đốc phụ trách điều hành khâu quản lý xây dựng rừng và dịch vụ, công tác an toàn, bảo hộ, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ. 01 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc phụ trách chỉ đạo điều hành khâu sản xuất kinh doanh và chế độ chính sách, đời sống của cán bộ công nhân.
Phòng kinh
doanh
Quan hệ lãnh đạo, chỉ huy
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
KIỂM SOÁT VIÊN
Phòng Kế hoạch Kỹ thuật
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức, hành chính
Phòng lâm nghiệp
Đội sản xuất Kỳ Lãm
Đội sản xuất Mỹ Lâm
Đội sản xuất Trung Môn
Xí nghiệp gạch Tynel
Đội dịch vụ hỗ trợ sản xuất
BAN GIÁM ĐỐC
Quan hệ kiểm tra, giám sát Quan hệ tham mưu, giúp việc
(Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính, 2020)
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
- Các phòng ban nghiệp vụ: là bộ máy giúp việc cho ban Ban Giám đốc công ty trong lĩnh vực được phân nhiệm vụ, bao gồm:
+ Phòng Kế hoạch - kỹ thuật: Có chức năng xây dựng các phương án và kế hoạch kinh doanh của toàn công ty từ việc lập kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, triển khai thực hiện, đánh giá kế quả. Kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác tiêu thụ sản phẩm; nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu các chương trình trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng và sản phẩm khai thác rừng. Xây dựng phương án vay vốn của các tổ chức tín
dụng phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty hàng năm. Lập dự toán lâm sinh, đề xuất cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa khu thiết kế, trình Giám đốc phê duyệt.
+ Phòng lâm nghiệp: Có chức năng nhiệm vụ tham mưu xây dựng kế hoach dài hạn, trung và kế hoạch năm về xây dựng phát triển vốn rừng, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện đúng tiến độ, chất lượng, chỉ tiêu phát triển vốn rừng. Quản lý hồ sơ rừng và đất rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên đất rừng và đất rừng. Nắm vững và quản lý diện tích rừng, biến động tăng hoặc giảm diện tích rừng. Tổ chức thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng, khai thác, tỉa thưa rừng trồng, tham mưu với Ban giám đốc về công tác quy hoạch và quản lý đất đai. Xác định chính xác vị trí, diện tích lô thiết kế trên bản đồ địa hình và thực địa. Điều tra đầy đủ các yếu tố khảo sát tự nhiên và đề xuất biện pháp kinh doanh cho khu thiết kế. Đối với thiết kế khai thác, tỉa thưa rừng trồng. Xác định chính xác diện tích và tình hình cây đứng, đặc điểm địa hình, điều kiện sản xuất của khu khai thác. Đề xuất phương thức khai thác và cường độ khai thác của lô thiết kế. Lập hồ sơ phương án khai thác đúng quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo công ty trực tiếp phân công.
+ Phòng Kế toán – tài chính: Hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm theo quy định. Xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng, quy chế chi tiêu nội bộ của công ty. Thực hiện tính toán để chi trả lương cho người lao động. Lập đầy đủ, đúng hạn báo cáo thống kê và quyết toán của doanh nghiệp theo quy định. Bảo quản và giữ bí mật của tài liệu kế toán theo quy định. Tham mưu đề xuất với lãnh đạo xử lý các vấn đề tồn tại về tài chính và tài sản của doanh nghiệp. Tính toán và trích nộp đúng, đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp, các khoản nợ phải trả. Tổ chức kiểm kê, đánh giá tài sản hàng năm, thanh toán các hợp đồng kinh tế. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo công ty trực tiếp phân công
+ Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách công việc về hành chính và nhân sự của công ty như: Tham gia tuyển dụng nhân sự, quản lý hồ sơ nhân sự, thự hiện các hoạt động phân tích công việc, đánh giá kết quả thực hiện công việc, trả lương, khen thưởng, các chế độ đãi ngộ lao động, đào tạo nhân sự…Trực tiếp quản lý, theo dõi công tác hành chính của cơ quan bao gồm công tác phục vụ hành chính, tiếp khách, hội họp, phục vụ; Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu, lưu trữ tài
liệu và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban lãnh đạo. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo công ty trực tiếp phân công.
+ Phòng kinh doanh: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty. Lập kế hoạch công việc hàng tháng và tiến hành điều độ kinh doanh hàng tháng. Phụ trách công tác tổ chức thuê khoán, khai thác trồng rừng…đối với các lực lượng hợp đồng. Phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ, các đơn vị cơ sở trực thuộc, thống kê tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh theo định kỳ và đột xuất. Tham mưu cho giám đốc Công ty về ký kết hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện hợp đồng giám đốc Công ty đã ký kết. Nghiên cứu và phát triển thị trường cho công ty.
+ Các đội sản xuất trong công ty: Hiện nay công ty có 3 đội sản xuất là đội Kỹ lãm, Mỹ Lâm và Trung Môn. Các đội sản xuất này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và đất rừng theo kế hoạch công ty giao. Ngoài ra, công ty còn có đội dịch vụ hỗ trợ sản xuất phụ trách các hoạt động kỹ thuật, vật tư hỗ trợ sản xuất cho các đội. Công ty có 1 xí nghiệp sản xuất gạch tuynel từ năm 2017.
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2017-2019
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi trong 3 năm 2017-2019 thể hiện trong bảng 2.1.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với tốc độ phát triển bình quân (TĐPTBQ) là 106,11%, với tốc độ tăng tương đối đều chứng tỏ Công ty đã có các biện pháp và phương hướng phát triển đúng đắn để đạt được doanh thu tương đối ổn định. Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi đã không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng để tiêu thụ được lượng hàng hóa ngày càng tăng. Mặt khác, do sự thay đổi của thị trường nên giá vốn của hàng hóa tăng cao điều này đã làm cho giá bán sản phẩm của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi tăng theo đem lại doanh thu lớn.
Qua bảng 2.1 cho thấy, giá vốn hàng bán tăng lên với TĐPTBQ là 105,82%. Nguyên nhân của việc tăng giá vốn hàng bán là do thị trường có nhiều biến động, năm 2018 thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng của lạm phát cùng với những khó khăn của ngành sản xuất gỗ và lâm nghiệp, vì vậy làm cho giá của các mặt hàng đầu vào tăng nhanh. Mặt khác, do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng kéo theo giá vốn hàng bán
cũng tăng. Cùng với đó, những diện tích rừng chưa đến thời kỳ khai thác cũng được công ty hạch toán vào khoản này, vì vậy giá vốn hàng bán của công ty tương đối cao.
Chi phí kinh doanh cũng biến đổi theo sự biến động của nền kinh tế thị trường, năm 2018 chi phí kinh doanh tăng so với năm 2017 là 30.689.675 đồng. Do lạm phát nên Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi đã thực hiện các biện pháp giảm chi phí như giảm bớt nhân công, tận dụng lực lượng công nhân viên trong Công ty để bốc dỡ hàng hóa nên chi phí bốc dỡ giảm. Năm 2018 chi phí kinh doanh chỉ tăng so với năm 2017 là 2,74%. Nhưng đến năm 2019 thì chi phí kinh doanh lại tăng với tốc độ 4,44% so với năm 2018 là do với khối lượng hàng hóa nhiều thì Công ty phải thuê ngoài nhiều, chi phí vận chuyển, bốc dỡ cao, vì vậy cho chi phí kinh doanh tăng với TĐPTBQ là 103,59%. Một yếu tố làm cho chi phí kinh doanh tăng nhanh là do Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi hạch toán chi phí lãi vay (tức là các khoản lãi phải trả khi ta vay vốn) vào tài khoản chi phí quản lý kinh doanh trong khi nợ ngắn hạn của Công ty ngày càng tăng. Do đó, Công ty nên đề ra các biện pháp nhằm giảm tổi thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng cũng như quản lý nhất là trả dần được các khoản lãi vay ngân hàng càng nhanh càng tốt.
Thu nhập khác của công ty có xu hướng biến động tăng với TĐPTBQ là 111,49% trong giai đoạn 2017-2019. Đây là các khoản thu chính và khá lớn của công ty có được từ các khoản cấp kinh phí hàng năm của nhà nước để công ty khoanh nuôi bảo vệ rừng. Đây là một trong những đặc điểm khác của các công ty lâm nghiệp so với các công ty sản xuất kinh doanh khác. Cụ thể, năm 2017 công ty được cấp 143.815.600 đồng cho việc bảo vệ rừng, đến năm 2019 tăng lên là 178.750.200 đồng. Sự tăng lên này là do diện tích rừng công ty quản lý năm 2019 tăng lên. Chi phí khác cũng có xu hướng biến động tăng lên qua các năm với TĐPTBQ là 112,67%. Vì vậy, lợi nhuận khác cũng có xu hướng biến động tăng lên với TĐPTBQ là 109,83%, tăng bình quân 9,83%/năm.
34
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi (2017-2019)
ĐVT: Đồng
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | So sánh 2018/2017 | So sánh 2019/2018 | ӨBQ | |||
Giá trị | ӨLH(%) | Giá trị | ӨLH(%) | (%) | ||||
1. Doanh thu BH&CC DV | 12.985.361.283 | 13.689.267.891 | 14.619.367.201 | 703.906.608 | 105,42 | 930.099.310 | 106,79 | 106,11 |
2. Các khoản giảm trừ | 0 | 0 | 0 | |||||
3. DTT về BH&CC DV | 12.985.361.283 | 13.689.267.891 | 14.619.367.201 | 703.906.608 | 105,42 | 930.099.310 | 106,79 | 106,11 |
4. Giá vốn hàng bán | 9.890.320.700 | 10.498.129.600 | 11.075.920.500 | 607.808.900 | 106,15 | 577.790.900 | 105,50 | 105,82 |
5. LN gộp về BH&CC DV | 3.095.040.583 | 3.191.138.291 | 3.543.446.701 | 96.097.708 | 103,10 | 352.308.410 | 111,04 | 107,00 |
6. Doanh thu HĐTC | 125.240.169 | 85.692.341 | 91.305.601 | -39.547.828 | 68,42 | 5.613.260 | 106,55 | 85,38 |
7. Chi phí tài chính | 65.156.934 | 48.956.217 | 52.129.875 | -16.200.717 | 75,14 | 3.173.658 | 106,48 | 89,45 |
8. Chi phí QLKD | 1.119.325.600 | 1.150.015.275 | 1.201.085.500 | 30.689.675 | 102,74 | 51.070.225 | 104,44 | 103,59 |
9. LN thuần từ HĐKD | 2.035.798.218 | 2.077.859.140 | 2.381.536.927 | 42.060.922 | 102,07 | 303.677.787 | 114,61 | 108,16 |
10. Thu nhập khác | 143.815.600 | 159.152.500 | 178.750.200 | 15.336.900 | 110,66 | 19.597.700 | 112,31 | 111,49 |
11. Chi phí khác | 83.250.250 | 93.900.550 | 105.689.580 | 10.650.300 | 112,79 | 11.789.030 | 112,55 | 112,67 |
12. Lợi nhuận khác | 60.565.350 | 65.251.950 | 73.060.620 | 4.686.600 | 107,74 | 7.808.670 | 111,97 | 109,83 |
13. LN trước thuế | 2.096.363.568 | 2.143.111.090 | 2.454.597.547 | 46.747.522 | 102,23 | 311.486.457 | 114,53 | 108,21 |
14. Chi phí thuế TNDN | 419.272.714 | 428.622.218 | 490.919.509 | 9.349.504 | 102,23 | 62.297.291 | 114,53 | 108,21 |
15. LN sau thuế TNDN | 1.677.090.854 | 1.714.488.872 | 1.963.678.038 | 37.398.018 | 102,23 | 249.189.166 | 114,53 | 108,21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Cơ Bản Và Sự Cần Thiết Thiết Phải Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp
- Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp
- Nhân Tố Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Của Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Tài Sản Của Công Ty Qua 3 Năm (2017 - 2019)
- Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Gỗ Của Công Ty
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty Qua 3 Năm (2017 - 2019)
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2017, 2018, 2019 và kết quả tính toán của tác giả 2020)
Nhìn chung, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi là không đều. Sau 3 năm lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi có biến động nhưng xu hướng tăng. Đạt được điều này là do giám đốc Công ty đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm làm tăng doanh thu là nhân tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.
2.2. Thực trạng nguồn lực kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi
2.2.1. Lực lượng lao động
Tổng số nhân lực của công ty tính đến ngày 31/12/2019 là 158 người. Trong đó, phân loại lao động của công ty cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động của công ty năm 2019 phân theo trình độ
(Nguồn: Trích từ báo cáo nhân sự của công ty năm 2019)
. - Phân theo trình độ: Qua biều đồ 2.1 cho thấy, số lượng lao động của công ty được qua đào tạo tương đối cao, trong đó lao động có trình độ trên đại học chiếm 1,9%, đại học chiếm 20,25% tổng lao động, cao đẳng 7,59%. Với đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao năng suất lao động và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, công nhân kỹ thuật và lao động có trình độ phổ thông chiếm 62,66% tổng số lao động năm 2019. Điều này là do ngành nghề của công ty là sản xuất lâm nghiệp, liên quan đến trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, vì vậy đối với các công việc này đòi hỏi công nhân có trình độ không cần quá cao. Như vậy, có thể thấy cơ cấu lao động của công ty theo trình độ tương đối hợp lý, đảm bảo thực hiện được các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động của công ty năm 2019 phân theo độ tuổi
(Nguồn: Trích từ báo cáo nhân sự của công ty năm 2019)
- Phân theo độ tuổi lao động: Có thể thấy lực lượng lao động trong công ty còn khá trẻ, năng động và nhiệt tình trong công việc. Có khả năng học hỏi và khát khao cống hiến nhằm tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Lao động từ 25- 35 tuổi chiếm đa số trong lực lượng lao động chiếm tới 44,94% trong tổng số lao động năm 2019. Tỷ trọng lao động ở độ tuổi 35-45 là 21,52%, hầu hết lao động trong độ tuổi này là lực lượng kỹ sư lâm nghiệp, quản lý ở các đội sản xuất. Lao động ở độ tuổi trên 45 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, đây hầu hết thuộc bộ phận quản lý của công ty, có thời gian gắn bó lâu dài với công ty, chịu trách nhiệm quản lý giám sát, đào tạo lực lượng lao động.
- Phân theo giới tính: Trong công ty lực lượng lao động chủ yếu là lao động nam chiếm tới 65,19%. Đặc điểm này là do lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty là lâm nghiệp, đòi hỏi cần những lao động nam có sự nhanh nhẹn, sức khỏe nên việc sử dụng lao động nam nhiều hơn là lựa chọn khả thi của công ty. Năm 2019, lao động nữ chiếm 34,81%, chủ yếu làm việc ở các phòng ban quản lý, các đội sản xuất, các lâm trường và bộ phân phục vụ của công ty.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động của công ty năm 2019 phân theo giới tính và mối quan hệ lao động
(Nguồn: Trích từ báo cáo nhân sự của công ty năm 2019)
- Về mối quan hệ lao động: Do đặc thù là công ty sản xuất nên hiện nay lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động, chiếm 67,09%. Đây chủ yếu là công sản xuất trực tiếp làm việc tại các đội sản xuất tại các lâm trường của công ty. Lao động gián tiếp khối phòng ban, phục vụ chiếm tỷ trọng thấp hơn. Như vậy, xét về cơ cấu lao động theo mối quan hệ lao động của công ty cho thấy cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Tóm lại, qua phân tích đặc điểm lao động của công ty cho thấy, cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý, trình độ lao động của công ty tương đối cao, chủ yếu là lao động nam đang trong độ tuổi lao động, điều này rất phù với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay. Điều này góp phần rất lớn vào việc sử dụng hiệu quả lao động của công ty và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng của công ty
Nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi thể hiện trong bảng phụ bảng 03 và biểu đồ 2.4.