Kiểm Tra Động Tác Ăn Và Uống Nước

Ho ít hơn các bệnh viêm thanh quản và phế quản, bắt đầu ho khan và đau, sau ho ướt và kéo dài.

Khi quá trình viêm xảy ra ở nhiều tiểu thùy, thú thở khó , tần số hô hấp tăng 100 lần/ phút, ở heo con khi bệnh nặng có thể gây hiện tượng co giật.

Nước mũi chảy nhưng ít hơn viêm phế quản

2.2.3. Tiên lượng

Bệnh nặng phải mất 2-3 tuần mới khỏi bệnh nếu điều trị tích cực. Nhiều trường hợp chuyển sang viêm phổi hoại thư, hóa mủ, viêm phổi thùy lớn hoặc viêm màng phổi. Bệnh gây thiệt haị lớn ở heo con.

2.2.4. Chẩn đoán

Nắm được đặc điểm bệnh là: sốt lên xuống Gõ vùng phổi: âm đục

Nghe vùng phổi: âm rale

2.2.5. Điều trị

Hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Tiêu diệt vi sinh vật: dùng kháng sinh (Tylosin, Thiamuline, Erythromycine), sulfamid (Septotryl, Bactrim)

Trợ tim, trợ lực: glucose, cafein, nước cất) Cho uống thuốc long đờm, giảm ho

Hỗ trợ vitamin

2.5. Bệnh viêm phổi thuỳ lớn

2.5.1. Nguyên nhân

Không truyền nhiễm: do diều kiện ngoại cảnh bất lợi (nhiễm lạnh, hít phải khí độc,làm việc quá sức)

Do các vi sinh vật: bệnh thường đi kèm với các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn

2.5.2. Cơ chế sinh bệnh

Thường tiến triền qua 3 giai đoạn

Giai đoạn sung huyết, tiết dịch: thường kéo dài từ 12-24 giờ. Các mao quản của phổi phòng to, trong chứa đầy máu và huyết tương, sau đó thấm qua vách mao quản đi vào các phế nang →làm cho phổi sưng to, màu đỏ thẩm, trên bề mặt có xuất huyết, cắt có máu chảy ra lẫn bọt khí.

Giai đoạn gan hóa; kéo dài 4-5 ngày do dịch viêm có fibrin cho nên làm dịch viêm đông lại →làm cho phổi cứng như gan (có 2 dạng hóa gan đỏ ở những ngày đầu, sau là hóa gan xám).

Giai đoạn tiêu tan: kéo dài 2-3 ngày

Dịch thẩm xuất lỏng ra và một phần theo đờm ra ngoài, phần còn lại vào máu và bài thải qua đường tiết niệu → phổi dần trở lại bình thường

Do tác động của virus hay vi khuẩn cùng với độc chất được sinh ra → sốt cao → mệt mỏi → khó thở, có thể chết.


Hình 3 2 Phổi bị gan hóa 2 5 3 Triệu chứng Sốt đột ngột 41 42 0 C trong 6 9 ngày 1


Hình 3.2: Phổi bị gan hóa

2.5.3. Triệu chứng

Sốt đột ngột 41-420C trong 6-9 ngày, sau đó thân nhiệt hạ gần mức bình thường từ 1-3 ngày. Nếu lan sang thùy khác sẽ sốt lại

Ho ít, ngắn, đau Thở khó

Nước mũi ít, thời kỳ tiêu tan nước mũi có màu rỉ sét Gõ vùng phổi: giai đoạn hóa gan có âm đục

Nghe

Giai đoạn sung huyết: âm rale ướt, âm lép bép

Giai đoạn hóa gan: âm phế nang mất xen kẽ vùng âm phế nang tăng

Giai đoạn tiêu tan: âm rale rồi đến âm phế nang và sau đó trở lại bình thường.

Nghe tim: tim đập nhanh

Xét nghiệm: máu (bạch cầu tăng, hồng cầu giảm)

2.5.4. Tiên lượng

Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi, tiên lượng tốt

2.5.5. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng của bệnh

2.5.6. Điều trị

Hộ lý, chăm sóc tốt, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng

Dùng thuốc kháng sinh: Erythromycin, thiamulin có thể phối hợp thêm sulfamid

Kháng viêm

Trợ tim, trợ hô hấp và tăng cường giải độc: (cafein 2g, glucose 20g, rượu Etylic 75 ml, bột Camphorate 1g, nước sinh lý 250ml) hòa tan tiêm vào tĩnh mạch.

Trợ sức, trợ lực

2.6. Bệnh viêm màng phổi viêm phế mạc

2.6.1. Nguyên nhân

Do vi sinh vật: khi cơ thể giảm sức đề kháng, các vi sinh vật thường gặp Pasteurella, Streptococcus, Staphylococcus,...

Các tác nhân vật lý: chất độc, các chất hóa học, nhiệt độ

Bệnh có thể kế phát từ bệnh viêm phổi thùy lớn, viêm phổi hóa mủ, viêm phổi hoại thư,...do chấn thương vùng ngực, do chọc dò, giải phẫu vùng ngực.

2.6.2. Triệu chứng

Uể oải, bỏ ăn

Sốt không qui luật, thể hóa mủ sốt rất cao

Vùng ngực đau đớn nên thú thở thể bụng, khi sờ nắn thú có phản ứng đau ở vùng ngực

Gõ vùng phổi có âm đục

Nghe vùng phổi phát hiện tiếng cọ phế mạc khi có fibrin bám giữa lá thành và lá tạng của màng phổi, có thể nghe được âm bơi nếu dịch thẩm xuất chứa nhiều trong xoang ngực

Tim hoạt đông kém (do có dịch), mạch yếu, nếu bệnh kéo dài có hiện tượng phù thủng ở các vùng thấp của cơ thể: ngực, bụng, yếm, 4 chân

2.6.3. Chẩn đoán

Thể cấp tính nếu điều trị tích cực 2-3 tuần sẽ khỏi

Trường hợp biến chứng sang viêm hóa mủ, thú chết vì nhiễm độc mủ

2.6.4. Chẩn đoán

Viêm khô hoặc có ít dịch: nghe tiếng cọ phế mạc, nếu viêm nhiều dịch thấm xuất khi gõ nghe âm đục giới hạn, khi thở nghe âm bơi

Chọc dò xoang ngực có dịch thẩm xuất Vách ngực đau,thú thở nông, thở thể bụng

2.6.5. Điều trị

Cho uống ít nước

Thời kỳ đầu giảm viêm bằng chườm lạnh vùng ngực

Dùng kháng sinh và sulfamid tiêu diệt vi sinh vật như viêm cata Làm giảm sự tiết dịch: chlorua calcium, cafein, glucose

Chọc dò xoang ngực lấy dịch: sau khi lấy dịch nên bơm kháng sinh (penicillin, Streptomycin) vào xoang ngực, mỗi ngày lấy 1 lần

Dùng thuốc bổ, vitamin Chăm sóc, hộ lý tốt

3. Thực hành

Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ hô hấp ở chó, mèo. Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ hô hấp ở heo.

Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ hô hấp ở trâu, bò.

3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Các nguyên liệu dụng cụ cần thiết trong công tác khám hệ hô hấp, vật mẫu (chó, heo, trâu bò).

3.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách khám và chẩn đoán sau đó đưa ra phác đồ điều trị trên vật mẫu.

3.3. Nội dung thực hành

Trình tự khám bệnh:

Hỏi bệnh

Ghi nhận bệnh

Kiểm tra ngoại hình: màu lông, đuôi, tai, mõm,......

Kiểm tra thể chất: to con, nhỏ con, dáng đi, đứng..... Kiểm tra các đặc điểm có liên quan đến hệ hô hấp

Chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng Dựa vào nguyên nhân

Viết đơn thuốc điều trị bệnh hệ hô hấp

Theo nguyên nhân Theo triệu chứng

Đưa ra phác đồ điều trị tổng thể

3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cách kiểm tra hệ hô hấp?

2. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị các bệnh ở hệ hô hấp: Bệnh viêm mũi, Bệnh viêm thanh quản màng giả, Bệnh viêm phế quản – viêm cuống phổi, Bệnh viêm phổi cata, Bệnh viêm phổi thuỳ lớn, Bệnh viêm màng phổi viêm phế mạc?

BÀI 4

BỆNH Ở HỆ TIÊU HÓA MĐ23-04


Giới thiệu

Hiện nay do điều kiện chăn nuôi và hình thức chăn nuôi còn hạn chế nên bệnh hệ tiêu hóa xảy ra rất cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi. Việc phát hiện bệnh kịp thời để có biện pháp điều trị kịp thời và dự phòng có hiệu quả là công việc rất cần thiết.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa, chủ yếu là không đảm bảo chế độ ăn, chăm sóc. Bệnh phát ra ban đầu là những rối loạn về chức năng như ăn không tiêu, ói sau đó là những rối loạn bệnh lý tổ chức như viêm ruột,..

Các bệnh truyền nhiễm gây tổn thương nhiều ở hệ tiêu hóa như phó thương hàn heo, dịch tả heo, hồng lỵ, tiêu chảy do E.coli, ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, sán,..).

Các chất độc thực vật, khoáng, trúng độc, độc tố nấm,..cũng gây xáo trộn hoạt động đường tiêu hóa.

Ngoài những nguyên nhân trên bệnh ở các cơ quan khác cũng gây ảnh hưởng đến đường tiêu hoá.

Mục tiêu:

- Kiến thức

Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh ở hệ tiêu hóa gia súc.

- Kỹ năng

Thực hiện được việc chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa ở hệ tiêu hóa gia súc hiệu quả tốt.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Học tập nhiêm túc, áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học về bệnh nội khoa ở hệ tiêu hóa gia súc để điều trị các bệnh nội khoa ở hệ tiêu hóa gia súc hiệu quả và bảo đảm an toàn.

1. Cách kiểm tra hệ tiêu hoá

1.1. Kiểm tra động tác ăn uống

1.1.1. Kiểm tra động tác ăn và uống nước

Khi bệnh ở môi, lưỡi, niêm mạc miệng, răng, nướu, cơ nhai, họng và các bệnh thần kinh đều gây rối loạn ăn uống. Trên gia súc mới có dấu hiệu bệnh thường có dấu hiệu nhai, nghiến răng những lúc không ăn.

*Lưu ý một số trường hợp sau:

- Kém ăn: thường thấy ở giai đoạn đầu của thời kỳ ủ bệnh.(trừ trường hợp quá no, lên giống, sắp sinh).

- Ăn nhiều: do đói lâu ngày, bệnh mới hồi phục, rối loạn trao đổi chất,

..

- Ăn bậy: thiếu khoáng, dịch vị chứa nhiều acid, bệnh dại,

- Uống nhiều: khát nước (không cung cấp đủ nước, khẩu phần mặn

muối), sốt, tiêu chảy, nôn mửa,..

1.1.2. Động tác nhai lại

Đối tượng kiểm tra: Trâu, Bị, Ngựa.

Nhai lại là hoạt động bình thường của gia súc lớn. Bị khỏe mạnh sau khi ăn 30 – 60 phút bắt đầu nhai lại, một đợt nhai kéo dài khoảng 60 phút, nhai lại 6 – 8 đợt/ 24 giờ. Mỗi cuộn thức ăn bị nhai lại 40 – 80 lần.

Kiểm tra động tác nhai lại cần lưu ý:

- Nhai lại chậm và yếu: khi gia súc vừa ăn xong

- Nhai lại giảm hoặc khơng nhai lại: bệnh chướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, dạ cỏ không tiêu.

1.1.3. Kiểm tra động tác nuốt, ợ hơi

Nuốt l động tác đẩy thức ăn vào thực quản xuống dạ dày. Động tác này cần có sự kết hợp của các cơ vùng hầu, lưỡi, cơ hoành. Một số bệnh lý làm gia súc khó nuốt hay không nuốt được như bệnh Dại, viêm hầu họng.

Ợ hơi là đặc điểm sinh lý ở thú nhai lại, nhờ động tác này mà các khí sinh ra do sự lên men ở dạ cỏ được tống ra ngoài.

Các rối loạn ợ hơi:

- Ơ hơi tăng: do nhiều hơi trong dạ cỏ, khi thú ăn nhiều chất bột đường, cỏ non - hoặc trong thời kỳ đầu của bệnh chướng hơi.

- Ợ hơi giảm: do dạ cỏ co bóp yếu, gặp trong các bệnh gây liệt dạ cỏ, chướng hơi các bệnh gây sốt..

- Ngừng ợ hơi: do tắc ngẽn thực qun, chướng hơi nặng cần cấp cứu nếu không thú sẽ nghẹt thở.

1.1.4. Nôn mửa

Nôn mửa một hiện tượng bệnh lý, nhất là loài ăn thịt, nôn là do phản xạ tống vật lạ hoặc do kích thích thần kinh.

Nôn do phản xạ: do bị vật lạ kích thích vào vòm khẩu cái, cuống lưỡi, do chướng hơi dạ dày, do viêm loét ở dạ dày hoặc do ký sinh trng kích thích gây nôn.

Nôn do thần kinh bị kích thích

Do trung khu thần kinh điều khiển quá trình nơn bị kích thích b ởi các độc tố của vi sinh vật, trúng độc,..

Nôn một lần: do thức ăn xấu, không tiêu, bệnh dạ dày. Nôn nhiều lần trong ngày: do trúng độc.

Nôn ra máu: loét dạ dày.

Nôn ra mật vàng xanh: do tắc mật, tá tràng dồn lên dạ dày.

Các bệnh truyền nhiễm gây nôn như: Dịch tả heo, Phó thương hàn heo, Đóng dấu son.

1.1.5. Kiểm tra miệng

- Dùng phương pháp: quan sát, sờ, ngửi.

- Nội dụng:

+ Chảy nước miếng: do động tác nuốt bị trở ngại, do tuyến nước bọt bị viêm, do các hạch vùng hầu bị sưng: Tụ huyết trùng, Lở mồm long mĩng, viêm họng

+ Mơi khơng ngậm khít: bệnh uốn vn

+ Niêm mạc miệng: Quan sát màu sắc niêm mạc, mụn nước (FMD, bệnh đậu ở g…, vết loét, màng giả (bệnh đậu ở g)

1.1.6. Khám họng, lưỡi và thực quản

Mở miệng gia súc để quan sát, dùng tay kiểm tra chổ sưng, viêm. Dùng tay kéo lưỡi ra

+ Lưỡi sưng: do ngoại vật, do nấm.

+ Mụn loét dưới lưỡi, tróc miêm mạc lưỡi: bệnh lở mồm long mĩng

+ Lưỡi bị liệt: th sắp chết.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí