cuộc sống sinh hoạt và một số phong tục tập quán nói riêng của xã hội Việt Nam như cảnh đi nơm cá, chơi cờ người, đi đu tiên, vinh quy bãi tổ, đua thuyền trên sông, thì trên các giá chiêng, kẻ, con rường, con đấu, nghé kẻ…là đề tài “ tứ linh” (long, ly, quy, phụng) và tứ quý (mai, điểu, tùng, lộc). Các nét chạm khi tỉ mỉ công phu, khi mềm mại, khỏe khoắn khoáng đạt, nhưng cũng có lúc rắn rỏi dữ dằn. Thể hiện tinh thần nhân văn của dân tộc và phản ánh nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến trình độ bậc thầy. Cột đình ở gian chính được chạm nổi hình tượng 2 con rồng lớn đang ôm cột hướng xuống mặt đất.
Trên mái đình có hình tượng rồng cuộn, hổ ngồi, nghê chầu; mái ngói được lợp âm dương. Giữa lớp ngói âm và ngói dương là một lớp đất sét được nhào trộn với trấu, tạo thành một chất liệu bền, dẻo có khả năng cách nhiệt tốt; ngói dương có 5 rãnh chẻ thoát nước.
Phía trước đại đình là sân đình: Từ chân đê bước xuống sẽ qua một con đường làng, sát với đường làng là sân đình.. Kích thước sân đình gần như vuông, có chiều cạnh bằng kích thước chiều dài tòa tiền tế. Xung quanh sân là hệ thống tường xây thấp. Hai bên sân đình không có dãy nhà tả vu và hữu vu. Sân đình lớn, bề mặt sân đình được làm từ đất sạn sỏi rải đều đầm phẳng, tạo thêm sự cổ kính của ngôi đình.
Tiếp giáp với đại đình là gian Hậu cung. Thoạt nhìn gian Hậu cung và Bái đường như trong một thể thống nhất, thực ra Bái đường và Hậu cung hoàn toàn độc lập và tách rời nhau. Nhưng nhờ lớp tường bao bọc xung quanh và hệ thống máng nằm chắn giữa hai mái nên hai kiến trúc này tuy độc lập mà vẫn gắn bó với nhau.
Kết cấu kiến trúc Hậu cung có hai gian vì, 4 cột cái không có cột quân, cao 3,65m, đường kính 0,420m. Bộ mái có 14 đường hoành rải đều trên hai mái. Con rường trên cùng được tạo theo thức rường bụng lợn làm nhiệm vụ đỡ thượng lương, các con rường đều được khoét ổ để đỡ hoành mái. Bao quanh Hậu cung là tường vôi vữa, chỉ có một lối vào Hậu Cung tiếp giáp với phía
sau tòa Tiền tế. Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong hậu cung có cung cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của vị thần làng. Xung quanh hậu cung thường được bít kín bằng tường xây, không trổ cửa sổ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng.
Vì hậu cung là nơi thờ cúng linh thiêng nên họa tiết trang trí ở đây chủ yếu là long, phượng.
Nhìn chung, đình Hoành Sơn còn giữ được nhiều nét nghệ thuật thời Lê. Kiến trúc của đình có tính khái quát cao trong bố cục, sự hài hòa giữa từng phần và toàn bố cục, giữa đường nét và hình khối. Nét nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ở đình Hoành Sơn, phỏng theo lối kiến trúc thế kỷ XVII -XVIII. Các vì kèo liên kết theo cấu trúc “chồng diêm,” có những bức chạm khắc “lưỡng long chầu nguyệt” rất đẹp.
Có thể bạn quan tâm!
- Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 1
- Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc Đình Hoành Sơn - 2
- Khái Niệm “ Nghệ Thuật Chạm Khắc Đình Làng”
- Hình Tượng Con Người Trong Hoạt Động Vui Chơi Giải Trí
- Hình Tượng Con Người Thể Hiện Qua Cấu Trúc Tỉ Lệ.
- Giá Trị Nghệ Thuật Của Hình Tượng Con Người Trong Chạm Khắc Đình Hoành Sơn
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
1.2.3. Khái quát nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn
Nghệ thuật chạm khắc của đình Hoành Sơn được thể hiện trên khắp các bộ phận chính của kiến trúc. Từ kẻ, xà, cốn, ván nong, con rường… đến các đầu đao, tàu mái đều được các nghệ nhân xưa lợi dụng một cách triệt để và biến thành những mảng trang trí đẹp đẽ, đa dạng với kỹ thuật điêu luyện.
Năm 1929 ông Nguyễn Tánh đã viết về nghệ thuật chạm khắc ở đình Hoành Sơn trong tạp chí Nam Phong, tập 24 như sau: “Nhìn các đường xoi nét chạm thì chỗ nào cũng tinh xảo tuyệt vời, cho nên các du khách tới xem ai cũng cho thợ ấy là bậc thiên tài chứ người thường không thể làm nổi. Bởi vậy mới có bài tiểu thuyết “ Hoa nam mộc tượng ký” .Chuyện ấy tuy là một chuyện hoang đường nhưng cũng đủ mà hình dung cái tài cái khéo xuất trần của các thợ làm đình Hoành Sơn”.
H.Le Bretton- một học Pháp trong công trình (An Tinh cổ lục) tập 1 viết năm 1936 đã nói: “một vài tác giả cho đây là ngôi đình đặc sắc nhất trong các đền đài mang tính tôn giáo của người An Nam” [tr64]
Trên vị trí xà, kèo, cốn đều được chạm trổ rất tinh vi và sinh động với những hình ảnh quen thuộc như long, li, quy, phượng kết hợp với chạm khắc hình mây, hoa, lá. Riêng rồng với những bầy rồng con (rồng ổ), các nét chạm khi tỉ mỉ công phu, khi thì mềm mại, khi thì khỏe khoắn, khoáng đạt, có lúc lại rắn rỏi, dữ dằn. Cũng là phượng nhưng bên tả thì chạm phượng đơn, bên hữu lại là phượng rậm hoặc bên tả thì long ẩn còn bên hữu thì long chầu nguyệt, phượng bay, trên thân có người cưỡi (tiên cưỡi phượng).
Hệ thống mô típ trang trí được có nghệ nhân tập trung nhiều nhất là tứ quý (mai, điểu, tùng, lộc), hay tứ linh (long, ly, quy, phượng) kết hợp với hoa văn mây, hoa, lá… trên các giá chiêng, kẻ, con rường, câu đầu và nghé kẻ. Nếu như các đình khác ở miền trung hiếm có hình tượng con người thì đình Hoành Sơn lại chứa đựng các bức chạm vô cùng hấp dẫn thể hiện cảnh sinh hoạt dân gian và những phong tục tập quán, những hoạt động trong ngày lễ hội vô cùng sinh động trên các ván nong. Các nghệ nhân đã gắn tâm tư tình cảm, những ước mơ về cuộc sống tươi đẹp trên nhiều chạm khắc gỗ đình Hoành Sơn. Cũng như nhiều ngôi đình khác, những người thợ ở đình Hoành Sơn đã dồn hết tài năng tâm huyết của mình thể hiện trên những nét chạm khắc có tính nghệ thuật cao.
Hình tượng rồng có rồng cõng chữ. Đặc biệt ở đình Hoành Sơn có mảng chạm dài tả những cảnh sinh hoạt sản xuất của nhà nông theo thủ pháp đồng hiện. Ở đó các cảnh đời thường được chạm khắc rất sống động và nghệ thuật: từ cảnh đi săn, đi cấy, đi nơm cá, gánh củi qua cầu , đến sỹ tử đi xem bảng vàng. Trên nhiều vị trí khác, cảnh tiên bồng hay những hình ảnh mang tính phồn thực, thể hiện tình mẫu tử không những của con người mà của loài vật, được các nghệ nhân đưa vào chạm khắc đình làng như nai mẹ và nai con.
Đình làng là môi trường sinh thành lễ hội, nơi đây đáp ứng đủ nhu cầu văn hóa của con người, đặc biệt trước năm 1945 thì hội làng là lễ hội sinh động lôi cuốn tất cả mọi người vào cuộc. Sau hội làng đọng lại trong tâm trí mỗi người dân rất nhiều niềm vui, hạnh phúc và cả mơ ước về một cuộc sống tươi đẹp.
Chính vì vậy mà đề tài lễ hội ở đình Hoành Sơn có rất nhiều nội dung phong phú, tái hiện lại những hoạt động được diễn ra trong ngày lễ hội như vinh quy bái tổ, chèo thuyền trên sông, rước voi, đấu vật, đánh cờ…Điều đặc biệt ở đình Hoành Sơn là cùng một đề tài nhưng cách thể hiện không giống nhau và được bố trí đối xứng nhau, ví dụ cũng là “chèo thuyền” nhưng ở xà nách bên trái thì chạm thuyền tĩnh còn ở xà nách bên phải thì chạm khắc thuyền động với nhiều người đang ngồi chèo, hay ở trụ xà nách bên phải thì một con voi với một người quan tượng, đối xứng với bức chạm đó là voi ra trận với rất nhiều người. Sự phong phú về cách thể hiện một sự vật giống nhau này lí giải là do hai tốp thợ cùng thực hiện một đề tài nên họ bí mật thể hiện theo cách riêng của mình. Trên hai mươi tư xà nách của đình Hoành Sơn có hai mươi tư bức phù điêu tạo hình trong các chạm khắc ấy hoàn toàn khác nhau. Nếu như các hình tượng về tứ linh, tứ quý, hay hoa lá được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo, thì đề tài con người lại có cách thể hiện khác, những người thợ đều biết nhấn mạnh trọng tâm chọn những vấn đề quan trọng nhất để diễn tả, phản ánh, hướng người xem vào nội dung, giản lược về hình thức. Các bức chạm khắc bỏ qua định lật xa gần, những nguyên tắc về giải phẫu, bố cục, tính hợp lý của hiện thực để tạo ra sự hợp lý của nghệ thuật do người nghệ sỹ dân gian sáng tạo ra. Nghệ thuật của họ được tạo ra từ bản sắc của người nông dân, khi sáng tạo họ không bị quy chuẩn bởi loại hình nào, trọng họ đồng thời có hai con người nghệ nhân với kỹ thuật chạm khắc điêu luyện và người nghệ sỹ tự do phản ánh cuộc sống xã hội đương thời bằng bất cứ thủ pháp nào họ cho là hợp lý… Thể hiện cái nhìn đầy hồn nhiên, hóm hỉnh thể hiện cuộc sống sinh động.
Tuỳ từng mức độ chạm khắc, kỹ thuật chạm khắc sẽ nhau khi chạm nổi, lúc chạm thủng, chạm kênh bong, hay chạm lộng,... nhưng tất cả đều thể hiện tài nghệ của các nghệ nhân xưa vừa giỏi kiến trúc vừa tài hoa chạm khắc. Hình thức biểu hiện chắc khỏe và mộc mạc gần gũi chính là lý do để ngôi đình gắn bó với
tâm hồn con người. Các phù điêu được chạm khắc trang trí đình làng Hoành Sơn là biểu tượng độc nhất vô nhị về truyền thống nghệ thuật của ông cha ta.
Tiểu kết chương 1
Nội dung chương 1 luận văn tập trung nghiên cứu về tất cả khái niệm: hình tượng, hình tượng con người, chạm khắc, chạm khắc đình làng, hình tượng con người trong chạm khắc đình làng, tất cả là cơ sở để làm rõ được khái niệm hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng. Chương 1 cũng giới thiệu tổng quan những khái quát về đình Hoành Sơn như: lược sử, khái quát kiến trúc, khái quát nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn.
Đình Hoành Sơn là một công trình kiến trúc văn hoá - tín ngưỡng quan trọng của Nam Đàn – Nghệ An ra đời vào thế kỷ 18, thờ vị Thành Hoàng. Dù qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi đình còn tương đối nguyên vẹn và có giá trị về nhiều mặt, như văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh. Nghệ thuật kiến trúc được cấu tạo theo kiểu chồng rường, với các cấu kiện được liên kết với nhau chặt chẽ, tất cả tạo thành một thể thống nhất trọn vẹn và vững chắc. Điều làm các nhà nghiên cứu quan tâm, không chỉ ở quy mô kiến trúc mà còn ở vẻ đẹp cổ kính của công trình chủ yếu thông qua nghệ thuật chạm khắc trang trí. Yếu tố này làm cho ngôi đình trở thành một bức tranh chạm khắc gỗ hoành tráng, được tạo tác trên nền của một công trình kiến trúc cổ kính và tao nhã.
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC ĐÌNH HOÀNH SƠN
2.1. Hình tượng con người được thể hiện qua nội dung chủ đề nghệ thuật chạm khắc
Hình tượng con người trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn được thể hiện qua chủ đề phong phú về mặt nội dung. Những nội dung hình tượng con người nó phản ánh hiện thực khách quan đời sống của người dân lao động trong xã hội đương thời, đồng thời phản ánh ước muốn của người dân có được một cuộc sống lao động, ấm no, hạnh phúc.
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả tập trung vào một số hình tượng con người được thể hiện qua những nội dung chủ đề sau:
2.1.1. Hình tượng con người trong lao động sản xuất
Khi nói đến lao động sản xuất ta hiểu là hoạt động của con người làm ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân. Trong cuộc sống đời thường của người nông dân,lao động sản xuất là những hoạt động như cấy, cày, gặt, hái, cất vó, giã gạo…Nó là những hoạt động gắn liền với cuộc sống của người nông dân.
Ngay từ thời tiền sử trên đất nước Việt Nam, đề tài về lao động sản xuất của con người đã xuất hiện trên các trống đồng, thạp đồng, với những hình ảnh miêu tả cảnh giã gạo, nhảy múa… của con người thời đó.
Trong nghệ thuật chạm khắc đình làng đình Hoành Sơn , đề tài lao động sản xuất được các nghệ nhân mô phỏng những cảnh tiêu biểu về cuộc sống trong vùng Nam Đàn. Chính chức năng của đình làng là nơi hội họp của người dân đã tạo điều kiện cho nghệ thuật chạm khắc phát triển những đề tài gắn liền với đời sống của nhân dân. Đề tài lao động sản xuất phản ánh, mô phỏng lại hiện thực
khách quan của người dân lao động như: hình ảnh con người đang cày, cấy, cất vó, …đó là những hình ảnh của người nông dân bình dị, cần cù lao động trên đồng ruộng.
Trong nghệ thuật chạm khắc đình Hoành Sơn, hình tượng con người được thể hiện qua nội dung lao động sản xuất khá phong phú, mặc dù số lượng bức chạm không nhiều nhưng nó là bức tranh phản ánh hiện thực cuộc sống của người dân lao động lúc bấy giờ.
Nội dung của bức chạm miêu tả cảnh lao động sản xuất: cấy lúa, cày ruộng, giã gạo, người cất vó, đi nơm.
Với đề tài cấy lúa: trên bức chạm các nghệ nhân thể hiện cảnh hai người phụ nữ đang cấy lúa đầu đội nón, dáng người động đang cúi xuống để cấy, quần được xăn lên quá đầu gối. ống tay cũng được xăn lên cao, động tác cấy của hai nhân vật có sự khác nhau, mạ được các nghệ nhân chạm khắc lớn, tạo thành khối chắc khỏe, phía dưới nghệ nhân mô tả bùn hòa quyện với sóng nước nhằm thể hiện ruộng đồng no nước hứa hẹn một mùa bội thu. Bức chạm mặc dù nội dung lao động chỉ có hai người thể hiện nhưng nó cũng toát lên cảnh hăng say lao động của những con người nông dân bình dị, thể hiện cuộc sống thanh bình ấm no hạnh phúc của người dân ( H1.1, H1.3 ).
Với đề tài cày ruộng: các nghệ nhân đã chạm một người đàn ông khỏe mạnh, đầu đội mũ rộng vành, hướng người tiến thẳng về phía trước, dáng người động thể hiện tinh thần tập trung làm việc. Một con trâu to lớn, mập mạp đang rướn mình kéo cày, bước chân chắc khỏe. Lưỡi cày cắm sâu vào mặt đất, bùn và nước đang cuộn ở phía luỡi cày. Bức chạm nhằm thể hiện tinh thần lao động tăng gia sản xuất, cày ruộng với ước vọng cuộc sống sung túc, no đủ ( H1.2.)
Với đề tài giã gạo: ở góc của bức chạm, các nghệ nhân đã miêu tả một người phụ nữ đang giã gạo, dáng người to khỏe đang cong mình lấy lực dồn vào chân đặt lên cối để giã gạo. Phía trước là một khối hình chắc chắn miêu tả ngôi nhà, mái nhà cong vút, cánh cửa đang mở ( H1.3.)
Với đề tài cất vó: Các nghệ nhân đã miêu tả một người nông dân đang cất vó. Vó được cất lên cao so với mặt nước để lộ toàn bộ hình dáng của vó. Phần lưới vó tác giả tạo hình cong lớn tạo cho người xem có cảm giác vó vừa cất lên rất nặng, thu hoạch được nhiều sản phẩm. Phía dưới là những hình vòng cung nhiều đường nét tạo thành sóng nước đang nhấp nhô lớp trước lớp sau, trông rất động .( H.1.4.)
Với đề tài đi nơm: các nghệ nhân đã thể hiện một người đang cúi mình nơm cá. Dáng người cong đổ mình về phía trước, tay đang giữ chặt nơm, quần xắn lên cao . Chiếc nơm được cắm chặt xuống mặt nước, một tay giữ chặt nơm, một tay đang thò vào nơm bắt cá. Phía dưới là mặt nước với nhiều sóng nước tạo cảm giác rất động (H.1.4.)
Những đề tài lao động sản xuất trên được các nghệ nhân gói gọn trong một bức chạm dài, mỗi nội dung được tác giả phân chia ranh giới bằng cách giữa các nội dung các nghệ nhân thêm một cây cổ thụ lớn trang trí những đám lá rũ xuống. Tất cả những nội dung lao động sản xuất được thể hiện qua hình tượng con người trong chạm khắc đình Hoành Sơn như: đi cấy lúa, đi cày, giã gạo, cất vó, nơm cá… Đều thể hiện, mô phỏng, phản ánh lại cuộc sống lao động thường ngày của người dân miền trung. Đồng thời nói lên ước vọng mong muốn về cuộc sống thanh bình, êm ấm , tươi vui, hạnh phúc đủ đầy của người dân lao động.
2.1.2. Hình tượng con người trong đời sống sinh hoạt
Trong nghệ thuật chạm khắc hình tượng con người đình Hoành Sơn không có cảnh sinh hoạt thường nhật như: mẹ bế con, thôn nữ hồn nhiên tắm, trai gái đùa nhau….như ở các đình làng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng trong đình lại có cảnh sinh hoạt nhằm ca ngợi, thúc đẩy sự học hành, sản sinh ra nhiều nhân tài để giúp dân giúp nước, như đề tài: vinh quy bãi tổ và đề tài thi võ, cưỡi voi.
Vị trí của những bức chạm có nội dung sinh hoạt được các nghệ nhân thể hiện trên các ván cốn vì nách của ngôi đình.