thích hợp và có thể làm việc độc lập.

+ Nguyên tắc 12: Báo cáo kịp thời cho cấp quản lý thích hợp và ghi nhận kịp thời.

- Đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng

+ Nguyên tắc 13: Các thanh tra xác định hệ thống KSNB của ngân hàng có hiệu quả và đầy đủ hay không, khi đó các thanh tra ngân hàng sẽ đưa ra cách xử lý thích hợp.

Kết luận, khuôn khổ COSO và cụ thể hơn là trong khuôn khổ Basel đã cung cấp các tài liệu về cấu trúc các bộ phận, các nguyên tắc của hệ thống KSNB ngân hàng, với niềm tin rằng các nguyên tắc trình bày sẽ cung cấp một khuôn khổ hữu ích cho việc giám sát hiệu quả của hệ thống KSNB ngân hàng. Bên cạnh việc ban hành khuôn khổ hệ thống KSNB, Ủy ban COSO cũng đã ban hành bảng câu hỏi đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB được sử dụng rộng rãi trong các công ty trên thế giới và một số nghiên cứu thực nghiệm. Trong khi đó, Ủy ban Basel muốn nhấn mạnh rằng việc hệ thống KSNB là rất cần thiết để hoạt động của ngân hàng thận trọng hơn và thúc đẩy sự ổn định trong hệ thống tài chính nói chung. Tuy nhiên, Ủy ban khuyến cáo không phải tất cả ngân hàng có thể thực hiện tất cả các khía cạnh của khuôn khổ hệ thống KSNB, ngân hàng nên hướng tới thực hiện việc áp dụng các khuôn khổ trên.


1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

1.3.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Noorvee, L. (2006) đã đánh giá từng thành phần của hệ thống KSNB thông qua BCTC của 3 công ty sản xuất tại Estonia. Tác giả dựa vào khuôn khổ của COSO phân chia hệ thống KSNB thành 5 thành phần và đặt câu hỏi phỏng vấn cho từng nhân tố trong thành phần của hệ thống KSNB. Nghiên cứu sử dụng thang đo khoảng cách cho từng câu hỏi và cho điểm từ 1 đến 6. Dựa vào kết quả phỏng vấn tác giả thống kê tính điểm trung bình cho từng thành phần và đánh giá mức độ phù hợp của từng thành phần của hệ thống KSNB tại 3 công ty sản xuất trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi thành phần của hệ thống KSNB giữ một vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống KSNB, môi trường kiểm soát và giám sát giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lập BCTC. Sự yếu kém nhất của các công ty là xem nhẹ việc đánh giá rủi ro [103].

Karagiorgos, T. và cộng sự (2008) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống KSNB được tổ chức tốt để đảm bảo an toàn và sự lành mạnh trong hoạt động của tổ chức tín dụng, giúp duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM tại Hy Lạp. Tác giả tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các thành phần của hệ thống KSNB là rất quan trọng đối với NHTM, do đó sẽ quyết định đến sự tồn tại và thành công trong kinh doanh ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi với câu hỏi là nội dung các thành phần hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO, thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên để đánh giá mỗi câu hỏi trong các thành phần của hệ thống KSNB từ rất không đồng ý (1) đến rất đồng ý (5) [90].

Kết quả nghiên cứu từ thống kê mô tả số liệu cho thấy, đối với môi trường kiểm soát; tính chính trực và giá trị đạo đức, quy tắc ứng xử và cơ cấu tổ chức là những yếu tố thiết yếu của môi trường kiểm soát. Đánh giá rủi ro được coi là một phần quan trọng của quá trình quản lý, thể hiện trong việc xác định và đánh giá các rào cản để đạt được mục tiêu của NHTM. Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục được sử dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý. Thông tin và trao đổi thông tin được truyền đạt một cách hiệu quả cả lên và xuống trong các phòng ban của NHTM. Hoạt động giám



sát là một phần tất yếu của hoạt động NHTM và thực hiện trên cơ sở phản ứng linh hoạt với điều kiện thay đổi [90].

Amudo, A., Inanga, E.L. (2009) đã dựa vào khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO và COBIT (Control Objectives for Information and Related Technology), xây dựng mô hình về mặt lý thuyết các biến độc lập là các thành phần của hệ thống KSNB (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là các mục tiêu của hệ thống KSNB [42].

Các biến thành phần của hệ thống KSNB được phân tích thành những câu hỏi nhỏ dựa trên nội dung các thành phần của hệ thống KSNB và phỏng vấn thông qua những câu hỏi đóng với câu trả lời “Yes” hay “No”. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và kết quả trả lời phỏng vấn, tác giả đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả các thành phần của hệ thống KSNB trong các dự án khu vực công ở Uganda do Ngân hàng Phát triển Châu Phi tài trợ. Kết quả cho thấy một số thành phần của hệ thống KSNB bị khiếm khuyết nên dẫn đến kết quả vận hành của hệ thống KSNB chưa hiệu quả [42].

Oseifuah, E.K., & Gyekye, A.B. (2013), cho rằng thiếu các cơ chế của hệ thống KSNB là một trong những yếu tố dẫn đến sự thất bại của hệ thống KSNB. Tác giả cũng đồng tình với các quan điểm trước, cho rằng hệ thống KSNB là một quá trình thực hiện bởi Hội đồng quản trị, nhà quản lý và các nhân viên trong công ty; được thiết kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của công ty, độ tin cậy của BCTC, tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành. Tuy nhiên, vấn đề lớn mà các công ty phải đối mặt là những mục tiêu này có thể không đạt được do ảnh hưởng của một số yếu tố [106].

Mục đích của nghiên cứu của Oseifuah, E.K., & Gyekye, A.B. (2013), là xem xét hiệu quả của hệ thống KSNB trong công ty nhỏ tại quận Vhembe của tỉnh Limpopo ở Nam Phi. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi để thu thập các dữ liệu liên quan đến 5 thành phần cơ bản của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO và xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và trao đổi thông tin, hoạt động giám sát. Nghiên cứu sử



dụng phương pháp kiểm định Chi-bình phương để kiểm tra sự khác biệt về hệ thống KSNB trong các công ty theo quy mô công ty và loại hình kinh doanh [106].

Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy: chỉ có 45% công ty được khảo sát có đầy đủ các thành phần của hệ thống KSNB, điều này cho thấy việc thực hiện KSNB tại các công ty nhỏ khá thấp; các thành phần của hệ thống KSNB có sự khác biệt tích cực theo quy mô công ty. Do vậy, phát hiện của nghiên cứu hàm ý chính sách rằng, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các công ty nhỏ phát triển và mở rộng quy mô nhằm sử dụng có hiệu quả các biện pháp của hệ thống KSNB [106].

Samuel, I.K. & Wagoki, J. (2014) cho rằng công ty thiết lập hệ thống KSNB sẽ giúp đạt được mục tiêu công ty, ngăn ngừa tổn thất nguồn lực, lập BCTC đáng tin cậy và đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy định. Mục đích nghiên cứu là đánh giá vai trò các thành phần của hệ thống KSNB trong các trường đại học công lập ở Kenya. Nghiên cứu sử dụng khuôn khổ hệ thống KSNB theo COSO (1992) phân tích hệ thống KSNB thành 5 thành phần. Tác giả sử dụng mẫu trong nghiên cứu gồm 138 quan sát [116].

Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các trường đại học có cấu trúc các thành phần của hệ thống KSNB rõ ràng và tương đối tốt. Kết quả cũng cho thấy hầu hết các nhân viên đều đồng ý thông tin và trao đổi thông tin là quan trọng trong việc tăng cường hệ thống KSNB. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nhận thức của nhân viên trong đánh giá rủi ro đạt giá trị trung bình thấp nhất; điều này ngụ ý rằng, một trong những lý do hệ thống KSNB yếu kém là do nhận thức thấp quá trình đánh giá rủi ro [116].

Jokipii, A. (2010) cho rằng, để đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, độ tin cậy thông tin và tuân thủ pháp luật, các công ty cần phải có hệ thống KSNB tốt. Khuôn khổ hệ thống KSNB của COSO, CoCo (Canadian Criteria of Control Committee) cho thấy hệ thống KSNB cần thay đổi tùy theo đặc thù công ty. Điều này phù hợp với lý thuyết ngữ cảnh, tuyên bố rằng mỗi công ty có thể lựa chọn hệ thống KSNB thích hợp nhất bằng cách xem xét các đặc điểm ngữ cảnh [89].

Nghiên cứu dựa vào lý thuyết ngữ cảnh, cho rằng việc thiết kế hệ thống KSNB phụ



thuộc vào bối cảnh công ty; sự thích hợp giữa bối cảnh và hệ thống KSNB sẽ dẫn đến hoạt động công ty hiệu quả hơn. Nghiên cứu xem xét các đặc điểm ngữ cảnh mà công ty lựa chọn để thích ứng với cơ cấu hệ thống KSNB có kết quả ảnh hưởng thuận lợi hơn đến hiệu quả của hệ thống KSNB, đặt ra giả thuyết liệu đặc điểm ngữ cảnh có ảnh hưởng đến cấu trúc và hiệu quả hệ thống KSNB. Tác giả thực hiện phương pháp phân tích mô hình cấu trúc SEM, mẫu khảo sát trên web của 741 công ty Phần Lan [89].

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có cơ cấu hệ thống KSNB thích ứng với với sự thay đổi của môi trường đạt được mục tiêu kiểm soát cao. Ngoài ra chiến lược công ty có ảnh hưởng đáng kể đến cơ cấu thích ứng với KSNB và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó nghiên cứu có một đóng góp quan trọng trong lý thuyết ngữ cảnh giải thích về các đặc điểm của thích ứng với hệ thống KSNB [89].

Siayor, A.D. (2010) đã hệ thống các khuôn khổ về hệ thống KSNB và quản trị rủi ro của COSO, Basel. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả của một số nhà nghiên cứu, được sửa đổi và thông qua bởi công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers. Bảng câu hỏi bao gồm câu hỏi đóng (câu hỏi “Yes” hay “No” và câu hỏi với thang đo Likert 5 điểm) và câu hỏi mở để thu thập các thông tin về hệ thống KSNB và quản trị rủi ro từ nhân viên của tập đoàn dịch vụ tài chính Nauy. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả và nghiên cứu tình huống [121].

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của hệ thống KSNB, cụ thể bộ phận quản lý rủi ro, rất quan trọng trong tập đoàn dịch vụ tài chính Na Uy. Tác giả đã chỉ ra hệ thống KSNB là một công cụ trong việc ngăn chặn và xử lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu của tập đoàn. Bộ phận quản lý rủi ro cần phát triển mô hình phân tích và tính toán rủi ro hoạt động, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Kết quả cũng thừa nhận hệ thống KSNB đảm bảo hoạt động công ty hiệu quả, nâng cao chất lượng báo cáo, tuân thủ pháp luật và quy định [121].

Charles, E.I. (2011) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB các NHTM ở Nigeria dựa trên 5 thành phần theo khuôn khổ COSO và đưa ra 6 giả thuyết nghiên cứu, cụ thể: (1) Có thể tin cậy vào hệ thống KSNB các NHTM ở Nigeria; (2) Hệ thống KSNB giúp quản lý tốt các NHTM ở Nigeria; (3) Hệ thống KSNB đã mang



lại hiệu quả hoạt động các NHTM ở Nigeria; (4) Hệ thống KSNB của các NHTM ở Nigeria đảm bảo độ tin cậy cho BCTC và báo cáo quản lý; (5) Hệ thống KSNB đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định; (6) Tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa hệ thống KSNB, lợi nhuận và tính thanh khoản của các NHTM ở Nigeria. Nghiên cứu dựa trên 95 mẫu điều tra từ các NHTM, sử dụng phương pháp kiểm định Chi-bình phương để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy cả 6 giả thuyết đều được chấp nhận với hệ số tương quan tương đối cao [57].

Njanike, K. và cộng sự (2011) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB đảm bảo quản trị công ty tốt trong các NHTM ở Zimbabwe. Tác giả đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu: (1) Làm thế nào có hệ thống KSNB hiệu quả trong lĩnh vực NHTM Zimbabwe; (2) Làm thế nào hệ thống KSNB hiệu quả có thể thúc đẩy quản trị công ty tốt tại NHTM. Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn và phương pháp thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 92% số người được phỏng vấn cho rằng hệ thống KSNB hiệu quả là một thành phần thiết yếu của quản trị công ty tốt. Để đảm bảo hệ thống KSNB hữu hiệu và hoạt động hiệu quả trong các NHTM, Hội đồng quản trị cần thực hiện các nội dung sau: Hội đồng quản trị cần đặt mục tiêu hoạt động phù hợp; đánh giá và quản lý rủi ro; Ủy ban kiểm toán có quyền triệu tập các thành viên để cung cấp bằng chứng; giám đốc điều hành cập nhật và báo cáo Hội đồng quản trị trong các cuộc họp [101].

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hệ thống KSNB hiệu quả cần phải bổ nhiệm cán bộ phù hợp với nhiệm vụ, cần trang bị kỹ năng và chuyên môn cần thiết phù hợp với sự phức tạp của hoạt động trong NHTM. Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao ngân hàng chịu trách nhiệm cho việc ban hành tiêu chuẩn đạo đức và đảm bảo tính trung thực cao, thiết lập một văn hóa tổ chức nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong tất cả các cấp độ nhân viên. Nhân viên ngân hàng cần phải hiểu vai trò của họ trong hệ thống KSNB và tham gia đầy đủ trong hệ thống [101].

Nghiên cứu của Sultana, R. và cộng sự (2011), cho rằng đánh giá cơ cấu hệ thống KSNB trong một công ty là cần thiết để xác định khả năng đảm bảo hoạt động công ty được thực hiện phù hợp với mục tiêu đề ra. Nghiên cứu được thực hiện trên 6 NHTM tư nhân tại Bangladesh. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển từ khuôn khổ về hệ thống



KSNB theo khuôn khổ hệ thống COSO. Mô hình nghiên cứu đánh giá 5 thành phần hệ thống KSNB ảnh hưởng đến 3 mục tiêu kiểm soát bao gồm: tính hiệu quả hoạt động NHTM, báo cáo tài chính đáng tin cậy, tuân thủ yêu cầu pháp luật và các quy định có liên quan. Mô hình sẽ đạt ý nghĩa cao khi các biến độc lập được xác định có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của NHTM, cụ thể hoạt động tốt của các thành phần kiểm soát (biến độc lập) cung cấp sự đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát (biến phụ thuộc). Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đo lường các biến phụ thuộc và biến độc lập, sử dụng phương pháp thống kê mô tả về tỷ lệ % cao hơn hoặc thấp hơn giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của từng biến nghiên cứu tại mỗi NHTM [128].

Kết quả khảo sát về tính hiệu quả hoạt động NHTM, độ tin cậy của báo cáo tài chính, tính tuân thủ pháp luật và các quy định cho thấy, có 3 NHTM đạt được hầu hết 3 mục tiêu kiểm soát ở mức lớn hơn trung bình và độ lệch chuẩn là thấp nhất. Phần lớn các NHTM đạt được các thành phần của hệ thống KSNB trên mức đánh giá trung bình. Chỉ có một ít NHTM thiếu một số thành phần của hệ thống KSNB. Nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với mỗi thành phần của hệ thống KSNB không hiệu quả (đạt giá trị đánh giá thấp hơn trung bình). Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng ở phương pháp thống kê mô tả chưa phân tích tìm ra mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB và các mục tiêu kiểm soát tại NHTM [128].

Mawanda, S.P. (2011) chủ yếu dựa vào khuôn khổ hệ thống KSNB theo tiêu chuẩn COSO, nghiên cứu thiết lập mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính trong một Viện đào tạo sau đại học ở Uganda. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết đại diện giải thích mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính. Hệ thống KSNB được nhìn từ quan điểm của môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và các hoạt động kiểm soát, trong khi hiệu quả hoạt động tài chính tập trung vào tính thanh khoản và tính trách nhiệm trong thanh toán. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ bảng câu hỏi phỏng vấn nhà lãnh đạo và nhân viên kế toán tài chính trường đại học Uganda. Các câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo khoảng Likert 5 điểm để đánh giá hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng: thống kê mô tả, phân tích hệ số Cronbatch Alpha, phân tích hệ số tương quan, phân



tích mô hình hồi quy bội. Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, kiểm toán nội bộ và các hoạt động kiểm soát) với hiệu quả hoạt động tài chính [98].

Muraleetharan, P. (2011) cho rằng hệ thống KSNB đóng vai trò quan trọng trong công ty để đạt được mục tiêu quản lý. Nghiên cứu của tác giả dựa trên dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn các công ty tại Sri Lanka, kiểm tra xem liệu hệ thống KSNB có gia tăng hiệu quả tài chính công ty. Hệ thống KSNB được đo lường qua các thành phần của hệ thống KSNB theo khuôn khổ COSO gồm: môi trường kiểm soát, hoạt động đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin kế toán, hoạt động kiểm soát và giám sát. Hiệu quả tài chính được đo bằng: lợi nhuận, khả năng đạt hiệu quả trong hoạt động và tính thanh khoản. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng: phân tích nhân tố Cronbach’s alpha, kiểm định phân phối Chi-bình phương và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả cho thấy mối quan hệ thuận giữa hệ thống KSNB và hiệu quả tài chính là có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng chỉ ra hoạt động đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và giám sát có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính công ty [99].

Amaka, C.P. (2012) đã thực hiện nghiên cứu thông qua mẫu được phỏng vấn từ kế toán, giám đốc, kiểm toán viên độc lập, nhà quản lý và cổ đông của công ty Rượu Nigeria. Tác giả xây dựng 3 giả thuyết nghiên cứu: hệ thống KSNB đảm bảo sử dụng hợp lý vốn và tài sản công ty; sự yếu kém trong hệ thống KSNB dẫn đến gian lận và thiệt hại về doanh thu trong công ty; hệ thống KSNB đảm bảo BCTC trình bày trung thực các hoạt động của công ty. Kết quả phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến cho thấy cả 3 giả thuyết trên được chấp nhận với mức ý nghĩa thấp hơn 5% [40].

Nghiên cứu của Olumbe, C.O.O. (2012) tìm cách thiết lập các mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và cơ chế quản trị công ty tại các NHTM ở Kenya. Nghiên cứu dựa trên bối cảnh cần thúc đẩy phát triển các NHTM ở Kenya thông qua hoàn thiện hệ thống KSNB, tác giả đã phát triển thành nghiên cứu về hệ thống KSNB dựa trên cơ chế quản trị công ty. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết đại diện nhấn mạnh tầm quan



trọng của hệ thống KSNB là một nền tảng của các cơ chế quản trị công ty. Trên cơ sở đó, các công ty có thể xem lại chính sách của mình để hoàn thiện hệ thống KSNB để đạt được hiệu quả quản trị công ty [105].

Tác giả thiết kế nghiên cứu điều tra các mối quan hệ giữa hệ thống KSNB và cơ chế quản trị công ty trong các NHTM ở Kenya. Nghiên cứu tiến hành khảo sát tất cả 45 NHTM tại Kenya. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi. Dữ liệu được phân tích trên cơ sở thống kê mô tả và phân tích hồi quy tuyến tính OLS cho 3 mô hình nghiên cứu với dữ liệu bảng theo thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Mô hình 1, ảnh hưởng của các biến thành phần hệ thống KSNB đến đánh giá chung về hệ thống KSNB; mô hình 2, ảnh hưởng của biến cơ chế quản trị công ty đến đánh giá chung về hệ thống KSNB; mô hình 3, kết hợp các biến thành phần hệ thống KSNB và biến cơ chế quản trị công ty ảnh hưởng đến đánh giá chung về hệ thống KSNB [105].

Nghiên cứu này đi đến kết luận rằng, hầu hết các NHTM đã kết hợp các yếu tố khác nhau để đánh hệ thống KSNB và quản trị công ty tại các NHTM. Điều này cho thấy, các NHTM tại Kenya thiết lập hệ thống quản trị công ty tốt có mối liên hệ với một hệ thống KSNB mạnh [105].

Fogelberg, L và Griffith, J.M. (2000) dựa vào lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling, nghiên cứu mối quan hệ giữa các cơ chế của hệ thống KSNB và hiệu quả hoạt động các NHTM nắm giữ cổ phiếu công ty. Các cơ chế kiểm soát bao gồm nhà quản trị sở hữu cổ phiếu và chủ tịch hội đồng quản trị là giám đốc điều hành ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NHTM (đo lường bằng EVA = Lợi nhuận sau thuế - Chi phí sử dụng vốn). Dữ liệu nghiên cứu từ 100 NHTM có nắm giữ cổ phiếu công ty trong năm 1996 được cung cấp bởi công ty Stern Stewart & Co năm 1997, phương pháp nghiên cứu hồi quy OLS được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy, mối quan hệ giữa tỷ lệ nhà quản trị sở hữu cổ phiếu và hiệu quả hoạt động các NHTM là phi tuyến. Kết quả cũng chỉ ra chủ tịch hội đồng quản trị nắm giữ chức vụ giám đốc điều hành không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM [84].

Để kiểm tra xem chất lượng của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến lợi nhuận kế

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí