Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động Phân Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Giai Đoạn Năm 2009 – 2011


nhóm 3 chiếm tỷ trọng nhỏ và có chiều hướng giảm xuống trong 3 năm. Nợ nhóm 3 năm 2009 là 58.225 triệu đồng, chiếm 2,91% trong tổng dư nợ. Năm 2010 nợ nhóm 3 chỉ còn 40.524 triệu đồng, giảm 30,40% so với năm 2009. Năm 2011, nợ nhóm 3 có giảm nhưng giảm ít, giảm 2,68% so với năm 2010 tương ứng 1.088 triệu đồng. Nợ nhóm 3 là một trong những yếu tố của nợ xấu, ngân hàng luôn cố gắng hạn chế tối đa những khoản nợ nằm trong nhóm này. Tỷ lệ nợ nhóm 3 đã giảm xuống chỉ chiếm 0,89% trong tổng dư nợ của ngân hàng năm 2011, cho thấy những nỗ lực của chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng thẩm định, thực hiện các biện pháp trong thẩm định tài sản bảo đảm, kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, đốc thúc thu hồi nợ khi đến hạn nhằm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu trong tổng dư nợ.

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): Thuộc nhóm này là những khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nợ nhóm 4 cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ của ngân hàng. Năm 2009, nợ nhóm 4 là 30.461 triệu đồng, chiếm 1,52%. Năm 2010, nợ nhóm 4 giảm đi 3.002 triệu đồng còn 27.459 triệu đồng, chiếm 0,77%. Năm 2011, con số nợ thuộc nhóm 4 tiếp tục giảm 16,80%, còn 22.845 triệu đồng, chiếm 0,52%. Đây là tín hiệu tốt, vì những khoản nợ này ngân hàng không mong muốn có. Ngân hàng đã cố gắng giảm thiểu những khoản nợ thuộc nhóm nợ xấu này. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ nhỏ nợ nhóm 4 tồn tại, những khoản nợ quá hạn quá lâu và có thể dẫn tới việc ngân hàng không thu hồi được toàn bộ cả gốc và lãi của các khoản nợ này. Nguyên nhân chủ quan có thể dẫn tới tình trạng này là CBTD đánh giá không chính xác về tính khả thi của phương án SXKD, dự đoán sai nhu cầu thị trường về sản phẩm của phương án SXKD, hoặc CBTD cố tình cho khách hàng vay vốn dù chưa đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360, ngày, các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu nhưng đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ lần thứ hai, các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba kể cả chưa quá hạn hay đã quá hạn. Đối với những khoản nợ thuộc nhóm này, ngân hàng xác định là không thể thu hồi được nợ, nên luôn giảm thiểu nợ nhóm này về mức thấp nhất. Trong giai đoạn năm 2009 – 2011, nợ nhóm này cũng đã có chiều hướng giảm xuống. Năm 2009, dư nợ nhóm 5 chỉ chiếm 0,64% trong tổng dư nợ. Đến năm 2010, dư nợ nhóm 5 giảm xuống còn 11.235 triệu đồng, giảm 12,55% so với năm 2009, chiếm 0,32% tổng dư nợ. Năm 2011 dư nợ nhóm này tiếp tục giảm xuống 19,07% so với năm 2010, còn

63

9.093 triệu đồng. Dù tỷ lệ này nhỏ và đang có xu hướng giảm song vẫn còn tồn tại, cho thấy chất lượng công tác thẩm định chưa tốt, ngân hàng cho vay khách hàng không có năng lực tài chính lành mạnh, không đảm bảo khả năng trả nợ, thẩm định phương án SXKD của khách hàng chưa chính xác. Qua đó cũng cho thấy công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đốc thúc thu hồi nợ của ngân hàng còn nhiều hạn chế.

2.3.3.3 Tình hình dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn năm 2009 – 2011

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động phân theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

Chênh lệch năm 2009 - 2010

Chênh lệch năm 2010 - 2011


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Tuyệt đối

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

Tương đối

(%)

Công ty TNHH


543.059


27,14


1.128.136


31,79


1.428.029


32,35


585.077


107,74


299.893


26,58

Công ty tư nhân


342.752


17,13


667.468


18,81


943.452


21,37


324.716


94,74


275.984


41,35

Công ty cổ phần


1.023.671


51,16


1.668.299


47,01


1.983.163


44,93


644.628


62,97


314.864


18,87


DNNN


91.271


4,56


84.636


2,39


59.279


1,34


(6.635)


-7,27


(25.357)


-29,96

Tổng dư nợ cho vay

BSVLĐ


2.000.753


100,00


3.548.539


100,00


4.413.923


100,00


1.547.786


77,36


865.384


24,39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh - 10


(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Tiếp thị)

Nhìn qua bảng số liệu, ta thấy Công ty cổ phần luôn chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất trong số nhóm khách hàng vay vốn tại VietinBank Đông Anh nhưng đang có xu hướng giảm dần. Nhóm khách hàng là Công ty TNHH trong khi đó đang tăng dần dư nợ tại Ngân hàng. Dư nợ của nhóm khách hàng là Công ty tư nhân cũng tăng trong khi doanh nghiệp Nhà nước đang giảm. Cụ thể như sau:

Công ty TNHH: Dư nợ năm 2009 là 543.059 triệu đồng, chiếm 27,14% tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ đã tăng 107,74% so với năm 2009, tăng lên đến 1.128.136 triệu

64



đồng, chiếm 31,79% tổng dư nợ. Con số này tiếp tục tăng trong năm 2011, tăng lên

1.428.029 triệu đồng, chiếm 32,35% tổng dư nợ. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng, nhưng lãi suất cho vay vẫn còn cao, gây áp lực trả nợ cho khách hàng. Điều kiện kinh tế khó khăn trong năm 2011 cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng dư nợ của nhóm khách hàng là công ty TNHH tăng lên. Chi phí đầu vào tăng cao, doanh số bán ra tăng chậm, trong nhiều trường hợp công ty phải bù lỗ nhưng không thể cho ngưng sản xuất, doanh thu không đủ bù đắp cho chi phí trong khi lại phải trả lãi cho ngân hàng. Để đảm bảo cho hoạt động SXKD được liên tục thì doanh nghiệp phải tiếp tục quay vòng vốn lưu động, dẫn đến tình trạng trì trệ trả nợ cho ngân hàng, dư nợ tại ngân hàng tăng lên.

Công ty tư nhân: Các công ty tư nhân cũng gặp phải tình trạng tương tự với nhóm khách hàng là công ty TNHH. Dư nợ của nhóm này đang tăng dần qua các năm. Năm 2009, dư nợ nhóm này chỉ là 342.752 triệu đồng, chiếm 17,13% tổng dư nợ. Năm 2010, nhóm này tăng mức dư nợ tại Ngân hàng tới 94,74% lên 667.468 triệu đồng, chiếm 18,81% tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ tiếp tục tăng lên là 943.452 triệu đồng, chiếm 21,37% tổng dư nợ. Các công ty tư nhân thường có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ, thường chỉ phát sinh nhu cầu vay vốn BSVLĐ theo thời vụ, ít có mối quan hệ vay mượn với ngân hàng. Việc tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng là rất khó khăn, trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng lại cao như trong thời gian vừa qua thì việc trả nợ gốc và lãi đúng hạn rất khó khăn cho doanh nghiệp.

Công ty cổ phần: Đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng, cũng là nhóm khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng nhiều nhất. Năm 2010, dư nợ tăng 644.628 triệu đồng so với số dư nợ năm 2009 là 1.023.671 triệu đồng. Dư nợ năm 2010 chiếm 47,01% tổng dư nợ, đã giảm khi năm 2009 con số này là 51,16%. Năm 2011, dư nợ tăng 314.864 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 44,93% tổng dư nợ năm 2011. Gánh chịu những khó khăn chung của nền kinh tế suy thoái, dư nợ tại ngân hàng của nhóm này cũng tăng lên trong các năm qua, nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ đã giảm. Hoạt động của các công ty cổ phần đang chứng tỏ sự phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế, cơ cấu tổ chức phù hợp với tính cạnh tranh của thị trường.

Doanh nghiệp Nhà nước: Nhóm khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng dư nợ nhỏ nhất trong tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ nhóm này chỉ chiếm 4,56% tổng dư nợ, sang năm 2010 chỉ còn 2,39%. Số tiền dư nợ năm 2009 là 91.271 triệu đồng, năm 2010 là 84.636 triệu đồng. Đến năm 2011 dư nợ giảm xuống còn 59.729 triệu đồng, chiếm 1,34% tổng nợ. Các doanh nghiệp Nhà nước luôn có sự bảo

65

đảm về vốn từ Nhà nước khi cần thiết nên ít có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả được cổ phần hóa nên đã giảm thiểu việc chờ đợi vốn cấp từ ngân sách Nhà nước, giảm thiểu vay vốn ngân hàng trong thời gian chờ vốn được rót xuống, giảm dư nợ tại ngân hàng.

2.3.3.4 Tình hình dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động phân theo nhóm khách hàng giai đoạn năm 2009 – 2011

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động phân theo nhóm khách hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

Chênh lệch năm 2009 - 2010

Chênh lệch năm 2010 - 2011


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tuyệt đối

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

Tương đối

(%)

KHDN lớn có VĐL > 50

tỷ


724.185


36,20


570.273


16,07


547.555


12,41


(153.912)


-21,25


(22.718)


-3,98

KHDN lớn có VĐL

<=50 tỷ


74.625


3,73


54.897


1,55


22.275


0,50


(19.728)


-26,44


(32.622)


-59,42

KHDN vừa và nhỏ VĐL

<=50 tỷ


1.034.807


51,72


2.526.482


71,20


3.327.517


75,39


1.491.675


144,15


801.035


31,71

Khách hàng cá nhân


167.136


8,35


396.887


11,18


516.576


11,70


229.751


137,46


119.689


30,16

Tổng dư nợ cho vay

BSVLĐ


2.000.753


100,00


3.548.539


100,00


4.413.923


100,00


1.547.786


77,36


865.384


24,39


(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Tiếp thị)


Nhóm KHDN có VĐL lớn hơn 50 tỷ: Dư nợ của nhóm này cao thứ 2 trong số các nhóm có dư nợ tại Ngân hàng, nhưng đang có chiều hướng giảm. Năm 2009, dư nợ nhóm khách hàng này là 724.185 triệu đồng, chiếm 36,20% tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ giảm xuống còn 570.273 triệu đồng, chiếm 16,07% dư nợ. Năm 2011 dư nợ cũng giảm nhưng giảm chậm hơn so với năm 2010, chỉ giảm 3,98% tương ứng với số tiền giảm 22.718 triệu đồng. Nợ nhóm này chủ yếu đến từ các Công ty cổ phần vốn Nhà nước >=50%. Các công ty cổ phần Nhà nước đang dần đổi mới, thích nghi bộ


66



máy hoạt động mới với cơ chế của thị trường, phát huy được thế mạnh tổ chức nên lượng vốn phải vay từ Ngân hàng đã giảm.

Nhóm KHDN có VĐL nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ: KHDN lớn có VĐL nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ có dư nợ thấp nhất trong số các nhóm KHDN vay vốn tại VietinBank Đông Anh. Dư nợ của nhóm năm 2009 là 74.625 triệu đồng, tương đương 3,73% tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ đã giảm xuống chỉ còn 54.897 triệu đồng, giảm 26,44% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ nhóm này giảm mạnh so với năm 2010, xuống còn

22.275 triệu đồng. Nhóm khách hàng lớn có năng lực tài chính đủ để đảm bảo hoạt động SXKD được liên tục nên có ít nhu cầu vay vốn ngân hàng. Công ty TNHH tư nhân là nhóm khách hàng có dư nợ lớn nhất, mặc dù vậy nhu cầu của nhóm này với vốn ngân hàng không cao. Tính tự chủ về tài chính giúp các doanh nghiệp không phải sử dụng đến công cụ vay vốn của ngân hàng. Rào cản về mức lãi suất cho vay cao của ngân hàng cũng khiến cho việc cấp vốn của ngân hàng với các nhóm khách hàng này không cao.

Nhóm KHDN vừa và nhỏ có VĐL nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ: Nhóm khách hàng này chiếm tỷ lệ dư nợ lớn trong tổng dư nợ. Năm 2009 dư nợ của nhóm chiếm 51,72% tổng dư nợ, tăng lên là 71,20% vào năm 2010 và tiếp tục tăng đến 75,39% vào năm 2011. Các công ty cổ phần, công ty TNHH tư nhân có vố điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ là đối tượng vay vốn thường xuyên của ngân hàng, đặc biệt là các công ty cổ phần. Tuy vậy, CBTD vẫn cần phải xem xét và đánh giá lại doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng này khi ra quyết định cho vay. Dư nợ chiếm tỷ trọng cao mà lại có xu hướng tăng lên là không tốt cho ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Nhóm khách hàng cá nhân: Khách hàng cá nhân có dư nợ năm 2009 là 167.136 triệu đồng, chiếm 8,35% tổng dư nợ. Sang năm 2010, dư nợ nhóm này tăng lên là 396.887 triệu đồng, chiếm 11,18% tổng dư nợ, tăng 137,46% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ tăng rất ít, tăng 30,16% so với năm 2010, lên 516.576 triệu đồng, chiếm 11,70% tổng dư nợ. Việc tiếp cận với vốn vay từ ngân hàng vẫn còn khó khăn nên nhóm này có dư nợ thấp nhất trong tổng dư nợ ngân hàng.

Trong số những nhóm khách hàng có quan hệ vay mượn với VietinBank Đông Anh thì nhóm khách hàng là KHDN vừa và nhỏ có vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng có dư nợ lớn nhất và tăng dần. Nhóm khách hàng cá nhân cũng có dư nợ tăng, tăng nhiều năm 2010 nhưng lại chậm lại vào năm 2011. Nhóm KHDN lớn có vốn điều lệ lớn hơn 50 tỷ đồng đã giảm nhanh dư nợ từ năm 2009 đến năm 2011. Nhóm KHDN


67

lớn có vốn điều lệ nhỏ hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng cũng giảm dư nợ và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ.

2.3.4 Tình hình thu nhập từ lãi cho vay bổ sung vốn lưu động giai đoạn năm 2009 - 2011

Bảng 2.11: Thu nhập từ hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động

Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2009


Năm 2010


Năm 2011

Chênh lệch năm 2009 - 2010

Chênh lệch năm 2010 - 2011


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tuyệt đối

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

Tương đối

(%)

Thu lãi từ cho vay

BSVLĐ


145.369


40,31


245.730


48,33


441.628


52,99


100.361


69,04


195.898


79,72

Tổng thu

nhập

360.651

100,00

508.395

100,00

833.482

100,00

147.744

40,97

325.087

63,94


Thu lãi từ

cho vay BSVLĐ


145.369


62,64


245.730


65,45


441.628


67,07


100.361


69,04


195.898


79,72

Tổng thu

lãi

232.061

100,00

375.440

100,00

658.495

100,00

143.379

61,79

283.055

75,39


Thu lãi từ cho vay

BSVLĐ


145.369


73,24


245.730


74,20


441.628


75,09


100.361


69,04


195.898


79,72

Tổng thu lãi ngắn

hạn


198.482


100,00


331.189


100,00


588.142


100,00


132.707


66,86


256.953


77,59


(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Tiếp thị) Thu lãi từ cho vay BSVLĐ mang lại thu nhập ngày càng cao cho VietinBank

Đông Anh.

Thu lãi từ cho vay BSVLĐ so với tổng thu nhập năm 2009 là 40,31%, năm 2010 là 48,33% và năm 2011 là 52,99%. So với tổng thu lãi, thu lãi từ cho vay BSVLĐ năm 2009 đạt 62,64%, năm 2010 đạt 65,45% và năm 2011 đạt 67,07%. Đối với tổng thu lãi ngắn hạn, thu lãi từ cho vay BSVLĐ năm 2009 đạt tới 73,24%, sang năm 2010 là 74,20% và đạt 75,09% vào năm 2011. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu

68



nhập, tổng thu lãi và tổng thu lãi ngắn hạn cũng khá cao. So với năm 2009, tổng thu nhập năm 2010 tăng 40,97%, tổng thu lãi tăng 61,79%, còn tổng thu lãi ngắn hạn tăng 66,86%. Năm 2011, tổng thu nhập tăng 63,94%, tổng thu lãi tăng 75,39% và tổng thu lãi ngắn hạn tăng 77,59% so với năm 2010. Ngân hàng đang kinh doanh tốt trong hoạt động cho vay BSVLĐ.

Vốn lưu động có vai trò quan trọng đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, có tính chất quyết định đến hoạt động thường xuyên và liên tục. Bởi vậy, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để tài trợ cho vốn lưu động thiếu do chi phí thấp hơn so với việc dùng vốn chủ sở hữu, lại có thể nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn. Thu lãi từ cho vay BSVLĐ cũng vì thế mà tăng lên, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Điều này chứng tỏ cho vay BSVLĐ của ngân hàng ngày càng phát huy được vai trò đối với cả ngân hàng và khách hàng, khách hàng có nguồn vốn kịp thời để mở rộng SXKD còn giúp ngân hàng có lợi nhuận cao.

2.3.5 Thực trạng chất lượng cho vay bổ sung vốn lưu động

Bảng 2.12: Chất lượng cho vay bổ sung vốn lưu động giai đoạn năm 2009 – 2011

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

9,18

7,46

9,68

Nợ xấu/ Tổng dư nợ

5,07

2,23

1,62

Nợ xấu/Nợ quá hạn

55,27

29,93

16,71

Vòng quay vốn tín dụng (lần)

1,58

1,66

1,23


(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Tiếp thị)

Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ: Nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Nợ quá hạn của Ngân hàng biến động thất thường và luôn ở trong tình trạng rất cao, luôn vượt mức quy định của NHNN là 5%. Năm 2009, tỷ lệ này là 9,18%, giảm xuống còn 7,46% vào năm 2010 nhưng lại tăng lên 9,68% trong năm 2011. Ngân hàng chưa kiểm soát tốt được những nhóm nợ hiện có, để dư nợ nhóm 2 tăng lên trong những năm vừa qua. Cho vay nhiều nhưng chưa thực sự đánh giá được tốt khả năng tài chính, tính khả thi, hiệu quả của phương án SXKD cũng như chưa thẩm định tốt chất lượng TSBĐ, uy tín của khách hàng, dẫn tới những khoản nợ quá hạn, khách hàng không trả được nợ khi tới hạn là lí do dẫn tới sự tăng lên của dư nợ nhóm 2. CBTD chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, đốc thúc thu hồi nợ khi đến hạn, xử lý nợ có vấn đề chưa tốt cũng dẫn tới việc dư nợ tăng lên. Điều này cho thấy


69

công tác thẩm định chưa được thực hiện tốt, vẫn còn tồn tại nhược điểm trong công tác thẩm định hồ sơ vay vốn.

Nợ xấu/ Tổng dư nợ: Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 tới nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tích cực khi giảm liên tiếp trong 3 năm. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu là 5,02%, đã giảm xuống còn 1,62% vào năm 2011. Tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh như vậy do VietinBank Đông Anh đã chú trọng tăng cường chất lượng công tác thu nợ, đội ngũ cán bộ thu nợ đã có những biện pháp xử lý kịp thời giảm thiểu sự gia tăng của nợ xấu.

Nợ xấu/ Nợ quá hạn: Nợ quá hạn của Ngân hàng tăng bởi sự gia tăng của nợ nhóm 2. Nhóm nợ xấu có xu hướng giảm nên tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn của Ngân hàng cũng có xu hướng giảm. Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn là 55,27%, giảm xuống còn 29,93% vào năm 2010 và tiếp tục giảm đến 16,71% trong năm 2011. Song tỷ lệ này vẫn còn ở mức rất cao, gây nguy cơ mất an toàn và tổn thất cho ngân hàng. Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng tốn thời gian và chi phí trong công tác thu hồi nợ, mặt khác ngân hàng lại không thu hồi vốn đúng hạn để kịp thời luân chuyển cho vay nên chất lượng cho vay BSVLĐ suy giảm, ngân hàng không thu được lợi nhuận như đã dự tính.

Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng được đo bằng tỷ lệ giữa doanh số thu nợ và dư nợ bình quân, cho biết tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng. Vòng quay càng cao thì vốn cho vay BSVLĐ được quay vòng càng nhiều. Vòng quay vốn tín dụng trong 3 năm của ngân hàng luôn lớn hơn 1, tuy năm 2011 giảm xuống còn 1,23 lần so với năm 2009 là 1,58 lần và năm 2010 là 1,66 lần nhưng vẫn ở mức tốt.

2.3.5 Trường hợp cho vay bổ sung vốn lưu động đối với Công ty cổ phần Cầu Đuống

2.3.5.1 Thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với Công ty cổ phần Cầu Đuống

(1) Thẩm định thông tin chung về khách hàng

- Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Cầu Đuống.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100104997 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 26/06/2006 và thay đổi lần thứ 4 ngày 19/09/2011.

- Địa chỉ: Km 14, Quốc lộ 3, xã Mai Lâm, Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

- Điện thoại: 043.9611346 Fax: 043.8800258

- Người đại diện theo pháp luật: Ngô Văn Chăm

- Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Vốn điều lệ khi thành lập: 30 tỷ đồng.

- Ngành nghề kinh doanh:

70


Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí