Tổng Quan Về Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại


giữ hộ tài sản; một số các công ty con hoạt động chuyên cung cấp các dịch vụ (bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ, bất động sản,..). Những hoạt động này chứa đựng ít rủi ro hơn cho NHTM trong quá trình hoạt động và đem lại thu nhập cho ngân hàng đó. Việc gia tăng tỷ trọng của các hoạt động này là xu thế các NHTM hiện đại đang theo đuổi và hướng tới.

1.2. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Ngân hàng thương mại là một trong những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với mục tiêu chủ yếu là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại thường gặp phải rủi ro rất lớn, các rủi ro này xuất phát từ chính đặc trưng của hoạt động kinh doanh của họ.

1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh ngân hàng thương mại

Khái niệm hiệu quả có nhiều quan điểm, nhìn nhận dưới những góc cạnh khác nhau. Điển hình như:

Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: “hiệu quả là kết quả đích thực” [48].

Từ điển toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh - Việt của Nguyễn Khắc Minh, hiệu quả được định nghĩa là: “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” ]. Định nghĩa này cho rằng hiệu quả là một thước đo về độ thành công trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra họ sản xuất được của các NHTM để đạt được các mục tiêu của mình. Tuy nhiên, mối tương quan giữa đầu ra với đầu vào được thể hiện dưới hai khía cạnh, dẫn đến hiệu quả- phản ánh mối tương quan đó- cũng sẽ được hiểu theo hai cách. Mối tương quan thứ nhất giữa đầu ra và đầu vào đó là tối thiểu hóa đầu vào để đạt được đầu ra cho trước, trường hợp này sẽ dẫn tới hiệu quả kỹ thuật. Mối tương quan thứ hai đó là tối thiểu hóa đầu vào để đạt được tối đa hóa đầu ra, và theo mối tương quan này hiệu quả được gọi là hiệu quả kinh tế.

Đôi khi hiệu quả là một phạm trù được sử dụng phổ biến nhằm đánh giá khả năng của một đơn vị trong việc tối đa hóa doanh thu đầu ra trong điều kiện chi phí đầu vào cho trước [75]. Cũng đồng quan điểm, Chen và cộng sự (2005) cho rằng hiệu quả được thể hiện khi một đơn vị tạo quyết định (DMU) có thể gia tăng được đầu ra của mình mà không cần phải có sự gia tăng đầu vào tương ứng, hoặc ngược


lại tối thiểu hóa đầu vào với đầu ra giữ nguyên. Theo cách hiểu này hiệu quả được phân chia thành ba loại hình, bao gồm: hiệu quả quy mô, hiệu quả phạm vi, và hiệu quả X (được sử dụng giúp ngân hàng đo lường liệu họ có kinh doanh hiệu quả khi kết hợp các yếu tố đầu vào).

Mặt khác, hiệu quả kinh doanh của NHTM được đánh giá theo hai nhóm chỉ tiêu là: chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối và chỉ tiêu hiệu quả tương đối [44]. Nếu như hiệu quả tuyệt đối là kết quả kinh tế sau khi loại trừ chi phí bỏ ra, thì hiệu quả tương đối được tính như tỷ lệ giữa kết quả kinh tế với chi phí bỏ ra. Nói cách khác, hai nhóm hiệu quả cho người nghiên cứu những cách nhìn khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tuyệt đối của ngân hàng sẽ gặp phải khó khăn khi nghiên cứu về nhiều ngân hàng có quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh hoặc dạng động (dạng cận biên) nên sẽ thuận lợi hơn cho các nghiên cứu hiệu quả ngân hàng theo không gian và thời gian của nhiều ngân hàng có quy mô khác nhau.

Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Khi NHTM hướng tới mục tiêu tối thiểu hóa đầu vào, tối đa hóa đầu ra thì đó được gọi là hiệu quả kỹ thuật. Trường hợp NHTM muốn đạt được đầu ra nhất định theo kế hoạch với một lượng tối thiểu hóa đầu vào, lúc này NHTM đang hướng tới hiệu quả kinh tế.

Có thể thấy rằng khái niệm hiệu quả vẫn chưa được thống nhất, dưới những lĩnh vực khác nhau, góc độ khác nhau hiệu quả sẽ được đề cập và nhìn nhận khác nhau. Điển hình trong trường hợp của ngân hàng thương mại, hiệu quả kinh doanh có thể được phản ánh qua hai góc độ: của ngân hàng, của kinh tế - xã hội, và của khách hàng. Theo góc độ của ngân hàng hiệu quả kinh doanh được hiểu là sử dụng các yếu tố đầu vào (như nhân lực, nguồn lực, tài lực, và vật lực) tốt nhất để đạt được tối đa đầu ra (lợi nhuận) và khả năng cạnh tranh gia tăng. Ngược lại, theo góc độ của các khách hàng thì hiệu quả kinh doanh lại thể hiện qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp trên thị trường. Mặt khác, trên góc độ kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh doanh được phản ánh qua mối quan hệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng với phát triển kinh tế xã hội hoặc qua vấn đề việc làm.


Nhìn chung, hiệu quả nhìn dưới các khía cạnh khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau. Dù hiểu theo nghĩa nào, hiệu quả kinh doanh đa phần đều phản ánh mối quan hệ giữa kết quả và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM, việc phân tích về nguồn vốn kinh doanh, về năng lực quản trị tài sản có, các hoạt động trung gian hưởng hoa hồng thương mại cũng rất cần thiết. Bên cạnh đó, bài toán giữa thu nhập và chi phí cũng tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ những khái niệm về hiệu quả kinh doanh nói trên, tác giả thiên về góc độ của ngân hàng và cho rằng: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại là biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả kinh tế và chi phí của ngân hàng. Mối quan hệ này có thể phản ánh theo chỉ tiêu tuyệt đối (theo chiều sâu, chiều rộng); hoặc phản ánh qua chỉ tiêu tương đối (theo không gian và thời gian) giữa kết quả kinh tế và chi phí của ngân hàng thương mại.

1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bản chất của hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn bao gồm hai khía cạnh, là: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Một bên, hiệu quả kinh tế của ngân hàng được phản ánh qua giá trị lợi ích kinh tế ngân hàng đó đạt được sau một thời gian hoạt động trên thị trường. Lợi ích kinh tế đó có thể được phản ánh qua một số chỉ tiêu định lượng, như: lợi nhuận, năng suất lao động, thị phần,...; hoặc phản ánh qua chỉ tiêu định tính, như: uy tín (thương hiệu), chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng trên thị trường. Mặt khác, hiệu quả xã hội thể hiện rằng ngân hàng đạt được các mục tiêu xã hội nhất định qua việc sử dụng, lợi dụng các nguồn lực của mình. Hiệu quả xã hội thường được phản ánh qua các tiêu chí, ví dụ: tăng thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tái phân phối lợi tức của xã hội, hoặc trình độ văn hóa, mức sống, vệ sinh môi trường,… Như vậy dễ nhìn thấy rằng, hiệu quả kinh tế của ngân hàng quyết định tới hiệu quả xã hội. Khi ngân hàng thương mại đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế (có nghĩa lợi nhuận của ngân hàng đạt được ở mức cao) sẽ có nhiều khả năng giải quyết các vấn đề xã hội để từ đó đạt được hiệu quả xã hội. Ngược lại, khi đạt được hiệu


quả xã hội, ngân hàng sẽ có một môi trường xã hội tốt và tạo tiền đề thúc đẩy ngân hàng đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Có thể nói, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ qua lại, đan xen với nhau.

Một yếu tố cần xem xét bên cạnh hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đó là yếu tố thời gian. Căn cứ vào đây, hiệu quả của ngân hàng được phân chia thành hai khía cạnh: hiệu quả trước mắt (thời gian ngắn hạn) và hiệu quả lâu dài (trung và dài hạn). Trước tiên, hiệu quả trước mắt được phản ánh qua các chỉ tiêu có độ phụ thuộc cao vào mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu hiện tại của ngân hàng (như: nâng cao năng suất, gia tăng chất lượng sản phẩm, tăng thương hiệu, mở rộng thị phần,…). Các chỉ tiêu này sẽ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau do ngân hàng thay đổi mục tiêu của mình. Mặt khác, hiệu quả lâu dài được thể hiện qua các chỉ tiêu liên quan tới tất cả các hoạt động của ngân hàng trong thời gian trung và dài hạn, chủ yếu được phản ánh qua hai chỉ tiêu là lợi nhuận và doanh thu. Nói cách khác, hiệu quả lâu dài sẽ gắn với các mục tiêu chiến lược của ngân hàng, trong khi hiệu quả trước mắt sẽ gắn với các mục tiêu hoạt động, mục tiêu hiện tại của ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng thông qua các mục tiêu hoạt động của mình để đạt được các mục tiêu chiến lược, do vậy không thể đánh giá ngân hàng có hiệu quả hay không nếu chỉ đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, mà còn cần kết hợp với đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả trước mắt của họ.

1.2.3. Nội dung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Mối quan hệ giữa kết quả kinh tế và phi phí của ngân hàng được thể hiện trên các khía cạnh trong quá trình hoạt động của NHTM, như: khả năng sinh lời; và an toàn tài chính.

1.2.3.1. Khả năng sinh lời

Ngân hàng thương mại trước tiên là một doanh nghiệp, giống các doanh nghiệp khác mục đích mà họ theo đuổi trong quá trình huy động vốn và cung cấp vốn, cung cấp các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng cho khách hàng đó là tối đa hóa lợi nhuận. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cơ bản của NHTM, có quyết định lớn đến sự phát triển trong tương lai. Thông thường, để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp thực hiện tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Nói cách khác,


NHTM sẽ hướng tới mục đích đạt được các khoản thu nhập thuần dương (thu nhập bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra) như: thu nhập hoạt động tín dụng và đầu tư thuần dương, thu nhập hoạt động phi tín dụng thuần dương.

Ngân hàng thương mại là chủ thể hoạt động trên thị trường tiền tệ và tín dụng, từ đây để đạt được các khoản thu nhập thuần dương, NHTM cần phải hoạt động và sử dụng cơ cấu vốn linh hoạt theo hướng của thị trường tiền tệ. Thêm vào đó, hoạt động chủ yếu là qua tín dụng gắn liền với nguyên tắc hoàn trả đòi hỏi NHTM phải lựa chọn các khoản cấp tín dụng cũng như đầu tư đảm bảo an toàn, có khả năng hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn. Bên cạnh đó, việc gia tăng các khoản huy động từ nguồn vốn giá rẻ để mở rộng quy mô vốn huy động giúp NHTM giảm thiểu chi phí thấp nhất. NHTM cần đẩy mạnh đa dạng về loại hình dịch vụ cung cấp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, gia tăng các khoản thu phí, đẩy mạnh thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng. Nói theo một cách khác, NHTM để tối đa hóa được lợi nhuận không chỉ tăng các khoản thu nhập mà còn phải tiết kiệm được các khoản chi phí liên quan.

1.2.3.2. An toàn

Các hoạt động của NHTM thường gắn liền với rủi ro cao và đa dạng (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và rủi ro môi trường,…) từ đây đòi hỏi yếu tố an toàn cần được ưu tiên trong quá trình hoạt động của NHTM. An toàn và khả năng sinh lời là hai mặt của hiệu quả kinh doanh. Khả năng sinh lời cao thường sẽ đi kèm với an toàn thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của NHTM. Do vậy, các NHTM không thể chỉ chú trọng đến khả năng sinh lời của mình, mà còn phải đề cao vấn đề về an toàn trong hoạt động.

An toàn của NHTM được phản ánh qua một số các khía cạnh, như:

Thứ nhất là an toàn tín dụng: Như đã đề cập trước đó, tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM cũng như là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất cho NHTM. Hoạt động tín dụng của NHTM phụ thuộc rất lớn vào khả năng thanh khoản của NHTM cho khách hàng trong quá trình huy động vốn qua nhận tiền gửi của khách hàng, cũng như phụ thuộc vào mức độ rủi ro thu hồi vốn cho vay của ngân hàng với khách hàng vay. Để đảm bảo được cả hai hoạt động huy


động và sử dụng vốn qua tín dụng đạt hiệu quả, NHTM sử dụng vốn tự có như một “tấm đệm” để giúp mình phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình. Dự phòng rủi ro cũng cần được các NHTM trích lập định kỳ để đảm bảo cho yếu tố an toàn tín dụng của mình.

Thứ hai là an toàn về khả năng thanh khoản: Hệ thống các NHTM nói chung và bản thân từng NHTM nói riêng khi hoạt động trên lĩnh vực tín dụng và tiền tệ, tiền đề giúp họ hoạt động được đó là niềm tin của khách hàng vào khả năng thanh khoản của ngân hàng. Niềm tin này xuất phát từ việc ngân hàng đảm bảo khả năng hoàn trả được gốc và lãi đối với những khoản vốn tiền gửi. Có thể nói khả năng thanh khoản là yếu tố sống còn đối với NHTM. Từ đây, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM sẽ không thể thiếu được việc nghiên cứu về khả năng thanh khoản của NHTM đó trên thị trường.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại

Từ góc độ của các nhà quản trị, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại, nhiều chỉ tiêu đã được đưa ra. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM một cách rõ nét nhất thì chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các ngân hàng sẽ được quan tâm hàng đầu. Qua đây, các nhóm chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và các chỉ tiêu trung gian sẽ được phân tích cụ thể.

1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Khả năng sinh lời của NHTM được phản ánh qua các khía cạnh như: lợi nhuận, thu nhập, chi phí của NHTM. Để phản ánh khả năng sinh lời của một NHTM, các chỉ tiêu sẽ được so sánh với số liệu trung bình ngành, với số liệu của

các NHTM khác, hoặc với chính bản thân NHTM đó giữa các năm với nhau.

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập của NHTM

Thu nhập (hay còn gọi là doanh thu) là số tiền mà NHTM sẽ được nhận sau khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ, sản phẩm của mình cho nền kinh tế sau một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nếu thu nhập tốt sẽ tạo tiền đề tốt cho NHTM gia tăng được hiệu quả kinh doanh của mình trong tương lai. Chỉ tiêu thu nhập được phản ánh qua một số các tiêu chí như:


- Tốc độ tăng trưởng thu nhập


Tốc độ tăng trưởng

thu nhập

Thu nhập năm N - Thu nhập năm N-1

x 100(2.1)

=

Thu nhập năm N-1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 5

Một ngân hàng được đánh giá hoạt động hiệu quả khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của nó được mở rộng, gia tăng theo thời gian. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống thì hiệu quả của NHTM có chiều hướng giảm xuống.

- Cơ cấu thu nhập và tốc độ tăng trưởng từng loại thu nhập


Tỷ trọng thu nhập

từ hoạt động i


Thu nhập từ hoạt động i

x 100

(2.2)

=

Tổng thu nhập



Tốc độ tăng trưởng từng loại thu nhập


=

Thu nhập từ Thu nhập từ hoạt động i - hoạt động i

năm N năm N-1


x 100


(2.3)

Thu nhập từ hoạt động i năm N-1




Ngân hàng thương mại có nhiều hoạt động đem lại thu nhập cho họ, tuy nhiên tỷ trọng thu nhập các hoạt động này đem lại sẽ khác nhau: thu nhập từ hoạt động tín dụng; thu nhập từ hoạt động đầu tư; thu nhập từ hoạt động phi tín dụng. Đôi khi, thu nhập các hoạt động của NHTM còn được chia thành: thu nhập từ lãi và các khoản tương tự; thu nhập ngoài lãi. Dù chia theo cách thức nào, thông thường các NHTM có tỷ trọng thu nhập chính từ hoạt động tín dụng hoặc thu nhập từ lãi và các khoản tương tự- những hoạt động có rủi ro tiềm ẩn cao. Từ đây, để NHTM có thể đồng thời gia tăng thu nhập nhưng có thể giảm thiểu rủi ro, họ phải có giải pháp để cải thiện tỷ trọng khoản thu nhập đến từ các hoạt động phi tín dụng, hoạt động ngoài lãi- những hoạt động có tiềm ẩn rủi ro ít hơn.Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của từng loại thu nhập trong các năm có sự tăng/giảm như thế nào cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của NHTM.

b. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí của NHTM

Trái ngược với thu nhập, chi phí là số tiền mà NHTM sẽ phải bỏ ra để thực hiện cho các hoạt động kinh doanh của mình trong một thời gian nhất định. Nếu ở trên các NHTM cần tìm giải pháp để gia tăng được thu nhập mình có thể thu được, thì ở đây các NHTM cần phải giảm tối thiểu số tiền mình phải bỏ ra để có thể thu được tiền về.


Chi phí của các NHTM giảm qua các năm có thể phản ánh rằng NHTM đó đang hoạt động có hiệu quả và ngược lại. Nhóm chỉ tiêu này sẽ bao gồm một số các chỉ tiêu sau:

- Tốc độ gia tăng chi phí:


Tốc độ gia tăng

chi phí

Chi phí năm N - Chi phí năm N-1

x 100

(2.4)

=

Chi phí năm N-1


Các NHTM thực hiện so sánh tốc độ gia tăng chi phí với tốc độ gia tăng thu nhập ở trên. Nếu NHTM có được tốc độ gia tăng thu nhập cao hơn so với tốc độ tăng của chi phí sẽ cho thấy rằng NHTM đó đang hoạt động có hiệu quả, và ngược lại.

- Cơ cấu chi phí


Cơ cấu chi

phí


Chi phí loại i

x 100

(2.5)

=

Tổng chi phí




Tốc độ gia tăng chi phí loại i

Chi phí loại Chi phí loại

-

i năm N i năm N-1


x 100


(2.6)

=

Chi phí loại i năm N-1


Tương tự với thu nhập, chi phí của NHTM chi trả cho các hoạt động: hoạt động tín dụng; hoạt động đầu tư; hoạt động phi tín dụng và chi phí hoạt động. Hoặc có thể chia chi phí của NHTM ra thành chi phí từ lãi và các khoản tương tự, chi phí ngoài lãi và chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động của NHTM được phân bổ cho các hoạt động liên quan đến: chi trả lương, chi về tài sản cố định,... Sự phân chia chi phí của NHTM cho từng hoạt động có thể chỉ mang tính chất tương đối, tuy nhiên cơ cấu của các loại chi phí sẽ giúp NHTM đánh giá xem hoạt động nào đang chiếm tỷ trọng chi phí là nhiều nhất, có phù hợp với thu nhập của hoạt động đó không, từ đó đưa ra sự điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, sự tăng giảm tốc độ gia tăng của các loại chi phí cũng sẽ gợi ý nguyên nhân để đánh giá hiệu quả kinh doanh đó của NHTM.

c. Nhóm chỉ tiêu thu nhập thuần của NHTM

Thu nhập thuần của NHTM được chia theo hai khoản chính, là: thu nhập thuần từ lãi và các khoản tương tự (gọi tắt là thu nhập thuần từ lãi); thu nhập thuần ngoài lãi.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí