thực hiện tốt nhóm giải pháp này, cần tập trung giải quyết đồng bộ một số nhiệm vụ sau:
Cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ đảng viên xác định vị trí, vai trò và đóng góp của văn hóa trong sự nghiệp bảo đảm an ninh quốc phòng toàn dân; Định kỳ h ng quý thông qua các buổi giao ban, hội nghị và nhiều hình thức khác, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị quán triệt, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết và xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. H ng năm, Chỉ huy đơn vị, tổ chức sơ kết công tác thực hiện Nghị quyết b ng văn bản; trong đó, tập trung đánh giá kiểm điểm những mặt hạn chế tồn tại để khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế từng hạng mục; đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện, đồng thời có hình thức phê bình, nhắc nhở, đề xuất hạ thi đua đối với tập thể, cá nhân còn buông lỏng trong việc thực hiện Nghị quyết.
Ban Chỉ huy các Đoàn VCQĐ cần quán triệt việc kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động và những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cần thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước và Quân đội về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thẩm định chương trình,… cũng như phát huy hoạt động đấu tranh tự phê bình và phê bình, tạo cơ sở vững chắc cho việc ngăn chặn, vô hiệu hóa sự xâm nhập, ảnh hưởng của các loại văn hóa độc hại đối với mỗi thành viên trong đơn vị.
Tập thể, cá nhân cần tích cực hơn nữa đấu tranh với mọi biểu hiện ứng xử thiếu văn hóa; tạo môi trường và điều kiện tốt nhất cho mỗi thành viên tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ, góp phần xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú trong đơn vị.
Lãnh đạo, chỉ huy cần thường xuyên giáo dục tuyên truyền cho toàn thể
cán bộ, chiến sĩ, diễn viên của đơn vị về bản lĩnh chính trị, kiên định, có tinh thần và ý thức đúng đắn về vai trò của hoạt động biểu diễn nghệ thuật cho người lính hiện nay, không được phép xem nhẹ những hoạt động này. Việc giáo dục để nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, chiến sĩ, diễn viên về trách nhiệm trong mỗi hoạt động, từ viết kịch bản, dàn dựng đến biểu diễn các chương trình, tiết mục nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu về thưởng thức nghệ thuật của người dân, người lính trong bối cảnh hiện nay, không thỏa mãn với những gì đã có.
Có biện pháp tuyên truyền trong toàn quân về những mặt tích cực của hoạt động biểu diễn nghệ thuật, cũng như tầm quan trọng của hoạt động này đối với việc cân b ng đời sống văn hóa của người lính trong môi trường rèn luyện, s n sàng chiến đấu hiện nay. Đối với hoạt động giáo dục tuyên truyền nh m nâng cao nhận thức trong toàn quân về hoạt động biểu diễn nghệ thuật cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp.
Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền cho phong phú, sáng tạo, thuyết phục cao, gắn giáo dục với biện pháp hành chính, quản lý, rèn luyện kỷ luật.
Cần tạo điều kiện bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục nâng cao nhận thức, cần lồng ghép các buổi giáo dục tuyên truyền với các hình thức biểu diễn nghệ thuật, giúp người lính có được cảm nhận trực tiếp về tính hiệu quả, sự ảnh hưởng tích cực của các hoạt động này đối với đời sống văn hóa của mỗi cá nhân.
Đổi mới công tác bồi dưỡng, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giáo dục chính trị tại đơn vị bởi người lính, đối tượng giáo dục chính trị tại đơn vị, có trình độ nhận thức ngày càng cao, đòi hòi cán bộ chính trị - lực lượng nòng cốt làm công tác giáo dục chính trị phải không ngừng nâng cao trình độ và phương pháp giáo dục chính trị. Do vậy, các cơ
quan, đơn vị cần quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ chính trị cả về trình độ, năng lực, phương pháp sư phạm, tác phong công tác; kết hợp chặt ch giữa bồi dưỡng trong nhà trường với bồi dưỡng thường xuyên tại đơn vị. Những cán bộ chính trị mà không am hiểu sâu sắc về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, không có đủ trình độ hiểu biết để tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thì rất khó đạt được mục tiêu có được nhận thức đúng đắn về những giá trị, lợi ích mà hoạt động biểu diễn nghệ thuật đem lại.
Thực hiện tốt những giải pháp trên là một bảo đảm quan trọng để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục tuyên truyền tại các Đoàn VCQĐ, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động này của những người làm công tác văn hóa văn nghệ, hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng như những người lính trong toàn quân.
3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Trong khói lửa của cuộc đấu tranh cách mạng và các cuộc kháng chiến oanh liệt chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, lịch sử dân tộc ta thế kỷ XX đã ghi nhận những thành tựu to lớn của nền văn hóa mới với những đóng góp to lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam, trong đó có hàng trăm, hàng nghìn tác phẩm thực sự trở thành những tượng đài nhân văn được ghi nhận và đánh giá cao ở trong nước và trên trường quốc tế, trở thành “giai điệu tự hào” vang vọng mãi trong tâm hồn bao thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Tác giá Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm: “Một trong những phẩm chất truyền thống của người Việt Nam là yêu nước. Nhưng yêu nước thời chiến tranh khác với yêu nước thời bình. Thời chiến, chúng ta đề cao văn hóa cứu quốc, còn thời bình, chúng ta phải biểu dương văn hóa kiến quốc. Văn hóa
hiện nay phải giúp ích cho việc kiến tạo đất nước hòa bình, phát triển thịnh vượng”. Qua đó ông cũng đưa ra bốn giải pháp xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam “Dân tộc - Dân chủ - Nhân văn - Pháp quyền” và bốn nội dung xây dựng hệ giá trị của con người là: Yêu nước, sáng tạo, trách nhiệm, kỷ cương” trong đó đề cao tính sáng tạo [152].
Như vậy việc đổi mới nội dung, hình thức, phương thức hoạt động biểu diễn nghệ thuật cần bắt nguồn từ việc xác định chuẩn hệ giá trị cho mỗi hoạt động từ khâu xây dựng kế hoạch, triển khai các yếu tố cấu thành tác phẩm từ khâu thăm dò, tìm hiểu thị hiếu thẩm mỹ, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, tiếp đến là sử dụng đội ngũ sáng tạo đúng người, đúng việc, đúng sở trường, tạo động lực cho đội ngũ hoạt đông nghệ thuật tham gia trí tuệ tập thể trong triển khai xây dựng các sản phẩm nghệ thuật biểu diễn
Có cơ chế khuyến khích, động viên đội ngũ sáng tạo tích cực đổi mới cách thức, nội dung xây dựng chương trình, tiết mục, cần tham khảo thêm các hình thức, phương thức biểu diễn nghệ thuật đương đại đã và đang xuất hiện trong đời sống nghệ thuật nước nhà. Tổ chức những buổi khảo sát, tìm hiểu và và có đề xuất những nội dung, hình thức biểu hiện mới trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Phát triển mạnh m nền văn hoá và con người Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, chúng ta đứng trước yêu cầu cấp thiết là phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là các giá trị văn hoá truyền thống và cách mạng. Đồng thời, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hoá, khoa học, giáo dục của nhân loại để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiến kịp, tiến cùng thời đại
Trong những năm chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, từ những năm 1960 Đoàn Văn công Quân khu 3 đã có nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống để lại dấu ấn sâu đậm như nhiều vở chèo: “Người chiến sỹ nhân dân”, “Chị Tâm tìm Đảng”(năm 1960), “Trong phòng trực chiến” (năm 1965), “Đường về trận địa” (năm 1966), “Đỉnh cao phía trước” (năm 1967)… Nhạc sỹ chèo Bùi Thanh Bình đã sáng tác nhạc cho một số vở chèo như: “Đường về trận địa”, “Anh lái xe và cô gái chống lầy” của Tào Mạt...Những vở chèo của nghệ sỹ Tào Mạt sáng tác, được dàn dựng trên sân khấuphục vụ đồng bào, chiến sỹ đã kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm sự hài hòa giữa nội dung và hình thức, tạo cho tác phẩm có những giá trị cao trên cả ba mặt: Triết học, nghệ thuật và nhân dân. Đoàn đã dàn dựng và biểu diễn trên 20 vở chèo, kịch phục vụ kịp thời cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong suốt thời kỳ này.
Trong giai đoạn hiện nay, Đoàn Văn công Quân khu 9 v n duy trì và phát triển loại hình sân khấu cải lương. Đội cải lương có 17 thành viên, trong đó có những nghệ sĩ chỉ mới 18 tuổi. Trong những vở diễn của đoàn, không thể thiếu những trích đoạn cải lương hay tiết mục ca cổ. Những giọng ca như Ngọc Quyền, Thanh Trúc, Thanh Nhường đã nhận được nhiều giải thưởng xuất sắc trong những hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, được khán giả yêu mến. Đoàn Văn công Quân khu 5 thực hiện tốt công tác bảo tồn Bài Chòi; Đoàn Văn công Quân khu 1 bảo tồn các chất liệu dân gian Việt bắc…
Trong hệ thống các Đoàn VCQĐ trải dài khắp Bắc Trung Nam, có thể thấy yếu tố văn hóa bản địa rất rõ ràng trong các địa bàn biểu diễn phục vụ của họ ở bảng dưới đây:
Địa b n hoạt động biểu diễn nghệ thuật | Các chất liệu nghệ thuật dân gian đặc trưng | |
Đoàn Văn công | Cao B ng, Lạng Sơn, Bắc Giang, | Tày, Nùng, Dao |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Yêu Thích Về Chương Trình Nghệ Thuật (Đơn Vị %)
- Định Hướng Của Đảng, Nh Nước, Quân Đội Về Văn Hóa Văn Nghệ V Hoạt Động Biểu Diễn Nghệ Thuật
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lư Ng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật Của Các Đoàn Văn Công Quân Đội
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 19
- Ăng Cường Cơ Chế Phối Hợp, Các Hoạt Động Giao Lưu, Hợp Tác
- Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Đoàn Văn công Quân đội trong giai đoạn hiện nay - 21
Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Ninh | ||
Đoàn Văn công QK2 | Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La | Thái, H’Mông, Mường, Dao, |
Đoàn Văn công QK3 | Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình | Chèo, Chầu văn |
Đoàn Văn công QK4 | Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế | Ca Trù, Ca Huế |
Đoàn Văn công QK5 | Đà N ng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông | Bài Chòi, Hò Quảng, Chăm, Ê Đê |
Đoàn Văn công QK7 | Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh | Cải lương |
Đoàn Văn công QK9 | Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau, Long Xuyên | Cải lương |
(Nguồn: NCS tổng hợp từ PL3, tr. 223)
Như vậy, cần khuyến khích đội ngũ sáng tạo trẻ tìm hiểu văn hóa truyền thống, các chất liệu văn hóa bản địa ở những nơi thuộc địa bàn phục vụ biểu diễn, từ đó nghiên cứu, sưu tầm các chất liệu sáng tác, phát triển.
Giai đoạn hiện nay có rất nhiều người trẻ tham gia vào việc phục dựng, phát triển sáng tạo những giá trị văn hóa di sản phi vật thể của cha ông; tạo ra không ít dự án, sản phẩm thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế
b ng giải pháp độc đáo, các nhóm nghiên cứu đưa nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tưởng như đã thất truyền tới công chúng với những cách thức, diện mạo mới mẻ. Thực tế hiện nay cho thấy hiện tượng người trẻ tìm tòi, nghiên cứu phục dựng các giá trị truyền thống, cách tân, sáng tạo sản phẩm trên tinh thần kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại tuy chưa phổ biến nhưng không còn hiếm gặp trong đời sống. Nhiều chất liệu văn hóa bản địa đã bước đầu tái sinh dưới những hình thức bất ngờ, độc đáo như: kết hợp giữa nhạc điện tử và các nhạc cụ dân tộc, hay nhạc điện tử và dàn nhạc giao hưởng… hay chỉ đơn giản là tái hiện nguyên thể chất liệu đó.
Hệ thống các đoàn biên chế 03 đội Ca - Múa - Nhạc. Các nghệ sĩ đa số đều được đào tạo chính quy tại các cơ sở đào tạo trong hoặc ngoài Quân đội. Trong quá trình đào tạo được học bài bản các chất liệu dân gian đến hiện đại nh m đáp ứng nhu cầu Quân đội xã hội cần. Lãnh đạo chỉ huy các Đoàn VCQĐ cần quan tâm nhiều hơn đến yếu tố bản sắc dân tộc trong các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 19-8-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài là huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu biểu diễn. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chính sách sưu tầm, phục hồi và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về sáng tác, thể hiện tác phẩm cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên; tổ chức các cuộc thi tài năng nh m phát hiện tài năng biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Trong hội nghị văn hóa Toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết ngày
24/11/2021, phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ “Thực tiễn đã chứng minh, những lúc đất nước khó khăn thì các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được khơi dậy và phát huy mạnh m ; lòng yêu nước, tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động".
Có thể thấy các giá trị văn hóa dân tộc được một số nước trên thế giới nghiên cứu và khai thác tạo nên những sản phẩm độc đáo, nhận diện dân tộc, quốc gia thông qua nền công nghiệp văn hóa. Những sản phẩm ấy đã mang lại lợi ích kinh tế cũng như giá trị văn hóa cho quốc gia, cụ thể là Hàn quốc. Bởi vậy cần thành lập các bộ phận chuyên sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trong các hoạt động biểu diễn phù hợp với địa bàn. Vấn đề này cần làm từ khâu xin chỉ tiêu về nguồn nhân lực cũng như lộ trình tổ chức thực hiện mang tính lâu dài và ổn định.
Như kết quả khảo sát ở bảng 11 đã phân tích trên về những loại hình nghệ thuật yêu thích chủ yếu cán bộ, chiến sĩ yêu thích nghệ thuật đương đại. Do đó khi được hỏi về việc yêu thích các chương trình nghệ thuật, kết quả chương trình nghệ thuật đương đại v n chiếm vị trí số 1, có tới 46.5% cán bộ, chiến sĩ lựa chọn ở mức yêu thích cao nhất là 5 điểm, từ 3 đến 4 điểm chiếm tỷ lệ tương ứng 27.1% và 21.4%. Chỉ có 1.6% cán bộ, chiến sĩ chọn mức 1 là không yêu thích và 3.4% ở mức 2 điểm. Điểm trung bình đạt 4.08.
Chương trình nghệ thuật truyền thống có điểm trung bình thấp hơn 3.36, trên 30.0% cán bộ, chiến sĩ có mức độ yêu thích đạt 3 điểm và 5 điểm. Bên cạnh đó 13.5% cán bộ, chiến sĩ không thích các chương trình nghệ thuật truyền thống.
Có thể nói, các chương trình nghệ thuật truyền thống chưa thu hút được sự yêu thích của các cán bộ, chiến sĩ như các chương trình nghệ thuật đương đại. Bởi l , trong các hoạt động biểu diễn nghệ thuật mà cán bộ chiến sĩ được thưởng thức, rất hiếm có yếu tố này nên không tạo được thói quen và kích