tượng. Đồng thời, sự quay lưng với xã hội phàm tục ở Thế Lữ không phải là sự tuyệt giao với hiện thực như nhóm Xuân thu nhã tập sau này.
Chúng ta thừa nhận mâu thuẫn thực tế khách quan ở các nhà Thơ mới là sự mâu thuẫn giữa giai cấp tiểu tư sản trí thức với bè lũ đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản. Những mâu thuẫn đó một khi đã được vào thi ca thì bị trừu tượng hoá, lãng mạn hoá. Mâu thuẫn đó trong thơ Thế Lữ được trình bày như sự đối lập giữa cuộc đời tù hãm và cuộc đời phóng túng giang hồ, giữa cuộc đời đen tối, tranh giành cướp bóc với những cảnh tiên thơ mộng đẹp đẽ ở Bồng lai tiên cảnh.
PlêKhanốp đã có những kiến giải sâu sắc về nguồn gốc của quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật", "khuynh hướng nghệ thuật vị nghệ thuật nảy sinh ra và được củng cố ở nơi nào có sự bất hoà không giải quyết được giữa các nghệ sĩ với hoàn cảnh xã hội chung quanh họ" [85].
Có thể nói, chính Thế Lữ và các nhà Thơ mới, các cây bút lãng mạn (thế hệ 1930) đã bước vào con đường văn học với tâm trạng "bất hoà không giải quyết được đối với hoàn cảnh xã hội chung quanh họ". Đúng vậy, ngay trong bài Tự trào, Thế Lữ đã nói rõ về thói đời xấu xa:
"Ở đời này khá thật là dốt
... Anh ta nào có biết đâu rằng
Có bao nhiêu đức tính cũng không bằng Chỉ khôn khéo gian ngoan là đạt tất".
Trong bài Lời mỉa mai Thế Lữ cũng bộc bạch tâm sự bất hoà của nhà thơ đối với cái xã hội phàm tục đó:
"... Tôi yêu đời. Nhưng bị người ghen ghét,
... Rồi tủi thân, chơ vơ, chán nản
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Nở Rộ Và Phát Triển Các Khuynh Hướng, Nhóm Phái Văn Học
- Cuộc Đấu Tranh Giữa Thơ Mới Và Thơ Cũ
- Quan Điểm Nghệ Thuật Của Thế Lữ - Một Bước Tiến So Với Quan Điểm Nghệ Thuật Của Văn Học Trung Đại
- Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 7
- Cách Tân Về Hình Thức (Hình Thức Biểu Hiện)
- Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - 9
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Chẳng tin yêu mà cũng chẳng thương ai
Về tình yêu nhân nghĩa ở đời Cho cả nỗi sầu tư đau xót nữa.
Cho đến cả nhân tình, than ôi! Tôi cũng sợ Là những trò giả dối của người ta"
Cũng chính bởi cái xã hội, phàm tục, ngột ngạt mà Thế Lữ đã tìm đến nghệ thuật, tìm đến cái đẹp để trốn khỏi cuộc đời giả dối xấu xa. Thế Lữ đã tìm đến với các Nàng: Từ Nàng mỹ thuật; Nàng Thơ; Nàng Ly Tao qua các Nàng tiên, Nương tử ở cõi thiêng rồi quay lại mĩ nữ, giai nhân tuyệt sắc của đời thường tục luỵ.
"Riêng cùng với Nàng thơ bầu bạn
Cái sung sướng phồn hoa tôi đã chán
...
Anh ta đi, đi tìm chỉ Ly Tao
Mà bấy lâu nay không biết trốn nơi nào"
(Tự trào)
Như vậy, cái đẹp trong quan niệm của Thế Lữ được cụ thể hoá bằng hình ảnh đẹp trừu tượng. Theo Phạm Đình Ân đó là "cái đẹp siêu Việt mang tính nữ". Cái đẹp đó vừa là nội dung quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ, vừa là hiện thực đối tượng cần chiếm lĩnh phản ánh của chủ thể sáng tạo.
Như vậy, từ bài thơ Nhớ rừng gây chấn động, có sức cảm hoá đối với đông đảo bạn đọc đến với những bài thơ như Cây đàn muôn điệu, Tiếng sáo thiên thai đăng báo Phong hoá và Ngày nay và cuối cùng tất cả những tác phẩm ấy gom vào tập Mấy vần thơ (cùng với tập thơ Dòng nước ngược của Tú Mỡ, là hai tập thơ đầu tiên của Tự lực văn đoàn do NXB Đời nay công bố cùng năm 1935) đã trở nên một trong những đòn chủ yếu dứt điểm đánh bại Thơ cũ, giành phần thắng hoàn toàn rực rỡ cho Thơ mới đồng thời đưa ra một quan niệm nghệ thuật hết sức mới mẻ - những bản dạo đầu cho cả một phong trào thơ sau này.
2.2. NHỮNG CÁCH TÂN VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT
Như chúng ta đã biết chủ nghĩa lãng mạn ra đời là sự đoạn tuyệt với nguyên lý sáng tác của chủ nghĩa cổ điển. Thi nhân lãng mạn là người mang lại một tiếng nói mới trên thi đàn, là những người thổi bùng lên khát vọng sống nơi trái tim con người bấy lâu bị vùi dập bởi những khuôn thước, luân lý xưa.
Ở buổi sơ khai của phong trào Thơ mới, trách nhiệm của người đi tiên phong thật nặng nề. Thi sĩ lãng mạn đầu tiên, trước hết phải là người có những sáng tạo vượt bậc để thoát khỏi những ràng buộc có tính chất quy phạm của chủ nghĩa cổ điển từ hình thức đến nội dung để người ta có thể đặt niềm tin vào tương lai của Thơ mới. Bằng cả tài năng và tâm huyết của mình, Thế Lữ đã làm được điều đó. Ông đã mở ra một hướng đi mới cho thơ ca cả về nội dung và hình thức biểu hiện.
Nhận xét về buổi đầu về phong trào Thơ mới, nhà nghiên cứu Trường Chinh viết: "Khi phong trào Thơ mới nổi lên, Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả bầu trời thơ Việt Nam thì phía bên kia vầng sao Tản Đà mờ dần rồi lặn hẳn" [48, 454].
Có thể nói, phong trào Thơ mới sẽ chẳng thể dành được chiến thắng nếu không có sự đổi mới về nội dung và hình thức nghệ thuật trong những sáng tác của Thế Lữ. Trong phạm vi chương viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới sự cách tân ở một vài phương diện về cảm hứng sáng tạo và hình thức biểu hiện để thấy rõ được vị trí, vai trò của Thế Lữ trong phong trào Thơ mới nói riêng và tiến trình văn học 1930 - 1945 nói chung.
2.2.1. Thế Lữ - Một sự đổi mới về cảm hứng sáng tạo
2.2.1.1. Thiên nhiên
Thiên nhiên là hình ảnh gần gũi nhất của con người và cũng là đề tài muôn thuở của thơ ca. Trời, mây, sông nước, cỏ, cây, hoa lá... luôn là đối tượng để thi nhân ký thác tâm tư, là nguồn cảm hứng vô tận của muôn đời thi sĩ.
Để phục vụ cho ý tưởng "Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí" trong thơ cổ, thiên nhiên không phải bao giờ cũng là đối tượng rung cảm nghệ thuật thiên nhiên có khi chỉ là phương tiện để qua đó nhà thơ trình bày thuyết giảng về đạo đức hoặc nói lên cái chí của người quân tử. Những bài thơ cũ ước lệ nhiều quá, cách điệu hoá nhiều quá trở nên khô cứng, lời thơ gò gẫm quá, văn hoa nhiều quá nên nhiều khi trở nên hời hợt và giả tạo. Mặt khác, thiên nhiên trong thơ cổ lại thường bị gò bó bởi những hình ảnh tĩnh tại, khuôn thước "phong, vân, tuyết, nguyệt" "tùng, cúc, trúc, mai" chỉ cốt để tạo nên phẩm chất "thi trung hữu họa" nên bức tranh thiên nhiên nhiều khi tĩnh mịch đến dửng dưng.
Vượt qua "thác ngụ cổ điển" trong thơ cổ, khắc phục lối "ngụ tình hời hợt" trong một số tác phẩm văn xuôi Tự lực văn đoàn, Thế Lữ đã miêu tả thiên nhiên sống động như nó vốn có và truyền thêm cho nó luồng sinh khí dào dạt bằng cách cảm nhận riêng của một tâm hồn đa cảm. Thế Lữ là người đã biểu hiện cách nhìn, cách cảm mới về thiên nhiên trong các thi phẩm của ông. Bắt đầu từ Thế Lữ, thiên nhiên đã thực sự chuyển mình, thực sự sống động.
Tản Đà là thi sĩ báo hiệu và cũng là người mở đầu chủ nghĩa lãng mạn. Mặc dù thơ ông vẫn chưa thoát khỏi ngôn từ của thơ truyền thống nhưng ông vẫn được các nhà nghiên cứu đánh giá cao, coi ông là "khúc dạo đầu của bản nhạc tân kỳ sắp sửa" là "thi nhân nối liền hai thế hệ tân và cựu" [20, 35]. Tản Đà là người mạnh dạn dám đặt vấn đề "cái sầu" bên trang thơ thuở ấy. Đó là nỗi sầu man mác "mù mờ của những đam mê khát vọng" [44, 569].
Tiếp nối cái sầu man mác trong thơ Tản Đà, Thế Lữ đã có cách nhìn, cách cảm rất mới trong bức tranh thiên nhiên của ông. Bởi vậy, thiên nhiên trong thơ Thế Lữ dù miêu tả ở bất kỳ trạng thái nào cũng đều mang một nỗi sầu man mác.
Viết về thiên nhiên các nhà thơ từ xưa đến nay vẫn thường tìm cảm hứng trong bức tranh thiên nhiên bốn mùa, trong đó mùa xuân được nói nhiều
nhất bởi có lẽ đây là thời điểm nhạy cảm của sự giao hoà đất trời khi tết đến xuân sang, khi cỏ cây đua nhau đâm chồi nảy lộc.
Trong thơ ca truyền thống, chúng ta đã bắt gặp nhiều những áng thơ hay viết về mùa xuân. Một bức tranh xuân tuyệt đẹp trong truyện Kiều của Nguyễn Du:
"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Một mùa xuân chứa nặng nỗi sầu của thi nhân trong thơ Tản Đà:
"Bính Tý sang mà Ất - Hợi qua Đổi thay cũ mới khắp gần xa Vui xuân thiên hạ bao nhiêu kẻ Ngồi nhớ xuân xưa hoạ có ta"
(Ngày xuân nhớ xuân)
Là thi sĩ tiếp nối cái sầu man mác trong thơ Tản Đà nhưng vượt ra khỏi cái tĩnh tại của thiên nhiên trong thơ cỗ, thiên nhiên trong thơ Thế Lữ thật sống động, một thiên nhiên đang lay chuyển theo nhịp sống của thiên tạo:
"Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng Tiếng đưa hiu hắt bên lòng
Buồn ơi! xa vắng mênh mông là buồn"
(Tiếng sáo thiên thai)
Thiên nhiên ở đây thật là thi vị, rộn ràng màu sắc âm thanh:
"Ánh hồng tía rắc ngọc châu trên lá Trời trong xanh chân trời đỏ hây hây Tiếng chim xuân nhí nhảnh ở trong cây Cảnh vui thế sao tôi còn buồn nữa?"
(Lựa tiếng đàn)
Song giàu ấn tượng hơn cả phải kể đến những câu thơ viết về cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ trong bài Nhớ rừng. Với biệt tài về hội họa của mình, Thế Lữ đã mang đến cho chúng ta một bức tranh về cảnh thiên nhiên tuyệt hảo mà nhân vật trung tâm ở đây là con hổ vị chúa sơn lâm nơi chốn rừng xanh. Tất cả các cảnh sắc thiên nhiên từ cảnh đêm trăng - ngày mưa - sáng xanh đến chiều tối cảnh nào cũng đẹp, cũng nên thơ. Bóng đêm như được dát vàng dưới trăng và ánh bình minh tươi sáng tưng bừng toả rạng khắp núi rừng. Trong khung cảnh nên thơ tuyệt diệu đó con thú đứng uống nước, uống ánh trăng chan hoà vàng tan trong lòng suối; con thú thức giấc vươn vai trong ánh sáng và âm thanh tưng bừng ríu rít của buổi ban mai; con thú lắng nhìn cảnh núi rừng rung chuyển và thay sắc trong mưa, con thú chờ đợt trong ráng chiều đỏ rực như mái và say mồi như say máu.
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng vội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt..."
(Nhớ rừng)
Có lẽ bên cạnh sự cách tân về giọng điệu, cấu trúc câu thơ, cách sử dụng từ ngữ thì đổi mới trong cảm hứng sáng tạo của thiên nhiên đã đưa bài thơ Nhớ rừng lên một trong những bài thơ hay nhất trong những bài thơ hay của phong trào Thơ mới và nó là đòn "dứt điểm" khiến "hàng ngũ thơ xưa phải sụp đổ" và đưa Thơ mới tới sự toàn thắng.
Mặt khác thiên nhiên trong thơ cổ thường gắn với tình - cảnh, cảnh - tình, cảnh - sự. Mỗi khung cảnh, mỗi sự vật đều mang một ý nghĩa triết lý về quan hệ con người và vũ trụ, trong khung cảnh đó con người thường đứng một mình trong tư thế vọng sơn, vọng nguyệt, đối vân, đối thuỷ, đối hoa để ngẫm nghĩ về cuộc đời. Một cành hoa đêm trước nở rộ là cái lẽ tự nhiên của đất trời, nhưng cũng là phép nhiệm màu của triết lý tuần hoàn sắc, không, động, tĩnh của nhà Phật. Một lối xưa, ngõ cũ vương hồng thu thảo, phủ bóng tịch dương cũng là một dấu tích cho một thời đại đã qua là lưu ảnh của cái nhất thời trong cõi vĩnh hằng.
Khác với thơ cổ, thơ Thế Lữ không đối sơn, vọng nguyệt mà tách mình ra khỏi vũ trụ không cùng. Một thiên nhiên hết sức thơ mộng và tinh khôi đến diễm lệ.
"Ánh chiều thu... Lướt nhẹ mặt hồ
Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc Rặng lau già xao xác tiếng reo khô
Như khua động nỗi nhớ nhung thương tiếc Trong lòng người đứng bên hồ"
(Tiếng trúc tuyệt vời)
Có điều rất mới lạ trong thơ Thế Lữ chúng ta thường bắt gặp "áng hương buồn" của "cô em" trong cảnh thiên nhiên dịu dàng êm ái, tràn đầy nhựa sống. Nếu văn học trung đại lấy thiên nhiên làm trung tâm, là ngọn nguồn để ban phát các phẩm chất của nó cho con người; thiên nhiên là điểm tựa để hình dung ngoại hình con người thì trong thơ Thế Lữ thiên nhiên và con người dường như có sự giao hoà với nhau. Quan sát thiên nhiên chúng ta có thể hiểu được tâm trạng với mọi sắc thái, cung bậc buồn vui của con người.
"Chân gió nhẹ lướt qua làn sóng Nắng chiều xuân rung động trên cành
Mấy hàng cau yếu nghiêng mình Cô em bỗng ngẩn ngơ tình vì đâu"
(Hồ Xuân và thiếu nữ)
Hình ảnh những "cô em" trong thơ Thế Lữ dường như luôn xuất hiện để tô thêm vẻ đẹp cho bức tranh thiên nhiên, làm cho bức tranh thiên nhiên không hề xáo động nhưng cũng không tĩnh lặng chút nào. Đó là bức tranh thiên nhiên nhuốm màu sắc tâm trạng con người:
"Nhẹ nhàng em hái đoá hồng tươi Dưới vẻ xuân chào buổi sớm mai Trong lúc chim xuân mừng nắng mới Nhuốm đào sắc trắng khóm hoa mai..."
(Hái hoa)
Có thể nói hình ảnh "cô em" trong thơ Thế Lữ là hình ảnh gợi mở cho sự xuất hiện của các cô thiếu nữ trong thơ ca lãng mạn ở giai đoạn này. Đó là hình ảnh cô thôn nữ trong thơ Hàn Mặc Tử, cô hàng xóm trong thơ Nguyễn Bính, cô thiếu nữ trong thơ Xuân Diệu...
Viết về thiên nhiên, Thế Lữ viết cũng không nhiều nhưng đã để lại ấn tượng thật đặc biệt trong lòng người đọc. Không tĩnh lặng đến dửng dưng như thiên nhiên trong thơ cổ, không cổ kính man mác như Tản Đà và cũng không thiên về những xào xạc nội tâm như Lưu Trọng Lư, thiên nhiên trong thơ Thế Lữ là thứ thiên nhiên trong trẻo gắn với nỗi sầu man mác bâng khuâng của hình ảnh những cô sơn nữ. Nếu Tản Đà, Lưu Trọng Lư là những thi nhân báo hiệu về nội dung tâm tình trong thơ miêu tả thiên nhiên thì Thế Lữ rất thành công việc miêu tả một thiên nhiên chứa đầy tâm trạng, một thiên nhiên gợi cảm, gợi tình, mang màu sắc cá thể hoá rõ rệt. Những gì mà thi nhân miêu tả trong hàng loạt bức tranh thiên nhiên hữu tình đa sắc ấy là kết quả của những chiêm nghiệm, tìm tòi, sáng tạo và đặc biệt là trí tưởng tượng phong phú. Bắt