Nhìn (Vọng Chẩn): Nhìn Thần Sắc, Toàn Trạng Như Đối Với Bệnh Nhân Nội Khoa. Về Lưỡi, Có Thể Chú Ý Các Điểm Sau:

đợi khi mót đẻ, con đến cửa mình chỉ rặn một hơi là ra còn khi chưa đến thì rặn vừa vô ích vừa mất sức, có hại cho cả mẹ lẫn con”. Ông cũng ghi lại 7 nguyên nhân khó đẻ như nhàn rỗi quá, bồi dưỡng nhiều quá, dâm dục quá, hoài nghi lo sợ, nhút nhát, hoảng sợ, … để người sau rút kinh nghiệm.

Trong quá trình chuyển dạ, nếu thấy bụng đau từng cơn là cuộc đẻ bình thường, còn nếu thai ở cao không xuống hoặc vỡ ối sớm hoặc thai ngang là đẻ khó.

Sau khi sanh vú sẽ tiết ra sữa để nuôi con và trong thời gian trẻ bú mẹ thì không có kinh.

Kinh và sữa đều bắt nguồn từ thức ăn. Tin hoa của thức ăn chuyển về Tâm (biến thành máu đỏ của tâm hỏa) qua Phế, dồn vào mạch Xung Nhâm thành kinh. Khi có thai huyết phải nuôi thai nên không có kinh, khi sinh rồi, tinh hoa của thức ăn được chuyển về Phế đi ra các mạch, vào vú chuyển thành sữa (sắc trắng là màu của Phế kim) nên không có kinh. Nếu không cho con bú, thì tinh hoa của thức ăn lại về tâm (biến thành màu đỏ) qua phế, dồn vào mạch Xung Nhâm và lại có kinh như cũ.

D. Các bệnh phụ khoa thường gặp:

a. Bệnh về kinh nguyệt có: Thống kinh, Rối loạn kinh nguyệt, Rong kinh – rong huyết.

b. Bệnh về khí hư đới hạ.

c. Bệnh về thai sản: Tạp chứng khi mang thai, Tạp chứng bệnh hậu sản.


II. Đặc điểm về nguyên nhân – bệnh sinh:

A. Nguyên nhân:

Cũng do 3 nguyên nhâ gây bệnh nội khoa như ngoại nhân, nội nhân, bất nội ngoại nhân. Nhưng trong đó,nhóm ngoại nhân có Hàn, Nhiệt, Thấp; nhóm nội nhân có Buồn, Nghĩ ngợi nhiều, Giận hờn là những nguyên nhân thường gặp nhất. ngoài ra trong nhóm bất nội ngoại nhân thì ăn uống không điều độ, lao lực quá độ, giao hợp quá độ, sinh đẻ quá nhiều cũng là nguyên nhân thường thấy trong bệnh phụ khoa.

B. Cơ chế bệnh sinh:

1. Khí huyết không điều hòa:

Là cơ chế sinh bệnh quan trọng.

Phụ nữ lấy khí huyết làm gốc, kinh nguyệt, sinh đẻ, nuôi con đều quan hệ mật thiết với huyết, mặt khác khi hành kinh, sinh con đều mất huyết và dễ sinh bệnh.

Khí lại là soái của huyết, khí hành thì huyết hành, khí ngưng thì huyết trệ, khí nhiệt thì huyết nhiệt, khí hàn thì huyết hà, khí thăng thì huyết nghịch (nôn máu), khí hạ thì huyết cũng xuống theo (băng lậu). do đó bất cứ nguyên nhân nào làm khí huyết không điều hòa đều có thể gây bệnh.

2. Chức năng tạng phủ không bình thường

Tạng phủ làm việc điều hòa thì khí huyết thuận hòa, tinh thần thoải mái, không có bệnh. Nếu chức năng tạng phủ suy yếu dễ sinh bệnh nói chung, bệnh phụ khoa nói riêng. Phụ nữ lấy huyết làm

gốc, Tâm chủ huyết, Tỳ nhiếp huyết, Can tàng huyết, Phế chủ khí giúp huyết vận hành, thận tàng tinh, tinh sinh huyết.

Nếu thường xuyên uất ức giận dữ thì can bị tổn thương, can khí uất, huyết không về tâm, thường thấy hiện tượng kinh kéo dài băng kinh, rong kinh. Còn lao tâm quá đọ sẽ làm tổn thương tâm huyết, huyết thiếu có thể gây kinh nguyệt không đều, kinh bế, không có thai. Suy nghĩ quá độ hoặc ăn uống không điều hòa làm cho Tỳ hư, Tỳ không nhiếp được huyết, gây nên băng kinh, rong kinh, thai lậu.

3. Hai mạch Xung Nhâm bị tổn thương:

Mạch Xung là bể của huyết, mạch Nhâm chủ bào cung, hai mạch này có quan hệ mật thiết đến cả hoạt động sinh lý và bệnh lý của phụ nữ. những nguyên nhân gây nên sự tổn thương của các mạch Xung, Nhâm là giao hợp quá độ, sinh đẻ quá nhiều, quá dày, nạo, sẩy thai nhiều lần, ngoài những nguyên nhân trực tiếp, còn có các nguyên nhân gián tiếp như các yếu tố gây nên khí huyết không điều hòa, hoặc gây nên sự rối loạn chức năng của tạng phủ, từ đó gây nên tổn thương ở 2 mạch xung, nhâm.

C. Đặc điểm chẩn đoán bệnh phụ khoa:

Chẩn đoán bệnh phụ khoa cũng như các khoa khác, cần vận dụng tốt “tứ chẩn” để thu thập tư liệu trên lâm sàng, trên tinh thần kết hợp Đông Tây Y người thầy thuốc cần phối hợp kiến thức của YHHĐ trong khám thực thể lâm sàng để xác định chính xác bệnh lý qua đó không bỏ sót chẩn đoán và ứng dụng điều trị tốt hơn. Trong phạm vi phần này, chỉ xin nêu những điểm có liên quan đến bệnh phụ khoa theo YHCT.

1. Nhìn (vọng chẩn): Nhìn thần sắc, toàn trạng như đối với bệnh nhân nội khoa. Về lưỡi, có thể chú ý các điểm sau:


Nhìn

Màu

Chứng

Bệnh

Chất lưỡi

Đỏ tươi

Huyết nhiệt

Kinh trước kỳ, lượng nhiều


Đỏ sẫm khô

Huyết nhiệt

Kinh trước kỳ, lượng ít


Bầm tím có huyết ứ

Huyết ứ

Bế kinh


Nhợt

Huyết hư

Thống kinh, bế kinh


Trắng nhợt

Khí huyết hư

Kinh sau kỳ, lượng ít, bế kinh, rong kinh

Băng kinh lâu ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 24

2. Nghe, ngửi (Văn chẩn)

Hành kinh: cht kinh hôi – khm là nhit, tanh là hàn.

Băng lu: huyết hôi là có tình trng huyết .

Khí hư: hôi – khm là thp nhit, mùi thi như cóc chết là thp nhit tích li thành đc.

3. Hỏi (vấn chẩn):

a. Hỏi về kinh nguyệt:

Hành kinh có đau bụng dưới, sợ ấn nắn vào là chứng thực.

Hành kinh có đau bụng âm ỉ, thích chườm xoa ấn vào là chứng hư.

Có cảm giác tức nặng khi sắp hành kinh là khí trệ, đau tức nặng ngực kèm đắng miệng là can khí uất trệ.

Hành kinh kèm theo phù và đi cầu lỏng là tỳ hư.

Hành kinh xong đau bụng là huyết hư.

Kinh đến trước kỳ, lượng nhiều, đỏ tươi, mặt đỏ, khát nước là nhiệt

Kinh đến sau kỳ, lượng ít, nhợt, thích ấm sợ lạnh thường là hàn.

Hỏi về chu kỳ, nếu không có kinh 2 tháng mà buồn nôn, thích ăn thức ăn lạ, ăn kém, mệt mỏi là dấu hiệu có thai.

Nếu không hành kinh nhiều tháng kèm chóng mặt, hoa mắt, tim đập, ăn ít, người gầy, da khô lại không có thai là chứng bế kinh.

b. Hỏi về đới hạ:

Còn gọi là khí hư đới hạ (huyết trắng): chú ý đến màu sắc, lượng và mùi của đới hạ:

Màu trắng, lượng nhiều, như nước bọt, mệt mỏi ăn kém là tỳ hư thấp thịnh.

Có màu vàng, xanh đặc, dính, hôi,ngứa ở âm hộ là thấp nhiệt

Có màu đỏ, hôi là nhiệt uất can kinh.

c. Hỏi về thai sản:

Chú ý hỏi về kết hôn, số lần mang thai, số lần sinh, số lần sẩy, snh non và tình trạng thai nghén, sinh nở.

4. Bắt mạch (thiết chẩn):

Chú ý 4 loại mạch: mạch kinh nguyệt, mạch khí hư đới hạ, mạch có thai, mạch sau khi sinh.

a. Mạch kinh nguyệt:

Sắp hành kinh: mạch thốn tay phải phù hồng, hoặc riêng mạch thốn hai bên đi hoạt kèm theo miệng đắng, chướng bụng.

Đang hành kinh: mạch thốn bên phải phù hồng hoặc mạch quan hơi huyền.

Kinh trước kỳ lượng ít: mạch hoạt sác (âm hư huyết nhiệt)

Kinh trước kỳ lượng nhiều: mạch huyền sác (nhiệt ở Xung Nhâm)

Kinh sau kỳ, lượng ít: mạch trầm trì (hư hàn)

Kinh không đều: nếu can tỳ hư tổn có mạch 2 bên hư yếu, nếu khí hư hạ hãm có mạch trầm tế.

Kinh bế: nếu khí huyết hư mạch xích vi sáp, nếu khí hư đàm thấp có mạch trầm hoạt.

Băng lậu: mạch hư đại là tiên lượng bình thường, mạch hồng sác là tiên lượng xấu.

b. Mạch khí hư:

Khí hư nhiều, trắng hoặc vàng: nếu thấp nhiệt, mạch bên trái huyền sác bên phải trầm tế có lực. nếu đờm thấp đình trệ, mạch bên trái hoạt đại có lực.

Khí hư nhiều, loãng (thận dương hư): mạch trầm trì vi nhược đặc biệt ở hai mạch xích.

c. Mạch có thai:

Mới có thai: mạch hoặc bình hòa, hoặc mạch thốn phải và xích hai bên hoạt lợi ở bệnh nhân yếu, nếu tắt kinh 2 tháng mạch xích ấn mạnh vẫn còn rõ.

Phòng sẩy thai: sáu bộ mạch đi trầm tế đoản sáp, mạch xích hai bên đều yếu, đó là khí huyết hư yếu, cần phòng sẩy thai hoặc sinh non.

Sắp sinh: thai đầy tháng tuổi, mạch có thể phù sác hoặc trầm tế hoạt, kèm theo đau bụng lan ra cột sống.

d. Mạch sau khi sinh: Bình thường phải là hư hoãn hòa bình không nên là hồng đại huyền.

D. Đặc điểm về điều trị bệnh phụ khoa YHCT:

1. Nguyên tắc cơ bản:

Trước tiên cần nắm nguyên tắc “chữa cái gốc của bệnh”. Trên cơ sở đó từ đặc điểm sinh lý của phụ nữ chú ý đến điều hòa khí huyết, điều hòa tỳ vị, dưỡng can thận.

a. Điều hòa khí huyết:

Phụ nữ lấy khí huyết làm chủ (huyết thường bất túc, khí thường hữu dư). Bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến khí và huyết, đều có thể làm rối loạn khí huyết gây bệnh.

b. Điều hòa tỳ vị:

Tỳ vị là gốc của hậu thiên, là nguồn gốc của quá trình sinh hóa, nếu tỳ vị bị rối loạn,nguồn sinh hóa sẽ bị yếu đi sẽ gây bệnh kinh nguyệt, thai sản. trong trường hợp này cần phải điều hòa tỳ vị thì có thể khỏi bệnh.

c. Bổ dưỡng Can Thận:

Can tàng huyết, Thận tàng tinh, can thận có liên quan mật thiết đến 2 mạch Nhâm Xung. Can thận bị tổn thương, Xung Nhâm cũng bị tổn thương và ngược lại. những bệnh phụ khoa thường thấy như kinh bế, băng lậu, đới hạ (khí hư) hoạt thai thường có liên quan đến can thận hư tổn hoặc Xung, Nhâm bị tổn thương. Trong trường hợp này phải dưỡng can thận, cũng có nghĩa tư dưỡng mạch Xung, Nhâm.

2. Điều trị bệnh kinh nguyệt:

Nếu có bệnh nội thương gây nên rối loạn kinh nguyệt, thì phải chữa bệnh đó trước rồi mới điều trị rối loạn kinh sau.

a. Điều kinh cần lý khí:

Khí là soái của huyết có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết. khí hành huyết hành, khí ngưng huyết trệ, khí nhiệt huyết nhiệt, khí hàn huyết ngưng …

Lý khí trong điều kinh, thường lấy hành khí khai uất là chính. Thuốc dùng không nên dùng quá nhiều thuốc phương hương vì nó hao khí (như trầm hương, hương phụ, uất kim, trần bì, chỉ xác…) đồng thời nên thêm thuốc dưỡng huyết hoặc dưỡng âm.

Ví dụ: Nếu (can) khí nghịch phải bình can, tức can dùng Câu đằng, Thiên ma.

Nếu khí hư phải bổ khí, dùng Sa nhân, Bạch đậu khấu.

b. Điều kinh cần bổ tỳ vị, dưỡng thận khí.

Tỳ vị là cái gốc của hậu thiên, sinh huyết, nhiếp huyết. bổ tỳ vị là nguồn gốc của huyết. tỳ vi được khỏe mạnh thì sinh được đủ huyết các cơ quan trong người được nuôi dưỡng tốt, các chức năng sẽ điều hòa, và kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

Thận là cái gốc của tiên thiên, thận khí là cái gốc của thiên quý. Thận khí thịnh thì kinh nguyệt sẽ đến đúng kì. Vì vậy, để kinh nguyệt điều hòa, cần lưu ý dưỡng thận khí.

3. Điều trị đới hạ:

Bệnh sinh chứng đới hạ có quan hệ chặt chẽ với mạch Nhâm, mạch Đới mà nguyên nhân thường do:

Tỳ hư

Thấp nhiệt

Đàm thấp

Can uất

Thận hư.

Biện chứng chú ý đến màu sắc, trong-đục, mùi hôi và điều trị chủ yếu là kiện tỳ thăng dương trừ thấp.

Chứng Xích đới là có hỏa lấy bổ thận làm gốc.

Chứng Bạch đới:

- Nếu Tỳ hư dùng Lục quân tử thang gia Thăng ma

- Nếu khí hư dùng Bổ trung ích khí

- Nếu Can hư dùng bài Bát vị tiêu dao tán hoạc Lục vị hoàn

- Nếu can uất hại Tỳ dùng bài Bổ trung ích khí gia Táo nhân, Hoàng bá, Thương truật, Mạch môn, Bạch linh, Sơn dược.

- Bạch đới mà Tỳ Thận hư dùng bài Ngũ vị tử hoàn, hoặc bài Bát vị hoàn.

Bạch đới kèm đau bụng, ăn kém dùng bài Đương quy tiễn

Bạch đới lâu ngày gầy mòn dùng Nhân sâm – Hoàng kỳ tán.

Cần lưu ý không nên dùng thuốc thanh nhiệt táo thấp quá độ vì dễ tiêu hao tân dịch, không nên dùng thuốc tư nhuận cố sáp quá nhiều vì dễ gây thấp trệ. Nếu có phải thanh nhiệt giải độc sát trùng.

Hiện nay với sư phát triển của YHHĐ, nên kết hợp khám thực thể để xác định chẩn đoán theo YHHĐ kết hơp YHCT, để có biện pháp điều trị tích cực và khoa học.

4. Điều trị bệnh trong thời kỳ thai nghén:

YHCT chia quá trình thai sản làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn mang thai: từ khi mang thai đến khi chuyển dạ.

Giai đoạn sinh đẻ: quá trình chuyển dạ sinh con

Giai đoạn hậu sản: thay đổi sau khi sinh con.

Trong khi mang thai, huyết tập trung để nuôi thai. Bình thường ở phụ nữ huyết đã không đủ, khí thường có dư, nay huyết lại được tập trung để nuôi thai nên càng thiếu. huyết thiếu dễ thương âm, âm hư sẽ sinh hội nhiệt, do đó trong khi mang thai thường nhiệt. những bênh thường thấy trong khi mang thai là đau bụng, động thai, ra huyết, ra ối, tiền sản giật. Trong điều trị cần chú ý dưỡng huyết thanh

nhiệt (nếu có nhiệt), cần lưu ý trong dùng thuốc không dùng các thuốc kỵ thai, tránh các thuốc có tác dụng sổ mạnh, hoạt lợi, hành huyết, phá huyết, hao khí, tán khí, các chất có độc. nếu thật sự phải dùng chúng phải hết sức thận trọng.

Trong chẩn đoán cần xác định rõ bệnh của thai hay bệnh của mẹ. ví dụ: có thai ra máu ở cửa mình (thai lậu) có thể do mẹ (huyết nhiệt, khí hư, khí huyết đều hư) có thể do thai (thai trứng, thai ngoài dạ con, hư thai).

Trong khi mang thai cần kiêng giao hợp trong những tháng đầu và 3 tháng cuối (nhất là ở người đã sẩy thai) để tránh sẩy thai, đẻ non, kiêng ăn chất cay nóng, cần giữ cho tinh thần thanh thản, trong lòng vui vẻ lạc quan. Có thể dùng ít thuốc bồi bổ khí huyết, an thai, trừ thải độc để dễ sinh và sau này con dễ nuôi.

5. Điều trị bện hậu sản:

Sinh đẻ là giai đoạn kết thúc của quá trình thai nghén, nguyên khí bị tiêu hao nhiều, do đó sau khi sinh cơ thể bị suy yếu, nếu không giữ gìn dễ sinh bệnh, thường gọi là bệnh hậu sản.

Các y gia xưa thường khuyen sau khi sinh cần tránh phong hàn, ăn uống thanh đạm dễ tiêu, tránh thức ăn lạnh, sống, chất béo, hoặc quá bổ để phòng thương thực, hết sức kiêng giao hợp và giữ cho trong lòng thanh thản vui vẻ.

Bệnh sản hậu thường có 3 cấp, 3 xung, 3 bệnh:

Ba cấp: nôn mửa, ra mồ hôi trộm, tiết tả cùng xuất hiện

Ba xung là huyết xung lên Tâm, Phế, Vị, Xung tâm là nặng nhất, rồi đến xung Phế và xung Vị nhẹ hơn.

Ba bệnh đó là: Trúng phong co cứng, uất kết, đại tiện táo bón.

Bệnh hậu sản thường có hư, có thực, có hàn, có nhiệt, trong điều trị cần: hư thì bổ, thực thì tả, hàn thì ôn, nhiệt thì thanh, trong điều trị cần chiếu cố đến khí huyết, trong dùng thuốc cần chú ý khai uất không chỉ dùng thuốc hao tán, trong tiêu thực nên dùng thuốc thêm, thuốc phù tỳ, nếu thiệt thịnh khôngnên dùng thuốc quá lạnh (dễ ngưng trệ) hàn thịnh không nên dùng thuốc quá hương táo (có thể gây băng huyết). cần nhớ 3 kiêng: không nên hàn, không nên hạ, không nên lợi tiểu quá nhiều trong điều trị bệnh sản hậu, sau khi đẻ có thể dùng thuốc bổ khí huyết.

BÀI 33 NGOẠI CẢM LỤC DÂM


I. Đại cương:

Ngoại cảm lục dâm là nhóm bệnh lý có những đặc điểm:

Nguyên nhân gây bệnh do ngoại nhân bao gồm: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa.

