Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi (2017-2019) 34

Bảng 2.2. Thực trạng tài sản của công ty qua 3 năm (2017 - 2019) 40

Bảng 2.3. Thực trạng nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2017 - 2019) 43

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua 3 năm (2017 - 2019) 57

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định của Công ty qua 3 năm (2017 - 2019) 62

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm (2017 - 2019) 65

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm (2017 - 2019) 68

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty qua 3 năm (2017 - 2019) 70

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động của công ty năm 2019 phân theo trình độ 35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động của công ty năm 2019 phân theo độ tuổi 36

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động của công ty năm 2019 phân theo giới tính và mối quan hệ lao động 37

Hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang - 2

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu rừng và đất rừng của công ty năm 2019 38

Biểu đồ: 2.5. Tỷ suất doanh thu trên chi phí, doanh thu trên VKD của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 50

Biểu đồ: 2.6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 51

Biểu đồ: 2.7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 52

Biểu đồ: 2.8. Tỷ suất lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 53

Biểu đồ: 2.9. Tỷ suất lợi trên tài sản của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 54

Biểu đồ: 2.10. Tỷ suất lợi trên chi phí của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 55

Biểu đồ 2.11. Hiệu suất sử dụng VCĐ và TSCĐ của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 59

Biểu đồ 2.12. Hàm lượng VCĐ và suất hao phí TSCĐ của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 60

Biểu đồ 2.13. Tỷ suất sinh lời VCĐ và TSCĐ của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 61

Biểu đồ 2.14. Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 66

Biểu đồ 2.15. Các chỉ tiêu thể hiện tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 69

Biểu đồ 2.16. Các chỉ tiêu thể hiện tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nguyễn Văn Trỗi 71

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ


Hình 2.1. Mô hình rừng trồng cây keo lai nuôi cấy mô của công ty 28

Hình 2.2. Vườn ươm nuôi cấy mô cây giống của công ty 28

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 30

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng của công ty 45

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gỗ của công ty 48

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là chỉ tiêu tổng hợp, so sánh giữa chi phí sản xuất kinh doanh và kết quả thu lại với mục tiêu đặt ra. Qua phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và đề xuất các giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Đánh giá hiệu quả kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thông tin để xây dựng chiến lược, nó cho phép đánh giá khả năng công ty ở hiện tại và trong tương lai. Đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh còn đặc biệt quan trọng hơn, bởi thông qua đó nhà quản trị có đầy đủ các thông tin để xây dựng và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần giải quyết những vấn đề còn bất cập, tồn tại hiện nay, hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi tiền thân là Lâm trường Nguyễn Văn Trỗi thành lập tại quyết định số 92/QĐ-UB ngày 19 tháng 3 năm 1993 của UBND tỉnh Tuyên Quang với nhiệm vụ vận động, tổ chức thực hiện trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc các xã ven quốc lộ 2 nam huyện Yên Sơn. Thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm nghiệp, tháng 03/2012 công ty đã Công ty đổi thành loại hình công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi với chức năng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và khai thác rừng trồng nguyên liệu. Trong những năm qua công ty đã không ngừng tích cực sản xuất kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu, giải quyết công ăn việc làm cho lao động và góp phần phát triển kinh tế xã hội trong vùng.

Tuy nhiên, hiện nay cũng như các chủ rừng khác, công ty lựa chọn chu kỳ kinh doanh ngắn, sản phẩm là cây gỗ nhỏ do các yếu tố về vay vốn, chi phí sản xuất còn hạn chế, chưa có căn cứ, thông tin để kéo dài chu kỳ kinh doanh và tâm lý lo ngại những rủi ro tiền ẩn nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh như cháy rừng, trộm cắp… nên hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao. Vì vậy, trong quá trình thực hiện các hoạt động quản trị của công ty thì việc đánh giá hiệu quả kinh doanh luôn là căn cứ đầu tiên, quan trọng nhất đối với công ty hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc

cung cấp thông tin giúp các nhà nhà quản trị của công ty thấy được thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác đầy đủ nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Đồng thời, nghiên cứu sẽ đóng góp một phần vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài “Hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Việc tổ chức và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có tầm quan trọng hết sức to lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng, cung cấp các thông tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng… nhận biết tình hình tài chính thực tế để có quyết định đầu tư hiệu quả. Chính vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về lĩnh vực hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách, báo, luận án tiến sỹ, thạc sỹ…Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo các đề tài, sách, báo nghiên cứu về công tác quản lý, hiệu quả kinh doanh để tìm hiểu và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản, phương pháp nghiên cứu, cụ thể:

- Các sách, giáo trình nghiên cứu về phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

- Đinh Văn Sơn, Vũ Xuân Dũng (2013), “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà Xuất bản Thống kê [27]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết khá đầy đủ về các vấn đề tài chính của doanh nghiệp như: Chi phí, lợi nhuận, thu nhập, tài sản, vốn, đầu tư…của doanh nghiệp. Đồng thời, nội dung phân tích tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những khung lý thuyết quan trọng được tác giả kế thừa để xây dựng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

- Phạm Văn Dược, Trần Phước (2010), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà Xuất Bản Đại Học Công Nghiệp TP.HCM [15]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã

nghiên cứu và biên soạn những thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trọng tâm của quyển sách gồm các nội dung về: Cơ sở lý luận và các phương pháp khi phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Lý thuyết và các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí và giá thành, báo cáo tài chính…Đây là công trình nghiên cứu hữu hiệu để tác giả tham khảo về mặt lý thuyết trong việc đưa ra các chỉ tiêu cũng như phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang nghiên cứu.

- Nguyễn Văn Công (2013), “Phân tích kinh doanh”, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội [11]. Trong công trình nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng quát và chuyên sâu về phân tích kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Đồng thời, giáo trình này cũng đi sâu một cách có chọn lọc vào những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ của phân tích kinh doanh trong từng nội dung phân tích cụ thể, từ các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích đầu tư, phân tích tài chính, và đặc biệt chương 5 là chương đi sâu về phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng trong luận văn của tác giả về mặt lý thuyết.

- Ngô Xuân Hoàng, Đồng Văn Đạt (2014), “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Đại học Thái Nguyên [19]. Trong cuốn giáo trình này tác giả đã đưa ra được hệ thống các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả đi sâu các nội dung về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó tác giả dành cả một chương về phân tích hiệu quả kinh doanh. Trong chương này, tác giả đưa ra các khái niêm về hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đây là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong luận văn của tác giả về mặt lý thuyết.

- Nguyễn Ngọc Quang (2014), “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” dành cho sinh viên các Trường ĐH, cao đẳng khối Kinh tế, NXB Giáo dục Việt Nam [25]. Cũng như các công trình khác, trong cuốn giáo trình này, ngoài việc tác giả nghiên cứu tổng quan về nội dung phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích chiến lược kinh doanh, môi trường kinh doanh, chi phí và lợi nhuận kinh doanh…tác giả còn đi sâu phân tích nội dung về mặt lý thuyết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đây là một trong những tài liệu tham khảo trong luận văn của tác giả về mặt lý thuyết.

- Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Hà (2015), “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính, Hà Nội [13]. Trong cuốn giáo trình này, các tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về phân tích tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, giáo trình này cũng đi sâu phân tích các chỉ tiêu tiêu đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chính sách tài chính, tiềm lực tài chính, tình hình tăng trưởng và dự báo tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích về mặt lý luận của đề tài. Tuy nhiên, đây cũng là một giáo trình lý thuyết, đưa ra các công thức chung và có giá trị tham khảo về mặt lý luận.

- Nguyễn Văn Công (2018), “Phân tích báo cáo tài chính”, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội [12]. Trong cuốn giáo trình này đã cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng quát và chuyên sâu về Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Đồng thời, giáo trình này cũng đi sâu một cách có chọn lọc vào những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ của phân tích báo cáo tài chính trong từng nội dung phân tích cụ thể, từ đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích đòn bảy tài chính, rủi ro tài chính, phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh, phân tích dòng tiền cho đến phân tích khả năng sinh lợi, phân tích giá trị doanh nghiệp và dự báo chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp... Tuy nhiên, đây mới chỉ là giáo trình lý thuyết, đưa ra các công thức chung cho tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Nguyễn Văn Đệ và cộng sự (2009), Giáo trình Kinh tế Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [16]. Trong công trình nghiên cứu này, ngoài việc làm rõ khái niệm về kinh tế lâm nghiệp, doanh nghiệp lâm nghiệp, sản xuất lâm nghiệp…Đặc điểm, vai trò của sản xuất lâm nghiệp, các tác giả đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lâm nghiệp. Đây là một trong những tài liệu tham khảo trong luận văn của tác giả về mặt lý thuyết liên quan đến doanh nghiệp lâm nghiệp.

- Nguyễn Văn Tuấn và Trần Hữu Dào (2012), “Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [28]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu về mặt lý thuyết các vấn đề liên quan đến quản lý của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp như: Sản xuất, nhân lực, công nghệ, marketing, tài chính, tiêu thụ…Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ các phương pháp, hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp lâm nghiệp.

- Các công trình nghiên cứu về phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

- Nguyễn Văn Phúc (2017), “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng Công ty Sông Đà”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội [24]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về các doanh nghiệp xây dựng và lý luận về giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong việc sử dụng các giải pháp tài chính tại các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà. Từ đó, tác giả đã đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Đây là một công trình nghiên cứu tốt, tuy nhiên công trình này nghiên cứu sâu về hiệu quả kinh doanh của công ty xây dựng.

- Trần Đức Hiếu (2018), “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ tổng hợp OPA P.E.R.T.R.O Hoàng Đức”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp [18]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, lao động, tài sản trong công ty sản xuất và thương mại đồ gỗ. Tác giả sử dụng một số chỉ tiêu khá phù hợp với loại hình doanh nghiệp như cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tỷ suất lợi nhuận trước thuế, sau thuế, thu nhập một cổ phần… Tuy nhiên, tác giả đưa ra các giải pháp mang tính chung chung, chưa cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Nguyễn Đức Tuấn (2018), “Nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hương Sơn”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp [29]. Trong công trình này, tác giả đã đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, phân tích tài chính của Công ty, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hương Sơn…Tuy nhiên các giải pháp trong công trình này còn chung chung về lý thuyết, chưa bám sát với thực trạng của doanh nghiệp.

Có thể thấy hiệu quả kinh doanh là một trong những đề tài được các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà đầu tư, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, được thể hiện qua rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố và áp dụng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Lâm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/09/2022