Biểu đồ 2.4. Cơ cấu rừng và đất rừng của công ty năm 2019
(Nguồn: Trích từ báo cáo thực trạng diện tích rừng của công ty năm 2019) Qua biểu đồ 2.4 cho thấy, tổng diện tích đất rừng công ty đang quản lý là 18.851,13 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 98,45%. Diện tích đất nông nghiệp không có, diện tích đất khác là 1,55%. Trong đó, diện tích đất trồng rừng sản xuất chiếm 93,2% tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của công ty. Diện tích rừng tự nhiên sản xuất chỉ chiếm 2,81%. Hiện nay, công ty đang sản xuất kinh doanh hai loại gỗ nguyên liệu chính là Keo và Bạch đàn để cung cấp gỗ làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ, chế biến đồ gỗ…Đây là 2 loại gỗ nguyên liệu phổ biến, có chu kỳ sản xuất ngắn
(từ 6-7 năm).
Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 1,55% tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của công ty. Đây là diện tích được chia đều cho các khu vực chức năng, nhà công vụ, đất giao thông, đất sông ngời kênh rạch và các công trình khác phục vụ hoạt động sản xuất của công ty.
Như vậy, nhìn chung cơ cấu đất hiện nay công ty đang quản lý khá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đây là một loại tài sản đặc biệt của các công ty nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất công ty quản lý khá cao, vẫn còn hiện tượng tranh chấp đất giữa công ty với người dân, diện tích đất chưa có rừng vẫn chiếm tới 2,44%, trong những năm tiếp theo công ty cần khai thác và sử dụng nốt phần diện tích đất còn lại để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời nghiên cứu và đưa vào trồng thêm những cây trồng bản địa để nâng cao sản lượng gỗ sản xuất.
2.2.3. Tài sản của công ty
Thực trạng tài sản của công ty trong 3 năm 2017-2019 của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi được thể hiện trong bảng 2.2.
Qua bảng 2.2 cho thấy: Tổng tài sản của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi biến đổi qua các năm và có xu hướng là tăng với tốc độ phát triển bình quân (TĐPTBQ) là 110,49%, tăng bình quân 10,49%/năm trong giai đoạn 2017-2019. Trong đó, tổng tài sản năm 2018 tăng so với năm 2017 là 8,45%, đến năm 2019 tỷ lệ tăng so với năm 2018 là 12,56%. Cụ thể như sau:
- Về tài sản ngắn hạn: Bảng 2.2 cho thấy, tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng với TĐPTBQ là 11,65%. Sự biến động tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2017-2019 không giống nhau và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố, cụ thể năm 2017 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 64,33% chủ yếu là của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Năm 2018 thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, lên tới 67,03% trong tổng giá trị tài sản. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn tăng lên như vậy là do trong năm 2018 hàng tồn khô của công ty tăng và chiếm tỷ trọng 40,45% trong tổng giá trị tài sản.
Bảng 2.2 cho thấy, qua 3 năm cho thấy tiền và các khoản tương đương tiền có TĐPTBQ là 104,78%. Hiện nay, lượng tiền công của công ty tương đối cao, điều này giúp công ty có khả năng độc lập tự chủ về vốn cao, khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn như là lãi vay ngân hàng, các nhà cho vay…tăng lên làm cho tình hình tài chính của công ty ổn định hơn.
Giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng tài sản của công ty. Đây chủ yếu là các khoản phải thu của các đối tác của công ty như: Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty Ban Quản lý dự án phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang…Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện công ty không bị bạn hàng chiếm dụng vốn kinh doanh quá lớn.
40
Bảng 2.2. Thực trạng tài sản của công ty qua 3 năm (2017 - 2019)
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | So sánh 2018/2017 | So sánh 2019/2018 | θBQ | ||||||
Giá trị | TT (%) | Giá trị | TT (%) | Giá trị | TT (%) | Giá trị | θLH (%) | Giá trị | θLH (%) | (%) | |
A. Tài sản ngắn hạn | 9.079.576.126 | 64,33 | 10.261.158.167 | 67,03 | 11.318.905.739 | 65,69 | 1.181.582.041 | 113,01 | 1.057.747.572 | 110,31 | 111,65 |
I.Tiền và các khoản TĐ tiền | 1.972.183.206 | 13,97 | 2.006.435.129 | 13,11 | 2.165.129.363 | 12,57 | 34.251.923 | 101,74 | 158.694.234 | 107,91 | 104,78 |
II.Đầu tư TCNH | 550.000.000 | 3,90 | 550.000.000 | 3,59 | 550.000.000 | 3,19 | 0 | 0 | 0,00 | ||
III.Các khoản phải thu NH | 1.721.698.594 | 12,20 | 1.513.129.451 | 9,88 | 1.452.356.076 | 8,43 | -208.569.143 | 87,89 | -60.773.375 | 95,98 | 91,85 |
IV. Hàng tồn kho | 4.835.694.326 | 34,26 | 6.191.593.587 | 40,45 | 7.108.205.000 | 41,25 | 1.355.899.261 | 128,04 | 916.611.413 | 114,80 | 121,24 |
V.TSNH khác | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 | 43.215.300 | 0,25 | 0 | 43.215.300 | 0,00 | ||
B. Tài sản dài hạn | 5.034.884.807 | 35,67 | 5.046.244.650 | 32,97 | 5.911.398.215 | 34,31 | 11.359.843 | 100,23 | 865.153.565 | 117,14 | 108,36 |
I. TSCĐ | 5.034.884.807 | 35,67 | 5.046.244.650 | 32,97 | 5.911.398.215 | 34,31 | 11.359.843 | 100,23 | 865.153.565 | 117,14 | 108,36 |
II.Tài sản dài hạn khác | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 | 0 | 0 | 0,00 | ||
Tổng tài sản (A+B) | 14.114.460.933 | 100,00 | 15.307.402.817 | 100 | 17.230.303.954 | 100 | 1.192.941.884 | 108,45 | 1.922.901.137 | 112,56 | 110,49 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp
- Nhân Tố Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Của Doanh Nghiệp
- Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Trong 3 Năm 2017-2019
- Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Gỗ Của Công Ty
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Của Công Ty Qua 3 Năm (2017 - 2019)
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Cố Định Và Tài Sản Cố Định Của Công Ty Qua 3 Năm (2017 - 2019)
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2017, 2018, 2019 và kết quả tính toán của tác giả)
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của công ty và có xu hướng ngày càng tăng với TĐPTBQ là 121,24%, tăng bình quân 21,24%/năm. Kết cấu hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là chi phí SXKD dở dang (rừng đang trong độ tuổi đầu tư và sinh trưởng, chưa đến thời kỳ khai thác), một phần nhỏ hàng gỗ xẻ thành phẩm, và vật tư sản xuất, công ty hạch toán vào hàng tồn kho. Đây là một đặc thù riêng của các công ty lâm nghiệp khi có chu kỳ kinh doanh dài (chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu thường từ 6-7 năm) nên vốn ứ đọng trong sản xuất cao, rủi ro lớn. Vì vậy, trong những năm tới, công ty cần nghiên cứu chu kỳ khai thác rừng tối ưu để giảm chi phí tồn kho.
- Về tài sản dài hạn: Bảng 2.2 cho thấy, tài sản dài hạn của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi trong giai đoạn 2017-2019 lại có xu tăng chậm qua với TĐPTBQ là 108,36% và chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị tài sản của công ty. Năm 2017, tài sản dài hạn của công ty chiếm 35,67% trong tổng giá trị tài sản của công ty. Đây chủ yếu là máy móc thiết bị, nhà xưởng, xe vận chuyển… của công ty. Năm 2018, tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống chỉ còn 32,97%. Đến năm 2019 tài sản dài hạn của công ty chiếm 34,31% trong tổng giá trị tài sản của công ty. Để phục vụ tốt hơn quá trình kinh doanh của công ty thì công ty nên xem xét tài sản cố định một cách phù hợp. Ngoài ra công ty còn thêm lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng, công nghệ nên công ty phải đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm đầu tư hợp lý cho tài sản cố định cũng như tài sản dài hạn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, nhìn chung Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi là công ty sản xuất lâm nghiệp song tài sản ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn trong cả 3 năm 2017-2019, đặc biệt tỷ trọng tài sản dài hạn ngày có xu hướng tăng chậm hơn so với tài sản ngắn hạn, do vậy công ty cần xem xét kế hoạch dự trữ hàng tồn kho tích cực hơn, bên cạnh đó cần có phương hướng tăng tỷ trọng tài sản dài hạn, đầu tư phù hợp vào tài sản cố định nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.4. Nguồn vốn của công ty
Bảng 2.3 cho thấy, tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm với TĐPTBQ là 110,49%, tăng bình quân là 10,49%/năm. Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm được huy động chủ yếu từ các khoản phải trả được thể hiện thông qua tỷ trọng của nợ phải trả
41
trên tổng nguồn vốn, năm 2017 nợ phải trả chiếm 59,88%, sang năm 2018 nợ phải trả giảm xuống và chiếm 53,23% và năm 2019 chiếm 51,96%. Sự biến động của các khoản nợ phải trả là do biến động của nợ ngắn hạn và dài hạn. Năm 2017 nợ ngắn hạn là 4.753.625.133 đồng, chiếm 33,68% trong tổng nguồn vốn của công ty, đến năm 2019 nợ ngắn hạn chỉ chiếm là 28,75%. Các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là từ nguồn nợ của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, một số công ty cung cấp phân bón cây trồng, công ty TNHH sản xuất nguyên vật liệu giấy Việt Nhật....
Trong 3 năm nghiên cứu 2017-2019, lượng vay dài hạn của công ty cũng tương đối lớn, chiếm gần 25% trong tổng số nguồn vốn của công ty. Đây chủ yếu là khoản công ty vay ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang, Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt nam để đầu tư sản xuất. Các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng và giá trị cao là do đặc thù kinh doanh của các công ty Lâm Nghiệp có chu kỳ khai thác rừng trồng dài, thường từ 6-7 năm, vì vậy các công ty đối tác đầu tư dài và công ty cũng phải đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm trong 3 năm nghiên cứu cũng thể hiện công ty đã dần tự chủ về tài chính.
42
43
Bảng 2.3. Thực trạng nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2017 - 2019)
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | So sánh 2018/2017 | So sánh 2019/2018 | θBQ | ||||||
Giá trị | TT (%) | Giá trị | TT (%) | Giá trị | TT (%) | Giá trị | θLH (%) | Giá trị | θLH (%) | (%) | |
A. NỢ PHẢI TRẢ | 8.452.148.554 | 59,88 | 8.148.521.541 | 53,23 | 8.953.247.392 | 51,96 | -303.627.013 | 96,41 | 804.725.851 | 109,88 | 102,92 |
I. Nợ Ngắn hạn | 4.753.625.133 | 33,68 | 4.226.953.214 | 27,61 | 4.954.521.961 | 28,75 | -526.671.919 | 88,92 | 727.568.747 | 117,21 | 102,09 |
II. Nợ dài hạn | 3.698.523.421 | 26,20 | 3.921.568.327 | 25,62 | 3.998.725.431 | 23,21 | 223.044.906 | 106,03 | 77.157.104 | 101,97 | 103,98 |
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU | 5.662.312.379 | 40,12 | 7.158.881.276 | 46,77 | 8.277.056.562 | 48,04 | 1.496.568.897 | 126,43 | 1.118.175.286 | 115,62 | 120,90 |
I.Vốn chủ sở hữu | 5.537.562.379 | 39,23 | 7.040.681.276 | 46,00 | 8.085.556.562 | 46,93 | 1.503.118.897 | 127,14 | 1.044.875.286 | 114,84 | 120,84 |
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi | 124.750.000 | 0,88 | 118.200.000 | 0,77 | 191.500.000 | 1,11 | -6.550.000 | 94,75 | 73.300.000 | 162,01 | 123,90 |
Tổng nguồn vốn (A+B) | 14.114.460.933 | 100 | 15.307.402.817 | 100 | 17.230.303.954 | 100 | 481.941.884 | 108,45 | 1.922.901.137 | 112,56 | 110,49 |
(Nguồn: Trích từ báo cáo tài chính của công ty năm 2017, 2018, 2019 và kết quả tính toán của tác giả)
43
Bảng 2.3 cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu biến động tăng lên qua các năm với TĐPTBQ là 120,9%. Đây là một tín hiệu tốt chứng minh khả năng độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2018 so với năm 2017 tăng 26,43% và đến năm 2019 thì tăng lên 15,62% so với năm 2018, có điều đó là do năm 2019 vốn chủ sở hữu được tăng thêm do vốn góp thêm của giám đốc Công ty để tiến hành hoạt động trong hạng mục mới là tư vấn thiết kế, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp cùng với sự tăng lên của quỹ khen thưởng phúc lợi. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp nên Công ty nên chú trọng vào các biện pháp nhằm làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu một cách hợp lý và cũng chính là tăng khả năng độc lập tự chủ về vốn trong các hoạt động kinh doanh của Công ty .
Tóm lại, tổng nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi tăng dần qua các năm và phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn kinh doanh ngày một tăng lên của Công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, nợ phải trả giảm, đây là dấu hiệt tốt, tăng khả năng độc lập, tự chủ về vốn.
2.2.5. Quy trình công nghệ của công ty
Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng; Giai đoạn 2: Khai thác rừng trồng. Cụ thể như sau:
2.2.5.1. Quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng
Quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng trải qua các bước như trong sơ đồ 2.2 dưới đây.
Bước 1: Xử lý thực bì - làm đất:
- Xử lý thực bì: phát toàn diện thực bì, chiều cao gốc phát còn lại ≤15cm, đốt dọn sạch.
- Cuốc hố: kích thước 40 x 40 x 40cm, cự ly giãn cách các hố là 3,0 x 2,5m đối với mật độ 1.333 cây/ha và 3,0 x 2,5m đối với mật độ 1.333 cây/ha.
Bước 2: Chọn cây giống:
- Tiêu chuẩn cây giống: Cây con đem trồng phải đạt từ 03 tháng tuổi trở lên, chiều cao cây đạt 20 - 30 cm, đường kính cổ rễ 2 - 3 cm, kích thước túi bầu tối thiểu 7 x 14 cm. Cây khỏe, không cụt ngọn, sâu bệnh, bộ rễ phát triển đầy đủ và có nốt sần cố định đạm, bầu còn nguyên vẹn.
- Chủng loại cây: Hiện nay công ty đang chọn 2 loại cây là Keo lai và Bạch đàn.
Xử lý thực bì - làm đất
- Phát dọn thực bì
- Cuốc hố
Chọn cây giống
(Nguồn: Phòng
Trồng rừng
Chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng
lâm nghiệp, 2019)
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng của công ty
Bước 3: Trồng rừng:
- Vận chuyển cây con: trước khi tiến hành trồng, cây con phải được tập kết đến đầu lô trước 1 ngày. Trong quá trình vận chuyển không được làm vỡ bầu.
- Trồng cây: dùng dao bén rạch nhẹ túi bầu theo chiều thẳng đứng rồi lột nhẹ túi bầu. Đặt cây thẳng đứng giữa hố, lấp đất tới đâu thì dùng tay ém chặt tới đó. Vun đất hình mô rùa để tránh cây bị úng.
+ Bạch đàn (cây mô, hom): trồng thuần loài, mật độ 1.333 cây/ha.
+ Keo lai (cây mô, hom): trồng thuần loài, mật độ 1.333cây/ha.
- Tiêu chuẩn cây giống: 100% cây con có bầu, cây một ngọn, sức sinh trưởng tốt, không cong queo, không cụt ngọn, không sâu bệnh.
+ Đối với cây Bạch đàn: tuổi cây từ 3,5 ÷ 4 tháng tuổi, chiều cao vút ngọn từ 25 ÷ 30cm, đường kính cổ rễ từ 2,5 ÷ 3,0mm.
+ Đối với cây Keo lai: tuổi cây từ 4 ÷ 5 tháng tuổi, chiều cao vút ngọn từ 30 ÷ 35cm, đường kính cổ rễ từ 3,0 ÷ 3,5mm.
- Lấp hố: dùng cuốc xới lớp đất mặt không lẫn đá và rễ cây lấp đầy hố.