Gây bệnh từ ngoài vào trong, từ kinhlạc đến phủ tạng ở sâu

Không theo quy luật truyền biến nào

Bệnh danh luôn bao gồm:

- Tên tác nhân gây bệnh

- Vị trí nơi bị bệnh (Kinh lạc, Tạng phủ).

Biu hin bnh lý ca đa strường hp thường xut hin phn ngoài cơ thnhư da lông, hthng ph.

Bệnh ngoại cảm lục dâm có 3 mức độ: Cảm; Thương; Trúng.

Theo Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu: Khí hậu trái thường của thời tiết xâm nhập vào cơ thể mà sinh bệnh; nặng thì gọi là Trúng, vừa vừa thì goi là Thương mà nhẹ thì gọi là Cảm.

+ Mức độ Cảm trong ngoại cảm lục dâm như Du Căn Sở viết: Cảm hàn là bệnh nhỏ chỉ ở da lông không vào kinh lạc (mạo hàn tiểu tật, kích bì mao bất nhập kinh lạc).

+ Mức độ Thương trong ngoại cảm lục dâm là bệnhchỉ ở phần cơ biểu da lông gọi là Thương phong, Thương trong lục dâm khác với Thương hàn trong Ngoại cảm thương hàn và Thương phong trong Ngoại cảm ôn bệnh, Trương Cảnh Nhạc cho rằng bệnh thương phong là gốc ngoại cảm: Nếu tà nặng vào sâu ở kinh lạc là bệnh ngoại cảm thương hàn, nếu tà nhẹ ở nông chỉ phạm da lông là bệnh thương phong.

Như vậy Cảm mạo, Thương phong trong ngoại cảm lục dâm về vị trí bệnh và mức độ diễn tiến như nhau, nên để tránh nhầm lẫn, trong phần bệnh ngoại cảm lục dâm cả 2 loại Cảm mạo – Thương phong gọi chung bệnh danh là Cảm mạo.

+ Mức độ Trúng: các thứ khí Hàn, Thử, Phong từ ngoài vào vượt qua 3 kinh dương (vệ khí), 3 kinh âm vào thẳng Tạng Phủ (dinh huyết)


II. Cách phân loại bệnh ngoại cảm lục dâm

Bệnh ngoại cảm lục dâm thường gặp trên lâm sàng các loại sau:

1. Ngoại tà phạm biểu: Sinh ra bệnh cảnh ở phần ngoài cơ thể (vệ phận) như bệnh Cảm mạo.

2. Ngoại tà phạm vào các quan tiết

Sinh ra bệnh lý đau nhức các khớp xương, triệu chứng chính thay đổi tùy theo loại nguyên nhân gây bệnh và vị trí của phần khớp đốt xương bị thương tổn, loại bệnh thường được gọi là Tý chứng (bệnh lý này được trình bày trong phần tạp bệnh).

3. Ngoại tà phạm vào Phủ Tạng:

Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa xâm phạm vào cơ thể làm rối loạn chức năng Phủ Tạng gây bệnh như: Thấp nhiệt bàng quang, Can đởm phát nhiệt, Phong nhiệt phạm phế, Hàn thấp khốn tỳ, Nhiệt nhập tâm bào v.v.... (phần bệnh lý này được trình bày trong phần bện học Tạng phủ)

4. Trúng ngoại tà:

Tà khí đột ngột xâm phạm vào cơ thể không kịp đối phó đã ngã lăn bất tỉnh, loại bệnh cảnh thường được mô tả như Trúng Hàn, Trúng Thử, Trúng Phong; riêng Trúng phong là loại bệnh cảnh phức tạp vừa do ngoại tà vừa do nội phong nên được trình bày trong phần tạp bệnh.


A. CẢM MẠO

1. Đại cương

Cảm mạo là do nhiễm phải khí hậu trái thường của thời tiết mà sinh bệnh

Cảm là nhiễm phải, mạo là nhẹ, lướt qua. Cảm mạo là từ để chỉ tình trạng phản ứng của cơ thể với sự trái thường của thời tiết. