Thách Thức Của Phát Triển Du Lịch Trong Nền Kinh Tế Thị Trường


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH

1.1. Tổng quan về kinh tế du lịch

1.1.1. Khái niệm về kinh tế du lịch

Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.1.2. Đặc trưng của ngành kinh tế du lịch

Thứ nhất, kinh tế du lịch là tổng hợp của các hoạt động.

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ, không tồn tại dưới dạng vật thể,…

Thứ ba, sản phẩm du lịch thường gắn bó với yếu tố tài nguyên du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Thứ tư, có ba yếu tố tham gia vào quá trình cung ứng và tiêu dùng sản phẩm du lịch: khách du lịch, nhà cung ứng du lịch và phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật.

1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội - 17

Theo Chương VI, Mục 1, Điều 38 của Luật Du lịch 2005 đã chỉ ra du lịch và kinh doanh du lịch có các loại hình cơ bản sau: Kinh doanh lữ hành; Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.

1.1.4. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế

Thứ nhất, du lịch tạo nguồn thu ngân sách và ngoại tệ.

Thứ hai, du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Thứ ba, du lịch góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

Thứ tư, du lịch có vai trò to lớn như là một nhân tố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc.

1.1.5. Thách thức của phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường

Thứ nhất, phát triển kinh tế du lịch tự phát, không theo quy hoạch.

Thứ hai, phát triển kinh tế du lịch không đúng cách có thể tạo ra sự lai căng về văn hóa, lối sống, làm lu mờ giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ ba, phát triển kinh tế du lịch không phù hợp và cân đối có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội.

Thứ tư, phát triển kinh tế du lịch không đúng cách và thiếu bền vững sẽ tác hại đến môi trường văn hóa và môi trường tự nhiên.

Thứ năm, phát triển kinh tế du lịch thiếu sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ của nhà nước có thể làm phát sinh các tệ nạn xã hội.

1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Quản lý nhà nước (QLNN) đối với kinh tế du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục bằng quyền lực pháp luật Nhà nước dựa trên cơ sở nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế- xã hội do nhà nước đặt ra.

1.2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

Thứ nhất, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế du lịch là cơ sở, công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch.

Thứ ba, QLNN đối với kinh tế du lịch đòi hỏi phải có một bộ máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có trình độ, năng lực thật sự.

Thứ tư, QLNN đối với kinh tế du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý kinh tế du lịch trong nền kinh tế thị trường với tư cách là những công cụ quản lý.

1.2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

Thứ nhất, Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động du lịch.

Thứ hai, Nhà nước tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật,... đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về QLNN.

Thứ ba, Nhà nước đảm bảo thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường.

Thứ tư, Nhà nước có vai trò giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó, cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạt động kinh doanh du lịch.

1.2.2. Mục đích, yêu cầu, phương thức quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

1.2.2.1. Mục đích quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

Mục đích tổng quát nhất của công tác QLNN đối với kinh tế du lịch là phát triển du lịch bền vững, góp phần quan trọng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội, tạo việc làm và thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia và địa phương.

1.2.2.2. Yêu cầu quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

- Đảm bảo ổn định và phát triển thị trường du lịch theo hướng khai thác tối ưu các nguồn lực quốc gia và địa phương.

- Quản lý và hướng các hoạt động kinh doanh du lịch theo đúng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả.

- Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn, giữ gìn cảnh quan, môi trường, các di tích, điểm du lịch.

- Phát triển các ngành phụ trợ một cách cân đối và đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.

- Hướng các hoạt động kinh doanh du lịch vào việc thực hiện các mục tiêu quốc gia và địa phương.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.2.3.1. Quản lý nhà nước về định hướng, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công tác xây dựng và đề ra chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các chính sách phát triển ngành kinh tế du lịch có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó việc xây dựng chiến lược và chính sách là những bộ phận quan trọng nhất và năng động nhất.

1.2.3.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển kinh tế du lịch Hà Nội trên cơ sở hệ thống pháp luật, chính sách chung quản lý nhà nước về kinh tế du lịch

Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật chung của Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, khu vực.

Nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền mang tính đặc thù ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân.

Thực hiện chuẩn hóa các thủ tục hành chính theo tinh thần triệt để tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch, thuận tiện.

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nội dung công tác tổ chức thực hiện hoạt động QLNN đối với kinh tế du lịch ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được quy định cụ thể, chi tiết tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL- BNV của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Bộ Nội vụ, ngày 06 tháng 06 năm 2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VHTTDL thuộc Uỷ ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND cấp huyện, các Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trong cả nước.

1.2.3.4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch

Cơ quan QLNN về kinh tế du lịch phải tiếp tục chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

1.2.3.5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động du lịch Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cần được quan tâm thực hiện thường xuyên, có sự xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chiến lược, kế hoạch phát triển,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

1.2.4. Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch

1.2.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, các yếu tố tự nhiên: Điều kiện về tài nguyên du lịch; Thời tiết- khí hậu.

Thứ hai, các yếu tố về kinh tế- xã hội, văn hóa- tâm lý: Thu nhập; Sự thay đổi tỉ giá hối đoái; Thời gian nhàn rỗi; Phong tục- tập quán; Dịch bệnh.

1.2.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

Các yếu tố mang tính tổ chức- kỹ thuật.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế du lịch của một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Hà Nội

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế du lịch ở Thái Lan

- Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.

- Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.

- Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch.

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng; thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.

- Quan tâm đồng bộ các vấn đề liên quan đến du lịch như Hàng không, giao thông đường bộ, du lịch đường biển; thủ tục visa, tôn tạo cảnh quan, môi trường du lịch,…

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế du lịch ở Trung Quốc

Trung Quốc đã chú trọng thực hiện một số công tác sau:

Một là, Nhà nước và các địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính để định hướng chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường.

Hai là, phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương.

1.3.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

Thứ nhất, xây dựng đồng bộ, thống nhất quy hoạch chi tiết, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển. Xây dựng định hướng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động phục vụ trong ngành du lịch.

Thứ hai, xây dựng, tổ chức chiến lược quảng bá xúc tiến, quảng bá kinh tế du lịch Hà Nội.

Thứ ba, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch; có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Sở Du lịch thành phố Hà Nội.

Thứ năm, tăng cường hợp tác quản lý liên ngành, liên vùng.

Thứ sáu, tăng cường áp dụng các tiến bộ ứng dụng khoa học công nghệ mạng internet vào hoạt động quản lý và quảng bá du lịch.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 2011- 2015

2.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội để phát triển kinh tế du lịch

Hà Nội là thủ đô và là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Với lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích và danh thắng lịch sử nổi tiếng, hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc. Chính vì vậy, Hà Nội có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Hà Nội để phát triển kinh tế du lịch được xem xét trên các phương diện: Tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, các lễ hội dân gian, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

2.2.1. Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh, thị trường khách du lịch quốc tế có sự biến đổi cơ bản với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đều đạt trên 13,9% tổng cơ cấu khách du lịch; khách du lịch trong nước cũng rất đa dạng về mục đích cơ cấu. Tuy nhiên, cơ cấu thành phần khách du lịch lại không đồng đều. Có sự chênh lệch lớn giữa lượng khách du lịch nội địa và quốc tế.

2.2.2. Tổng thu từ du lịch của thành phố Hà Nội

Nhìn chung tổng thu từ du lịch của Hà Nội tuy khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí