Hát Iếu Trong Đời Sống Văn Hoá Của Người Tày Ở Bắc Quang - Hà Giang.

quan, yêu đời; là loại dân ca phong phú và phát triển hơn cả trong đời sống tinh thần của dân tộc Tày - Nùng, là nghệ thuật diễn xướng dân gian mang tính nghệ thuật cao.

- Theo nghĩa rộng lượn chỉ toàn bộ kho tàng dân ca người Tày, bao gồm cả Then ( lượn then), hát đám cưới ( lượn quan làng), phuốc pác ( lượn Phuối pác) và phong slư (lượn phong slư), cọi ( lượn cọi)…Theo nghĩa hẹp lượn chỉ là những điệu hát giao duyên của người Tày. Cả hai cách hiểu trên đều có lí, song có lẽ phổ biến hơn cả là cách gọi tên lượn theo nghĩa hẹp, tức là bộ phận hát giao duyên đối đáp của người Tày.[Wikipedia Bách khoa toàn thư mở]

Về bản chất lượn ở các vùng về hình thức đều giống nhau, có khác là khác ở giai điệu, tiết tấu. Cũng như tên gọi của Lượn Cọi, ở Bắc Quang - Hà Giang gọi là Hát Iếu, ở Lục Yên - Yên Bái gọi là Khắp Cọi...

1.2.2. Khái niệm Hát Iếu

Đến nay chưa có một khái niệm nào về Hát Iếu của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng như ở một số nơi khác.

Hát Iếu là thể loại hát dân ca chỉ dành riêng cho người chưa vợ, chưa chồng. Tuy nhiên, trong thực tế do sức hấp dẫn của loại hình dân ca này nên những người có vợ, có chồng, thậm chí là những người lớn tuổi đều có thể hát nhưng phải được sự ủng hộ, đồng tình của mọi người thì mới được hát. Tiếng hát giao duyên trai gái trong Hát Iếu là vốn văn học cổ, là mạch nguồn văn hóa đáng quý của dân tộc Tày Bắc Quang. Do vậy, trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày nơi đây, Hát Iếu không chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa mà còn thực hiện chức năng trao đổi tình cảm lứa đôi và biểu hiện nét đẹp phong tục tập quán mang nội dung trữ tình đằm thắm, mượt mà.

Qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu chúng tôi tạm thời đưa ra cách hiểu về Hát Iếu như sau:

Hát Iếu là những bài hát đối đáp giao duyên giữa nam nữ thanh niên, nhằm bày tỏ tình cảm lứa đôi, ca ngợi cuộc sống.

1.2.3. Nguồn gốc của Hát Iếu

Từ xa xưa tới nay Hát Iếu đã tồn tại, lưu truyền ở Bắc Quang - Hà Giang và một số vùng khác, từ người già tới lớp trẻ chúng tôi không ai biết nguồn gốc của Hát Iếu ra đời từ khi nào. Tôi có hỏi một số nghệ nhân cao tuổi về sự ra đời của Hát Iếu, họ trả lời : Thủa còn nhỏ đã được nghe các ông, các bà, các mẹ, các anh, các chị hát; Những lời hát đó đã cùng họ lớn lên và để lại dấu ấn trong lòng là tiếng nhớ thương, lưu luyến, day dứt khôn nguôi; Và có lẽ Hát Iếu có từ rất lâu rồi. Hiện nay chúng ta cũng ta chưa thể biết chính xác Hát Iếu xuất hiện vào thời kỳ nào. Nhưng qua nội dung và hình thức các bài hát, chúng ta có thể phỏng đoán Hát Iếu chỉ có thể xuất hiện vào thời kỳ chế độ kinh tế cá thể đã phát triển khá cao và chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã thịnh hành trong xã hội. Từ trước tới nay một số nghệ nhân vẫn thường hát bài “gốc Cọi” để trao gửi tâm tình:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


Tạm dịch:

Hát Iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật - 4

Cốc cọi dú mường Mú Mú cọi dú mường mười

Cốc cọi dú Lương nhan Thượng Đế A loàn dú nưa pế lương đông

Chắng au băư mạy mà nhặp che thân chang thửa Mơ xít nhằng ngộ páy minh

Chắng tặt tàng nhình chài thao báo Nhình chài nhằng hổn hao pay thông Cốc cọi dú lương đông tạo óc

Chắng lồng lot thế gian Chắng pân tính cấp đàn lí lọi

Chắng tặt hặt câu cốc cọi than thương Páo hăử pi táng mường rụ chắc


Gốc cọi ở mường Mú

Mú cọi về mường mười

Gốc cọi giữa dương gian Thượng Đế Rồng phượng trên bể Lương Đông Mới lấy lá cây về khâu áo che thân Ngày xưa còn ngây thơ chưa biết gì Mới đặt nên đường tình trai gái

Trai gái chưa biết làm sao

Gốc cọi trên Lương Đông tạo tiếng Mới lọt xuống thế gian

Mới thành đàn tính, đàn tình Mới đặt gốc cọi than thương

Bảo cho anh khác Mường cùng biết.[40.Tr 57,58]

Trong dân gian có lưu truyền câu chuyện: Ngày xưa, với người Tày ở vùng sông Chảy Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái), ở vùng sông Lô Bắc Quang (Hà Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang) đều cùng có một làn điệu hát Khắp (có nơi gọi là Hát Iếu và làn điệu Hát Cọi ). Cứ mùa xuân, đến tháng Giêng, tháng Hai, anh em tổ chức đi thăm nhau, con cháu có dịp đi theo cha theo mẹ hoặc cô, bác, chú, dì… Những nam thanh nữ tú đã được học sẵn Iếu, Cọi, đi đến đâu là sẵn sàng đối chọi dân ca, giao lưu học hỏi, tìm hiểu lứa đôi rồi nên vợ nên chồng hạnh phúc trăm năm. Mỗi lần cất tiếng Khắp tiếng Cọi, thường thì cô gái thẹn thùng cất tiếng trước, hỏi gốc Khắp gốc Cọi để cho người con trai trả lời:

Củ pác tham minh láy, Ngoáy nả tham minh quan, Khình bang tham minh pi. Cốc khắp dú hăư oóc,

Cốc cọi dú hăư mà.

Lang đạng noọng tờ tham sắc nọi. Thinh hăư tặt tiểng hội dương gian.


Nghĩa là:

Thinh hăư tặt chiêng nhị lỉn xuân, Ngoác nả tham lường quân hăư minh. Páo hẳư noọng khình bang chắc đởi.


Cất tiếng em hỏi anh, Cất lời em hỏi đến.

Thương em, anh trả lời. Gốc khắp ở đâu ra?

Gốc cọi ở đâu về?

Hàng năm để làng quê mở hội, Đôi ta được nhộn nhịp vui xuân. Mong anh kể một lần, em biết.

Người Tày Mường Lai, Lục Yên truyền kể lại rằng: trước đây, cuộc sống con người lao động lam lũ, vất vả lắm, đầu đội trời, chân đạp đất mà vẫn không đủ ăn. Một hôm, ông cụ già làng ra ngồi trên hòn đá bên bờ suối câu cá, suy nghĩ bên thác nước chảy. Bỗng đâu có ngọn gió ào qua bụi tre nơi ông ngồi. Tiếng kẽo kẹt của hai cây tre cọ vào nhau phát ra âm thanh hòa quyện cùng với thác nước chảy, nghe hay làm sao. Thổn thức lòng người, ông già tự dưng mở miệng "hới lả" vọng theo, thấy người thanh thản, nhẹ nhõm, quên hết nỗi u buồn uẩn khuất. Ông già nghĩ rằng: Thiên Nhan Thượng đế đã ban thưởng tiếng hát cho người Tày mình đây! Thế rồi, ông gọi mọi người đến truyền dạy lời hát. Lấy da ếch bọc ống nứa, căng 2 sợi dây tơ tằm rồi bện mấy sợi lông đuôi ngựa làm cung để kéo "cò cử", sau này gọi là nhị 2 dây. Lấy ống nứa tép dùi thành 7 lỗ để thổi tạo tiếng nước chảy sau này gọi là sáo. Từ đấy, hát khắp hát cọi có nhị, có sáo đệm theo.

Hàng năm, cứ thu hoạch xong lúa gạo, đưa vào đầy bồ là mọi người chuẩn bị cho vui tết đón xuân, mở hội Lồng Tồng thi hát khắp hát cọi. Khi được hỏi đến gốc Khắp, gốc Cọi, chàng trai bèn lên tiếng trả lời:


Nghĩa là:

Cằm noọng khắm là pi khan, Cằm noọng tham là pi gạ.

Mưa nận là mừa tận mưa đai. Mì po pú tức bất tềnh hin phjoa,

Chắng hăn thoong điếu mạy tẻo ca, Hả điếu mạy tẻo cót.

"Hới lả" pân cằm bióoc cằm va. Mưa nận vua tạo mà lồng thóa, Chắng tặt Iếu thiên hạ lỉn khua, Cốc khắp pi tờ so kể đoạn.

Ngoac nả páo cốc cọi hẳư a. Mẹ luc tả bóm nà mí háy.

Po luc tả nả ray mí bjoai,

Thao đai tả thuôn mòn rộc nhả. Đếch tả mùn theo háy lầm me. Kế tả tạu theo háy lầm rườn.

Mọi cần mọi phai thương đởi "cọi".


Lời em hỏi anh xin thưa. Ngày xửa tận ngày xưa.

Có cụ già ngồi đánh câu trên thác đá. Mới thấy điều sự lạ.

Hai cây tre "kẽo két".

Năm cây nứa "ót ét" tiếng xa. "Hới lả" ông thốt lời cùng gió, Từ đấy vua cho mở hội vui,

Đặt "Khắp, Iếu" người đời làm hội. Còn gốc Cọi anh kể em hay,

Cọi cất lên cha bỏ cày ngoài ruộng,

Con vội vàng bỏ trốn lên nương Gái dưới Mường hái dâu thổn thức. Trẻ bú mẹ lập tức lắng nghe

Già bỏ gậy đi về quên lối.

Mọi người vui khắp, cọi từ đây.

Tiếng hát Khắp hát Cọi đã làm vơi đi những nỗi vất vả đêm ngày, tâm hồn thanh thản, trong sáng, tự tin như hoa mùa xuân đang nở. Như hoa phặc phiền trên núi đá đã kết nối đôi lứa trăm năm hạnh phúc.[Nguồn: http/www Báo Yên Bái.com.vn].

1.3. Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.

1.3.1. Hát Iếu trong đời sống văn hoá của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.

Trong kho tàng văn học dân gian của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang, hát Lượn Cọi (Khắp Cọi, Hát Iếu…) là thể loại dân ca rất đặc sắc của dân tộc. Nó có giá trị như hát quan họ của người Bắc Ninh, hát dân ca Bắc Bộ của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. Những bài hát Lượn đã in sâu trong tâm hồn tình cảm của biết bao người và vẫn được lưu truyền cho con cháu các thế hệ. Thể loại Lượn cũng được chia ra thành nhiều loại như hát ví, hát giao duyên, hát đố, hát ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, phản ánh khát vọng của người lao động muốn vươn lên làm chủ cuộc sống, xây dựng hạnh phúc lứa đôi… thông qua những bài hát đó, thanh niên nam nữ có dịp làm quen với nhau, có người dùng bài hát để bày tỏ lòng với người mình yêu, khi đến nơi khác mà không được mời hát đã mất mặt rồi, nhưng còn đáng xấu hổ hơn là được mời mà không biết hát. Vì thế, để khẳng định được mình họ thuộc rất nhiều bài hát và có tài ứng đối rất nhanh.Với người Tày nơi đây cũng vì đối chọi Iếu mà bao chàng trai cô gái nên vợ, nên chồng; cũng vì câu hát mà bao người đã có gia đình chạy theo tiếng gọi của tình yêu thuở xa xưa không đến được với nhau.

Địa điểm các cuộc Hát Iếu đều không nhất định, thường vào ngày xuân, lễ tết, đình đám vui chơi (trừ đám ma không được hát). Họ hay hát vào ban

đêm, chủ yếu là hát với người ở khác thôn bản, xã đến…Đời tiếp đời, năm tiếp năm, tiếng hát Khắp, Iếu, Cọi được lưu truyền mãi mãi. Nhưng gần hai chục năm trở lại đây người hát đã bớt đi, tầng lớp trẻ không còn tìm hiểu nhau qua Hát Cọi Hát Iếu, qua lời đối chọi dân ca nữa.

Tìm hiểu Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang – Hà giang là một vấn đề rộng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình ở một khía cạnh vấn đề là tìm hiểu vài nét nội dung và nghệ thuật tiêu biểu thông qua lời Hát Iếu. Từ đó, chúng tôi cố gắng khám phá tâm thức của người Tày trong loại hình dân ca trữ tình này. Những bảo lưu về giá trị tinh thần của cư dân Tày nơi đây được khám phá trong thế giới nghệ thuật của Hát Iếu có thể nói đã tạo nên một gương mặt dân ca độc đáo trong nhiều gương mặt khác của dân ca các dân tộc Việt Nam.

1.3.2. Khảo sát, phân loại

Trong dân gian, Lượn là một hình thức có từ lâu đời, Lượn còn là một từ thuần dân tộc để chỉ âm thanh hát lên với những làn điệu khác nhau, Nói chung Lượn bao gồm toàn bộ dân ca trữ tình Tày, Nùng. Tuy vậy nhiều người dễ hiểu nhầm giữa Lượn và các điệu Lượn như: Lượn Then, Lượn Nàng ới, Lượn Cọi, Lượn Slương…Cũng như dân tộc Kinh có làn điệu hát Quan họ, hát Cò lả, hát Trống quân, hát Ví…Chúng ta có thể tìm hiểu rõ về một số điệu Lượn của dân tộc Tày theo Tác giả Vi Hồng trong cuốn : “Sli, Lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng” có khái quát một số điệu Lượn như:

Lượn then, có nghĩa là lượn tiên - Điệu lượn thanh cao như “tiên giới”, “tiên cảnh”.

Lượn nàng ới, có nghĩa là điệu lượn gọi bạn tình tha thiết. Nàng ới có nghĩa là “em ơi” và cũng là những từ mở đầu cho mỗi trổ của làn điệu này.

Lượn cọi, cọi có người cho là từ tiếng Kinh mà ra - cọi là gọi. Lượn cọi - là lượn “gọi bạn tình”!

Lượn sương - là những lời lượn yêu thương, tha thiết - Sương có nghĩa là

thương - thương chứ không phải yêu đương.

Lượn nài, lượn kết, lượn pjảc là những chương khúc của một cuộc lượn”.

Tác giả nhận định: Những cách phân loại trên của dân gian không theo một quy tắc nào cả, khi thì căn cứ vào hình thức diễn xướng, khi thì căn cứ vào nghi thức lưu hành, khi thì căn cứ vào đề tài hoặc vào các làn điệu, khi thì căn cứ vào hình thức tồn tại, phương thức lưu truyền để phân loại…Riêng theo tác giả thì cho rằng: “Nếu cần phân loại Lượn thì chỉ cần phân thành hai loại:

- Sli, lượn tự sự

- Sli, lượn trữ tình.

Sli, lượn tự sự chủ yếu là một hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng, có mang hơi thở trữ tình.

Sli, lượn trữ tình chủ yếu là những lời trò chuyện tâm tình giữa thanh niên nam nữ, nhưng vẫn không hoàn toàn gạt bỏ những bài mang tính tự sự”.[19. Tr.35,36].

Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang cũng có nhiều làn điệu hát Lượn khác nhau như: Then, Lượn Cọi, Lượn Nàng ới, Phong thư...Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu làn điệu Hát Iếu, một tên gọi riêng nhưng vẫn có những đặc điểm chung với hát Lượn nói chung của dân tộc Tày.

Qua quá trình khảo sát, điền dã, tìm hiểu Hát Iếu ở Bắc Quang chúng tôi thấy hình thức Hát Iếu cũng giống như Lượn cọi, song nổi bật lên một số loại Hát Iếu sau:

Iếu định rườn (định duyên)

Iếu phặt phòng (dậy sóng - quấn quýt) Iếu Sỏi (Iếu kháy)

Iếu tạ (Iếu đố)

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí