Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm: Phương thức tiêu thụ đối với sản phẩm, mạng lưới phân phối sản phẩm; phương thức thanh toán trong tiêu thụ sản phẩm. Nếu việc tiêu thụ sản phẩm chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định thêm về khả năng bị ép giá. Cách thức tiêu thụ hiệu quả với mạng lưới phân phối tốt thì số lượng sản phẩm bán ra nhiều, doanh nghiệp có doanh thu.
Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án: Dự kiến mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng; khả năng thích ứng của phương án để phù hợp với tính hình thị trường; mức độ biến động về giá bán sản phẩm trong một khoảng thời gian (tháng/ quý/ năm).
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên nhiên liệu và các yếu tố đầu vào của phương án: CBTD phải đánh giá được lượng nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm; số lượng nhà cung cấp nguyên nhiên liệu đầu vào, mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp; đánh giá chính sách nhập khẩu với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có). Trong trường hợp phải nhập khẩu thì phải đánh giá biến động về giá nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá, chi phí nhập khẩu.
(2) Thẩm định tính khả thi của phương án SXKD
Tính khả thi của phương án được xem xét trên các phương diện sau:
- Sản phẩm đầu ra của phương án thuộc lĩnh vực nào? Là sản phẩm thuộc lĩnh vực truyền thống của khách hàng hay lĩnh vực SXKD mới? Nếu sản phẩm đầu ra thuộc lĩnh vực SXKD truyền thống của khách hàng thì lượng tồn kho hiện tại ở mức hợp lý hay không.
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của phương án trên thị trường: Tốt, ổn định, trung bình hay kém.
- Phương thức tiêu thụ sản phẩm: Bán buôn, bán lẻ, cả hai hình thức.
- Phương thức thanh toán đang áp dụng: Bán chịu hay không bán chịu, các phương thức thanh toán khác.
- Mạng lưới bán hàng, phân phối hợp lý hay chưa hợp lý.
- Nguồn gốc nguyên vật liệu chính là đầu vào của phương án.
- Thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định hay không.
- Mức độ phụ thuộc của khách hàng vào nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.
- Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.
- Khả năng thực hiện phương án SXKD của khách hàng.
(3) Thẩm định tính hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của phương án SXKD
CBTD xem xét phương án SXKD của khách hàng có hiệu quả hay không bằng việc ước tính các chỉ tiêu quan trọng của phương án SXKD. Sau đó ước tính các chỉ
55
tiêu về phương án vay vốn rồi so sánh với các chỉ tiêu quan trọng của phương án SXKD để ước lượng tính khả thi của phương án SXKD và phương án vay vốn cung cấp bởi khách hàng.
- Ước tính các chỉ tiêu quan trọng nhất của phương án SXKD:
+ Doanh thu từ phương án SXKD: Sản lượng, giá bán sản phẩm.
+ Chi phí của phương án SXKD: Chi phí bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, quản lý, khấu hao, chi phí tài chính…).
+ Hiệu quả của phương án SXKD: Lợi nhuận trước thuế.
- Ước tính các chỉ tiêu về phương án vay vốn:
+ Tổng nhu cầu vốn để thực hiện phương án.
+ Vòng quay vốn lưu động.
+ Nhu cầu vốn lưu động.
+ Vốn tự có và vốn huy động khác.
+ Vốn vay NHCT.
+ Nguồn trả nợ của khách hàng.
2.2.2.4 Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
Thẩm định TSBĐ tiền vay chỉ thực hiện trong trường hợp ngân hàng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Các bước thẩm định TSBĐ tiền vay được thực hiện theo Quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản thích hợp do ngân hàng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ TSBĐ của khách hàng, CBTD sẽ tiến hành thẩm định TSBĐ như sau:
Thẩm định về mặt pháp lý: Mục đích của việc làm này là chứng minh rằng TSBĐ là có thực, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, thông tin về TSBĐ đều phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo không có tranh chấp. CBTD thu thập toàn bộ các thông tin liên quan tới TSBĐ thông qua khách hàng và từ các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Chứng thực TSBĐ: TSBĐ là bất động sản thì CBTD phải xuống tận địa điểm để xem xét vị trí địa lý, hiện trạng sử dụng. TSBĐ là động sản như hàng hóa thông thường, hàng hóa đặc biệt (vàng, bạc…), tiền, chứng khoán, các quyền về tài sản (quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ…) thì chỉ cần có các giấy tờ gốc mang theo để chứng thực với bản sao đã nộp cho ngân hàng hoặc có thể ngân hàng sẽ yêu cầu giấy tờ gốc.
Định giá TSBĐ: CBTD lựa chọn phương pháp định giá tài sản phù hợp với đặc điểm tài sản và với mục đích thẩm định giá. Các phương pháp định giá có thể là phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư hoặc phương pháp lợi nhuận. Việc định giá TSBĐ còn phụ thuộc vào
56
chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ, mức độ biến động giá cả thị trường của hàng hóa tương đương với TSBĐ, nhu cầu của thị trường đối với TSBĐ. CBTD sẽ tính toán dựa trên việc phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ TSBĐ khi khách hàng không có khả năng trả nợ và ngân hàng phải phát mại tài sản để có nguồn thu.
2.2.2.5 Xác định số tiền cho vay và thời gian cho vay
(1) Xác định số tiền cho vay
Bước 1: Ước tính nhu cầu vay vốn của khách hàng
Đối với cho vay theo món, số tiền cho vay theo món được tính bằng công thức
sau:
Số tiền cho vay = Nhu cầu sử dụng vốn – Vốn chủ sở hữu tham gia – Vốn khác
Đối với cho vay theo hạn mức, CBTD căn cứ vào hạn mức cho vay trong quá khứ, xu hướng vận động trong kỳ (có xem xét đến đặc điểm hoạt động theo mùa vụ của khách hàng) trên cơ sở kế hoạch SXKD của khách hàng và các nguồn thông tin khác để xác định nhu cầu tín dụng của khách hàng.
Số vòng quay trong kỳ =
Số ngày trong kỳ
Số ngày dự trữ bình quân
Số ngày dự trữ bình quân tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng, nhưng thông thường là 10 – 15 ngày.
Nhu cầu dự
trữ tiền mặt =
Nhu cầu chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trong kỳ
Số vòng quay trong kỳ
Nhu cầu chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trong kỳ bao gồm lương, chi phí quản lý, chi phí bán hàng…
Nhu cầu vốn tín dụng trong từng kỳ = Tồn quỹ đầu kỳ + Nhu cầu dự trữ tiền mặt
Nhu cầu tín dụng cao nhất (N): N = Max (Nhu cầu vốn tín dụng trong từng kỳ)
Nếu N<0: Khách hàng không có nhu cầu vay vốn. N không bao gồm các khoản bảo lãnh, L/C chưa đến hạn thanh toán trong kỳ. N gồm cả tiền lãi, chưa tính đến thuế thu nhập doanh nghiệp bị điều chỉnh bởi lãi vay.
Bước 2: Xác định hạn mức cho vay phù hợp với đánh giá về mức độ rủi ro của khách hàng.
Hạn mức cho vay khách hàng có thể bằng hoặc thấp hơn nhu cầu vay vốn cao nhất được xác định tại bước 1, trên cơ sở nhu cầu vay vốn cao nhất và mức độ rủi ro của khách hàng.
57
(2) Xác định thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động và tài sản lưu động thuộc đối tượng cho vay. Thời hạn cho vay tính chung cho cả cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng.
Thời gian cho vay = Thời gian luân chuyển vốn lưu động + Thời gian bán
chịu
Trong đó:
Thời gian bán chịu: phụ thuộc vào chính sách bán hàng của doanh nghiệp
360 ngày
Thời gian luân chuyển vốn lưu động =
Vòng quay vốn lưu động
Sau khi thẩm định các yếu tố trên, CBTD lập TTTĐ trình Lãnh đạo phòng ký duyệt, sau đó chuyển sang Phòng Quản lý rủi ro đế cán bộ quản lý rủi ro ước lượng và kiểm soát rủi ro.
2.3 Thực trạng hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh giai đoạn năm 2009 – 2011
2.3.1 Tình hình giải ngân cho vay bổ sung vốn lưu động
Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay bổ sung vốn lưu động
giai đoạn năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Chênh lệch năm 2009 - 2010 | Chênh lệch năm 2010 - 2011 | |||
Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | ||||
Cho vay BSVLĐ | 4.520.190 | 6.146.245 | 5.762.175 | 1.626.055 | 35,97 | (384.070) | -6,25 |
Tổng doanh số cho vay | 6.150.382 | 7.760.267 | 7.487.212 | 1.609.885 | 26,18 | (273.055) | -3,52 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Công Tác Thẩm Định Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động
- Thực Trạng Thẩm Định Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi
- Bảng Trọng Số Áp Dụng Cho Các Tiêu Chí Tài Chính
- Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động Phân Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Giai Đoạn Năm 2009 – 2011
- Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Công Ty Cổ Phần Cầu Đuống Giai Đoạn Năm 2009 – Quý I Năm 2012
- Đánh Giá Công Tác Thẩm Định Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Tiếp thị)
Tình hình giải ngân cho vay bổ sung vốn lưu động giai đoạn năm 2009 – 2011 biến động không đều. Doanh số cho vay năm 2010 tăng so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 lại giảm. Năm 2010, doanh số cho vay đạt 6.150.382 triệu đồng, tăng
58
1.609.885 triệu đồng so với năm 2009. Mức tăng này gần bằng 1/3 doanh số cho vay năm 2009.
Có được điều này là do năm 2010, nền kinh tế có phục hồi khá nhanh, phát triển theo chiều hướng tích cực kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Năm 2009 và năm 2010, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình vay vốn để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn kinh doanh, mở rộng đầu tư SXKD. Doanh số cho vay BSVLĐ năm 2009 đạt 4.520.190 triệu đồng, đến năm 2010 đã tăng lên là 6.146.245 triệu đồng, tăng 35,97%. Đây là tín hiệu tích cực với hoạt động cho vay BSVLĐ tại ngân hàng.
Tuy nhiên, sang năm 2011, doanh số cho vay và doanh số cho vay BSVLĐ lại giảm xuống. Năm 2011 là năm sóng gió với kinh tế Việt Nam, đầy biến động: giá vàng tăng cao liên tục, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, thị trường bất động sản đóng băng, quỹ tín dụng đen vỡ nợ, đặc biệt là việc S&P hạ mức tín nhiệm của các Ngân hàng Việt Nam từ BB xuống BB-. Doanh số cho vay năm 2011 đạt 7.487.212 triệu đồng, giảm 273.055 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số cho vay BSVLĐ cũng giảm
384.070 triệu đồng, tương đương mức giảm 6,25%.
2.3.2 Tình hình thu hồi nợ cho vay bổ sung vốn lưu động
Bảng 2.6: Doanh số thu hồi nợ cho vay bổ sung vốn lưu động giai đoạn năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Chênh lệch năm 2009 - 2010 | Chênh lệch năm 2010 - 2011 | |||
Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | ||||
Doanh số thu nợ cho vay BSVLĐ | 3.050.431 | 4.598.459 | 4.896.791 | 1.548.028 | 23,39 | 298.332 | 6,49 |
Doanh số thu nợ | 5.425.174 | 7.213.242 | 7.614.152 | 1.788.068 | 32,96 | 400.910 | 5,56 |
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Tiếp thị) Doanh số thu hồi nợ giai đoạn năm 2009 – 2011 tăng qua các năm. Năm 2009,
doanh số thu hồi nợ là 5.425.174 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên là 7.213.242 triệu đồng, ứng với mức tăng 32,96%. Năm 2011, doanh số thu nợ tiếp tục tăng nhưng tăng chậm, chỉ tăng 5,56% so với năm 2010, tăng 400.910 triệu đồng.
59
Doanh số thu hồi nợ cho vay BSVLĐ cũng tăng từ 3.050.431 triệu đồng năm 2009 lên 4.598.459 triệu đồng vào năm 2010. Đến năm 2011, doanh số thu nợ cho vay BSVLĐ là 4.896.791 triệu đồng, tăng 6,49% so với năm 2010. Mức tăng nhanh của doanh số thu nợ năm 2010 so với năm 2009 là do năm 2010, tình hình SXKD của các doanh nghiệp đã có sự khởi sắc, biến động theo chiều hướng tích cực. Sang năm 2011, nền kinh tế lại rơi vào trạng thái khủng hoảng, các doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong hoạt động SXKD nên khả năng trả nợ ngân hàng cũng vì thế mà bị suy giảm.
Chất lượng công tác thu hồi nợ cho vay và cho vay BSVLĐ của ngân hàng trong năm 2011 như vậy là chưa tốt. Doanh số thu hồi nợ chỉ tăng rất ít so với năm 2010, trong khi doanh số cho vay lại giảm. CBTD cần đốn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn, như vậy chất lượng cho vay của ngân hàng mới được đảm bảo.
2.3.3 Tình hình dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động
2.3.3.1 Tình hình dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động giai đoạn năm 2009 - 2011
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động giai đoạn năm 2009 – 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Chênh lệch năm 2009 - 2010 | Chênh lệch năm 2010 - 2011 | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | |
Dư nợ cho vay BSVLĐ | 2.000.753 | 47,47 | 3.548.539 | 74,51 | 4.413.923 | 95,22 | 1.547.786 | 77,36 | 865.384 | 24,39 |
Tổng dư nợ | 4.215.194 | 100,00 | 4.762.219 | 100,00 | 4.635.729 | 100,00 | 547.025 | 12,98 | (126.940) | -2,67 |
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Tiếp thị)
Dư nợ cho vay BSVLĐ tăng qua các năm, tỷ trọng dư nợ cho vay BSVLĐ so với tổng dư nợ cũng tăng. Năm 2009, dư nợ cho vay BSVLĐ là 2.000.753 triệu đồng, chiếm 47,47% so với tổng dư nợ. Sang năm 2010, dư nợ cho vay BSVLĐ tăng 77,36% lên thành 3.548.539 triệu đồng, chiếm 74,51% so với tổng dư nợ. Năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay BSVLĐ tiếp tục tăng lên là 95,22% so với tổng dư nợ. Chênh lệch số tiền cho vay BSVLĐ năm 2011 so với năm 2010 là 865.384 triệu đồng, tương ứng 24,39%. Tổng dư nợ tính đến cuối năm 2011 là 6.635.729 triệu đồng, giảm 126.940 triệu đồng so với năm 2010.
60
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay BSVLĐ đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng, tăng nhanh trong giai đoạn năm 2009 – 2011. Hoạt động cho vay BSVLĐ là hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng, đem lại nguồn thu lớn, nhưng trong tình trạng dư nợ cho vay BSVLĐ tăng cao như tại VietinBank Đông Anh thì rất dễ gặp rủi ro. Chất lượng thu hồi nợ kém, CBTD chưa thật sát sao trong việc đốc thúc khách hàng trả nợ. Ngoài ra, cũng phải kể tới chất lượng thẩm định hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn chưa đáp ứng tốt điều kiện cho vay của ngân hàng nhưng vẫn được cho vay, trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, đã dẫn tới kết quả hoạt động SXKD của khách hàng không có hiệu quả, khả năng trả nợ suy giảm gây nên sự chậm trễ trong việc trả nợ ngân hàng. Đó cũng là một lý do khiến dư nợ cho vay BSVLĐ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ.
2.3.3.2 Tình hình dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động phân theo nhóm nợ giai đoạn năm 2009 - 2011
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động phân theo nhóm nợ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Chênh lệch năm 2009 - 2010 | Chênh lệch năm 2010 - 2011 | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Số tiền | Tỷ trọng (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | |
Nợ nhóm 1 | 1.817.044 | 90,82 | 3.283.856 | 92,54 | 3.986.820 | 90,32 | 1.466.812 | 80,73 | 702.964 | 21,41 |
Nợ nhóm 2 | 82.175 | 4,11 | 185.465 | 5,23 | 355.729 | 8,06 | 103.290 | 125,70 | 170.264 | 91,80 |
Nợ nhóm 3 | 58.225 | 2,91 | 40.524 | 1,14 | 39.436 | 0,89 | (17.701) | -30,40 | (1.088) | -2,68 |
Nợ nhóm 4 | 30.461 | 1,52 | 27.459 | 0,77 | 22.845 | 0,52 | (3.002) | -9,86 | (4.614) | -16,80 |
Nợ nhóm 5 | 12.848 | 0,64 | 11.235 | 0,32 | 9.093 | 0,21 | (1.613) | -12,55 | (2.142) | -19,07 |
Tổng dư nợ cho vay BSVLĐ | 2.000.753 | 100,00 | 3.548.539 | 100,00 | 4.413.923 | 100,00 | 1.547.786 | 77,36 | 865.384 | 24,39 |
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Tiếp thị)
Phân loại tổng dư nợ theo nhóm nợ để nhằm mục đích kiểm soát các khoản nợ tốt hơn, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, dư nợ nhóm 1 của
61
ngân hàng vẫn đang ở mức thấp, nợ nhóm 2 đang có xu hướng tăng. Điều này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng.
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Là những khoản nợ trong hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày, có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi. Nhóm nợ này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, nợ nhóm 1 luôn chiếm trên 90% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2010, nợ nhóm 1 tăng tới 80,73% so với năm 2009, tăng 1.466.812 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2011, nợ nhóm 1 chỉ tăng 702.964 triệu đồng, tăng 21,41% so với năm 2010, giảm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay BSVLĐ. Nhìn chung dư nợ nhóm 1 của ngân hàng vẫn thấp hơn so với mức dư nợ nhóm 1 bình quân trong hệ thống ngân các ngân hàng. Điều này cho thấy nợ xấu của ngân hàng là cao, làm giảm chất lượng cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân là do CBTD chưa đốc thúc khách hàng trả nợ, chưa theo dõi sát sao việc thu nợ đối với khách hàng. Ngoài ra, quyết định cho vay chưa chính xác dẫn tới cho vay khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn cũng là yếu tố khiến nợ nhóm 1 của ngân hàng thấp như vậy.
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Thuộc vào nhóm nợ này là những khoản nợ quá hạn quá 10 ngày đến 90 ngày, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Năm 2009, nợ nhóm 2 là 82.175 triệu đồng, chiếm 4,11% trong tổng dư nợ. Sang năm 2010, số nợ nhóm này đã tăng lên 185.465 triệu đồng, tăng hơn 125% so với năm 2009. Tới năm 2011, dư nợ nhóm 2 là 355.729 triệu đồng, chiếm 8,06% so với tổng dư nợ, tăng 91,80% so với năm 2010. Nợ nhóm 2 đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, ngân hàng muốn giải ngân cho khách hàng vay đã nới lỏng những điều kiện cho vay, CBTD không thực hiện tốt những yêu cầu khi thẩm định dẫn tới việc cho khách hàng vay vốn chưa chính xác. Vì muốn cấp vốn cho khách hàng, CBTD có thể móc nối với khách hàng để thay đổi nội dung hồ sơ vay vốn cho phù hợp với yêu cầu cho vay của ngân hàng. Cho vay khách hàng yếu kém dẫn đến tình trạng tăng lên của các khoản nợ nhóm 2. Hơn thế, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, có tâm lý ỷ lại vào nguồn vốn Nhà nước cấp, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những yếu kém trong nền kinh tế thị trường, dẫn tới khả năng trả nợ cho ngân hàng suy giảm. Chính vì vậy mà nợ nhóm 2 đang tăng dần qua các năm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cho vay của ngân hàng.
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng vay vốn. Nợ
62