Các Bệnh Nội Khoa Thường Gặp Ở Hệ Tiêu Hoá

1.2. Kiểm tra vùng bụng

Dùng phương pháp quan sát, sờ nắn.

Quan sát vùng bụng : đứng phía sau quan sát kích thước, độ đồng đều của hai bên bụng. Bình thường Trâu bị ăn no bụng trái hơi to hơn bụng bên phải.

1.2.1. Quan sát vùng bụng

Thể tích vùng bụng chướng to:

+ Tích thức ăn lâu ngày ở dạ dày: bệnh bội thực

+ Tích hơi do thức ăn lên men: bệnh chướng hơi (bụng Trâu bò phình to bên

trái)


hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


+ Bệnh gan, thận, tắc bàng quang

+ Thú mang thai ( trâu bò bụng phình to bên phải) Thể tích bụng nhỏ lại:

+ Đói lâu ngày.

+ Bệnh tiêu chảy kéo dài, viêm phổi kéo dài, ký sinh trùng đường tiêu

1.2.2. Kiểm tra dạ dày loài nhai lại

Dạ dày loài nhai lại gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ở Dạ dày trước: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách không có tuyến tiêu hoá nhưng nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ lên men các chất xơ biến cellulose thành các acid béo bay hơi (acid acetic, acid propionic, acid butyric). Các acid này cung cấp năng lượng cho thú nhai lại, ngoài ra các vi sinh vật chết đi sẽ bị phân huỷ bởi dịch tiêu hoá và sẽ là nguồn đạm cho cơ thể được hấp thu tại dạ dày sau (dạ múi khế).

Do hệ vi sinh vật dồi dào nên khi gia súc bệnh, hệ vi sinh vật này dễ thay đổi số lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc.

Dạ cỏ

Vị trí : bên trái, phía trước đùi sau Quan sát hõm hông:

+ Đầy hơi, dạ cỏ phình to mất hõm hông bên trái.

+ Thú nhịn đói lâu ngày, hõm hông sẽ lõm sâu.

+ Bội thực dạ cỏ: dạ cỏ to phần thấp bên trái.

Hình 4 1 Sờ nắn dạ cỏ bò Dạ tỏ ong Vị trí cuối xương sườn số 6 7 – 8 1


Hình 4.1: Sờ nắn dạ cỏ bò

Dạ tỏ ong

Vị trí cuối xương sườn số 6 - 7 – 8 sau vùng tim, trên xương ngực Cách kiểm tra: cho gia súc đi xuống dốc, hoặc dùng cây nâng thú lên ở

vùng dạ tổ ong. Thú sẽ có phản ứng đau do các cơ quan trong xoang bụng dồn ép dạ tổ ong.

Dạ lá sách

Vị trí: nằm bên phải ở khoảng giữa xương sườn số 7 – 9 trên đường kẽ song song mặt đất, từ khớp xương bả vai.

Cách kiểm tra: dùng kim dài 15 cm chọc vào vị trí dạ lá sách. Nếu kim di động dạ lá sách còn nhu động. Dạ lá sách bị liệt kim sẽ đứng yên. Nếu liệt dạ lá sách thú sẽ sốt cao.

Dạ múi khế

Vị trí: nắm bên phải, phía sau dạ là sách

Cách kiểm tra :Bụng phải to: giản dạ múi khế, viêm do Ký sinh trùng ấn vào thú sẽ có phản ứng đau.

1.2.3. Kiểm tra dạ dày đơn

Bụng trái to: thú bị bội thực, đầy hơi. Điều trị gây nôn, rửa dạ dày.

1.2.4. Kiểm tra chất chứa trong dạ dày

Bằng phương pháp đặt lổ dò tại vùng bụng của Trâu bò để kiểm tra chất chứa trong dạ dày trâu bò.

1.2.5. Kiểm tra ruột

Kiểm tra trực tràng:

Mục đích: khám thai (trâu bò), kiểm tra bàng quang, kiểm tra ruột.

Vị trí cơ quan: vào sâu 15 cm bên trái là dạ cỏ, bên phải là tử cung, phía trên là thận, phía dưới là bàng quang.

Kiểm tra phân bằng mắt thường:

Số lượng phân: Trường hợp thú bị tiêu chảy, giai đoạn đầu thú đi phân lỏng, nhiều nước. Nếu bị sốt cao phân cô đặc, bón, ít.

Điều trị bón: sử dụng vasseline, glycerol hoặc nước bơm trực tràng l àm mềm phân.

Màu sắc phân:

Phân màu trắng ở heo con, bê con: bệnh không tiêu ở gia súc non, phó thương hàn heo.

Phân màu đỏ tươi: viêm kết tràng, trực tràng gây xuất huyết, bệnh

hồng lỵ..

Phân màu đỏ đen: do xuất huyết ở những đoạn ruột phía trên như dạ

dày, tá tràng

Phân màu xanh: do thức ăn, bệnh truyền nhiễm, trong phân có dịch tiêu hoá, bệnh phó thương hàn heo, dịch tiêu chảy,..

Phân màu vàng: do dịch tá tràng, niêm mạc ruột, trong bệnh do

E.coli, dịch tả heo, cầu trùng heo,..

Phân có nhiều chất nhầy: to bón lâu ngày, viêm ruột nhầy

Phân có màng giả: niêm mạc ruột bong tróc ra, là dấu hiệu viêm ruột

nặng.

Trạng thái phân

Phân có nhiều bọt khí: viêm ruột do thức ăn nhiễm vi sinh vật gây

lên men.

Ký sinh trng trong phn

1.2.6. Kiểm tra Gan

Vị trí gan: Gan là một khối lớn, nằm phía trước xoang bụng. Riêng loài nhai lại gan nằm bên phải xoang bụng.

Cấu tạo gan heo có 4 thùy cơ bản: trước, sau, phải và trái. Riêng Trâu bò gan không phân thùy mà là một khối lớn khoảng 5kg.

Chức năng gan: tiết mật, tích lũy glycogen, vitamin tan trong chất béo, bảo vệ, phân hủy hồng cầu già, tạo máu…Nếu bệnh xảy ra ở gan thường làm giảm chức năng trên gan thường xảy ra một số tình trạng bệnh lý như:

Gan sưng to, nhạt màu, túi mật sưng to (bệnh phó thương hàn trên heo) Hoại tử do ký sinh trùng.

Xơ cứng

Các bệnh lý ở gan - túi mật thường có những biểu hiện hoàng đản.

2. Các bệnh nội khoa thường gặp ở hệ tiêu hoá

2.1. Viêm miệng

2.1.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân nguyên phát:

Do niêm mạc miệng bị kích thích bởi các tác động cơ giới (thức ăn cứng, mọc răng,..kích thích niêm mạc miệng → gây viêm

Do kích thích về nhiệt (đồ ăn, nước uống quá nóng...) Do những tác động về hóa chất

Nguyên nhân kế phát

Do viêm từ các cơ quan khác

Hậu quả của các bệnh toàn thân (thiếu C, A, thiếu máu)

Do kế phát từ bệnh truyền nhiễm: lỡ mồm long móng, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, ..)

2.1.2. Triệu chứng

Thể cấp tính:

Chảy nhiều nước dãi, niêm mạc mũi khô, đỏ đều hay lấm tấm đỏ, lấy thức ăn chậm chạp, nhai khó khăn.

Lưỡi có màu xám trắng, nếu bệnh nặng lưỡi sưng to, đau đớn Thể mãn

Giống thể cấp nhưng kéo dài, gia súc ăn kém và ngày càng gầy dần,niêm mạc miệng dày lên, lòi lõm, không nhẵn, mặt lưỡi bị loét, phía trong má niêm mạc viêm lỡ loét.

2.1.3. Tiên lượng

Bệnh ở thể nguyên phát khoảng 7-10 ngày con vật tự khỏi, nếu không chú ý hộ lý bệnh sẽ kéo dài, con vật gầy còm.

2.1.4. Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng của bệnh

2.1.5. Điều trị

Hộ lý tốt Dùng thuốc

Dùng dung dịch sát trùng, rửa vùng miệng Bôi kháng sinh vào nơi có nốt loét

Bổ sung các loại vitamin A, C B2, PP

2.2. Viêm họng

2.2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân nguyên phát:

Do thời tiết thay đổi làm giảm sức đề kháng

Do tác động cơ giới: vật trong thức ăn, say xát niêm hoặc dùng ống thông thực quản.

Do niêm mạc vùng họng bị kích thích bởi hóa chất hơi độc Nguyên nhân kế phát

Kế phát từ bệnh truyền nhiễm: cúm, lao, tụ huyết trùng,....

Do viêm từ các vùng khác: viêm miệng, viêm mũi, viêm thanh quản,...

2.2.2. Triệu chứng

Viêm họng cấp tính con vật tỏ ra đau,giảm ăn uống, đầu và cổ vươn ra, hai chân trước cào đất, nhai giả.

Chảy nước dãi. Miệng có thể bị viêm, lưỡi phủ bựa, miệng hôi, thỉnh thoảng có nôn, ọe.

Nước mũi lúc đầu trong sau đục lại như mủ, trong có lẫn những mảnh thức

ăn.


Ho, tiếng ho ướt, đau, nếu viêm lan nhanh đến thanh quản thì ho nhiều hơn. Sờ nắn vùng họng gia súc đau,tỏ vẻ khó chịu và ho, nếu viêm thể màng giả

và viêm tổ ong thì vùng viêm rất nóng, hạch dưới hàm sưng.

Kiểm tra máu: số lượng bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, bạch cầu ái toan và lâm ba cầu giảm.

Kiểm tra nước tiểu: nước tiểu toan, Albumin niệu.

2.2.3.Tiên lượng

Viêm họng ở thể cata cấp thường khỏi sau 1-2 tuần. Nếu viêm thể màng giả hay lỡ loét thì bệnh kéo dài, nếu có vi trùng gây mủ xâm nhập thì sẽ chuyển thành viêm hóa mủ. Từ viêm họng có thể chuyển sang viêm phổi cata, viêm phổi do ngoại vật chui vào phổi, phù thanh quản, bệnh nặng có thể gây ra chứng bại huyết.


2.2.4. Chẩn đoán

Cần nắm được đặc điểm của bệnh. Có thể mở mồm gia súc ra khám họng, thấy niêm mạc sưng và đỏ.

2.2.5. Điều trị

Hộ lý, chăm sóc tốt. Dùng thuốc.

Dùng dầu xoa để tiêu viêm. Dung dịch sát trùng rửa họng.

Nếu có sốt cao thì dùng thêm kháng sinh. Nếu bị ngạt thở: làm thủ thuật mở khí quản. Nếu viêm hóa mủ: làm sạch mủ.

Trợ sức, trợ lực.

2.3. Tắc thực quản

2.3.1. Nguyên nhân

Do gia súc nuốt vội những thức ăn củ quả hay thức ăn bột khô mà không cho uống nước.

Do nuốt phải ngoại vật.

Do gây mê trong lúc thực quản vẫn còn tích thức ăn. Do kế phát từ những bệnh về thực quản.

Do trúng độc.

2.3.2. Triệu chứng

Nghẹn, cổ luôn rướn cao làm động tác nuốt, dáng băn khoăn, lắc đầu, mồm chảy nước dãy có phản ứng nôn.

Khi thực quản tắc → hơi không thoát ra được → chướng hơi. Nếu do dị vật chèn ép khí quản → con vật thở khó, ngạt thở. Sờ nắn thực quản sưng to.

2.3.3. Tiên lượng

Nếu tắc do những vật mềm thì ị vật có thể tự trôi vào dạ dày và tự khỏi trong vài giờ đến 1 ngày.

Nếu tắc do những vật rắn, to thì bệnh kéo dài → gia súc không ăn được, thực quản có khi bị rách, chướng hơi → ngạt thở chết.

2.3.4. Chẩn đoán

Dựa vào các dấu hiệu của bệnh để chẩn đoán.

2.3.5. Điều trị

Hộ lý: cho gia súc ở tư thế đầu cao, thân thấp, cho uống nhiều nước. Can thiệp:

Nếu dị vật bị tắc ở sau họng: dùng dụng cụ lấy dị vật ra.

Nếu dị vật ở đoạn cổ: nếu dị vật mềm (xoa bóp, cho uống nước), nếu dị vật cứng, sắt, nhẵn (dùng parafin hoặc dầu thực vật bơm vào thực quản rồi lấy tay vuốt nhẹ ra mồm).

Nếu dị vật tắc ở đoạn sau: dùng ống thông thực quản đẩy từ từ vào. Dùng thuốc tăng co bóp thực quản.

Nếu có chướng hơi: thì điều trị chướng hơi bằng troca. Nếu tắc thực quản do ngoại vật nhọn: mổ lấy ngoại vật ra.

2.4. Bệnh viêm diều ở gia cầm

2.4.1. Nguyên nhân

Do ăn những thức ăn khó tiêu, thức ăn bị lên men. Do bị nhiễm độc bởi các hóa chất mạnh.

Do kế phát từ viêm miệng, liệt diều hoặc chứng thiếu vitamin. Ở bồ câu còn có thể do sữa tích lại trong diều lên men gây viêm.

Do các loại ký sinh trùng ký sinh ở diều.

2.4.2. Triệu chứng

Con vật yếu, kém ăn, uống nước nhiều hơn bình thường, cổ thường vươn dài và làm động tác nuốt. Diều phình to, trong chứa đầy hơi, ấn tay vào con vật đau. Con vật hay ợ hoặc chảy nước dãy có mùi chua, tanh thối.

Khi dốc ngược con vật lên có nước dãy chảy ra ở mỏ, nước có màu xám đục, có mùi chua thối. Con vật hay kế phát tiêu chảy.

2.4.3. Điều trị

Hộ lý; cho nhịn ăn trong vài ngày, dốc ngược đầu, vuốt thức ăn từ diều ra mỏ để tống hết thức ăn ra ngoài.

Can thiệp

Thụt vào diều những chất có tính sát khuẩn: axit boric 2%, Sulfat sắt 1%, phèn chua 1%, Bicarbonac natri 1%.

Trường hợp bệnh gây nên do ký sinh trùng phải dùng thuốc tẩy.

Mổ diều lấy hết thức ăn ra ngoài rửa bằng dung dịch thuốc tím 1% rồi khâu

lại.

2.5. Bệnh liệt dạ cỏ

2.5.1. Nguyên nhân

Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc không đúng phương pháp, trâu bò ăn nhiều thức ăn tinh, ít thức ăn thô xanh; ăn những thức ăn quá đơn điệu hay thay đổi thức ăn quá đột ngột. Thời gian thức ăn khan hiếm, gia súc bị đói, ăn rơm bị mốc, thối nát nên thiếu sinh tố làm cho thể suy nhược. Có thể gia súc bị các bệnh tim, gan, thận, rối loạn trao đổi chất, hay mắc những bệnh mạn tính khác. Thức ăn có tính kích thích mạnh làm cho nhu động dạ cỏ quá hưng phấn, đến giai đoạn sau sẽ làm giảm trương lực của cơ, nhu động dạ cỏ giảm sau đó liệt.

Ngoài ra chế độ quản lý gia súc không hợp lý, gia súc làm việc quá sức, thay đổi điều kiện chăn thả. Do kế phát của một số bệnh khác như nội khoa (dạ cỏ bội thực, dạ cỏ chướng hơi, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm phúc, mạc); truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng); bệnh ký sinh trùng (sán lá gan, ký sinh trùng đường máu) hoặc do trúng độc cấp tính gây nên. Tác động bệnh lý làm trở ngại tới hoạt động của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật rồi làm trở ngại sự hoạt động của tiền vị làm cho cơ dạ cỏ giảm nhu động và dẫn đến liệt.

2.5.2. Triệu chứng

Trâu bò giảm ăn, thích ăn thức ăn thô hơn thức ăn tinh, khát nước, nhai lại giảm hoặc ngừng hẳn, nhu động dạ cỏ kém hoặc mất; ợ hơi, hơi có mùi hôi thối. Con vật thích nằm, mệt mỏi, niêm mạc miệng khô. Sờ nắn vùng dạ cỏ qua trực tràng thấy thức ăn như cháo đặc, vùng bụng trái sưng to, khó thở. Phân lỏng lẫn chất nhầy, khi kế phát viêm ruột thì phân lỏng và thối. Nếu bệnh nặng con vật có cơn co giật và chết.

2.5.3. Bệnh tích

Bệnh làm cho thể tích của dạ cỏ và dạ múi khế tăng, vùng dạ cỏ trũng xuống, thức ăn trong dạ lá sách khô lại, trong dạ cỏ chứa đầy dịch nhầy có mùi thối, niêm mạc dạ dày viêm hoặc xuất huyết.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí