Nhân Tố Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Của Doanh Nghiệp

Trong điều kiện nguồn lực sản xuất có hạn như hiện nay, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng thì nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây chính là nguồn lực trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói đến nhân lực là nói đến thể lực (sức khỏe) và trí lực (kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc…) của người lao động. Nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào với thể lực tốt, trình độ cao, kinh nghiệm làm việc tốt, ham học hỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, và ngược lại nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực với chất lượng không cao sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo đủ về số lượng. Cùng với đó, cần phải thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động, hạn chế tố đa vấn đề “chảy máu chất xám”.

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức lao động được hiểu là sự sắp xếp, bố trí nhân sự, các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận rõ ràng, không chồng chéo, sắp xếp lao động hợp lý theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, sở trường của người lao động thì sẽ tạo điều kiện rất lớn để nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại [20].

1.4.1.2. Trình độ của bộ máy quản trị doanh nghiệp

Đây là nhân tố liên quan tới khả năng lãnh đạo, tư duy, sắp xếp vị trí của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị là chủ thể trong hệ thống quản trị, là người đảm nhận các chức vụ nhất định trong bộ máy của doanh nghiệp, điều khiển công việc của các bộ phận, cá nhân dưới quyền và chịu trách nhiệm trước kết quả đó. Do vậy, nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một nhà quản trị có khả năng lãnh đạo tốt, biết hoạch định, tổ chức, kiểm soát công việc, biết cách truyền thông nội bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và ngược lại. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải sắp xếp bộ máy quản trị từ cấp cao đến cấp cơ sở một cách hợp lý,

đảm bảo các kỹ năng cần thiết về chuyên môn, nhân sự, tư duy cho bộ máy quản trị của doanh nghiệp [21].

1.4.1.3. Nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn

Nguồn vốn và trình độ quản lý, sử dụng vốn một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Muốn có được điều đó, trên cơ sở chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh, doanh nghiệp cần phải hoạch định rõ ràng, xác định lượng vốn cần thiết đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh phải hợp lý. Cùng với đó, phải kiểm soát tốt các khoản vốn vay, chi phí vốn vay, vốn chủ sở hữu, các khoản đầu tư kinh doanh, các nguồn huy động vốn…hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng vốn, bị chiếm dụng vốn. Từ việc quản lý và sử dụng tốt các nguồn vốn sẽ tạo ra năng lực tài chính tốt cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh, qua đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển [27].

1.4.1.4. Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Nhân tố này được hiểu là toàn bộ nhà cửa, bến bãi, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, công nghệ…nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các phương án kinh doanh, từ đó đạt được các mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải khai thác tốt cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, cùng với đó cần thường xuyên phải đổi mới, tu bổ và nâng cấp cơ sở vật chất một cách hợp lý.

1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan

Có nhiều yếu tố khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu, các vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật của nhà nước, các yếu tố về kinh tế - xã hội [21, 22]. Cụ thể:

1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó liên quan đến thị phần, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp

nước ngoài. Vì vậy, để tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh và nhu cầu thị trường, tìm các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, hay nói cách khác cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.2.2. Nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nguyên vật liệu là nhân tố cấu thành lên sản phẩm, thường có tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của sản phẩm. Vì vậy, nếu chi phí nguyên vật liệu cao sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh lớn, tác động đến giá thành, giá bán, doaanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguồn cung ứng và sự biến động giá cả của nguyên vật liệu là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được nhân tố này. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phân tích biến động nền kinh tế, sự biến động của giá, lựa chọn nguồn cung ứng đảm bảo để xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý.

1.4.2.3. Khách hàng

Khách hàng là những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm, tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do sự khác biệt về lứa tuổi, sở thích, điều kiện sống, trình độ, giới tính...nên mỗi một nhóm khách hàng lại có những đặc trưng riêng về nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Vì vậy, để tạo ra doanh thu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu, điều kiện sống, tâm lý...của khách hàng để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu đó.

1.4.2.4. Chính sách pháp luật của nhà nước

Doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của nhà nước. Khi hoạt động, doanh nghiệp cần phải tuân thủ hệ thống pháp luật mà nhà nước quy định như luật lao động, luật bảo vệ môi trường, luật thuế, công nghệ thông tin, truyền thông... Cùng với đó, nhà nước cũng xây dựng và thực hiện hệ thống các chính sách tác động lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, những thay đổi nhỏ của chính sách pháp luật của nhà nước đều ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4.2.5. Các yếu tố về kinh tế - xã hội

Đây là nhân tố có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước…Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tự do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu.

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp lâm nghiệp ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế còn có nhiệm vụ chính khác là nhiệm vụ xã hội. Do đặc điểm địa bàn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp chủ yếu ở khu vục trung du miền núi, cũng đồng thời là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Vì vậy, yếu tố xã hội ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xây dựng các phương án kinh doanh ngoài việc tính toán hiệu quả về mặt kinh tế, doanh nghiệp cần phải tính toán hiệu quả về các mặt xã hội như phải thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình kinh doanh, tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân địa phương, hay nói cách khách doanh nghiệp cần phải cân đối hợp lý giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.

1.4.2.6. Các yếu tố về môi trường tự nhiên

Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp có chu kỳ kéo dài, rủi ro cao, trên diện rộng, đối tượng kinh doanh là cây rừng vì vậy phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Với đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tổ chức sản xuất, quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước hết là vốn đầu tư cho kinh doanh trồng rừng rất lớn nhưng lại bị ứ đọng lâu, tốc độ luận chuyển chậm, thời gian luân chuyển và thu hồi vốn kéo dài, rủi ro và chi phí sử dụng vốn lớn do chu kỳ sản xuất dài. Vì vậy, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, dẫn đến ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đối tượng sản xuất của doanh nghiệp là cây rừng, chủ yếu diễn ra ở môi trường tự nhiên nên các các biến động của yếu tố tự nhiên như ánh sáng, tốc độ gió,

lượng mưa, nhiệt độ, độ mùn của đất, độ dốc của đồi…ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây, do đó ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, nếu doanh nghiệp nào đóng trên địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương đối phì nhiêu thì tốc độ sinh trưởng và phát triển của rừng sẽ nhanh, đem lại hiệu quả kinh doanh sẽ cao và ngược lại. Cùng với đó, do chu kỳ sản xuất kéo dài, nhiều diện tích rừng gần đến thời kỳ khai thác nhưng do biến động của các yếu tố tự nhiên như một trận lũ ống, lũ quét, hỏa hoạn cháy rừng có thể làm mất toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, tác động rất lớn hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tiếp theo, do địa bàn hoạt động chủ yếu là tại các vùng trung du, miền núi khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội hạn chế nên doanh nghiệp phải đầu tư lớn, nhiều chi phí phát sinh làm tăng chi phí (chi phí tập huấn cho người dân, làm đường vào những khu rừng khó khai thác, vận chuyển…), dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTVLÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN TRỖI‌

2.1. Khái quát về công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Một số thông tin cơ bản hiện nay của công ty như sau:

- Tên công ty viết đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi

- Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi

- Trụ sở chính: xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Mã số thuế: 5000155997

- Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng (Bảy tỷ đồng).

- Hình thức doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc UBND Tỉnh Tuyên Quang.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi tiền thân là Lâm trường Nguyễn Văn Trỗi thành lập tại quyết định số: 92/QĐ-UB ngày 19 tháng 3 năm 1993 của UBND tỉnh Tuyên Quang là Ban quản lý dự án của chương trình 327. Nhiệm vụ: Vận động, tổ chức thực hiện trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc các xã ven quốc lộ 2 nam huyện Yên Sơn.

Năm 1997 tiếp nhận bàn giao nguyên canh, nguyên cư 03 đội sản xuất từ Lâm trường Tuyên Bình theo quyết định số: 325/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày 26/04/1997 gồm các đội Trung Môn, Kỳ Lãm, Mỹ Lâm trong đó phần đất quy hoạch: 13.041,5 ha và 141 CBCNV.

Quyết định số 852/QĐ-UB, ngày 01/10/1998 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước: Lâm trường Nguyễn Văn Trỗi.

Quyết định số 628/QĐ-UB, ngày 07/11/2008 của UBND Tỉnh Tuyên Quang về việc chuyển đổi Lâm trường Nguyễn Văn Trỗi thành Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

Quyết định số 176/QĐ-CT, ngày 09/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên quang về việc chuyển Công ty Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.


Hình 2 1 Mô hình rừng trồng cây keo lai nuôi cấy mô của công ty Nguồn Phòng 1


Hình 2.1. Mô hình rừng trồng cây keo lai nuôi cấy mô của công ty

(Nguồn: Phòng Lâm Nghiệp, 2020)


Hình 2 2 Vườn ươm nuôi cấy mô cây giống của công ty Nguồn Phòng Lâm 2

Hình 2 2 Vườn ươm nuôi cấy mô cây giống của công ty Nguồn Phòng Lâm 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hình 2.2. Vườn ươm nuôi cấy mô cây giống của công ty

(Nguồn: Phòng Lâm Nghiệp, 2020)

2.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 5000155997 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Tuyên Quang cấp lần đầu ngày 16/04/2012, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:

+ Trồng rừng và chăm sóc rừng

+ Ươm giống cây lâm nghiệp

+ Khai thác gỗ có nguồn gốc hợp pháp

+ Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp

+ Sản xuất, kinh doanh nông lâm kết hợp

+ Sản xuất đồ gỗ xây dựng từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp

+ Sản xuất bao bì từ gỗ có nguồn gốc hợp pháp

+ Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

+ Tư vấn quản lý dự án, lập dự án đầu tư, lập dự toán công trình lâm sinh (trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng)

+ Dịch vụ vật tư kỹ thuật lâm nghiệp

+ Khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng

+ Chế biến lâm sản và kinh doanh các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

2.1.3. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của công ty

Hiện nay, sản phẩm dịch vụ chủ yếu của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi bao gồm:

+ Sản phẩm chính của công ty là sản phẩm gỗ và có 2 loại chính: gỗ tròn, gỗ xẻ thành phẩm và bán thành phẩm.

+ Ngoài ra, công ty còn đa dạng các sản phẩm như gạch, sản phẩm lâm nghiệp và nông nghiệp…

Đây là loại sản phẩm đặc thù với địa bàn sản xuất rộng lớn, sản phẩm có tính độc quyền; phải trải qua nhiều giai đoạn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên, địa hình phức tạp, khó khăn.

2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi có dạng trực tuyến chức năng và được thể hiện trong sơ đồ 2.1.

- Hội đồng thành viên: gồm 03 người là chủ tịch hội đồng thành viên (kiêm giám đốc), 02 thành viên gồm phó giám đốc thường trực và kế toán trưởng của công ty.

- Ban giám đốc công ty: gồm giám đốc và các phó giám đốc của công ty:

+ Giám đốc công ty: thực hiện điều hành chung, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực kế hoạch tài chính, tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Lâm Nghiệp và pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.

+ Phó giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của tổng đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Hiện nay công ty có 02 phó giám đốc, trong đó 01 phó giám

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 04/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí