người Tày, còn đa số là vay mượn của Tiếng Việt, tiếng Hán hoặc từ Hán Việt. Về chữ viết của người Tày trong thời kỳ cổ đại không có nên lịch sử thành văn của dân tộc rất ít ỏi và gần như không có, Bước sang giai đoạn trung đại mới xuất hiện chữ Nôm Tày, chữ Nôm Tày là thứ chữ phỏng theo chữ Hán của người Trung Quốc mà đặt ra. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhìn từ góc độ văn tự, thứ chữ này cũng có một vài nét khác với chữ Nôm Việt. Học giả Nguyễn Văn Huyên là người đầu tiên có công nghiên cứu về kiểu chữ Nôm Tày và sau này được học giả Đào Duy Anh tiếp tục nghiên cứu và khẳng định ý kiến của Nguyễn Văn Huyên: “Chữ Nôm Tày do ảnh hưởng chữ Nôm Việt mà ra và có cấu tạo như chữ Nôm Việt” [49: 210-220]
Chữ Nôm Việt xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII đến XV sang đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII khi Mạc Kính Cung chuyển vương triều lên Cao Bằng đã để lại dấu tích về chữ Nôm Tày. Do đó có thể khẳng định chữ Nôm của người Tày ra đời không muộn hơn so với chữ Nôm Việt thế kỷ XVI.
Bước sang giai đoạn hiện đại, việc sử dụng chữ Nôm gặp nhiều khó khăn do vốn từ tiếng Tày còn nghèo nàn trong các ngành hoạt động hành chính cũng như khoa học. Năm 1954, một lớp trí thức Tày đã tự sáng tạo ra chữ La tinh Tày nhưng cũng không được phổ biến nhiều. Đến năm 1960, Đảng và Nhà nước ta mới có chủ chương quan tâm xây dựng hệ thống chữ viết cho dân tộc Tày theo lối chữ Quốc Ngữ bằng chữ cái Latinh. Trong cuốn Một vườn hoa nhiều hương sắc, nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn đã nhận định: “Chữ Tày có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển nền văn hoá nghệ thuật xã hội chủ nghĩa ở nước ta…”
Trong những vùng sinh sống tập trung, dân cư Tày sử dụng song ngữ và chữ viết Tày - Việt đã trở thành nét đặc thù phổ biến trong đời sống ngôn ngữ. Do đó cần có kế hoạch sưu tầm các văn bản văn học dân gian được ghi bằng chữ Nôm Tày, chữ Tày hiện đại cũng cần được chỉnh lý, sửa chữa, đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hoá Tày nói riêng và văn hoá trong cộng đồng 54 dân tộc
Việt nói chung. Có thể nói chữ viết ra đời là một trong những thành tựu to lớn, là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ và phát triển nền văn hóa văn học đa dạng của các dân tộc nói chung, cư dân Tày Bắc Quang nói riêng.
Người Tày ở Bắc Quang có nền văn hoá đa dạng, phong phú. Cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần đều có những nét độc đáo.
+ Về văn hoá vật chất:
Bản là đơn vị cư trú của người Tày, thường ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông, suối lớn. Tên bản thường đạt theo tên đồng ruộng, khúc sông. đồi núi như: Nà Ngần, Nà Đon, Nà Tông, Nà Cải… Mỗi bản trung bình có từ 25 đến 30 nhà, bản lớn có tới 60, 70 nhà, thậm chí có tới 100 nhà, có bản chỉ có người Tày, có bản sống xen kẽ với các dân tộc khác. Nhà cửa của người Tày ở đây thường dựng theo thế đất, đằng sau dựa vào đồi núi, phía trước thường nhìn ra cánh đồng, sông suối, bên cạnh nhà có máng nước, ao cá, hướng nhà thường căn cứ vào tuổi gia chủ…Nhà ở của họ phổ biến nhất là nhà sàn, lợp lá cọ, nhà có điều kiện thì làm nhà gỗ tất cả xà, cửa…đều làm bằng gỗ tứ thiết được bào nhẵn, ghép mộng cầu kỳ, kiến trúc trạm trổ đẹp mắt, nhiều hoa văn. Nhà nghèo thì làm gỗ kê đá, lợp lá cọ, phên vách bằng nứa đan… nhà thường chia làm 3 - 5 - 7 gian, có khi còn làm bếp riêng liền với nhà chính từ 2 đến 3 gian. Xung quanh nhà được lắp cửa sổ bằng ván hoặc tre nứa, mở thông thoáng nhìn ra phía trước, đằng sau nhà… Nhà sàn của người Tày là loại nhà tổng hợp, gian giữa thường để bàn thờ tổ tiên, bếp lửa, gian đầu nhà chỗ cầu thang lên thường là nơi tiếp khách, các gian phía trong là chỗ ngủ của các thành viên trong gia đình, có bếp nấu ăn và cũng là nơi tiếp khách của nữ giới, có gác để thóc ngô cùng các đồ dùng khác. Bên cạnh nhà có chuồng chăn nuôi, ngày xưa nhiều nhà còn sử dụng ngay gầm sàn để chuồng gia súc, công cụ sản xuất rất mất vệ sinh… Sự tập trung dân cư đông đúc đã tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hoá phát triển, các chàng trai, cô gái cùng làng, khác bản có thể Hát Iếu đối đáp với nhau, tìm hiểu nên vợ thành chồng.
Trang phục của nam, nữ Tày ở đây chủ yếu mặc quần áo vải chàm, cùng một kiểu: áo dài 5 thân, quần lá toạ. Đàn ông quấn khăn hay chít khăn kiểu chữ nhân. áo nữ dài tới bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách phải, cài 5 khuy, thắt lưng bằng vải lanh hay đũi màu xanh, đỏ dài khoảng hai sải tay, đặc biệt họ thường tự tay mình dệt thêm những dải dây nhỏ, dài có nhiều hoạ tiết đẹp để trang trí cho áo thêm đẹp, tiếng Tày gọi là “Thai Thửa”. Ở một số xã trong huyện phụ nữ Tày còn mặc áo 5 thân bằng vải khác màu, hoặc áo cánh bằng vải nâu, vải chàm tự nhuộm. Chị em phụ nữ thường đeo vòng cổ, vòng tay và mang xà tích bằng bạc hoặc vàng, đầu đội nón cọ tự làm…Họ thường chọn những bộ trang phục đẹp nhất để diện trong các dịp có lễ hội, đi chợ, các cuộc hát giao duyên.
+ Văn hoá ứng xử:
Có thể bạn quan tâm!
- Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 1
- Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 2
- Hát Iếu Trong Đời Sống Văn Hoá Của Người Tày Ở Bắc Quang - Hà Giang.
- Hình Thức Diễn Xướng Trong Hát Iếu.
- Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 6
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Trong mối quan hệ xã hội nhìn chung đồng bào Tày ở đây khá phát triển nhưng không đồng đều. Ở vùng thấp, dọc các đường giao thông, gần các thị trấn thị xã trình độ phát triển về các mặt gần bằng các vùng đồng bằng, tuy nhiên ở những vùng giữa, vùng cao xa xôi hẻo lánh, trình độ phát triển còn thấp, đặc biệt ở một số vùng còn tồn tại chế độ “Quăng” ( chế độ thổ ty) - Là xã hội tiền phong kiến ra đời từ rất sớm, tồn tại từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX mới tan dã dần… Kể từ thời Lý đến thời Trần, thời Hậu Lê, các tập đoàn phong kiến muốn cai quản được các vùng xa xôi, vùng biên giới đều phải thông qua các quý tộc, tù trưởng các dân tộc để nắm giữ chính quyền, đất đai . Nên có thời kỳ triều đình phong kiến đã phong cho bảy họ lớn ở các vùng miền là “Thất tộc phiên thần” gồm có họ Nông, Ma, Nguyễn, Hoàng, Hà, Vi, Đinh. Trong đó Hà Giang có bốn dòng họ là Nông, Nguyễn, Ma, Hoàng, có người được phong tới chức quan Thái bảo, Thái phó, có người được phong tước Quận công. Đến trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, các Quăng vẫn tồn tại và chuyển sang làm Tri châu, Tổng đoàn, Châu đoàn, Chánh tổng, Lý trưởng…của chính quyền phong kiến thực dân. Thời Lý một số tù trưởng người Tày đã trở thành phò mã của triều đình và là người phải phục tùng chính quyền
trung ương về mặt chính trị, quyền lợi, phải nộp cống phẩm hàng năm… Họ được phép cai quản dân của mình theo phong tục, tập quán dân tộc. Triều đình cũng cử các quan lại dưới xuôi lên trấn thủ vùng biên giới, họ mang theo gia đình, họ hàng thân thích lên làm ăn, lâu ngày đồng hoá với người Tày, trở thành quý tộc địa phương, hoặc gọi là Lưu quan, nên người Tày có câu “ Keo ké piến Tày (Kinh già hoá Thổ). Đặc điểm nổi bật của chế độ quý tộc Quăng là cha truyền con nối, cai trị từng vùng được triều đình công nhận, nắm quyền sở hữu tối cao đối với ruộng nương, rừng rú, sông suối và các nguồn tài nguyên khác trong vùng. Trước cách Mạng tháng Tám, cư dân Tày ở đây có một số tầng lớp theo học chữ Nho, chữ Nôm Tày, họ trở thành tầng lớp trí thức của dân tộc và đội ngũ các thầy Mo, Then, Tạo, Pụt…Đây chính là tầng lớp có sự đóng góp to lớn cho nền văn hoá nghệ thuật của bản địa.
Về quan hệ giữa các gia đình trong thôn bản, làng xóm tuy chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế tư hữu phong kiến xong chế độ công xã nông thôn vẫn còn tồn tại dưới dạng tàn tích. Bà con xóm giềng sớm tối có nhau, thường xuyên cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau. Tục ngữ Tày có câu: “ Pi noọng tam tó bố táy pin noọng xó rườn” (anh em xa không bằng anh em làng xóm ở gần nhau). Cư dân ở đây còn có tục “Tối vằn lèng” (Đổi công) để giúp nhau làm những việc cần đông người như cấy, gặt hái, đám cưới…hay tục “Kết tồng” ( kết bạn) cùng tuổi, cùng năm sinh tháng đẻ, không phân biệt dân tộc miễn là hợp nhau, khi đã kết bạn tồng thì mọi công việc lớn nhỏ trong hai gia đình đều có nhau. Tình bạn này rất được coi trọng dù đó là “Tồng” của con cái, vợ chồng hay ông bà… Ngày nay những tục lệ này đến này vẫn được giữ gìn và phát huy trong cộng đồng cư dân ở đây.
Gia đình của người Tày Bắc Quang cũng giống như cư dân Tày ở một số nơi khác rất đông, có tới 4 - 5 thế hệ (cụ kị, ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt) nhiều đời cùng chung sống trong một mái nhà, song sống phổ biến nhất vẫn là 2- 3 thế hệ sống cùng nhau. Trong gia đình người Tày ở đây đều được xây
dựng theo thể chế và tục lệ hôn nhân một vợ, một chồng, mang tính phụ hệ. Chủ gia đình là người chồng, điều khiển mọi công việc từ sản xuất đến sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng; vai trò của người đàn ông trong gia đình rất được coi trọng, họ được tôn trọng hơn so với đàn bà. Tính chất phụ quyền trong gia đình người Tày thể hiện rất rõ trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như vợ phải nghe lời chồng, giữa con dâu và các bậc trên có sự cách biệt nghiêm ngặt như không được ngồi ngang hàng, ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với bố, anh chồng, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, bác, anh chồng. Một biểu hiện nữa của tính chất phụ hệ trong các gia đình của người Tày là cách đặt tên và lấy họ cho con. Cũng giống như người Kinh ở chỗ, sinh con ra đều lấy theo dòng họ và dân tộc của người cha. Việc con cái lấy theo dòng họ ông - cha cũng chính là cách xác lập huyết thống, tông tộc, giống nòi. Đi liền với thể chế này là những quy định về quyền và nghĩa vụ của người con trai (kế thừa tài sản và chịu trách nhiệm cúng giỗ cha mẹ khi mất). Còn đối với con gái không được hưởng gia sản, trừ khi bố mẹ cho làm của hồi môn và phụ thuộc vào người chồng của mình. Tuy vậy, người Tày không chuyên quyền độc đoán, gia trưởng mà những việc lớn chồng đều tham khảo ý kiến của vợ, người vợ có vai trò quan trọng hỗ trợ chồng trong sản xuất, quản lý gia đình, tài sản, nuôi dạy con cái trưởng thành. Người Tày rất coi trọng việc giáo dục, dạy dỗ con cái về đạo đức, nề nếp gia phong, đi đứng ở trong nhà và ngoài xã hội. Trong vùng của người Tày ở Bắc Quang và một số huyện khác trong tỉnh thường có lời răn dạy con cháu bằng thơ gọi là “ bách giáo” ( 100 câu răn dạy) khuyên bảo con cháu về lối sống đạo đức và các quan hệ xã hội.
+ Văn hoá tinh thần:
Tín ngưỡng văn hoá của người Tày mang tính chất phức tạp, do cuộc sống tồn tại trên cơ sở nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp… cho nên tàn dư của các tín ngưỡng nguyên thuỷ còn tồn tại trong đời sống tâm linh của họ như: Vật linh giáo, ma thuật, bái vật giáo( thờ cây đa
to, thờ hòn đá kì dị…) và các lễ nghi liên quan đến sản xuất nông nghiệp, săn bắn, đánh bắt… tiêu biểu nhất trong tín ngưỡng, tôn giáo người Tày là thờ cúng tổ tiên, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị tộc ở thời kỳ trước để tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mong họ phù hộ cho gia đình có được cuộc sốn ấm no, hạnh phúc. Ở mỗi thôn bản họ còn thờ thủ công (cốc bản), thổ đại, thờ các vị thánh trong vùng mà họ gọi là thần, được cúng vào dịp tết và rằm tháng 7 hàng năm. Thổ công có miếu thờ đặt ở gốc cây to đầu làng, mỗi làng, bản còn có các vị thần thánh ở các khu rừng hay núi cao gọi là Đông thấn, Pù thấn. Hệ thống điện thần của cư dân Tày ở đây phát triển khá cao, có đủ mặt các vị từ Ngọc Hoàng, Nam tào, Bắc đẩu, thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét…cho tới các loại thần thánh, ma quỷ ở địa phương. Hàng năm vào mùa xuân, người ta tổ chức cúng trên một đám rụng nhất định ở trước bản, mỗi gia đình đều có mâm lễ rượu, thịt, xôi, bánh đem đến để cúng. Lễ hội này được gọi là hội Lồng tồng( xuống đồng), thầy cúng sính tất cả các thần thánh, ma quỷ ở địa phương, cầu khấn trời đất mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, hạnh phúc. Trong lễ hội này ngoại trừ một số yếu tố mê tín thì nội dung cầu mùa, vui chơi, giả trí là chính. Sau lễ cúng họ tổ chức các trò chơi như đánh yến, đánh quay, tung còn, kéo co…và một phần không thể thiếu trong hội chính là những lời Hát Iếu, Hát Cọi giao duyên làm đắm say bao tâm hồn từ lớp già tới trẻ. Ngày nay lễ hội Lồng tồng vẫn được lưu giữ, phát huy và bảo tồn.
Văn học nghệ thuật và tri thức dân gian của người Tày rất phong phú như kho tàng truyện thần thoại, cổ tích: Quả bầu, Pú luông – Gia cải, Nàng Kháy, Nàng Nhi -Nàng Khằm, truyện Kim Quý…còn lại các truyện phần lớn xuất hiện trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn, xung đột, đấu tranh xã hội gay gắt như các truyện Cảu Khay, Tua Nhi - Tua Gia, Thạch Sanh, Tống Lăn, Hán xuân - Lưu Đài, Phạm Tứ - Ngọc Hoa, Đình Quân - Thị Xuân, Quảng Chân - Ngọc Nương…Ngoài ra còn có nhiều truyện cười, ca dao, tục ngữ, thành ngữ…Đặc biệt người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng như ở một số nơi khác
có một số loại hình dân ca đáng coi trọng đó là Hát Lượn cọi, Hát Iếu, Hát quan Làng, Phong Slư…
Tất cả những điều kiện trên tạo cho cư dân Tày ở Bắc Quang phát triển một nền kinh tế toàn diện với nền văn hoá nông nghiệp lúa nước đa dạng, phong phú; sản sinh ra nhiều hình thức sinh hoạt văn học, nghệ thuật giàu bản sắc được lưu chuyển trong đời sống dân gian.
1.2 Khái quát về lượn
1.2.1 Khái niệm “Lượn”:
Lượn là một loại hình dân ca độc đáo của dân tộc Tày. Bằng nhiều cách tiếp cận, công tác sưu tầm nghiên cứu “Lượn” nói chung đã và đang mở ra những triển vọng mới đóng góp cho việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian của dân ca Tày. Cho đến nay nhiều người vẫn chưa định nghĩa được rõ ràng về loại hình nghệ thuật này. Tuy nhiên qua quá trình khảo sát, nghiên cứu của một số người đi trước, chúng tôi tập hợp lại những ý kiến như sau:
- Vi Hồng trong: Sli Lượn dân ca trữ tình Tày – Nùng, có đưa ra một số ý kiến sau:
Ý kiến của các cụ nho học:
+ Lượn là do từ “luân” và giải thích “luân” nguyên nghĩa là cái bánh xe đang lăn. “Làm lượn” thì phải có bên lượn đi bên lượn lại, quay đi quay lại… không khác gì cái bánh xe lăn hết vòng này laị đến vòng khác. Nghĩa là đối đáp không dứt.
+ Lượn là do từ chữ “luyến” mà ra. luyến có nghĩ là móc vào nhau. Cũng như người ta “ làm lượn” với nhau thì câu nị phải “móc” (ăn nhập) vào câu kia và cả hai bên cũng đều muốn gắn bó với nhau. Tác giả cho rằng việc tìm nguồn gốc từ lượn từ một nguồn gốc Hán là không thoả đáng, đành rằng tiếng Tày, Nùng vay mượn tiếng Hán khá nhiều. Những loại ý kiến trên phần lớn là phỏng đoán theo cảm tính, thiếu căn cứ chắc chắn thuyết phục.
Ý kiến cắt nghĩa từ nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng, tác giả đơn
cử hai ý kiến:
+ Lượn là do từ “lặn” mà ra. Lặn trong tiếng tày, nùng có nghĩa là một vòng khép kín, “lặn” là một vòng tròn hoặc là hai lượt đi về giữa hai địa điểm hoặc giữa hai đầu nút. Và họ giải thích: lượn thì phải có “câu trai câu gái”, nghĩa là từng “lặn” từng lượt.
+ Một ý kiến khác: lượn là do chữ “loặn” mà ra. “ loặn” trong tiếng Tày có nghĩa là những suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo để dạt tới cái đúng cái hay cái cần biết. Họ giải thích: làm lượn thì phải suy nghĩ thật nhanh mà câu phải hay, lời đẹp để đáp lại nhau, cho nên làm lượn tức là “loặn”.Tác giả cùng cho rằng những ý kiến này đều có lý của nó, nhưng vẫn không có gì chắc chắn để mọi người có thể tin nghe.
Cuối cùng tác giả nghiêng về ý kiến của cụ Nông Nguyễn Mô người Hoà An - Cao Bằng : “Từ Lượn và từ “vjén” vốn cùng một nghĩa. Ngày xưa người ta thường nói : “Lượn lủc” hay “Vjén lủc” - nghĩa là ru con - đều được cả. Sau này người ta cũng gọi là “lượn bạn” hay “vjén bạn” cũng thế”. Tác giả còn giải thích thêm từ “Vjén” trong tiếng Tày, Nùng hiện đại có nghĩa là ru. “Vjén” có nghĩa là khuyên bảo dỗ dành. Nội dung những bài lượn đúng là những lời khuyên bạn, là lời gọi rủ bạn tình, lời dỗ dành vỗ về bạn bè đồng bào, đồng loại thân thương. Trong rất nhiều bài lượn những từ “khuyên bạn”, “khuyên em” rồi những nhóm từ cố định : Rủ bạn, rủ anh, rủ em cùng đi vào con đường tình nghĩa luôn luôn lặp đi lăp lại.
Một số khái niệm sau chúng tôi thu thập được trên mạng Internet:
- Lượn cọi - cội là lượn gốc, giai điệu xuất hiện sớm hơn hai loại lượn then và lượn slương. Lời lượn rút từ những câu rọi, một thể loại nói giao duyên xâu chuỗi theo vần, xướng cao giọng công khai, để những ai mến mộ cùng thưởng thức.
- Các bài Lượn cọi (hát giao duyên): Là những bài hát đối đáp giao duyên giữa nam nữ thanh niên, chứa đựng nội dung trữ tình trong sáng, lạc