Năm 2011: Ngân hàng Việt Nam đầu tiên có ngân hàng con ở nước ngoài (Lào). 27/4/2012: Chuyển tên gọi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV).
24/01/2014: Niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, chính thức trở thành ngân hàng đại chúng sau khi niêm yết thành công cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
Xếp thứ 3 trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống (127 chi nhánh, 584 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm).
2015: Tổng chi nhánh đạt con số 180, 798 phòng giao dịch và hàng nghìn ATM và POS ở 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
23/5/2015: Sáp nhập ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).
2.1.2. Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
Đơn vị tính: %
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Và Bài Học Cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Tình Hình Tài Sản Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Thực Trạng Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Roe Của Bidv Giai Đoạn 2007-2018
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
120
35
100
31.07
30
80
25.29
25
21.04
22.64
19.64
20.18
19.5
60
19.04
19.79
20
54.09
15
40
37.31
11.
12.66
30.81
20
15.89
20.93
25.97
8.63
0
4.89
10.97
4.39
9.1710
5
11.65
0
0.7
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
2014 2015 2016 2017 2018
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tăng trưởng VCSH
Tăng trưởng nợ phải trả
48
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2007-2018
Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả
Xét về tỷ trọng các vốn, vốn nợ phải trả trong các năm luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn của BIDV (luôn trên 93%), trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có một tỷ trọng khiêm tốn (cao nhất ở mức 6,61% năm 2010) [22]. Tỷ trọng hai vốn luôn được ổn định, sự dao động trong một khoảng rất nhỏ. Điều này cho thấy rằng BIDV thiên về huy động vốn từ nợ phải trả, vốn chủ sở hữu thực hiện đúng vai trò của mình là bảo đảm tính an toàn cho NHTM. Với tỷ trọng này, BIDV đã thực hiện đúng với nguyên tắc huy động vốn của ngành ngân hàng khi nghiêng về huy động từ các nguồn vốn bên ngoài.
Xét về tốc độ tăng trưởng, cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều có sự biến động rất lớn. Đối với nợ phải trả, tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2010 (chênh lệch 3% so với cùng kỳ năm 2009). Sau một khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng dao động trong biên độ nhẹ (chỉ khoảng 3% chênh lệch), thì từ năm 2011 trở đi, tốc độ tăng trưởng nợ phải trả trong các năm có sự chênh lệch rất lớn (trên 7% giữa các năm). Trong đó điển hình nhất là năm 2011 và 2013 với việc giảm tốc độ tăng trưởng với sự chênh lệch lần lượt là 11,16% và 7,52%. Năm 2015 là một năm BIDV gây ấn tượng mạnh với tốc độ tăng trưởng nợ phải trả đạt mức rất lớn (31,07%), tăng 11,57% so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ của năm 2014. Sau hai năm duy trì tốc độ tăng trưởng nợ phải trả trong mức 19% thì đến năm 2018 con số này đã giảm khá sâu xuống chỉ còn hơn 9%[22].
Song song đó, tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cũng biến động mạnh không kém với sự biến động của nợ phải trả về tăng trưởng. Qua biểu đồ 2.1 dễ dàng nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu đã có những bước đột phá về tốc độ tăng trưởng vào năm 2009 (30,81%) và năm 2010 (37,31%). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của vốn này lại giảm sâu vào năm 2011, chỉ đạt ở mức 0,07% do trong năm đã có điều chỉnh giảm của vốn điều lệ, vốn mua sắm tài sản cố định, cũng như của lợi nhuận chưa phân phối và đánh giá lại tài sản so với năm 2010, tốc độ giảm của các khoản lần lượt là: 11,32%, 0,31%, 20,96% và 100%. Tương tự năm 2011, vào năm 2014 tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cũng chỉ đạt 4,89% so với năm 2013. Trong năm 2014, BIDV giữ nguyên vốn điều lệ của mình, chỉ gia tăng mạnh quỹ của tổ chức tín dụng (336,05%) và giảm chênh tỷ giá hối đoái do chuyển đổi báo cáo tài chính cũng như
lợi nhuận chưa phân phối (21,05% và 1,65%). Tuy có tăng mạnh về tốc độ tăng trưởng, nhưng con số tuyệt đối mà quỹ của tổ chức tín dụng tăng chỉ là 1.277 tỷ đồng. Tỷ trọng của khoản vốn này chỉ ở mức 4,93% trong tổng vốn chủ sở hữu vào năm 2014, một con số rất khiêm tốn, đã khiến cho tổng vốn này chỉ có tốc độ tăng trưởng nhẹ trong năm. Năm 2015 ngoài việc tốc độ tăng trưởng của nợ phải trả đạt mức ấn tượng thì vốn chủ sở hữu tăng cũng không kém phần mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu trong năm đạt mức 25,97% với sự gia tăng lớn của vốn điều lệ (tăng 21,61% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 8.729 tỷ đồng). Tuy nhiên, khi so với sự tăng trưởng của tổng vốn nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (200.329 tỷ đồng) thì con số tăng của vốn điều lệ là rất nhỏ, đó là lý do vì sao trong năm 2015, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu giảm chỉ còn chiếm 4,98% tổng vốn. BIDV tiếp tục gia tăng vốn chủ sở hữu lên 4,39% so với cùng kỳ năm 2015, nhưng do sự gia tăng của nợ phải trả là 19,04% đã khiến cho tỷ trọng của khoản vốn chủ sở hữu này chỉ dừng lại mức 4,27% trên tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vào hai năm 2017 và 2018, BIDV đã có sự tăng trưởng cao trở lại (trên 10%) của vốn chủ sở hữu, góp phần làm gia tăng tỷ trọng của khoản vốn này trong tổng tài sản của ngân hàng[22].
Nhìn chung, BIDV giống các NHTM khác trong ngành tại Việt Nam khi vẫn chú trọng huy động vốn chủ yếu từ vốn nợ phải trả, tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn dưới 10%.
Trong giai đoạn hơn 10 năm này, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của BIDV nhìn chung có xu hướng tăng mạnh. VCSH của BIDV từ con số 11.635 tỷ đồng vào năm 2007 đã gia tăng lên 54.693 tỷ đồng năm 2018 (tỷ lệ tăng 369,6%). Trong đó, VCSH tăng mạnh nhất vào năm các năm 2009, 2010, 2013 và 2015 với tỷ lệ lần lượt là 30,81%; 37,31%; 20,93% và 25,97%. Vốn chủ sở hữu có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng như vậy, phần không nhỏ đến từ vốn điều lệ của BIDV. Vốn điều lệ của BIDV đã tăng nhanh chóng trong 10 năm gần đây (26.488 tỷ đồng, tương đương với 344,04%)[22]. Năm 2016, BIDV chịu ảnh hưởng của sự biến động lớn từ tỷ giá hối đoái đã khiến cho chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng mạnh trong năm so với cùng kỳ năm 2015, tuy nhiên nhờ vào việc gia tăng lợi nhuận chưa phân phối cũng như lợi ích cổ đông không kiểm soát đã khiến cho vốn chủ sở hữu của ngân
hàng tăng nhẹ trong năm này. Có thể nói từ năm 2015 đến 2018, vốn điều lệ của BIDV không thay đổi nhưng do sự thay đổi lớn trong quỹ của các tổ chức tín dụng (đặc biệt là sự gia tăng trong quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ) cùng với sự tăng trưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái đã làm tổng vốn chủ sở hữu của BIDV có sự tăng mạnh trong những năm này.
Đơn vị tính: tỷ đồng
60,000
50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
-
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Vốn chủ sở hữu
Vốn điều lệ
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ giai đoạn 2007-2018
Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả
Cũng giống như VCSH, vốn điều lệ của BIDV tăng mạnh trong năm 2010 (39,06%). Tuy nhiên, nếu năm 2009 là một trong những năm VCSH tăng mạnh, thì tốc độ tăng trong năm này của vốn điều lệ chỉ đạt ở mức 19,91%, một con số khá khiêm tốn so với những năm còn lại. Năm 2012, BIDV chuyển đổi sang hình thức NHTM cổ phần đã làm cho vốn điều lệ của NH tăng 10.064 tỷ đồng (77,73%), nhưng VCSH chỉ gia tăng được 8,63% do việc giảm về số lượng của hầu hết các thành phần cấu tạo nên tổng vốn chủ sở hữu (trừ vốn khác và vốn điều lệ). Một điều cần đề cập đó là, vốn điều lệ của BIDV trong quá trình hoạt động đã có một lần giảm vào năm 2011 với tỷ lệ là 11,32%, (tương ứng với 1.652 tỷ đồng). Năm 2015, sau khi BIDV sáp nhập MHB, vốn điều lệ của NH tiếp tục có sự gia tăng về qui mô, đạt mức 34.187 tỷ đồng, xếp thứ 2 trong hệ thống NHTM Việt Nam sau Vietinbank (37.234 tỷ đồng). Vốn điều lệ tiếp tục được BIDV duy trì ở mức này đến năm 2018.
Là một trong những NHTM tham gia cam kết hoàn thành Basel II trong năm 2019, BIDV đang gặp vấn đề khi không thể gia tăng được vốn điều lệ trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, cổ đông lớn nhất của BIDV là Nhà nước đã dẫn tới khó khăn trong việc thanh toán cho các cổ đông khi Nhà nước yêu cầu phải thanh toán bằng tiền mặt. Nhìn chung trong các giai đoạn nghiên cứu, BIDV vẫn chưa đạt được mức độ quy định về vốn điều lệ theo hiệp ước Basel II mà mình phải thực hiện đến cuối năm 2019.
Đơn vị tính: %
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
70.29 70.12
67.18
71.57
71.42
75.45
74.59
78.65
63.1
66.16
65.67
69.85
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng
Các khoản nợ khác
Phát hành trái phiếu, ủy thác đầu tư
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
Tiền gửi và vay các TCTD khác
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các vốn nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2007-2018
Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả
Tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trong nợ phải trả luôn chiếm đa phần (trên 63%) cho thấy BIDV đang huy động vốn theo kênh truyền thống là chủ yếu. Biểu đổ 2.3 cho thấy rằng kênh huy động vốn này của BIDV đã có những thay đổi trong các năm khá mạnh. Điển hình là năm 2011 khi tỷ trọng của khoản huy động này giảm xuống chỉ còn 63,1% và liên tiếp hai năm sau đó luôn có tỷ trọng dưới 70%. Tỷ trọng khoản nợ này chỉ tăng lên 71,42% vào năm 2014 nhưng năm sau đó lại tiếp tục giảm và dừng ở con số 69,85% năm 2015. Đến năm 2016, tình hình nguồn vốn này được cải thiện rõ rệt, tỷ trọng tăng ấn tượng và luôn duy trì mức tỷ trọng trên 70%. Kết thúc giai đoạn 11 năm nghiên cứu, năm 2018 cũng là năm BIDV đạt mức tỷ trọng tiền gửi của khách hàng cao nhất với mức tỷ trọng 78,65% [22].
Ngoài tiền gửi của khách hàng do chiếm tỷ trọng quá lớn nên sự thay đổi của khoản huy động không thể hiện rõ trên biểu đồ. Tuy nhiên, các khoản huy động khác với tỷ trọng nhỏ đã thể hiện rõ nét về những thay đổi trong chính sách huy động vốn của BIDV trong 10 năm qua. Cụ thể:
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN là một khoản huy động được BIDV thực hiện với số lượng lớn trong giai đoạn đầu (từ năm 2007 đến năm 2011) nhưng đã có dấu hiệu giảm dần về các năm sau. Nếu như vào năm 2007, khoản huy động này chiếm tỷ trọng là 9,47% tổng nợ phải trả của BIDV (tương ứng với 18.229 tỷ đồng) thì vào đến năm tiếp theo tỷ trọng đã giảm dần xuống chỉ còn 2,5% vào năm 2012 (11.430 tỷ đồng). Và kể từ thời điểm đó kéo dài trong 5 năm, tỷ trọng các khoản nợ Chính phủ và NHNN luôn dưới mức 5%, chỉ riêng năm 2015 đạt mức 5,62%. Phải đợi đến năm 2017, tỷ trọng khoản nợ chính phủ và NHNN mới tăng lên mức 6,72% và tăng trưởng ở năm tiếp theo với tỷ trọng chiếm 8,37% trong tổng số tài sản của BIDV. Xét về khía cạnh tăng trưởng của khoản vốn này, trong các năm BIDV vẫn tiếp tục duy trì gia tăng huy động từ phía Chính Phủ và NHNN đều đặn trong các năm. Điển hình cho sự tăng về khoản nợ Chính phủ và NHNN của BIDV là năm 2015 khi tốc độ tăng trưởng đạt ngưỡng 15.402 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 125,64% [22]. Mặc dù có sự tăng trưởng lớn của khoản nợ này, nhưng khi so sánh số tuyệt đối với tổng nợ phải trả của BIDV thì con số huy động được của ngân hàng ở chỉ tiêu này vẫn thật khiêm tốn, điều đó đã khiến cho tỷ trọng của khoản huy động này giảm dần trong các năm.
Tiền gửi và vay các TCTD khác là một trong những khoản huy động có tỷ trọng khá lớn của BIDV. Nếu như trong những năm từ 2007 đến 2009, khoản huy động này có tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ phải trả (dưới 5%) thì từ năm 2010, tỷ trọng đã vượt trên ngưỡng 8%, đỉnh điểm đạt tỷ trọng 13,97% vào năm 2014. Như vậy, BIDV đã dần dần sử dụng kênh từ các TCTD khác để gia tăng lượng huy động vốn của ngân hàng.
Các khoản nợ khác trong năm 2007 chỉ có tỷ trọng là 9,04%, trở thành khoản huy động có tỷ trọng thứ ba trong tổng nợ phải trả của BIDV. Tuy nhiên vào các năm sau đó, tỷ trọng khoản nợ này đã giảm mạnh, sâu và dần đều theo các năm, không còn là kênh huy động vốn trọng yếu của BIDV. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2018 con số này chỉ còn dao động trong khoản từ 2,2% đến 2,53% [22].
Năm 2008, BIDV đã thực hiện huy động vốn qua phát hành trái phiếu và ủy thác đầu tư, khoản huy động này đạt 15.130 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 6,49% trong tổng nợ phải trả của ngân hàng). Cũng bắt đầu từ năm 2008, phát hành trái phiếu và ủy thác đầu tư là một trong những kênh huy động vốn có tỷ trọng ngày càng cao của BIDV, tỷ trọng trong 3 năm sau đó lần lượt là: 10,1% (36.450 tỷ đồng); 10,66% (64.319 tỷ đồng); và 16,87% (28.056 tỷ đồng). Từ năm 2013 đến 2015, mặc dù số lượng tiền huy động qua phát hành trái phiếu và ủy thác đầu tư luôn trên 30.000 tỷ đồng, nhưng do sự tăng trưởng quá mạnh của tổng nợ phải trả đã làm cho tỷ trọng của khoản huy động này giảm theo, với tỷ trọng là 6,44%; 5,75%, và 4,37%. Năm 2016, con số huy động từ nguồn này giảm mạnh, xuống chỉ còn 11.362 tỷ đồng, giảm 67,81% so với cùng kỳ năm 2015 đã khiến cho tỷ trọng của nguồn vốn chỉ còn 1,18% và trở thành kênh huy động vốn thấp nhất của BIDV. Hai năm sau đó mặc dù nguồn vốn huy động từ kênh này có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn lại có xu hướng giảm dần theo các năm và dừng lại ở mức tỷ trọng 0,98%, đây cũng là mức tỷ trọng thấp nhất trong các năm nghiên cứu. Từ đó có thể thấy rằng theo giai đoạn phát triển của BIDV, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu và ủy thác đầu tư đã giảm dần, trở thành một trong những kênh huy động vốn ít nhất của ngân hàng. Trong năm 2018, BIDV đã thực hiện phát hành trái phiếu để gia tăng vốn và đã thành công khi cuối năm đã huy động được 4000 tỷ đồng qua kênh này [22]. Nhờ đó BIDV đã trở thành ngân hàng thành công nhất Việt Nam trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu.
Trái ngược với tỷ trọng của các thành phần cấu tạo nợ phải trả, tốc độ tăng trưởng của các kênh có sự thay đổi rất khác biệt. Tính riêng cho tiền gửi của khách hàng, do số tiền huy động từ kênh này là chủ yếu với số lượng rất lớn do đó tốc độ tăng trưởng của khoản nợ này tương đối thấp (chỉ từ 14% đến 30%). Trong khi các khoản nợ khác có sự tăng trưởng với những con số rất lớn giữa các năm. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi và vay của các TCTD khác năm 2007 là 51,93% nhưng đến năm 2015 lại tăng trưởng âm 7,46%.Phát hành trái phiếu và ủy thác đầu tư, khoản nợ Chính phủ và NHNN hoặc các khoản nợ khác đều có sự dao động rất lớn mạnh về tốc độ tăng trưởng giữa các năm, thậm chí đều có những năm rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Nói cách khác, ngoài tiền gửi của khách hàng với tốc độ tăng
trưởng luôn ở mức dương và tương đối ổn định, các kênh huy động nợ phải trả khác đều có thay đổi rất mạnh và không đồng đều (biểu đồ 2.4).
Đơn vị tính: %
2017
2015
2013
2011
2009
2007
-100
-50
0
50
100
150
200
250
Tốc độ tăng trưởng phát hành trái phiếu, ủy thác đầu tư Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và vay của các TCTD khác Tốc độ tăng trưởng các khoản nợ khác
Tốc độ tăng trưởng các khoản nợ Chính phủ và NHNN
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng các khoản nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2007-2018
Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả
Với tỷ trọng chiếm chủ yếu trọng nợ phải trả, BIDV đang dần thay đổi tỷ trọng thành phần cấu tạo của nguồn vốn huy động này
Đơn vị tính: %
2018
2017
2016
2015
2014
2013
2012
2011
2010
2009
2008
2007
0%
10%
20% 30%
40%
50%
60%
70% 80%
90% 100%
Tổ chức kinh tế
Cá nhân và đối tượng khác
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng huy động tiền gửi của khách hàng của BIDV giai đoạn 2007-2018
Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả