Các Bệnh Nội Khoa Thường Gặp Ở Hệ Tiết Niệu

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cách kiểm tra hệ tiêu hóa?

2. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị các bệnh ở hệ tiêu hóa: Viêm miệng, Viêm họng, Tắc thực quản, Bệnh viêm diều ở gia cầm, Bệnh liệt dạ cỏ, Bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp và mãn tính, Viêm dạ tổ ong do ngoại vật, Tắc nghẽn dạ lá sách, Bệnh viêm ruột cata cấp và mãn tính, Chứng táo bón?


BÀI 5

BỆNH Ở HỆ TIẾT NIỆU MĐ23-05


Giới thiệu

Thận là cơ quan có vai trò quan trọng bậc nhất để đảm bảo sự hằng định của môi trường bên trong cơ thể. Cơ chế hoạt động tạo nước tiểu của thận là lọc, tái hấp thu và bài tiết. Thông qua việc tạo thành nước tiểu và các hoạt động chuyển hóa, nội tiết. Chức năng quan trọng của thận đào thải từ máu tát cả các chất không cần thiết và các chất độc đối vơi cơ thể, như các sản phẩm cuối cùng của các chuyển hóa (protein), các muối, các thuốc, các chất độc,... giữ lại các chất như protein, gluxit, lipid

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Mục tiêu:

- Kiến thức

Giáo trình Bệnh nội khoa Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 8

Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa ở hệ tiết niệu gia súc.

- Kỹ năng

Thực hiện được việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa ở hệ tiết niệu gia súc hiệu quả cao.

-Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Học tập nhiêm túc; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học về bệnh nội khoa ở hệ tiết niệu gia súc để điều trị các bệnh nội khoa ở hệ tiết niệu gia súc hiệu quả và bảo đảm an toàn.

1. Những triệu chứng chung khi thận bị viêm

1.1. Kiểm tra thận

Khi gặp những triệu chứng như: Thuỷ thũng ở mí mắt, bìu dái, dưới bụng hoặc bốn chân, đi tiểu trở ngại, động tác đi tiểu, tính chất nước tiểu thay đổi, trúng độc, bệnh cuả tim, viêm da mãn tính.

1.1.1. Quan sát thận

Xem vùng thận có sưng hay không, có dấu hiệu phù thủng mắt, đầu, yếm và 4 chân.

1.1.2. Sờ nắn vùng thận

Sờ nắn bên ngoài: dùng tay ấn vào cột sống thắt lưng. Trâu bò, thận nằm ở cột sống thắt lưng 3-4, thận phải nằm cao hơn thận trái. Heo thận nằm dưới đốt sống lưng 1- 4. Thận bò phân nhiều thùy, thận heo hình hạt đậu. Tay trái người khám để nhẹ lên vùng lưng khum làm điểm tựa, tay phải gõ nhẹ sống lưng trên vùng thận, vừa gõ vừa quan sát phản ứng của con vật.

Khám qua trực tràng: đưa tay qua trực tràng, sờ vùng thận của con vật, để cảm giác nóng lạnh, to nhỏ, độ cứng, mềm và phản ứng đau.

1.2. Khám động tác đi tiểu

1.2.1. Tư thế đi tiểu

Gia súc nhỏ đi tiểu đều có chuẩn bị như: đang nằm thì đứng dậy, ngừng làm việc, ngừng ăn. Bò cái khi đi tiểu hai chân sau dạng ra, đi cong, bụng hóp. Trâu bò đực vừa đi, vừa ăn, vừa đi tiểu, nước tiểu chảy ròng ròng. Ngựa lúc đi tiểu hai chân sau dang ra, hơi lùi về phía sau và phần thân sau hơi thấp xuống. Heo cái đi tiểu giống như trâu, bò cái, heo đực đi tiểu từng giọt liên tục.

Nếu đường dẫn nước tiểu bệnh thì tư thế gia súc đi tiểu thay đổi ví dụ: khi viêm ở niệu đạo gia súc đi tiểu đau, rên rỉ, quay đầu nhìn bụng, hai chân sau chụm lại.

1.2.2. Số lần đi tiểu

Trong một ngày đêm trâu, bò đi tiểu 5-10 lần, ngựa 5-8 lần, dê cừu 1-3 lần, lợn chó 2 - 3 lần.

Đi tiểu số lần ít, lượng nước tiểu ít, nước tiểu màu sẫm, tỷ trọng cao nguyên nhân do viêm thận cấp hoặc các bệnh làm cho cơ thể mất nước nhiều.

Đi tiểu dắt: đi nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít thường gặp trong bệnh sỏi niệu đạo, viêm niệu đạo.

Không đi tiểu thường gặp trong các bệnh vỡ bàng quang, co thắt cơ vòng bàng quang, liệt bàng quang, tắc niệu đạo.

Đi tiểu không cầm được thường gặp trong bệnh liệt cơ vòng, co thắt bàng quang, tổn thương cột sống lưng, gia súc hôn mê..

Đi tiểu đau: gia súc đi tiểu đau quay đầu nhìn bụng, đuôi cong, chân cào đất, thường gặp trong bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tắc niệu đạo.

1.3. Kiểm tra đường tiểu

1.3.1. Khám bàng quang

Bàng quang nằm ở trong xoang chậu dưới trực tràng (con đực), dưới tử cung (con cái) . Đưa tay qua trực tràng hướng xuống xoang chậu có thể sờ thấy bàng quang lúc đầy nước tiểu.

Gia súc khoẻ mạnh bàng quang bình thường, nếu ấn tay vào bàng quang có nước tiểu, bàng quang co thắt đẩy nước tiểu ra cho đến hết. Nếu bàng quang xẹp

, gia súc đồng thời bí tiểu thì phải chọc dò xoang bụng. Nếu xoang bụng có chứa nước tiểu chứng tỏ gia súc vỡ bàng quang. Xoang bụng trống do viêm thận cấp. Nếu ấn mạnh vào bàng quang nước tiểu chảy ra, ngừng ấn nước tiểu không chẩy là do liệt bàng quang. nếu ấn mạnh, nước tiểu vẫn tích đầy trong bàng quang là do niệu đạo trong bệnh viêm bàng quang xuất huyết, sỏi niệu đạo.

Ở bò, heo: cho tay vào trực tràng, ấn nhẹ xuống phía dưới sẽ gặp bàng quang. Bình thường quang quang chức nước tiểu nhiều hay ít nhưng không căng cứng.

Trường hợp bàng quang to, căng cứng: Do sạn bàng quang bít ống dẫn tiểu.


tiểu.

Viêm viêm bàng quang chất viêm bít ống thoát tiểu, viêm ống toát


Trường hợp bàng quang xẹp: Thú mới tiểu xong.

Vỡ bàng quang vào xoang bụng, mồ hôi, hơi thở có mùi urê . Khả năng tạo nước tiểu thấp, mất nước.

1.3.2. Kiểm tra niệu đạo

Nếu thú không đi tiểu được có thể tắt niệu đạo. Đối với thú nhỏ ta nhấc 2 chân sau lên, chổng ngược đầu xuống, nếu do sạn bít đường tiểu thì sẽ có kết quả ngay, có thể dùng ống thông niệu đạo.

Đối với chó mèo bị sạn bít đường tiểu: có thể dùng ống tiêm, bơm nước vào niệu đạo để tạo áp lực đẩy ngược sạn trở lại bàng quang, sau đó mổ bàng quang lấy sạn ra.

Trường hợp cấp cứu: có thể cho tay vào trực tràng, dùng kim đâm thủng bàng quang, cho nước tiểu chảy vào trực tràng. Nhưng có thể gây viêm màng bụng do nước tiểu chảy vào xoang bụng.

1.3.3. Kiểm tra màu sắc nước tiểu

Bình thường nước tiểu của thú có màu vàng nhạt, hơi trong. Trong các bệnh ở đường niệu sẽ tạo màu sắc khác cho nước tiểu.

Nước tiểu có màu vàng sẫm: tiểu ít, nước tiểu cô đặc. Nước tiểu có màu vàng xanh: do sắc tố mật tạo nên.

Nước tiểu có màu đỏ xậm: do máu, hồng cầu vỡ trong các bệnh gây xuất huyết đường niệu, ký sinh trùng.

Nước tiểu có mủ, cặn: do viêm có mủ ở ống thoát tiểu.

2. Các bệnh nội khoa thường gặp ở hệ tiết niệu

2.1. Viêm thận cấp tính

2.1.1. Đặc điểm

Quá trình viêm xảy ra ở tiêu cầu và tổ chức kẻ của tiểu cầu thận gây ảnh hưởng đến quá trình siêu lọc của thận.

2.1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân nguyên phát: do kích thích của hóa chất, nấm mốc thức ăn, độc tố thực vật và côn trùng.

Nguyên nhân kế phát: bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng…

2.1.3. Cách sinh bệnh

Kích thích của bệnh nguyên gây viêm quản cầu thận, dịch viêm hình thành và đọng lại, chèn ép quản cầu thận.

Giảm siêu lọc của thận, giảm bài tiết nước → phù. Giảm máu tới tiểu cầu, thóai hóa, tăng co bóp tim…

2.1.4. Triệu chứng Đau vùng thận. Sốt cao.

Đa niệu.

Phù tòan thân.

Xét nghiệm nước tiểu có Albumin (+). Xét nghiệm máu hàm lượng ure tăng cao. Rối lọan thần kinh.

2.1.5. Chẩn đóan

Dựa vào các triệu chứng đau vùng thận, phù, ure huyết tăng cao….

2.1.6. Tiên lượng

Phát hiện sớm, kịp thời gia súc có thể khỏi, trừ trường hợp gia súc bị suy thận thì rất khó điều trị.

2.1.7. Điều trị

Hộ lý: cho gia súc nghỉ ngơi cho ăn thức ăn dễ tiêu, giảm muối và protein. Dùng kháng sinh, dùng thuốc lợi tiểu.

Trợ sức, giải độc: Glucose 20%...

2.2. Viêm bàng quang

Bệnh thường xảy ra trên nái trước khi sinh gây nhiễm trùng tử cung nái sau khi sinh. Thú đực cũng mắc phải do ứ động nước tiểu và nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài. Chó ta thường mắc bệnh hơn chó lai.

2.2.1. Nguyên nhân

Nhiễm trùng bàng quang: do E.coli, Staphylococcus, Streptococcus.

Sỏi bàng quang :do ứ động nước tiểu, tạo sự lắng tụ các chất khoáng, tạo sõi (khoáng oxalat).

Thủng bàng quang do tiêm chích.

Thú bị thiếu nước, do các chất độc trong nước tiểu: thú lười vận động, thiếu nước, thận tái hấp thu nước nhiều, nước tiểu đậm đặc, hàm lượng urê cao kích ứng niêm mạc bàng quang gây viêm.

2.2.2. Triệu chứng

Thú có dấu hiệu rặn tiểu liên tục. Thú sốt nhẹ hoặc không sốt.

Bàng quang có thể chứa đầy nước tiểu. Nước tiểu đục nhầy, có máu, có cặn.

2.2.3. Chẩn đoán

Hỏi bệnh.

Dựa vào triệu chứng để chẩn đoán. Cho tay vào bàng quang để kiểm tra.

2.2.4. Điều trị

Sát trùng đường tiểu: Urotropin. Kháng viêm: Dexamethson.

Kháng sinh: Gentamycin + Amoxillin, Kanamycin, Ampicilline, Septotryl,….

Bơm nước vào đường tiểu để đẩy sạn trở lại bàng quang. Thông tiểu bằng ống thông tiểu.

3. Nội dung thực hành

Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ tiết niệu ở chó. Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ tiết niệu ở trâu, bò.

3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Các nguyên liệu dụng cụ cần thiết trong công tác khám hệ tiết niệu, vật mẫu (chó, heo, trâu bò).

3.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách khám và chẩn đoán sau đó đưa ra phác đồ điều trị trên vật mẫu.

3.3. Nội dung thực hành Trình tự khám bệnh:

Hỏi bệnh

Ghi nhận bệnh

Kiểm tra ngoại hình: màu lông, đuôi, tai, mõm,...... Kiểm tra thể chất: to con, nhỏ con, dáng đi, đứng..... Kiểm tra các đặc điểm có liên quan đến hệ tiết niệu.

Chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng. Dựa vào nguyên nhân.

Viết đơn thuốc điều trị bệnh hệ tiết niệu

Theo nguyên nhân. Theo triệu chứng.

Đưa ra phác đồ điều trị tổng thể.

3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cách kiểm tra hệ tiết niệu ?

2. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị các bệnh ở hệ tiết niệu: Viêm thận cấp tính, Viêm bàng quang?


BÀI 6

BỆNH DINH DƯỠNG VÀ TRAO ĐỔI CHẤT MĐ23-06


Giới thiệu

Trao đổi chất ở đông vật là dấu hiệu cơ bản của sự sống. Cơ thể động vật sinh ra, phát triển, sống và chết đi đều là do kết quả của sự trao đổi vật chất. Sự trao đổi chất ở động vật gồm có hai quá trình cơ bản liên quan mật thiết với nhau là đồng hóa và dị hóa.

Khi điều kiện sống ở động vật thay đổi thì đặc điểm trao đổi chất cũng thay đổi và mức đọ nhất định nào đó sẽ gây nên sự rối loạn trao đổi chất, từ đó làm cho cơ thể lâm vào trạng thái bệnh lý. Tùy theo sự rối loạn các chất trong cơ thể mà gây nên những trạng thái bệnh lý khác nhau.

Mục tiêu:

- Kiến thức

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023