Đặc Điểm Cơ Bản Và Sự Cần Thiết Thiết Phải Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp

Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi. Do vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả không bị trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh, làm rõ thực trạng, những khó khăn hạn chế, nguyên nhân của những khó khăn hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi đến năm 2025.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả kinh doanh của của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi trong 3 năm 2017-2019.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang - 3

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang; Địa chỉ: xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp: Trong quá trình thực hiện, các tài liệu, số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Số liệu sơ cấp tiến hành khảo sát từ tháng 7/2020 - 9/2020 và đề xuất các giảp pháp đến năm 2025.

- Phạm vi về nội dung: Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có khá nhiều chỉ tiêu khác nhau. Do đặc thù là doanh nghiệp lâm nghiệp và giới hạn về mặt nguồn lực nên trong nghiên cứu này tác giả giới hạn tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi bằng các nhóm các chỉ tiêu về tài chính (không đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội). Cụ thể các chỉ tiêu như sau:

+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp;

+ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh từng bộ phận (Hiệu quả sử dụng vốn lưu động; Hiệu quả sử dụng vốn cố định; Hiệu quả sử dụng lao động; Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán;Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho).

Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Đối với dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp đã được công bố ở các cơ quan lưu trữ, trên sách báo, tạp trí, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các văn bản pháp luật, Nghị định và Quyết định của Chính phủ và Bộ ngành liên quan, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo, bài báo, luận văn, khóa luận…

Kế thừa các số liệu, tài liệu, cơ sở dữ liệu về tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty thông qua các báo cáo của các phòng, ban của công ty như phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh. Kế thừa các tài liệu về báo cáo tài chính: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán…của công ty trong 3 năm 2017-2019.

- Đối với dữ liệu sơ cấp: Thông tin dữ liệu sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý của công ty. Cụ thể:

+ Đối tượng phỏng vấn: Tác giả đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với 12 nhân sự của công ty, bao gồm:

01 Phó giám đốc;

04 Trưởng phòng (Phòng kế hoạch kỹ thuật, Phòng lâm nghiệp, Phòng kinh doanh, Phòng tổ chức hành chính);

01 Kế toán trưởng;

06 Phó phòng (Phòng kế hoạch kỹ thuật, Phòng lâm nghiệp, Phòng kinh doanh, Phòng tổ chức hành chính).

(Danh sách chi tiết xem Phụ lục 01).

+ Câu hỏi phỏng vấn: bao gồm 6 câu hỏi chính để thu thập và làm rõ hơn thông

tin về:


Những thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty;

Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh;

Tác động của các nhân tố (Điều kiện tự nhiên; Nhà cung cấp và giá cả của nguyên vật liệu; Kinh tế - xã hội của địa phương; Các chính sách hỗ trợ của nhà nước; Điều kiện giao thông vận tải; Khách hàng của công ty; Năng lực lãnh đạo của lãnh đạo; Bộ máy quản lý; Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty) đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty;

Những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh;

Những đề xuất, khuyến nghị với nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp.

(Câu hỏi chi tiết xem phụ lục 02).

+ Thời lượng phỏng vấn sâu: Thực hiện 8 cuộc phỏng vấn sâu với thời gian 45 phút/cuộc phỏng vấn sâu.

5.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Dựa vào các số liệu đã được công bố, tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

Để phân tích dữ liệu của luận văn, tác giả sử dụng những phương pháp sau:

+ Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau. Phương pháp này được sử dụng để mô tả tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

+ Phương pháp thống kê so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động…

+ Kỹ thuật so sánh:

•So sánh số tuyệt đối: Để biết sự tăng giảm về giá trị

•So sánh số tương đối: Để biết phần trăm tăng, giảm

•So sánh số bình quân: Tăng, giảm giữa các năm

+ Các chỉ tiêu tính toán:

•Tỷ trọng cơ cấu vốn, lao động các loại và các nguồn lực khác (%),

•Tính tốc độ phát triển liên hoàn (%) của các chỉ tiêu nghiên cứu,

•Tính tốc độ phát triển bình quân (%) của các chỉ tiêu nghiên cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học: Nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà nhà quản trị của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi thấy được thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác đầy đủ nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục bảng bảng, Danh mục viết tắt, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm về kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

1.1.1. Khái niệm về kinh doanh

Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh doanh, sau đây là một vài định

nghĩa:

- Theo khoản 16, điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 “Kinh doanh là việc thực hiện

liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” [26].

- Theo tác giả Nguyễn Văn Đệ và cộng sự (2005), “Kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường” [16].

- Theo tác giả Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009) “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”. [17].

- Theo tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2017): “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các giai đoạn cuả quá trình đầu tư với mục tiêu thu lợi nhuận, với các đặc trưng cơ bản là: Mục tiêu là thu lợi nhuận; Hoạt động kinh doanh gắn liền với một chủ thể cụ thể; Gắn với thị trường và sự vận động của vốn” [23].

Như vậy, mỗi tác giả khi nghiên cứu về kinh doanh lại đưa ra những khái niệm khác nhau theo các cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, khái niệm về kinh doanh của tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2017) mang tính tổng hợp hơn cả. Vì vậy, trong nghiên cứu này kinh doanh được hiểu như khái niệm trên.

1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Cũng như kinh doanh, hiện nay có nhiều khá nhiều quan điểm về hiệu quả kinh doanh. Một số quan điểm của các học giả như:

- Theo tác giả David Begg (1992), “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc thiết bị, vốn và các

yếu tố khác) của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra” [14].

- Theo tác giả Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2004), “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì thế mới cần đánh giá hiệu quả kinh doanh” [17].

Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh ở trên, ta có thể đưa ra một khái niệm ngắn gọn như sau: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế bảng hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra, được xác định bằng cách so sánh kết quả đầu ra của sản xuất với các chi phí đầu vào sản xuất”.

Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh doanh như sau: H = K/C

Với H là hiệu quả kinh doanh của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: Hiệu quả kinh doanh phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Như vậy, bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực hữu hạn của doanh nghiệp, tiết kiệm các loại chi phí, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận. Hay nói cách khác, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc đạt được các kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.

1.2. Đặc điểm cơ bản và sự cần thiết thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp

1.2.1. Đặc điểm cơ bản về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp

Nhiệm vụ chính của các doanh nghiệp lâm nghiệp tại Việt Nam hiện nay là khoanh nuôi, bảo vệ rừng và trồng rừng nguyên liệu. Vì vậy, đặc điểm cơ bản về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp như sau:

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài: Đây là một đặc trưng rất cơ bản của các công ty lâm nghiệp. Do đối tượng sản xuất của các công ty lâm nghiệp là cây rừng, có chu kỳ sinh trưởng và phát triển rất dài, được bắt đầu từ khâu phát dọn thực bì, ươm

giống, cuốc hố, trồng cây, trồng dặm, chăm sóc, quản lý bảo vệ đến khai thác và tiêu thụ. Chu kỳ này thường kéo dài từ 7-8 năm, thậm chí 10-12 năm đối với sản xuất rừng trồng gỗ lớn. Đặc điểm này, đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp.

Trước hết là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, do chu kỳ kéo dài nên vốn đầu tư bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang nằm trong rừng, dưới dạng rừng non, do vòng quay vốn dài, thời gian thu hồi vốn lâu và thường hiệu quả đầu tư không cao. Chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài nên chi phí lớn (chi phí sử dụng vốn, chi phí hàng tồn kho…) [23, 28].

Mặt khác, do đối tượng sản xuất của các doanh nghiệp lâm nghiệp là các thực thể sinh học, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ mùn của đất…nên với chu kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài gây ra rất nhiều khó khăn về rủi ro trong sản xuất kinh doanh từ thiên nhiên như mưa gió, bão, lụt…Nhiều diện tích rừng đến thời kỳ khai thác lại bị hỏa hoạn cháy, lũ ống, lũ quét cuốn trôi, cây trồng bị bệnh…vì vậy doanh nghiệp khó có thể bảo vệ các thành quả lao động, gây thiệt hại về sản xuất kinh doanh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp không cao. Đây cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh vào lĩnh vực lâm nghiệp.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần lựa chọn cây trồng có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh như keo lai, bạch đàn…Đồng thời, xác định cơ cấu loại rừng hợp lý, áp dụng các biện pháp lâm sinh tổng hợp để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.

- Quá trình sản xuất xen kẽ với quá trình tự nhiên: Quá trình sản xuất được hiểu là quá trình tác động của con người như trồng, phát cỏ, tưới, bón phân, chăm sóc, bảo vệ rừng….Quá trình tự nhiên được hiểu là sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả của cây rừng. Hai quá trình này luôn đan xen lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Trong đó, yếu tố tự nhiên như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, độ phì nhiêu của đất... tác động rất lớn đến sản lượng cây trồng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần áp dụng các tiến bộ của kỹ thuật lâm sinh trong quá trình sản xuất để tác động vào quá trình tự nhiên của cây rừng [23, 28].

- Kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp có tính thời vụ, được tập trung vào một khoảng thời gian nào đó trong năm và lặp đi lặp lại có tính quy luật.

Thông thường, với chu kỳ sản xuất kinh doanh rừng của các công ty lâm nghiệp từ 7-8 năm nhưng tập chung chủ yếu trong 3 năm đầu với các hoạt động là phát dọn thực bì, làm đất, trồng chăm sóc. Các hoạt động này thường được tập trung chủ yếu vào mùa mưa và lặp đi lặp lại. Trong giai đoạn này sẽ cần nhiều lao động phổ thông nhiều hơn, còn từ năm thứ 4 là giai đoạn quản lý bảo vệ rừng sẽ cần ít lao động hơn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có phương án và kế hoạch kinh doanh rõ ràng, trên cơ sở đó phân bổ nguồn lực hợp lý để tiết kiệm chi phí, linh hoạt trong việc sử dụng lao động, đối với những công việc như phát dọn thực bì, đào hố, cuốc hố, trồng cây…nên tận dụng nguồn nhân lực địa phương bằng hình thức thuê, khóa mùa vụ, không nên tuyển nhiều lao động biên chế tại công ty [23].

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp vừa mang mục tiêu kinh tế, vừa mang mục tiêu xã hội, trong đó mục tiêu xã hội đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu kinh tế là đạt được tốc độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như sản xuất đồ mộc, sản xuất giấy...Mục tiêu xã hội là giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo hệ nguồn gen, hệ sinh thái động thực vật…Để đạt được các mục tiêu về kinh tế thì đối với rừng trồng doanh nghiệp thường khai thác rừng ở chu kỳ khai thác từ 5-7 năm. Để đạt được các mục tiêu xã hội thì chu kỳ khai thác lại phải kéo dài 10-12 năm, đối với diện tích rừng được giao bảo vệ như rừng tự nhiên doanh nghiệp lại không được phép khai thác, trong khi chi phí bảo vệ rừng lớn, hỗ trợ nhà nước không cao, doanh nghiệp bị lỗ, dẫn đến không đạt được mục tiêu kinh tế. Đây là một trong những khó khăn của các doanh nghiệp đòi doanh nghiệp cần cân đối giữa hai mục tiêu này và cần có sự tham gia, hỗ trợ rất lớn của nhà nước [23, 28].

Như vậy, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp lâm nghiệp có chu kỳ kéo dài, rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, vốn ứ đọng lớn, chi phí cao, mang tính thời vụ, vừa mang mục tiêu kinh tế vừa mang mục tiêu xã hội. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một bài toán rất cần thiết hiện nay của các doanh nghiệp lâm nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022