Các Bệnh Nội Khoa Thường Gặp Ở Hệ Tim Mạch

1.7. Kiểm tra tĩnh mạch

Vị trí: tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch vú, tĩnh mạch tai,…

Tĩnh mạch xung huyết (nổi rỏ): suy tim, hở van 3 lá, lổ nhỉ thất hẹp, viêm bao tim, bao tim tích nước.

Tĩnh mạch đập: khi tim hoạt động thay đổi dung tích mạch. Hiện tượng này quan sát ở tĩnh mạch cổ của bò.

Tĩnh mạch âm tính: dùng tay đè lên phần tĩnh mạch cổ, phần gần tim mạch xẹp, phần xa tim máu dồn đầy tĩnh mạch.

Tĩnh mạch dương tính: lúc tim co, máu ở tâm nhĩ chảy ngược lại tĩnh mạch. Dùng tay đè lên tĩnh mạch cổ thì phần gầnvà phần xa tim đều ứ máu . Đây là triệu chứng bệnh van 3 lá đóng không kín.

1.8. Kiểm tra máu

Gia súc bình thường, máu đưa ra ngoài không khí 5 – 7 phút máu sẽ đông lại.

- Trường hợp máu chậm đông là do thú sốt cao, bệnh truyền nhiễm.

- Trường hợp máu nhanh đông: tiêu chảy nặng, đa niệu, xoắn ruột,..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Máu không đông và nhầy: bệnh nhiệt thán.

Màu sắc máu bình thường có màu đỏ tươi, thiếu máu máu đỏ nhạt, thiếu oxy máu đỏ đen, khi ra không khí chuyển màu đỏ tươi.

2. Các bệnh nội khoa thường gặp ở hệ tim mạch

2.1. Bệnh viêm ngoại tâm mạc

Bệnh viêm màng ngoài tim là viêm lá thành và lá tạng của bao tim.

2.1.1. Nguyên nhân gây bệnh

Kế phát từ các bệnh truyền nhiễm như: Lở mồm long móng (tim da cọp), lao, viêm phổi, đóng dấu son (xuất huyết, sùi van tim), tụ huyết trùng (viêm vơ tim, xuất huyết),…

Trên trâu bò, dê cừu còn do vật lạ gây viêm cơ tim thường kèm với viêm Dạ tổ ong, làm gia súc sốt cao.

2.1.2. Triệu chứng bệnh

Thú ủ rũ, kém ăn có thể bị tiêu chảy. Sốt cao (nhất là do vật lạ gây viêm).

Thú thở khó, vùng thanh quản phía dưới ngực bị phù Tĩnh mạch cổ phồng to, ứ máu.


đau.

Nếu kèm viêm Phổi thú sẽ ho.

Nếu do vật lạ khi ấn vào vùng tim, dắt xuống dốc thú sẽ có phản ứng


Nhịp tim gia súc có thể tăng trên 120 nhịp/ phút.

2.1.3. Bệnh tích

Tim và bao tim tạo thành 1 khối to, mặt ngoài tim sần sùi, màu sắc không đồng đều.

Bao tim chứa chất dịch màu vàng hôi thối đôi khi có lẫn mủ, máu. Nếu viêm do vật lạ sẽ tìm thấy vật lạ trong tim.

2.1.4. Chẩn đoán bệnh

Giai đoạn đầu khó chẩn đoán bệnh. Giai đoạn sau khi có triệu chứng:

+ Tim đập nhanh trên 120 nhịp/ phút, thú thở khó, phù vùng ngực, tĩnh mạch cổ phồng to.

+ Sờ nắn vùng tim thú đau, dắt xuống dốc đau.

+ Chọc dò bao tim có dịch viêm (Dùng kim lớn, dùng kéo chọc thủng da, sau đó dùng kim dài, chọc vào khe sườn 4- 5 để rút dịch viêm).

2.1.5. Tiên lượng

Nếu là do vật lạ rất khó điều trị dứt bệnh. Nếu do bệnh truyền nhiễm thì tùy thuộc vào yếu tố gây bệnh.

Thời kỳ đầu mới mắc bệnh điều trị sẽ dễ, khi có các triệu chứng điển hình thú khó hồi phục hơn.

2.1.6. Điều trị: (trị nguyên nhân do vsv)

Tiêu diệt VSV: nên chọn các kháng sinh có độ khuyếch tán cao, vào xoang tốt như Cefalexcin, Tiamulin, Lincomycin, Enrofloxacin,..

Chống viêm: Dexamethasone.. Trợ tim: Cafein 5%

Trợ sức: B- complex tiêm bắp, Glucose 30% 500ml/ ngày, tiêm tĩnh mạch.

2.1.7. Phòng bệnh

Dọn sạch đồng cỏ tránh đinh, kẽm,..

Sử dụng vaccin phòng một số bệnh truyền nhiễm như Aftopor (phòng LMLM), Respisure (phòng viêm phổi), Vaccine Tụ huyết trùng,...

2.2. Bệnh tích nước xoang bao tim

Là bệnh tràn tương dịch trong bao tim, không phải do viêm. Bệnh này thường do kế phát bởi các bệnh mãn tính khác.

Hình 2 1 Xoang bao tim chứa nước 2 2 1 Nguyên nhân Kế phát do suy tim hở hay hẹp 1


Hình 2.1: Xoang bao tim chứa nước

2.2.1. Nguyên nhân

Kế phát do suy tim, hở hay hẹp van tim, cơ tim bị thoái hóa: các trường hợp này đều gây nên tình trạng ứ huyết ở tĩnh mạch → huyết áp tĩnh mạch tăng → cho thành mao mạch thiếu oxy → cho các tế bào mao mạch thượng bì bị tổn thương

→ tính thấm thành mạch tăng. Vì vậy nước thấm qua mạch quản vào các xoang trong cơ thể, trong đó có xoang bao tim.

Nếu do suy dinh dưỡng, các bệnh về thận (do lượng protein thoát ra đường niệu nhiều). Vì vậy, làm cho áp lực thể keo trong máu giảm → nước dễ qua mạch quản đi vào các xoang và các mô bào của cơ thể.

Khi xoang bao tim bị tích nước sẽ làm trở ngại hoạt động của tim và thường gây nên phù phổi → làm cho gia súc có hiện tượng thể khó.

Bệnh bao tim tích nước thường đi đôi với bệnh tích nước xoang bụng, tích nước xoang ngực.

2.2.2. Triệu chứng bệnh

Gõ vùng tim: âm đục mở rộng

Nghe vùng tim: tim đập yếu và có âm bơi Chọc dò xoang bao tim có dịch trong chảy ra

Tĩnh mạch cổ phồng to, phù ức, hầu, phù nề ở tổ chức dưới da

Thở khó

2.2.3. Bệnh tích

Xoang bao tim chứa nhiều dịch

2.2.4. Chẩn đoán bệnh

Căn cứ vào triệu chứng điển hình, dịch trong xoang bao tim làm phản ứng rivalta cho kết quả âm tính (-).

2.2.5. Tiên lượng

Khả năng hồi phục không cao

2.2.6. Điều trị

- Hộ lý: cho ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, giảm thức ăn chứa nhiều nước và thức ăn mặn.

- Dùng thuốc:

Nếu do ký sinh trùng đường máu dùng Naganin hoặc Trypamydim

Nếu do suy dinh dưỡng: dùng dung dịch đạm bổ sung vào máu kết hợp vitamin B12, sắt

Dùng trợ tim, lợi tiểu, giảm phù, trợ sức,....(dung dịch gluco, cafein natribenzoat, canxi clorua, urotropin, vitamin C) tiêm vào tĩnh mạch ngày/ lần.

Chú ý: nếu do suy tim

Tăng cường lưu lượng máu tim: dùng thuốc trợ tim

Giảm bớt ứ máu ngoại biên: cho nghỉ làm việc, hạn chế thức ăn mặn, dùng thuốc lợi tiểu, chọc hút dịch xoang.

3. Thực hành

- Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh ở hệ tuần hoàn của chó,

mèo.

- Khám lâm sàng và chẩn đoán bệnh viêm ngoại tâm mạc ở trâu và bò.

3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Các nguyên liệu dụng cụ cần thiết trong công tác khám hệ tuần hoàn, vật mẫu (chó, trâu bò).

3.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách khám và chẩn đoán sau đó đưa ra phác đồ điều trị trên vật mẫu.

3.3. Nội dung thực hành

Trình tự khám bệnh:

Hỏi bệnh

Ghi nhận bệnh

Kiểm tra ngoại hình: màu lông, đuôi, tai, mõm,...... Kiểm tra thể chất: to con, nhỏ con, dáng đi, đứng..... Kiểm tra các đặc điểm có liên quan đến hệ tim mạch

Chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng Dựa vào nguyên nhân

Viết đơn thuốc điều trị bệnh hệ tuần hoàn

Theo nguyên nhân Theo triệu chứng

Đưa ra phác đồ điều trị tổng thể

3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cách kiểm tra hệ tim mạch?

2. Nguyên nhân, cách sinh bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, tiên lượng, điều trị các bệnh ở hệ tim mạch: Bệnh viêm ngoại tâm mạc, Bệnh tích nước xoang bao tim?


Giới thiệu

BÀI 3

BỆNH Ở HỆ HÔ HẤP MĐ23-03

Đường hô hấp đi từ mũi, xoang mũi hình thành những ống cuộn phức tạp và là nơi tiếp xúc với thần kinh khứu giác, kế tiếp là hầu, nơi tiếp giáp với đường tiêu hóa, thanh quản, khí quản, phế quản chia nhánh nhỏ dần cho đến các phế nang. Ngoài ra các động mạch phổi cũng chia nhánh nhỏ dần để đến mô phổi và đi ra bằng các tĩnh mạch phổi.

Chức năng của đường hô hấp vận chuyển không khí từ ngoài vào, làm ấm ở xoang mũi rồi đưa đến phế nang, nơi đây xảy ra sự trao đổi oxy và carbonic.

Bệnh ở hô hấp thường xảy ra nhiều vào thời kỳ giá rét và chiếm khoảng 30

– 40 % trong các bệnh nội khoa. Bệnh thường làm gia súc chậm lớn, giảm năng suất làm việc, thậm chí còn làm cho gia súc chết.

Mục tiêu:

- Kiến thức

Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa ở hệ hô hấp gia súc.

- Kỹ năng

Thực hiện được việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nội khoa ở hệ hô hấp gia súc, hiệu quả tốt.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Học tập nhiêm túc, áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học về các bệnh nội khoa ở hệ hô hấp gia súc để điều trị các bệnh nội khoa ở hệ hô hấp gia súc hiệu quả và bảo đảm an toàn.

1. Cách kiểm tra hệ hô hấp

1.1. Khám động tác hô hấp

1.1.1. Quan sát động tác thở và nhịp thở của thú

Bình thường thú thở đều đặn, khoảng cách giữa các lần thở đều nhau. Khi thú hít vào lồng ngực giản ra – bụng hẹp lại và khi thú thở ra lồng ngực hẹp – bụng giản ra một cách đều đặn theo một nhịp.

- Tần số hô hấp: l số lần thở của thú trong một phút. Tần số hô hấp của một số loài gia súc:

Ngựa: 10 – 16 lần / phút Trâu: 10 – 30 lần / phút Bò, Chó: 10 – 40 lần / phút Heo: 10 – 20 lần / phút Mèo: 20 – 30 lần / phút Gà: 15 - 36 lần / phút

Dê, cừu: 12 - 20 lần / phút.

1.1.2. Những yếu tố làm thay đổi tần số hô hấp

-Thở nhanh: do sốt, thiếu máu, thể tích hô hấp bị thu hẹp, suy tim, viêm phổi, đau bụng, chấn thương..

-Thở chậm: do hẹp thanh qun, khí quản, trúng độc, bệnh gan thận, bại liệt sau khi sinh, thần kinh bị ức chế (dùng thuốc mê, an thần).

-Nhịp thở thay đổi thường gặp trong trường hợp gia súc sợ hãi, hưng phấn, lao động nặng nhọc.

+Hít vào kéo dài do các bệnh làm hẹp đường hô hấp trên.

+Thở ra kéo dài do khí trong phổi ra ngoài khó khăn thường gặp trong trường hợp viêm phế quản nhỏ, phổi khí thũng mãn tính.

- Thở ngắt quãng thường gặp trong các bệnh làm cho gia súc đau đớn khi thở như: viêm khí quản nhỏ, khí thũng phổi hoặc những bệnh làm giảm hưng phấn hô hấp như: viêm não, tổn thương não, trúng độc urê, xeton huyết.

- Khó thở

+Hít vào khó do đường hô hấp trên bị hẹp thường gặp trong bệnh viêm thanh quản, liệt thanh quản, thanh quản thuỷ thũng hoặc do tổ chức bên cạnh viêm chèn ép thanh quản

+Thở ra khó do phế quản nhỏ bị viêm, phổi mất đàn hồi, gặp trong các bệnh khí thũng phổi, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi

+ Thở khó hỗn hợp là trường hợp hít vào và thở ra đều khó thường gặp trong các bệnh thuỷ thũng phổi, khí thũng phổi, xung huyết phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, các bệnh về tim, các bệnh chướng hơi dạ dầy, ruột, bệnh thần kinh..

1.2. Kiểm tra đường hô hấp trên

Khái niệm đường hô hấp trên là dùng chỉ các cơ quan như mũi, xoang mũi, thanh qun, khí quản.

1.2.1. Kiểm tra mũi

-Nước mũi: Bình thường thú không có nước mũi nhưng ở khóe mũi hay gương mũi thường ầm ướt là điều kiện cho cơ quan khứu giác hoạt động. Khi nước mũi xuất hiện là đấu hiệu bệnh lý. Lúc đầu nước mũi có nhiều, lỏng và trong, cuối giai đoạn bệnh cảm hay viêm mũi nước mũi đặc và có màu sắc.

Nước mũi có nhiều trong bệnh đường hô hấp cấp tính.

Nước mũi có màu vàng, đỏ xanh, xám tro là do có mủ, máu. Nước mũi có màu rỉ sắt là do viêm phổi thùy lơn gây xuất huyết.

Nước mũi có mùi thối trong bệnh viêm mũi hoại thư.

-Kiểm tra nim mạc mũi: Màu sắc:

Niêm mạc mũi màu đỏ: do hiện tượng xung huyết, xuất huyết thường thấy trong các bệnh gây xuất huyết.

Niêm mạc mũi nhợt nhạt: do thiếu máu, do ký sinh trùng, do dinh

dưỡng,..

Niêm mạc mũi tím bầm: do thiếu oxy trong máu, CO2 là hậu quả

của các bệnh đường hô hấp, tim mạch.

Trạng thái mũi:

Mũi sưng đỏ: trong các bệnh gây viêm mũi cấp tính.

Niêm mạc mũi nổi mụn nước, lở loét: trong bệnh FMD, Dịch tả trâu bị, Ký sinh trng.

1.2.2. Kiểm tra thanh quản – khí quản

Dùng tay kiểm tra tình trạng sưng to thanh - khí quản trong bệnh tụ huyết trùng, viêm khí quản.

Thở nghe tiếng rít, khò khè là dấu hiệu viêm thanh - khí quản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023