Nghệ Thuật Xây Dựng Nhân Vật Tự Ý Thức Qua Ngôn Ngữ Bên Trong (Độc Thoại Và Đối Thoại Nội Tâm)


Ngôn ngữ của Chí Phèo cho thấy hắn là một kẻ biết ăn nói. Lời của Chí Phèo thể hiện nhiều sắc thái tâm lý. Vừa lịch sự lại vừa giễu cợt, trách móc thậm chí hăm doạ. Như vậy, ngôn ngữ của Chí Phèo là một “thứ” ngôn ngữ gai góc và vì thế mà hết sức ám ảnh. Tuy nhiên, nói đến Chí Phèo, người ta thường bị ấn tượng bởi tiếng chửi. Tiếng chửi của Chí Phèo nghe qua thì nghĩ rằng đó là tiếng của một gã say, một kẻ bất lương, bất hiếu và bất cần đời. Nhưng nghe kĩ, tiếng chửi ấy lại mang nặng nỗi đau đời của một kẻ đáng thương mồ côi không cha, không mẹ và bị cả xã hội xa lánh. Chí Phèo cất lên tiếng chửi cũng chính là cất lên tiếng kêu đau đớn về sự bất hạnh, trớ trêu của số phận mình khi hắn ý thức được rằng hắn sống mà không phải sống, sống mà không biết sợ, không biết yêu thương và được yêu thương: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong lằ hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào! Rồi hắn chửi đời... Tức mình hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại... Không ai lên tiếng cả... Tức chết đi được mất! Đã thế hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều... Thế thì có khổ hắn không! Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! Aha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi khổ đứa mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!”[18,12]. Như vậy, tấn kịch của Chí Phèo đã được Nam Cao khái quát trong một chuỗi tiếng chửi. Chính vì ý thức được sự cô đơn, bất hạnh của cuộc đời mình nên khi có được tình yêu với Thị Nở, tâm lý của Chí Phèo đã hoàn toàn đổi khác. Thay vì uống rượu và rạch mặt ăn vạ thì hắn ở nhà suốt ngày với thị và lần đầu tiên hắn ý thức được là phải uống ít rượu để tiết kiệm tiền. Cái ước mơ có một gia đình êm ấm đã trở lại trong tâm thức Chí Phèo. Hắn tỏ tình với Thị Nở bằng một thứ ngôn ngữ mà theo Nam Cao là “rất phong tình” của một kẻ đang yêu: “giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ!”, hay “mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Lúc này, dường như mọi vết dấu của một kẻ cố cùng đã biến mất thay vào đó là


một Chí Phèo tràn ngập tình yêu thương và khao khát được trở thành một người lương thiện. Nhưng khi Thị Nở từ chối tình yêu của hắn thì cũng là lúc hắn ý thức sâu sắc và rõ ràng hắn không thể trở thành người lượng thiện được nữa. ấy chính là lúc hắn rút dao đâm chết Bá Kiến và nói trong đau đớn, tuyệt vọng: “Tao muốn làm người lương thiện!... Ai cho tao lương thiện... Tao không thể là người lương thiện được nữa”. Tiếng nói cuối cùng của Chí Phèo là tiếng kêu thảm thiết của một kiếp người tha thiết được làm người nhưng đến lúc chết vẫn bị cự tuyệt. Giá trị nghệ thuật đặc sắc của ngôn ngữ nhân vật Nam Cao là như vậy.

Hầu hết các tác phẩm viết về người nông dân của Nam Cao đều nổi cộm lên một vấn đề là cái nghèo và cái đói. Mà khi nghèo, khi đói người ta thường có tâm lý làm liều, làm ác với kẻ khác để được lợi cho mình (Trẻ con không được ăn thịt chó, Một bữa no, ở hiền, Đòn chồng, Chí Phèo...). Tuy nhiên, cũng có không ít tác phẩm của Nam Cao đã đề cao sự hiền lành, chất phác, lòng lương thiện và đặc biệt là sự tự ý thức để bảo vệ nhân cách, nhân phẩm của người nông dân Việt Nam. Lão Hạc là mẫu hình tiêu biểu cho kiểu người đó. Cả câu chuyện về Lão Hạc xung quanh hai “thứ” là mảnh vườn và con chó vàng (mà lão gọi là cậu vàng). Với lão, đó là những thứ quý giá nhất, là “sợi dây tình cảm” nối lão và thằng con trai đã bỏ đi phu từ lâu. Lão Hạc coi con chó vàng như con, lão chăm sóc, yêu thương, vỗ về nó bằng tình cảm của một người cha. Lão nói với con chó: “Không giết cậu vàng đâu nhỉ!... Cậu vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết... Ông để cậu vàng ông nuôi...” [18,93]. Bởi vậy khi phải bán con chó, Lão Hạc đau xót đến tận cùng. Với bản chất lương thiện, lão tự cảm thấy mình thật tồi tệ, nhẫn tâm “đánh lừa một con chó”, đẩy nó vào chỗ chết để lấy vài đồng bạc. Ta hãy xem lời của Lão Hạc nói với ông giáo:


“Khốn nạn... Ông giáo ơi“!Nó có biết gì đâuN! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó, dốc ngược nó lên... Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi... Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”[18,95-96].

Lời của Lão Hạc giống như những lời cắt ruột, cát gan của một người cha đang nói về đứa con của mình. Bi kịch tự ý thức của Lão Hạc được phát triển đến đỉnh cao khi lão quyết định tự vẫn và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Lão nhịn ăn, nhịn uống chứ nhất định không chịu bán mảnh vườn của thằng con trai. Có bao nhiêu tiền dành dụm (kể cả tiền bán con chó) lão dành để lo hậu sự cho mình, không muốn phiền đến hàng xóm. Nam Cao đã miêu tả cuộc nói chuyện của lão với ông giáo một cách tỉ mỉ qua lời kể của ông giáo:

“Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất... Lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão... để không còn ai tơ tưởng, dòm ngó đến. Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được, để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút...” [18,97].

Qua đây, người đọc có thể mường tượng ra tất cả mọi góc cạnh trong ý thức của một người cha hết lòng yêu thương con, một người cha giàu nhân cách và lòng tự trọng. Sự hi sinh của Lão Hạc khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của anh Đĩ Chuột trong truyện Nghèo–một người nông dân bệnh tật đáng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


thương vì không muốn hành hạ vợ con nên cũng chọn cái chết để giảm gánh nặng cho gia đình.m

So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao Việt Nam và Ruinôxke Akutagawa Nhật Bản - 9

Trong truyện ngắn của Nam Cao, để miêu tả những tấn kịch tự ý thức của người nông dân qua ngôn ngữ đối thoại của họ, nhà văn đã sử dụng hai cách kể điển hình: một là để nhân vật đối thoại trực tiếp với các nhân vật khác và hai là cuộc đối thoại của nhân vật được kể lại bởi nhân vật thứ hai hoặc bởi chính tác giả (người kể chuyện). Vậy trong truyện ngắn của Akutagawa, cách kể của tác giả về nhân vật có giống ở Nam Cao hay không, hãy xem truyện ngắn Trong rừng trúc. Đây là một truyện ngắn vay mượn từ một truyện cổ. Akutagawa hầu như không thay đổi gì cốt truyện nhưng ông lại khai thác câu chuyện dưới góc độ ý thức và nội tâm con người. Câu chuyện xoay quanh ba sự kiện: Sự gặp gỡ của ba người: Người chồng, người vợ và tên cướp; Sau đó, tên cướp say mê người vợ rồi cưỡng bức; Và cuối cùng, án mạng xảy ra – người chồng chết. Vấn đề của câu chuyện là ai sẽ là kẻ gây ra án mạng. Tên cướp, người vợ và linh hồn của người chồng đều có cách kiến giải riêng. Người vợ thì nhận chính cô ta đã giết chồng vì cảm thấy hổ thẹn. Tên cướp thì nói hắn đã đấu kiếm với người chồng và gây ra án mạng. Còn người chồng, sau khi chết, linh hồn của anh ta hiện về và thú nhận chính anh ta chứ không phải ai khác đã dùng dao đâm vào ngực mình. Rõ ràng ở đây, câu chuyện đã kết thúc một cách đầy uẩn khúc, không rõ kẻ gây ra cái chết. Ta thấy đó là kiểu kể chuyện và kết thúc truyện thường thấy trong kịch của Bertold Brecht

– một cách kể và kết thúc để ngỏ. Nhưng nếu chúng ta xem xét kỹ lời kiến giải của tên cướp thì sẽ thấy giá trị và ý nghĩa của câu chuyện đã được tác giả gói gọn chỉ trong một lời của nhân vật:

“Đối với các vị, điều đó kinh khủng quá phải không? Chuyện vặt vãnh mà, giết một người đàn ông là việc bình thường thôi! Khi người ta muốn chiếm đoạt người đàn bà, bao giờ người ta cũng giết người đàn ông. Chỉ có


điều tôi thì tôi giết bằng kiếm đeo ở thắt lưng, còn các vị không mượn đến kiếm thì các vị giết bằng quyền thế, tiền bạc và đôi khi chỉ đơn giản là bằng những lời xu nịnh, xúc xiểm. Thực ra, trong trường hợp ấy, máu không đổ nhưng người đàn ông chỉ còn cái xác không hồn – và như thế dù sao các vị cũng đã giết chết anh ta rồi. Và nếu suy ngẫm thì tội lỗi của ai nặng hơn – của các vị hay của tôi – ai mà biết được, phải không nào” [1,194].

Giọng điệu của tên cướp ở đây là một giọng mỉa mai, đầy thách thức nhưng bên trong nó đã hàm chứa một sự tự nhận thức sâu sắc về những vấn đề xã hội có tính khái quát rộng lớn. Tên cướp đã nói thẳng ra là: kẻ sát nhân cho dù có phải là hắn hay không, không quan trọng. Điều quan trọng là người bị giết kia đã chết về tâm hồn trước khi chết về thể xác (máu không đổ ra nhưng con người đó cũng coi như đã bị giết). Vì vậy, kẻ sát nhân không chỉ là hắn mà là tất cả những kẻ đã gieo rắc cái ác trong xã hội, những kẻ đó đã giết không phải là con người mà là tâm hồn con người. Akutagawa có một phong cách viết truyện ngắn độc đáo, bởi thế ngôn ngữ nhân vật của ông cũng thật độc đáo. Nó không chỉ là phát ngôn của riêng nhân vật mà còn là phát ngôn của nhà văn. Thông qua lời phát vấn trực tiếp của nhân vật, Akutagawa đã bày tỏ một thái độ bất hợp tác với hệ thống xã hội đang ngự trị nước Nhật. Về điểm này, Nam Cao và Akutagawa đã có sự gặp gỡ, tuy nhiên mức độ khái quát và trừu tượng của ngôn ngữ nhân vật ở tác phẩm của Akutagawa cao hơn ở tác phẩm Nam Cao. Điều này là do sự chi phối của văn hóa và thời đại mà hai nhà văn sinh sống.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật tự ý thức qua ngôn ngữ bên trong (độc thoại và đối thoại nội tâm)

Miêu tả nhân vật, Nam Cao thường tập trung vào việc khắc hoạ đời sống nội tâm. Ngòi bút của ông “tỉa” vào từng ngõ ngách tâm hồn của con người, phát hiện ra những bi kịch đang ẩn chứa bên trong cõi lòng đang quằn quại


“chết mòn” của tầng lớp trí thức tư sản nghèo cả đời chỉ lo sao cho đủ bát cơm, manh áo. Mỗi nhân vật của Nam Cao có một sắc thái tâm lý, một cách nhìn hiện thực riêng. Tính cách nhân vật của ông không chỉ được đánh giá, nhìn nhận từ việc miêu tả ngoại hình, từ hành động bên ngoài mà được soi rọi từ bên trong. Điều đó đã làm cho các tác phẩm của Nam Cao mang tính chất đa thanh, phức điệu. Về điểm này, có thể nói Nam Cao chịu ảnh hưởng không nhỏ của các “bậc thầy” như: Đôtxtôiepxki, L.Tontoi, Sekhov. Hầu như, các sáng tác của Nam Cao đều đề cao tư tưởng và đời sống nội tâm con người. Với Nam Cao, cái nhà văn quan tâm không phải là những cái gì cụ thể cảm tính từ thế giới bên ngoài nhân vật mà chính là con người bên trong, thế giới bên trong đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật. Nếu so sánh Nam Cao và Akutagawa thì một lần nữa lại thấy đây là một điểm tương đồng cơ bản của hai nhà văn. Cũng giống Nam Cao, Akutagawa đặc biệt chú trọng đến tư tưởng, tâm lý và sự tự ý thức đầy đau khổ của con người trước những vấn đề bức xúc của thời đại. Với việc lựa chọn kiểu nhân vật như thế, Nam Cao và Akutagawa đã thành công trong việc tổ chức “những mạng lưới ngôn ngữ bên trong” phức tạp của nhân vật. Đó chính là những độc thoại và đối thoại nội tâm ở bên trong “dòng ý thức”. Và nếu xét ở trong phạm vi ngôn ngữ tự sự nói chung thì những độc thoại và đối thoại này là sự chuyển hoá từ ngôn ngữ trần thuật của tác giả sang ngôn ngữ nhân vật hoặc là lời kể của tác giả nhưng mang ý thức và suy nghĩ của nhân vật.

Độc thoại nội tâm là phương thức thể hiện tiêu biểu tạo nên thành công cho các sáng tác “dòng ý thức”. Nó là phương thức truyền đạt tư tưởng có nguồn gốc từ kịch cổ đại (kịch Shakespeare). Hiểu đơn giản, độc thoại nội tâm là lời của nhân vật nói với chính nó, diễn ra trong nội tâm của nó. ở văn học tự sự thời cận đại, độc thoại nội tâm có chức năng kịch tính hoá hành động ý thức của nhân vật, phô diễn sự tự khám phá, sự tự ý thức của nhân vật.


L.Tônxtôi là người sử dụng thành công nhất các độc thoại nội tâm trong xây dựng nhân vật với “phép biện chứng tâm hồn”. Thủ thuật cơ bản của L.Tônxtôi là ông không can thiệp vào diễn tiến nội tâm của nhân vật. Ông để cho nhân vật được hoạt động một cách tự do cả về ý thức lẫn vô thức. Sau L.Tônxtôi, Đôtxtôiepxki là người phát triển các độc thoại nội tâm thành đối thoại nội tâm. Nếu độc thoại nội tâm là lời nhân vật nói với chính mình trong tâm tưởng thì đối thoại nội tâm là lời nhân vật nói với một “người khác” vô hình do nhân vật tự tưởng tượng ra.

Độc thoại và đối thoại nội tâm nói chung là những biện pháp dùng để khắc hoạ nội tâm và ý thức nhân vật. Trong truyện ngắn của Nam Cao, độc thoại và đối thoại nội tâm đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng loại nhân vật tự ý thức. Khác với nhân vật của Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, nhân vật của Nam Cao không phải của cảm giác mà là nhân vật tâm tư, nhân vật suy nghĩ. Cho nên họ thường ngồi một mình và lặng lẽ suy nghĩ một mình. Những lúc ấy, dòng độc thoại và đối thoại nội tâm sẽ đến trong suy nghĩ nhân vật. Vì thế, điểm đặc biệt của truyện ngắn Nam Cao so với các sáng tác đương thời là độc thoại và đối thoại nội tâm xuất hiện khá dày đặc. Dòng nội tâm của nhân vật nhiều khi còn hoà vào lời trần thuật của tác giả. Giọng của tác giả cũng chính là giọng độc thoại (đối thoại) nội tâm của nhân vật. Đây là nét khác biệt về nghệ thuật tự sự của Nam Cao so với các nhà văn cùng thế hệ với ông. Tuy nhiên, nếu ta đem điểm này đối chiếu với Akutagawa thì đó lại là điểm tương đồng. Như Nam Cao, các sáng tác của Akutagawa sử dụng nhiều độc thoại và đối thoại nội tâm. Cũng bởi vì, nhân vật truyện ngắn của Akutagawa là nhân vật tâm lý, hơn nữa lại là tâm lý phức tạp. Những nhân vật ấy là những nhân vật trí thức với nhiều ngành nghề khác nhau. Với việc phân tích tâm lý (sự tự ý thức) của loại nhân vật này thông qua


ngôn ngữ bên trong thì cả Nam Cao và Akutagawa đã gặt hái nhiều thành công nghệ thuật tự sự.

Hầu như các nhân vật trí thức của Nam Cao đều xuất hiện với một bi kịch tinh thần đau đớn, không lối thoát. Họ là những nhà văn, nhà giáo có cùng một mâu thuẫn nội tâm giữa một bên là ước mơ cao cả chính đáng, giàu lòng nhân ái với một bên là thực tại nghiệt ngã của cuộc sống đói nghèo, thấp hèn.

Trong truyện ngắn Giăng sáng, nhân vật trí thức Điền lúc nào cũng miên man trong dòng suy nghĩ về cuộc đời, về “cái mộng văn chương”, về cơm áo gạo tiền.... Mỗi lần ngồi dưới ánh trăng là một lần Điền đối thoại với chính mình, trách móc mình rồi lại tự an ủi mình: “Điền thấy mình ích kỷ. Sự nghiệp mà làm gì nữa? Bổn phận Điền phải nghĩ đến gia đình. Điền phải tạm quên cái mộng văn chương để kiếm tiền... Cái gia đình lớn của Điền đã chẳng được nhờ Điền, bây giờ lại thêm một gia đình con con nữa. Không một phút nào Điền không phải nghĩ đến tiền, óc Điền đầy những lo lắng nhỏ nhen. Một đôi khi chợt nhớ lại cái mộng xưa, Điền lại thở dài. Điền tự an ủi: Có tiền rồi sẽ viết. Nhưng Điền biết: chẳng bao giờ Điền viết nữa, bởi chắc chắn là suốt đời Điền cũng không có tiền...” [18,228-229].

Trong đoạn độc thoại trên, Nam Cao đã mượn lời của người kể chuyện để tái hiện cùng một lúc hai con người trong nhân vật Điền. Một Điền văn sĩ khao khát thoả mộng văn chương và một Điền của cuộc sống thực với trách nhiệm của một người chồng, một người cha luôn phải lo kiếm tiền mà lại không có tiền. Có lúc Điền muốn trốn tránh cuộc sống đói nghèo, tầm thường bằng cách thả hồn vào ánh trăng, vào những giấc mộng ngọt ngào cùng “những người đàn bà đẹp”. Điền say sưa với giấc mộng của mình nhưng khi con người Điền của cuộc sống thực trở lại thì Điền chợt tỉnh. Điền nhìn lại chính mình, gia đình mình và cả những kiếp người đau thương, quằn quại.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí