Nhà trên nói lời khôn ngoan trách anh.
[8.Tr.37]
Khi đối phương cất tiếng hát đối lại cũng là lúc cuộc hát mới được coi là chính thức bắt đầu. Từ đây các chàng trai, cô gái trao đổi tình cảm - hát giao duyên với nhau, nội dung hát rất phong phú, đa dạng. Họ hỏi thăm về gia cảnh, cuộc sống riêng tư của nhau rồi họ cùng nhau “Iếu”, cùng nhau trông, cùng nhau ngắm, cùng nhau xem để bày tỏ nỗi lòng với nhau:
Bướm trắng ơi bướm trắng Bay về đậu cây đào phía trên Cành chuyền cành đi mãi
Đôi bướm bay mãi về phía trước Hàng năm xuống thiên hạ chơi hoa Mọi thứ hoa rừng bướm đều biết Cùng nhau chơi khắp bốn phương.
[4.Tr.52]
Ta hãy lắng nghe tâm tình của chàng trai đối với cô gái “quấn quýt” bên nhau, dù chết cũng quyết không dời xa:
Hoa ưởng tựa như cây
Chết cũng không quên lời bạn nhắn Hàng năm nước còn đọng trên lá dong Em kết anh không nhớ thời gian còn dối Còn có chợ Tam Quang làm chứng Lòng em kết người là thì chết
Lòng em kết người khác trời diệt Thương nhau kết cho rõ ràng
Có thể bạn quan tâm!
- Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 3
- Hát Iếu Trong Đời Sống Văn Hoá Của Người Tày Ở Bắc Quang - Hà Giang.
- Hình Thức Diễn Xướng Trong Hát Iếu.
- Nội Dung Cơ Bản Của Hát Iếu Ở Bắc Quang Hà Giang
- Hát Iếu Là Những Lời Chia Tay Xót Xa, Day Dứt Giữa Những Người Yêu Nhau.
- Hát Iếu Là Những Lời Bày Tỏ Cách Ứng Xử Trong Tình Yêu, Ca Ngợi Cuộc Sống.
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
[5.Tr.120]
Trong cuộc Hát Iếu, người hát không chỉ cất lên những lời ca tỏ tình tha thiết, dịu ngọt, đằm thắm mà đôi khi trong cuộc hát có sử dụng những bài hát
“Iếu kháy”. Đây là những bài hát thường ít được mọi người hát trong cuộc Iếu, bởi vì, “Iếu kháy” chỉ dùng trong những trường hợp ngơại lệ như dùng lời hát để trả đũa, hay nói kháy nhau. Ví dụ có trường hợp người chồng không hiểu vì lý do gì mà Iếu về cô vợ dại của mình như sau:
Mìa pi noọng hăn giá Dặng phắng ta ca dần Pác khốp mần pân tẹn Hua pẻn pân hua ngù Su lì pân su mạ
Pác ả pân pác vài pảng lài pân pảng khỉa
Năng ca nhuệ trang lườn (Vợ anh em thấy rồi Đứng bờ sông chơ chẽn Miệng cắn rận thành trai Đầu bẹp như đầu rắn
Tai dài như tai ngựa Mồm há như mồm trâu Bụng vằn như kỳ đà
Ngồi chễm chệ giữa nhà).
[8.Tr. 31]
Một phần khác nữa trong cuộc Iếu chiếm được sự thu hút của mọi người là các chàng trai cô gái Tày còn Iếu đố để thử tài nhau, tìm hiểu kiến thức của nhau khiến cho cuộc hát càng sinh động. Ví dụ đây là lời Iếu đố đối đáp giữa hai bên. Bên A đố rằng:
Thức lăng hẹt nàng thao pay áp
Dương lăng dặng trang hát tức pioa Bióoc lăng phống lý lặm theo băư
Bióoc lăng phống khao thăư mừa nhot) (Con gì làm gái tơ đi tắm
Con gì đứng giữa thác đánh câu Hoa gì nở lẫn hoa cùng lá
Hoa gì nở trắng xoá trên cây?
Bên B trả lời: Me pất hẹt nàng thao pay áp
Nộc tân dặng trang hát tức pioa Bióoc ả phống lý lặm theo sau
Bióoc láp phống khao thăư mừa nhot. (Con vịt làm gái tơ đi tắm
Chim bói cá đứng giữa thác đánh câu Hoa mua nở lẫn hoa cùng lá
Hoa bướm nở trắng xoá trên cây).
[8.Tr.33]
Lúc này cuộc hát càng trở nên sôi nổi bởi trong khi đối đáp có thể bên này thắng, bên kia thua. Trong trường hợp bị thua nhiều họ phải nhờ đến những người có tài ứng đối, thông thạo về thơ ca giúp sức, nhiều khi người giúp sức lại được đối phương quan tâm và tập trung trí tuệ để công kích nhiều hơn khiến cuộc vui càng trở nên hấp dẫn. Bên thua cuộc thường bị phạt bằng cách uống một hoặc hai chén rượu, còn nếu khách thua, khách tỏ ra rất cay cú và đòi hát tiếp. Có một điều đặc biệt nữa là khi Iếu đố diễn ra cũng là lúc cuộc chơi nghệ thuật gần đi vào hồi kết của nó. Sự đối đáp giữa hai bên cũng phải có kẻ thắng người thua, người thắng thì tâm trạng vui vẻ, hân hoan, người thua cũng không phải vì thế mà buồn, họ quyết tâm hẹn cuộc chơi lần sau sẽ đối chọi tiếp. Cuộc hát cứ như vậy tiếp diễn tuỳ thuộc vào tình huống, hoàn cảnh ứng tác của đôi bên. Thời gian hát có thể kết thúc trong vài giờ đông hồ, hoặc cũng có thể
kéo dài thâu đêm suốt sáng tuỳ thuộc vào những người “cầm chương” có rung cảm được lòng đối phương và những người xem hát hay không.
Hát tự phát đơn lẻ: Là hình thức hát của một nam, một nữ hoặc một tốp nam nữ tình cờ gặp nhau ở chợ, ở nương rẫy, trên đường đi chơi tự cất tiếng hát với nhau. Điều đặc biệt là nội dung những bài hát này là do hoàn cảnh ứng tác và người hát tự quyết định. Thông thường trai gái người Tày hễ thấy mặt nhau lần đầu dù trên đường đi chợ, trên nương rẫy hay đồng ruộng, họ cảm thấy trong lòng xao xuyến, vào mắt trước đối tượng là có thể đưa ra lời ướm hỏi, những lời hát chào hỏi xã giao để làm quen. Hình thức này chúng ta cũng thấy quen thuộc ở nhiều dân tộc khác như hát ví lẻ, ví vặt của người Kinh, hát giao duyên của người Dao…Chẳng hạn như hình thức hát theo từng tốp, đây là hình thức hát tự phát, trong không gian không bị gò bó, không theo quy định chặt chẽ nào, không gian ấy là những ngày hội, ngày phiên chợ, ngày tết hay vào dịp bản, làng có tiệc vui như lễ cưới, mừng nhà mới, những ngày nông nhàn rỗi…Lối hát này không quy định nam hay nữ hát trước mà phụ thuộc vào tốp nào nhìn thấy trước, đôi khi chỉ cần nghe thấy tốp nào đó vào bản hay đang ngồi đâu đó dù chưa nhìn thấy mặt là họ đã cất tiếng hát giao duyên. Ban đầu là những lời ướm hỏi, gọi mời tốp kia hát lại, nếu hát rồi mà không thấy bên kia đối lại thì lại hát tiếp lần thứ hai, thứ ba…Nếu tốp kia vẫn im lặng thì tốp trước phải trổ tài trêu chọc, mỉa mai cho đến khi đối phương hát thì mới thôi. Lúc này cuộc hát cũng mới chính thức bắt đầu, cuộc hát có khi chỉ diễn ra một lúc, cũng có thể kéo dài suốt ngày, suốt đêm. Nội dung bài hát là sự ứng tác của những người tham gia hát, có khi đó là những lời ca bày tỏ tình ý của một tốp nữ bên bờ sông “bển ta”, “bển chào”:
Củ tin oóc bển ta
Nhang kha oóc bển chào
Tứ bức nặm bển bồng lai lạng Củ pác đởi thao bản tàng quay
Chắc thinh dăư thương là lừ bấu? (Bước chân ra bờ bên này
Bước chân sang bờ bên kia Bốn phía nước bồng lai
Mở lời cùng gái bản đường xa
Biết có người nào thương ta không chứ?)
[5.Tr.75]
Có khi lại là tiếng hát hỏi đường, hỏi thăm nhà cửa - dù chỉ là cất tiếng hỏi nhưng cũng chứa đựng bao ẩn ý trong cách “tham tàng”- hỏi đường vòng vo của chàng trai: Tàng hăư tàng mừa me noọng ơi
Qué hăư qué mừa thiên
Tàng hăư tàng chính tuyên khảu bản (Đường nào về quê mẹ em ơi
Ngả nào dốc lên trời
Đường nào là con đường vào bản)? [8.Tr.7]
Cô gái trả lời đáp lời hỏi của chàng trai cũng không kém phần hấp dẫn:
Tham thíp qué tàng tạu Cảu thíp qué tàng tom
Thíp thong tàng ngạ ba mà cáp Tàng lộc là pay Sả
Nả nặm tàng pay keo
Bản noọng mì tàng điêu khảu bản (Ba mươi ngả đường vòng
Chín mươi quả núi xanh
Mười hai đường ngã ba hội tụ Đường rậm là lên núi
Đường nước là về xuôi
Quê em chỉ một đường vào bản).[8.Tr.7]
Đây lại là lời hát của đôi nam nữ bên sông, cô gái hát rồi bày tỏ mong muốn của mình, em cất lời hát mong anh lấy về đón em sang bên anh: “Vàn pi au lừa mà tỏn noọng”: Chiồm bióoc vằn căn đạ chồm giá
Củ tin oóc bển ta
Nhang kha oóc bển thông
Mông hăn nặm mênh mông lai láng Củ pác vàn pi táng bản khảm lừa
Củ pác vàn pi au lừa mà tỏn noọng khình châm khảm sử
(Xem hoa ta đã xem rồi Đưa chân ra bến nước Bước chân ra bờ sông
Trông thấy nước mênh mông lai láng Cất lời nhờ anh khác bản sang thuyền
Nhờ anh lấy thuyền về đón em khình châm sang sứ).
[8.Tr.12]
Chàng trai đáp lại lời cô gái với giọng điệu ngờ nghệch vờ như không nghe thấy lời cô gái:
Thinh hăư để lả thinh hăư
Thinh hăư loọng phắng thông bưởng pại Thinh hăư loọng phắng hải bưởng nằư
Giở lả cần puôn pất puôn cáy mà chai lụ đay Giở là cần puôn mò puôn vài mà quá?
Lừa pi pay ta tẳư puôn cưa Lừa pi mừa ta nưapuôn bióoc
Nhằng điêu bẳng lừa đóoc chốc trang
Au lăng mà chớ noọng khào bang khảm nặm. (Tiếng ai đó tiếng ai
Tiếng ai đó gọi bờ sông bên ấy Tiếng ai gọi bờ bể bên kia
Có phải người buôn gà buôn vịt đó chăng Hay là người buôn bò buôn trâu qua lại Thuyền anh đi buôn muối chưa về Thuyền anh đi buôn hoa chưa lại
Còn chiếc thuyền rách nát để không Lấy chi về chở em đẹp xinh sang xứ).
[8.Tr.12]
Cũng có lúc đâu đó ta bất chợt nghe được tiếng lòng thổn thức của cô gái vào buổi sớm mai “tứn chạu” đầy sương bay:
Tứn chạu moóc tốc tông phân phân Toọng noọng cũng muổn phiêng pân nặm Đởi chưng chắc kỷ lặm tàng quay
Pác nả củ tin pay mí lot
Tổn công đởi nạu bióoc khát lèng tổn công theo phua mèng khac liêt Hoi hin pạu hoi ngươc kỷ pày
Pioa sát pạu pioa noày lừ biển (Buổi sáng trời lất phất sương bay Lòng em muốn bằng như mặt nước Chỉ vì nỗi ngăn cách đường xa
Miệng nói chân bước đi chưa tới Tốn công theo nhị hoa hết hơi Tốn công theo ve sầu thêm mệt Ốc nhỏ bạn ốc to mấy lần
Trạch làm bạn cá chép sao biến).
[40.Tr.47-48]
Trong Hát Iếu, các cuộc hát đôi thường gần gũi, sâu sắc, dưới các lùm cây bên đường, ven bờ sông, bờ suối hay một góc chợ nào đó họ trao nhau những lời ca mộc mạc, chân thành; Để rồi những lời ca đó gắn kết họ lại với nhau gần gũi, thân thiết tự bao giờ; Hơn nữa, tiếng hát có vai trò quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng, giúp cư dân Tày thường sống thân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
Hát Iếu là một hình thức dân ca dao duyên của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, qua những lời ca mộc mạc, chân thành của họ chúng ta có thể thấy được phần nào bản sắc văn hoá, tín ngưỡng; Thấy được vẻ đẹp tâm hồn phong phú đa dạng của đồng bào nơi đây. Hát Iếu của cư dân Tày Bắc Quang thường hay diễn ra trong những ngày hội dân gian, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, vui chơi giải trí, trên đường lên nương, lên rẫy, bên bếp lửa ấm nồng… Có khi Hát Iếu thu hát cả làng, cả bản vào những cuộc hát giao duyên hấp dẫn kéo dài từ đêm này qua đêm khác cùng những đêm Iếu được chuẩn bị từ trước và đặc biệt hơn có những cuộc hôn nhân được bắt đầu từ đối đáp giao duyên và là nơi để họ giãi bày tâm tư tình cảm sâu kín khó thổ lộ của mình. Tất cả những hình thức diễn xướng trên cho ta thấy Hát Iếu là một sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Tày nơi đây.
Hát Iếu của người Tày Bắc Quang không chỉ thực hiện chức năng biểu hiện trao gửi tình cảm lứa đôi mà còn là phong tục tập quán giao tiếp, truyền thống tín ngưỡng, là hình thức giải trí và vui xuân, vui hội; Hát Iếu tạo nên một truyền thống tốt đẹp, một giá trị văn hoá riêng góp phần làm cho con người đẹp lên cả về nhân cách lẫn tài năng, khơi dậy niềm vui trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất của đồng bào người Tày.
Hiện nay diễn xướng Hát Iếu đang có nguy cơ bị phai nhạt trong đời sống cộng đồng người Tày Bắc Quang. Với các chính sách, sự quan tâm của