giới có ảnh hưởng như thế nào tới toàn bộ quá trình hoạt động SXKD và tính khả thi của phương án. Môi trường kinh tế ổn định thì nhận định của CBTD về tính hiệu quả và khả thi của phương án SXKD của khách hàng ít biến động, kết quả thẩm định có độ chính xác cao. Môi trường kinh tế bất ổn, biến động liên tục ảnh hưởng khó lường tới tính hiệu quả và khả thi của phương án SXKD của khách hàng, kết quả thẩm định thiếu chính xác.
Môi trường văn hóa – xã hội: Văn hóa – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định. Phương án SXKD phải phù hợp với phong tục, tập quán của nơi mà doanh nghiệp hoạt động, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không. Sản phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục, tục lệ của người tiêu dùng hoặc không phù hợp theo quy định của pháp luật, không được khuyến khích tiêu dùng thì sẽ không được người tiêu dùng lựa chọn, bị hạn chế tiêu thụ, phương án SXKD sẽ không đem lại hiệu quả cao, rủi ro cao hơn. Nếu CBTD chỉ dựa vào những con số mà khách hàng cung cấp trong phương án SXKD để thẩm định, ra quyết định thì sẽ dẫn tới kết luận sai lệch, mang lại rủi ro cho ngân hàng. Do đó, khi thẩm định khách hàng, CBTD cũng cần quan tâm tới vấn đề môi trường văn hóa – xã hội.
39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về vốn lưu động, hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động và công tác thẩm định cho vay BSVLĐ tại NHTM. Đây là những lý luận cơ sở làm nền tảng so sánh với công tác thẩm định cho vay BSVLĐ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Thẩm Định Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động
- Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh - 5
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Công Tác Thẩm Định Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động
- Bảng Trọng Số Áp Dụng Cho Các Tiêu Chí Tài Chính
- Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh
- Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Bổ Sung Vốn Lưu Động Phân Theo Loại Hình Doanh Nghiệp Giai Đoạn Năm 2009 – 2011
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY BỔ SUNG VỐN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG ANH
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
2.1.1 Giới thiệu chung
- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
- Tên giao dịch: VietinBank Đông Anh
- Trụ sở: Tổ 4 – Thị trấn Đông Anh – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 043 883 5141 - Fax: 043 883 3915
- Swift code: ICBVVNVX144
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh được thành lập ngày 1/1/1997 theo quyết định số 05/HĐQT – QĐ của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch Đông Anh trực thuộc Chi nhánh Chương Dương với tên giao dịch là VietinBank Đông Anh.
VietinBank Đông Anh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, là đại diện theo ủy quyền của NHCT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngành, chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ đối với NHCT Việt Nam. Chi nhánh chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ theo sự cam kết của mình trong phạm vi được ủy quyền.
Trong những năm qua, Chi nhánh không ngừng phát triển, mở rộng thị trường đầu tư, đa dạng các hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận. Chi nhánh đã trở thành một đơn vị hoạt động có hiệu quả. Ban đầu VietinBank Đông Anh là một Phòng giao dịch, sau đó trở thành Chi nhánh phụ thuộc vào NHCT Chương Dương. Sau 2 năm hoạt động có hiệu quả, Chi nhánh đã được độc lập trực thuộc NHCT Việt Nam kể từ ngày 01/01/1997. Từ tháng 11/2002, Chi nhánh đã được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1, loại 2 trực thuộc NHCT Việt Nam. Đây là điều kiện để Chi nhánh phát triển độc lập và tự chủ trong kinh doanh.
Sau 15 năm đi vào hoạt động, VietinBank Đông Anh đã xác định được mục tiêu, giải pháp trong chỉ đạo điều hành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng trong và ngoài địa bàn đến với ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp.
Hiện nay, VietinBank Đông Anh có 9 phòng giao dịch trực thuộc:
- PGD Sóc Sơn: Số 5 – Đường Núi Đôi – Thị trấn Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
- PGD Bắc Thăng Long: Xã Hải Bối – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội.
- PGD Đồng Dầu: Thôn Đồng Dầu – Xã Dục Tú – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội.
41
- PGD Vân Trì: Số 188 – phố Vân Trì – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội.
- PGD Vân Hà: Thôn Thiết Bình – Xã Vân Hà – Huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội.
- PGD Trần Quốc Hoàn: Số 63 Trần Quốc Hoàn – Phường Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội.
- PGD Tây Hồ: Số 2 – Đường Xuân Diệu – Thành phố Hà Nội.
- PGD Phủ Lỗ: Số 51 – Phố Phù Lỗ - Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
- PGD sân bay quốc tế Nội Bài: Sảnh C – Ga T1 – Sân bay Quốc tế Nội Bài – Thành phố Hà Nội.
2.1.3 Chức năng tổ chức hoạt động
VietinBank Đông Anh có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước, ngoài nước, làm dịch vụ ủy thác tín dụng, đầu tư cho Chính phủ và các chủ đầu tư trong nước.
Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ; phát hành giấy tờ có giá và thực hiện các hình thức huy động khác theo quy định của NHCT Việt Nam.
Thực hiện nghiệp vụ cho vay: Cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, đầu tư cho các dự án trung và dài hạn phục vụ cho SXKD và xây dựng.
Kinh doanh ngoại hối: Cho vay đối với tất cả các tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng ngoại tệ. Thực hiện thanh toán chuyển tiền nước ngoài và làm các dịch vụ như mua bán các loại ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, của NHCT Việt Nam.
Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt, thu đổi ngoại tệ, mua bán vàng bạc, dịch vụ thẻ tín dụng, nhận giữ tiền, chết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán…
Thực hiện đầu tư dưới các hình thức: Hùn vốn kinh doanh, mua cổ phần và hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
2.2 Quy định chung trong thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
2.2.1 Quy trình thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
Quy trình thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động tại VietinBank Đông Anh được thực hiện theo Quyết định số 2189/QĐ-NHCT06 ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam. Quy trình thẩm định cụ thể được thể hiện bởi sơ đồ sau:
42
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động tại VietinBank Đông Anh
Khách hàng Phòng KHDN Các phòng liên quan
Phòng Quản lý rủi ro Cấp có thẩm quyển cho
vay
Nhu cầu
Nghiên cứu hồ sơ
Thiếu
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Đủ
Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
Yêu cầu bổ sung
Không thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
Thẩm định Lập TTTĐ
Tham gia
Không thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
Kiểm soát TTTĐ
Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập Lập Báo cáo rủi ro
Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
Thông báo từ chối cho vay
Không đồng ý
Nhận Báo cáo rủi ro
Xét duyệt cho vay
Đồng ý
Nhận thông báo của Ngân hàng
Thông báo cho vay
(Nguồn: Phòng KHDN)
43
Nội dung quy trình thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với KHDN tại Phòng KHDN như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ sang phòng Quản lý rủi ro.
CBTD sẽ tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ. Các loại hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay. Sau khi đã hướng dẫn những hồ sơ cần thiết, CBTD tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ phía khách hàng. Nếu đầy đủ, CBTD sẽ tiến hành thẩm định. Nếu thiếu, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung cho đến khi tiếp nhận đầy đủ. Khi đã có đầy đủ hồ sơ, CBTD lập phiếu giao nhận hồ sơ và gửi Phòng Quản lý rủi ro hồ sơ khách hàng, phương án SXKD, hồ sơ TSBĐ (nếu có) và các báo cáo tài chính của khách hàng.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập TTTĐ, Kiểm soát và trình duyệt TTTĐ
Thẩm định các điều kiện tín dụng và lập TTTĐ
Căn cứ các tài liệu do khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị và các thông tin từ các nguồn khác (CIC, Cơ quan quản lý doanh nghiệp, thông tin từ Phòng quản lý chi nhánh và thông tin NHCT Việt Nam, các nguồn tin khác…), CBTD thực hiện các công việc thẩm định: Thẩm định khách hàng vay vốn, phương án SXKD, phân tích ngành, dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt, thẩm định TSBĐ tiền vay, xác định phương thức cho vay, lãi suất cho vay. Nội dung các công việc được thực hiện theo quy định của NHCT Việt Nam và của Chi nhánh, có hướng dẫn cụ thể. Khi đã thẩm định toàn bộ các nội dung yêu cầu, CBTD lập TTTĐ theo mẫu đã có, ký và trình Lãnh đạo Phòng KHDN để lấy ý kiến.
Trong quá trình thẩm định, CBTD có thể lấy ý kiến tham gia của các Phòng ban, cá nhân khác nhưng phải báo cáo Lãnh đạo Phòng KHDN để làm thư công tác lấy ý kiến.
Kiểm soát và trình duyệt TTTĐ
Lãnh đạo Phòng KHDN khi nhận được TTTĐ của CBTD sẽ kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ vay vốn và nội dung TTTĐ. Nếu đồng ý, Lãnh đạo Phòng KHDN sẽ ký tắt vào dòng sau cùng trên từng trang của TTTĐ, ghi rõ ý kiến. Nếu không đồng ý, Lãnh đạo Phòng yêu cầu CBTD bổ sung, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ. CBTD sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung những thông tin còn thiếu và tiến hành thẩm định lại trước khi trình Lãnh đạo Phòng ký duyệt. Nếu vẫn thấy bộ hồ sơ không đạt yêu cầu, Lãnh đạo phòng ký từ chối. CBTD có trách nhiệm
44
thông báo cho khách hàng và giải thích lý do bị từ chối. Nếu đã đầy đủ thông tin yêu cầu, Lãnh đạo Phòng KHDN ký xác nhận và đồng ý cho vay.
Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình Báo cáo rủi ro
Cán bộ Phòng Quản lý rủi ro nghiên cứu hồ sơ do Phòng KHDN cung cấp, thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro cho vay và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Sau đó, cán bộ quản lý rủi ro lập Báo cáo rủi ro, trình cùng hồ sơ khách hàng lên Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro. Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ và nội dung báo cáo rủi ro: yêu cầu cán bộ quản lý rủi ro bổ sung, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ. Khi đã kiểm soát xong và đồng ý, Lãnh đạo Phòng Quản lý rủi ro ký tắt, ký trình người có thẩm quyền và yêu cầu cán bộ quản lý rủi ro chuyển báo cáo rủi ro sang Phòng KHDN.
2.2.2 Nội dung thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh
2.2.2.1 Thẩm định hồ sơ khách hàng
Hồ sơ khách hàng là những hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi của khách hàng vay vốn. Thẩm định hồ sơ khách hàng phải đạt được mục đích là chứng minh được thông tin khách hàng là có thật. Khách hàng có nhu cầu vay vốn lần đầu tiên tại ngân hàng sẽ cung cấp các tài liệu để CBTD tiến hành thẩm định như sau:
Quyết định thành lập (trừ doanh nghiệp tư nhân): Đối với doanh nghiệp là Công ty TNHH, Công ty cổ phần có vốn chủ sở hữu là vốn góp của từ 2 thành viên trở lên phải có quyết định thành lập doanh nghiệp. Đây là căn cứ xác định nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi thành viên trong Công ty khi xảy ra tranh chấp hoặc trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. CBTD yêu cầu có quyết định thành lập của khách hàng để xác nhận nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ của các thành viên khi doanh nghiệp không trả được nợ.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam): Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bản khai thông tin về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn điều lệ, danh sách thành viên sáng lập, địa chỉ.. của doanh nghiệp. Giấy tờ này do UBND cấp huyện, xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp cho doanh nghiệp. Những thông tin này là căn cứ để CBTD xem xét tình hình ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý của doanh nghiệp và xác
45
định khả năng thu được lợi nhuận từ việc cho vay phương án SXKD của khách hàng trong lĩnh vực đó.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Khách hàng là Công ty liên doanh phải có hợp đồng liên doanh, tổ hợp tác phải có hợp đồng hợp tác. Hợp đồng hợp tác kinh doanh này cũng giống với quyết định thành lập của Công ty TNHH, Công ty cổ phần. Ngân hàng cũng yêu cầu cần có sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia để xác định nghĩa vụ trả nợ của từng bên đối với ngân hàng.
Giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký chứng chỉ hành nghề (nếu pháp luật quy định): Giấy phép đăng ký kinh doanh là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước về thời hạn tồn tại của doanh nghiệp. Hết thời hạn, nếu muốn tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp phải làm hồ sơ xin gia hạn hoạt động. Với một số ngành nghề có ảnh hưởng lớn đến xã hội thì doanh nghiệp cần phải có giấy phép hành nghề. Đây cũng là giấy tờ cần thiết và có vai trò quan trọng với CBTD. Dựa trên thời hạn hoạt động của doanh nghiệp mà CBTD quyết định thời hạn cho vay đối với khác hàng. Ngoài ra, giấy phép đăng ký kinh doanh còn là sự chứng thực về khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Những ngành nghề không có khả năng tạo ra lợi nhuận góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì không được cấp giấy phép kinh doanh để bảo vệ lợi ích cộng đồng, hoặc bị hạn chế. CBTD dựa vào đó mà đưa ra quyết định cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng.
Quyết định bổ nhiệm hoặc nghị quyết (biên bản) bầu người quản lý cao nhất, người đại diện theo pháp luật, Kế toán trưởng và được phê duyệt của cấp có thẩm quyền: Đây là những người sẽ đại diện cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Những người được bầu phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, có đầy đủ quyền công dân. Họ là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng vay mượn với ngân hàng, hoặc có quyền ủy nhiệm cho người khác thực hiện công việc này. Mọi hoạt động giao dịch sau này CBTD đều làm việc với người đại diện. Vậy nên, cần có các văn bản trên để CBTD xác nhận năng lực khách hàng của mình.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp: Điều lệ tổ chức và hoạt động quy định những điều khoản chung, vốn điều lệ và vốn cổ đông, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, bộ máy tổ chức hoạt động, bộ máy kế toán… Dựa vào những thông tin này, CBTD đánh giá cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động của ban lãnh đạo công ty, hiệu quả của bộ máy kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ… Những thông tin này cũng hữu ích cho CBTD khi thẩm định hồ sơ khách hàng.
46