Hiệu Quả Sử Dụng Dịch Vụ Phát Triển Kinh Doanh

nghiệp phân tán nguồn lực, một lúc thực hiện nhiều công việc khác nhau ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Điều đó khiến cho việc sử dụng các dịch vụ không những không giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh mà có thể làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng các DVPTKD và đặc biệt là sử dụng hiệu quả các dịch vụ của các nhà cung cấp bên ngoài. Đồng thời, Nhà nước thường cũng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đó thường là các dịch vụ như dịch vụ tiếp cận thị trường, hỗ trợ luật, tư vấn dự án và xúc tiến đầu tư,… Các dịch vụ này không được gọi là các DVPTKD mà là các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và thường doanh nghiệp không phải mất chi phí cho các dịch vụ này nhưng chúng cũng có thể được coi như là một trong số những dịch vụ giúp cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý sử dụng các dịch vụ này sao cho có hiệu quả.‌

1.5. Hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh

1.5.1. Khái niệm hiệu quả

Trong Thống kê học, “hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. Nó là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả sản xuất so với chi phí sản xuất hoặc ngược lại. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất còn được gọi là chỉ tiêu năng suất [6].

Nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố của quá trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết quả hơn. Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.5.2. Phân loại hiệu quả

Theo phạm vi tính toán, hiệu quả có thể được phân thành:

+ Hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả xã hội

+ Hiệu quả an ninh quốc phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

+ Hiệu quả đầu tư

+ Hiệu quả môi trường,…

Đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - 4

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải phấn đấu đạt đồng thời các loại hiệu quả trên, song trong thực tế khó có thể đạt đồng thời các mục tiêu hiệu quả tổng hợp đó.

Theo nội dung tính toán, hiệu quả được phân thành:

+ Hiệu quả tính dưới dạng thuận

H = KQ

CP

+ Hiệu quả tính dưới dạng nghịch


(1)


Trong đó:

H’ = CP

KQ

KQ: Kết quả sản xuất kinh doanh

CP: Chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh đó

1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh

Trong phạm vi đề tài, sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dạng thuận (theo công thức (1)). Việc đánh giá hiệu quả qua công thức (1) có thể được áp dụng cho chỉ tiêu định lượng hoặc chỉ tiêu định tính.

Trong trường hợp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng DVPTKD là một chỉ tiêu định lượng thì kết quả và chi phí sẽ được tính toán thành những con số cụ thể và sau đó tính phần trăm để đánh giá hiệu quả. Kết quả sẽ là mức tăng của doanh thu hay lợi nhuận trực tiếp do việc sử dụng một DVPTKD, còn chi phí sẽ là số tiền thực tế doanh nghiệp chi cho DVPTKD đó. Tuy nhiên việc xác định được cụ thể mức doanh thu hay lợi nhuận tăng lên của doanh

nghiệp do việc sử dụng một DVPTKD là không thể thực hiện được bởi doanh nghiệp hoạt động tốt, lợi nhuận và doanh thu tăng lên còn có thể là do tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế xã hội, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên hoặc do doanh nghiệp quản lý tốt chi phí,… và cũng chỉ có thể xác định được cho một doanh nghiệp cụ thể. Do đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ có thể đánh giá chỉ tiêu này như là một chỉ tiêu định tính.

1.5.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp là các chỉ tiêu được thể hiện trực tiếp trong công thức đánh giá hiệu quả sử dụng (công thức (1)), bao gồm hai chỉ tiêu: kết quả và chi phí.

Kết quả ở đây sẽ được thể hiện thông qua mức độ hài lòng của doanh nghiệp sau khi sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp không thấy hài lòng với dịch vụ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau không chỉ là vì dịch vụ không mang lại hiệu quả mà còn có thể là do doanh nghiệp thấy chi phí cho dịch vụ cao nhưng nếu một doanh nghiệp thấy sử dụng dịch vụ có hiệu quả thì nhất định sẽ cảm thấy hài lòng với dịch vụ.

Chi phí sẽ được hiểu là mức chi dùng cho DVPTKD của doanh nghiệp. Khoản chi phí này không phải là một con số cụ thể mà sẽ được xét dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu mà doanh nghiệp dành cho tiêu dùng DVPTKD và tần suất sử dụng các dịch vụ này của doanh nghiệp. Nếu như chỉ xét chi phí cho DVPTKD dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu thì sẽ là chưa đủ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ có doanh thu thấp mà chi phí của doanh nghiệp cho dịch vụ chiếm tới 10% doanh thu thì mức chi tiêu cho dịch vụ như vậy chưa phải là lớn và cũng không thể sử dụng để đánh giá khái quát chung cho cả thị trường. Điều này sẽ ngược lại ở các doanh nghiệp có doanh thu lớn, khi đó cùng một dịch vụ, chi phí cho sử dụng dịch vụ lại chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá sát hơn về chi phí cho

DVPTKD của các doanh nghiệp, chỉ tiêu tần suất sử dụng dịch vụ cũng được xét đến. Một doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ thể hiện chi phí doanh nghiệp bỏ ra là lớn. Doanh nghiệp càng sử dụng các dịch vụ thường xuyên thì càng phải bỏ ra nhiều chi phí. Khoản chi phí này sẽ coi như một yếu tố đầu vào cho sản xuất, hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gián tiếp

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gián tiếp là các chỉ tiêu không được thể hiện trực tiếp qua công thức (1) nhưng lại có tác động tới hiệu quả sử dụng DVPTKD của doanh nghiệp, bao gồm có hai chỉ tiêu: nhu cầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp và số lần sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhu cầu sử dụng DVPTKD sẽ được thể hiện thông qua đánh giá của doanh nghiệp về mức độ cần thiết của các DVPTKD và thông qua đó thấy được nhận thức của doanh nghiệp về DVPTKD. Doanh nghiệp thấy được vị trí, vai trò của các DVPTKD sẽ thấy cần thiết phải sử dụng dịch vụ và khi đó doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này. Khi doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng DVPTKD sẽ coi trọng việc sử dụng các dịch vụ này và thường sẽ sử dụng dịch vụ có hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp không nhận thấy sự cần thiết này.

Số lần sử dụng DVPTKD cũng thể hiện được hiệu quả sử dụng dịch vụ bởi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ không thấy hiệu quả thì sẽ không muốn sử dụng dịch vụ lần thứ hai. Còn các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hiệu quả sẽ lại tiếp tục tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ cho những lần sử dụng tiếp theo.

Các dịch vụ là hoàn toàn vô hình, do đó để xác định một cách chính xác hiệu quả sử dụng dịch vụ thì không thể có một chỉ tiêu nào để đánh giá chính xác được mà chỉ có thể dựa trên đánh giá của các doanh nghiệp, những người trực tiếp tiêu dùng dịch vụ. Do đó để đánh giá một cách sát thực nhất, thông qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra về nhận thức của doanh nghiệp về

DVPTKD, chúng ta có thể sử dụng kết hợp 4 tiêu chí trên để đánh giá bao gồm: sự hài lòng của doanh nghiệp nhu cầu sử dụng dịch vụ, chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho tiêu dùng dịch vụ, sự hài lòng của các doanh nghiệp đối với dịch vụ và cuối cùng là số lần sử dụng dịch vụ để đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.‌

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh

1.6.1. Các yếu tố về phía nhà cung cấp dịch vụ

Chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp có tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Một dịch vụ được cung cấp không có chất lượng cao thì doanh nghiệp cũng không thể sử dụng dịch vụ có hiệu quả cao được. Sau đây là một số yếu tố từ phía nhà cung cấp có thể tác động tới hiệu quả sử dụng DVPTKD:

- Trình độ, năng lực của nhà cung cấp: nhà cung cấp cần phải là những người được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm cung cấp thì mới tạo được uy tín đối với khách hàng. Trình độ, năng lực của nhà cung cấp được thể hiện trực tiếp thông qua trình độ của nhân viên cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trình độ, năng lực của nhà cung cấp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ bởi những nhân viên cung cấp dịch vụ giỏi, có trình độ, giàu kinh nghiệm sẽ có thể cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng hiệu quả các dịch vụ.

- Giá các loại dịch vụ: mức giá mà các nhà cung cấp đưa ra cho các loại dịch vụ cũng có tác động không nhỏ đến quyết định chi dùng cho dịch vụ của các doanh nghiệp. Giá cả hợp lý, dịch vụ mang lại hiệu quả thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ.

1.6.2. Các yếu tố về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ hiệu quả hay không phần lớn là do chính các doanh nghiệp. Các yếu tố sau đây sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp:

- Nhận thức của các doanh nghiệp: nhận thức bao gồm có thông tin của doanh nghiệp về các loại hình DVPTKD, các nhà cung cấp dịch vụ, những loại hình dịch vụ nào được cung cấp, quy trình cung cấp dịch vụ ra sao, vai trò của các dịch vụ như thế nào với sự phát triển của doanh nghiệp. Quá trình cung cấp dịch vụ xảy ra đồng thời với quá trình sử dụng dịch vụ, do đó, để dịch vụ được sử dụng hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải có nhận thức đúng về vai trò của các DVPTKD bởi khi doanh nghiệp nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của các dịch vụ này doanh nghiệp sẽ có thể hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời có thể sẽ dành ra nhiều chi phí hơn cho việc sử dụng các dịch vụ này.

- Chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho DVPTKD: nếu các doanh nghiệp thấy rằng các dịch vụ có chi phí cao và họ không sẵn sàng trả tiền để tiêu dùng dịch vụ thì cũng không sử dụng dịch vụ hiệu quả được. Hoặc các doanh nghiệp có thể thấy rằng họ không có chi phí để sử dụng dịch vụ nên khi sử dụng thường sẽ đòi hỏi quá cao ở nhà cung cấp, khi nhà cung cấp không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì họ có thể lại không sử dụng dịch vụ và từ đó doanh nghiệp sẽ có ấn tượng không tốt về các nhà cung cấp DVPTKD và vì vậy mà sau này nếu có cơ hội sử dụng lại dịch vụ thì hiệu quả sẽ không cao. Nhiều doanh nghiệp khi thấy dịch vụ có chi phí cao, họ sẽ tìm đến những nhà cung cấp có giá rẻ hoặc tìm cách “mặc cả” với nhà cung cấp để hạ giá thành dịch vụ. Nhưng như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhà cung cấp không thể cung cấp dịch vụ có chất lượng cao được. Chúng ta đều thấy rằng một dịch vụ nghiên cứu thị trường mà không được nghiên cứu trên diện rộng thì sẽ không thể đem lại kết quả chính xác được. Bởi vậy mức độ sẵn lòng chi

cho các DVPTKD của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng dịch vụ.

Tóm lại, chương 1 đã nêu ra khái quát những khái niệm cơ bản về DVPTKD, các loại hình dịch vụ cơ bản sẽ được sử dụng trong đề tài này, chỉ ra vai trò của các DVPTKD và lý do cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng. Đồng thời đưa ra chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ, đây sẽ là những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá trong chương 2 của bài khóa luận. Bên cạnh đó là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng DVPTKD là tiền đề để đưa ra nguyên nhân khi doanh nghiệp không sử dụng hiệu quả các dịch vụ này.


CHƯƠNG 2‌‌

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Sơ lược về thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam

DVPTKD đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, số lượng nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ cũng đang ngày một tăng lên. Đối tượng phục vụ chủ yếu của các dịch vụ này là các doanh nghiệp chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, người cung cấp dịch vụ không chỉ có các doanh nghiệp mà còn có các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Thông thường, có hai nhóm nhà cung cấp dịch vụ này bao gồm các cơ quan, đơn vị của chính phủ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ phát triển và các nhà cung ứng dịch vụ tư nhân. Trong phạm vi đề tài sẽ chỉ đề cập vài nét về thị trường DVPTKD do các nhà cung cấp tư nhân thực hiện.

Cho đến nay, có thể nói nước ta đã bước đầu hình thành được một thị trường DVPTKD và thị trường này đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Các dịch vụ này là yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành từ công nghiệp, thương mại cho đến dịch vụ. Chất lượng và mức độ sẵn có của chúng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của quốc gia. Đối với nước ta, khi mà nền kinh tế đang ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký thành lập là rất lớn, cùng với tỷ trọng các DNVVN chiếm tới trên 90% thì các dịch vụ này càng chiếm một vị trí quan trọng mang lại sự hỗ trợ về chuyên môn. Thực tế cho thấy nếu thiếu các DVPTKD, các doanh nghiệp sẽ phải mất thêm nhiều chi phí để tuyển thêm nhân viên mới hoặc đào tạo các nhân viên hiện có để giải quyết nhiều vấn đề chuyên môn. Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho rằng sự thiếu vắng hoặc có sẵn có của các DVPTKD chất lượng cao là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa một nền kinh tế đang phát triển và một nền kinh tế phát triển. Cũng theo UNCTAD, các DVPTKD giúp cho các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022