Bảng Trọng Số Áp Dụng Cho Các Tiêu Chí Tài Chính


Các tài liệu liên quan khác: Công ty TNHH, Công ty cổ phần cần có biên bản góp vốn điều lệ, doanh nghiệp Nhà nước được giao vốn thì phải có Quyết định giao vốn… Toàn bộ các giấy tờ khác có liên quan tới thông tin doanh nghiệp để xác thực thông tin khách hàng đều phải được thẩm định trong hồ sơ khách hàng.

Qua những lần tiếp xúc và dựa vào những thông tin trong hồ sơ mà khách hàng cung cấp, CBTD đã có những đánh giá ban đầu về khách hàng. Nội dung trong bộ hồ sơ nếu đáp ứng yêu cầu của ngân hàng thì CBTD sẽ tiến hành bước thẩm định tiếp theo. Những nội dung còn thiếu sẽ được yêu cầu bổ sung. Nếu không đạt yêu cầu, CBTD từ chối hồ sơ vay vốn của khách hàng và báo cho khách hàng biết lý do. Thẩm định hồ sơ khách hàng là chưa đủ, CBTD còn phải thẩm định những nội dung khác như tình hình tài chính, phương án SXKD, phân tích ngành… Nhưng thẩm định khách hàng là bước cơ sở để thực hiện các công tác thẩm định tiếp theo.

2.2.2.2 Thẩm định tình hình tài chính khách hàng

Một trong những yêu cầu đối với khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng là có khả năng tài chính lành mạnh. Khả năng tài chính lành mạnh là cơ sở để kiểm chứng khách hàng có thể trả nợ cho ngân hàng trong tương lai hay không. Đây là yếu tố quan trọng mà CBTD phải thẩm định chặt chẽ và kỹ lưỡng trong hồ sơ vay vốn của khách hàng. Chính những con số biết nói ấy sẽ cho CBTD thông tin, bằng chứng xác đáng để đề nghị lãnh đạo ngân hàng đưa ra phán quyết cho vay đối với khách hàng.

Những nội dung về tình hình tài chính khách hàng sẽ được thẩm định bao gồm:

(1) Thẩm định một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán

Thẩm định các khoản phải thu: Khoản phải thu cho thấy chất lượng của chính sách mua chịu, trả chậm của doanh nghiệp. Khoản phải thu cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý chưa tốt công tác thu hồi nợ, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều. Việc này sẽ dẫn tới những rủi ro sau này khi người mua không chịu trả nợ, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh, khả năng thu hồi các khoản bán chịu của khách hàng kém. Ngân hàng cho vay khách hàng có thể dẫn tới việc doanh nghiệp lạm dụng số vốn được cấp mà không thắt chặt quản lý chính sách tín dụng của mình, không kiểm soát được chất lượng thu hồi vốn, do đó sẽ dẫn tới những rủi ro sau này.

Thẩm định hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán. Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối lo ngại của doanh nghiệp bởi nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ

47

phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì doanh nghiệp có thể đánh mất những khoản lợi nhuận khi giá cả sản phẩm tăng lên. CBTD phải đánh giá được sự phù hợp của lượng hàng tồn kho đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần phải đánh giá được mức độ và khả năng sẵn sàng tiêu thụ của hàng tồn kho trên thị trường.

Thẩm định nợ ngắn hạn: Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản tiền mà doanh nghiệp đang chiếm dụng của các đối tượng khác, có thể là từ người bán, từ nhà cung cấp hoặc khoản ứng trước của người mua, các khoản vay sắp đến hạn trả. CBTD sẽ phải xem xét thời hạn của các khoản nợ và tình hình trả nợ của khách hàng đối với các khoản vay ngân hàng. Chiếm dụng vốn từ bạn hàng thường chỉ có thời gian ngắn, nếu lượng vốn chiếm dụng này lớn thì ngân hàng cần xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Thẩm định nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có toàn quyền quyết định với số vốn này. Ngoài khoản vốn góp ban đầu của các thành viên thành lập, vốn chủ sở hữu được bổ sung từ kết quả của hoạt động SXKD. Khi thẩm định tình hình tài chính khách hàng, CBTD phải xem xét chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự chủ của doanh nghiệp, đánh giá mức độ tham gia của vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ chắc chắn của nguồn tài trợ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có số vốn chủ sở hữu thấp trong tổng nguồn vốn thì tình hình tài chính bị phụ thuộc, nguồn vốn trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ, khả năng gặp rủi ro khi cho vay là cao.

(2) Thẩm định chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Thẩm định doanh thu thuần: Doanh thu thuần là chỉ tiêu cơ bản để ngân hàng đánh giá về tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi xem xét phương án SXKD của khách hàng, CBTD cũng quan tâm đến đầu ra của sản phẩm. Sản phẩm không có đầu ra thì khả năng tiêu thụ kém, lượng hàng tồn kho nhiều, doanh nghiệp không bán được hàng sẽ không bù đắp được chi phí, hoạt động SXKD không có lợi nhuận. Khi đó, khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thẩm định về lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận doanh nghiệp có được sau khi doanh nghiệp đã thực hiện hết tất cả các nghĩa vụ của mình. Lợi nhuận sau thuế một phần thường được các doanh nghiệp giữ lại để tiếp tục mở rộng SXKD, phần còn lại chia đều cho các thành viên. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là một minh chứng cho sự hiệu quả của hoạt động SXKD của doanh nghiệp và một phần

48



phản ánh lượng vốn doanh nghiệp có thể đảm bảo cho kỳ SXKD tiếp theo. Khi cho khách hàng vay vốn, CBTD còn phải ước tính phần lợi nhuận mà ngân hàng có được sau khi cho khách hàng vay vốn với phương án SXKD đã được thẩm định. Do đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là chỉ tiêu mà CBTD không thể không xem xét kỹ càng trước khi ra quyết định.

(3) Thẩm định một số thông tin tài chính

Những thông tin tài chính bao giờ cũng là những thông tin quan trọng mà CBTD luôn phải xem xét kỹ lưỡng và toàn diện. Sau khi đã thẩm định xong thông tin trên hồ sơ khách hàng, dựa vào các báo cáo tài chính mà khách hàng nộp cho ngân hàng, CBTD sẽ tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cơ bản và quan trọng, những chỉ tiêu có thể giúp CBTD có những nhận xét đánh giá về tình hình hoạt động SXKD của khách hàng. Nội dung thẩm định các thông tin tài chính của VietinBank Đông Anh bao gồm các chỉ tiêu phân tích đã được nêu ra ở chương 1. Ngoài ra, Chi nhánh cũng thẩm định một số chỉ tiêu khác phù hợp với mục đích thẩm định, bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận gộp =

Lợi nhuận gộp


Doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động SXKD, nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Như vậy, nếu giá vốn hàng bán cao tức chi phí sản xuất sản phẩm cao thì lợi nhuận gộp sẽ thấp, hệ số này sẽ thấp.

Nhóm chỉ tiêu về sự tăng trưởng


Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu =

Doanh thu kỳ hiện tại – Doanh thu kỳ


Doanh thu kỳ trước

Tỷ số này dương là tốt, nhưng nếu âm cũng không chứng tỏ được doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Doanh thu phụ thuộc vào số lượng sản phẩm bán ra và giá bán sản phẩm. Số lượng sản phẩm bán ra phụ thuộc nhu cầu của thị trường, nên đây chỉ là con số mang tính chất thống kê.


Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận =

Lợi nhuận kỳ hiện tại – Lợi nhuận kỳ trước


Doanh thu kỳ trước


Tăng trưởng lợi nhuận kỳ hiện tại so với kỳ trước dương là tốt. Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp được phép giữ lại để phục vụ cho kỳ SXKD tiếp theo và chia cho các thành viên. Tỷ số này dương thì các thành viên có lợi nhuận, doanh nghiệp có vốn để phục vụ SXKD.

49

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Tiêu chí chấm điểm và xếp hạng khách hàng của mỗi ngân hàng là khác nhau nhưng đều dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:

+ Chấm điểm quy mô doanh nghiệp: Dựa trên thông tin về nguồn vốn điều lệ, số lượng lao động, doanh thu thuần hàng năm và số thuế nộp cho ngân sách Nhà nước. Nếu doanh nghiệp đạt từ 70 – 100 điểm thì xếp loại 1 là nhóm các doanh nghiệp lớn, từ 30 – 69 điểm thì xếp loại 2 là nhóm các doanh nghiệp vừa, nhỏ hơn 30 điểm thì xếp loại 3 là nhóm các doanh nghiệp nhỏ.

Bảng 2.1: Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp


STT

Tiêu chí

Trị số

Điểm


1


Nguồn vốn kinh doanh

> 50 tỷ đồng

30

40 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 50 tỷ

25

30 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 40 tỷ

20

20 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 30 tỷ

15

10 tỷ< Nguồn vốn kinh doanh < 20 tỷ

10

< 10 tỷ đồng

5


2


Lao động

> 1500 người

15

1000 người < lao động < 1500 người

12

500 người < lao động < 1000 người

9

100 người < lao động < 500 người

6

50 người < lao động < 100 người

3

< 50 người

1


3


Doanh thu thuần

> 200 tỷ đồng

40

100 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 200 tỷ

30

50 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 100 tỷ

20

20 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 50 tỷ

10

5 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 20 tỷ

5

< 5 tỷ đồng

2


4


Nộp ngân sách

> 0 tỷ đồng

15

7 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 10 tỷ

12

5 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 7 tỷ

9

3 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 5 tỷ

6

1 tỷ < Nguồn vốn kinh doanh < 3 tỷ

3

< 1 tỷ đồng

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh - 8


(Nguồn: Phòng KHDN)

50



+ Chấm điểm chỉ tiêu tài chính: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính.

Cách tính điểm các chỉ tiêu tài chính: Dựa vào kết quả tính các chỉ tiêu tài chính, CBTD so sánh với mức điểm quy định để xếp các hệ số tài chính vào các thang điểm quy định. Sau đó, nhân điểm có được với trọng số của các tiêu chí để có được điểm áp dụng vào hệ thống chấm điểm

Trọng số áp dụng cho các tiêu chí tài chính cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí tài chính

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Trọng số

A. Chỉ tiêu thanh khoản


1. Khả năng thanh toán hiện hành

8

2. Khả năng thanh toán nhanh

8

B. Chỉ tiêu hoạt động


3. Vòng quay hàng tồn kho

10

4. Kỳ thu tiền bình quân

10

5. Doanh thu thuần / Tổng tài sản

10

C. Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính


6. Nợ phải trả / Tổng tài sản

10

7. Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

10

8. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ ngân hàng

10

D. Chỉ tiêu tăng trưởng


9. Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu thuần

8

10. Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản

8

11. Tổng thu nhập trước thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu

8

Tổng

100


(Nguồn: Phòng KHDN)

Ví dụ: Khách hàng có hệ số khả năng thanh toán hiện hành là 0,98. Áp dụng vào bảng phân loại điểm theo loại hình doanh nghiệp Thương mại dịch vụ có quy mô nhỏ, khả năng thanh toán hiện hành của khách hàng đạt mức 100. Vậy, điểm chấm khả năng thanh toán hiện hành của khách hàng là: 100 x 8% = 8 điểm.


51

+ Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính:

Theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý: Chấm điểm về kinh nghiệm của người điều hành trong hoạt động điều hành, năng lực chuyên môn trong ngành và lĩnh vực kinh doanh của phương án, môi trường kiểm soát nội bộ, năng lực điều hành của người đứng đầu trực tiếp quản lý doanh nghiệp, tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính.

Theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ: Dựa trên các chỉ số hệ số trang trải lãi vay và khả năng hoàn trả lãi vay, xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần.

Theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng: Quan hệ tín dụng sẽ được theo dõi thông qua lịch sử trả nợ, số lần cơ cấu lại nợ (gốc + lãi) trong 12 tháng gần nhất, tình hình nợ quá hạn trong 12 tháng gần nhất, tỷ trọng (nợ cần chú ý + nợ xấu)/ tổng dư nợ hiện tại tại ngân hàng, số tiền ngân hàng phải trả thay cho khách hàng các cam kết ngoại bảng. Quan hệ phi tín dụng gồm tình hình cung cấp báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết khác, thời gian quan hệ tín dụng với ngân hàng, mức độ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng trong 12 tháng gần nhất…

Theo tiêu chí môi trường kinh doanh: Gồm triển vọng ngành, uy tín, thương hiệu của khách hàng, vị thế cạnh tranh, rào cản gia nhập thị trường, chính sách của Nhà nước với ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác: Sự phụ thuộc của doanh nghiệp với các nhà cung cấp đầu vào, thị trường đầu ra, lợi nhuận sau thuế trong những năm gần đây, khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức.

Các tiêu chí trong chỉ tiêu phi tài chính có thang điểm chuẩn theo mức cụ thể. Tổng điểm tối đa của mỗi tiêu chí là 100 điểm. CBTD so sánh thực trạng khách hàng với các chỉ tiêu đã có để tính điểm cho khách hàng.

Ví dụ: Khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước có điểm theo tiêu chí uy tín giao dịch với ngân hàng là 86 điểm đóng góp của điểm này trong tổng điểm phi tài chính là:

86 x 33% = 28,38 điểm.

Các chỉ tiêu phi tài chính cũng được tính tỷ trọng tùy theo loại hình doanh nghiệp. Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính như sau:



52



Bảng 2.3: Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính

Đơn vị tính: %



STT


Tiêu chí

Doanh nghiệp ngoài quốc

doanh

Doanh nghiệp khác/ Hợp

tác xã

Doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài

Doanh nghiệp Nhà

nước

1

Lưu chuyển tiền tệ

20

20

27

20

2

Năng lực và kinh nghiệm quản lý

33

33

27

27

3

Tình hình và uy tín giao dịch với

ngân hàng

33

33

31

33

4

Môi trường kinh doanh

7

7

7

7

5

Các đặc điểm hoạt động khác

7

7

8

13


Tổng cộng

100

100

100

100

(Nguồn: Phòng KHDN)

Sau khi đã tính toán các chỉ tiêu phi tài chính, ngân hàng sẽ kết hợp với các chỉ tiêu tài chính và báo cáo kiểm toán để chấm điểm tín dụng khách hàng.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng


Loại

Số điểm đạt

được

Mức độ rủi

ro

Cấp tín dụng

Aa+

>= 401

Thấp

Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng tùy thuộc vào

phương án bảo đảm khoản tín dụng

Aa

351 – 400

Thấp

Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng tùy thuộc vào

phương án bảo đảm khoản tín dụng

Aa-

301 – 350

Thấp

Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng tùy thuộc vào

phương án bảo đảm khoản tín dụng

Bb+

251 – 300

Thấp

Cấp tín dụng với hạn mức tùy thuộc vào phương án

bảo đảm tiền vay

Bb

201 – 250

Trung bình

Có thể cấp tín dụng nhưng phải xem xét kỹ lưỡng

hiệu quả phương án và bảo đảm tiền vay

Bb-

151 – 200

Trung bình

Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung

thu nợ

Cc+

101 – 150

Trung bình

Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng

Cc

51 – 100

Cao

Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng

Cc-

0 – 50

Cao

Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng

C

< 0

Cao

Từ chối cấp tín dụng hoặc ngừng cấp tín dụng

(Nguồn: Phòng KHDN)


53

2.2.2.3 Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

(1) Xem xét tổng thể phương án SXKD

CBTD sẽ xem xét tổng thể phương án SXKD trên các phương diện sau:

Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án SXKD: Dựa vào phương án SXKD mà khách hàng nêu ra trong hồ sơ vay vốn, CBTD xem xét mục đích của phương án SXKD, cơ cấu sản phẩm đầu ra, phương án tiêu thụ sản phẩm, phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, quy mô và cơ cấu vốn của phương án SXKD và thời gian dự kiến thực hiện phương án SXKD. Những nội dung này đều xem xét trên khía cạnh khách quan, dựa trên nhận định đánh giá của CBTD dưới góc độ tổng thể mà không tiến hành phân tích cụ thể, chi tiết.

Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm: Xem xét tình hình nhu cầu thị trường về sản phẩm đầu ra của phương án SXKD; tình hình sản xuất, tiêu thụ các loại sản phẩm thay thế tính đến thời điểm thẩm định; tổng nhu cầu về sản phẩm của phương án trong hiện tại và tương lai; mức tiêu thụ tăng trưởng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sản phẩm; khả năng sản phẩm phương án bị thay thế bởi các sản phẩm cùng loại. Mục đích của việc này là đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án SXKD, xác định lượng cầu về sản phẩm để cung cấp lượng vốn cho doanh nghiệp sản xuất lượng sản phẩm trên nhu cầu tính toán đó.

Đánh giá về cung sản phẩm: Đánh giá năng lực sản xuất và cung cấp sản phẩm của phương án đáp ứng nhu cầu trong nước, khả năng cung cấp của các nhà sản xuất trong nước, số lượng phải nhập khẩu; mức độ biến động dự đoán của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm của phương án; tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm; sự cần thiết phải thực hiện phương án trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lý của quy mô, cơ cấu sản phẩm và sự hợp lý về việc triển khai thực hiện phương án.

Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Đối với thị trường trong nước, CBTD đánh giá hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của phương án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường; sự phù hợp của sản phẩm với thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ và xem xét giá cả sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, với thu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Đối với sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, CBTD cần đánh giá được khả năng đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu của sản phẩm; những ưu thế của sản phẩm đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu; khả năng bị hạn chế bởi hạn ngạch và đánh giá khả năng thâm nhập của các sản phẩm cùng loại của Việt Nam vào thị trường xuất khẩu.

54


Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí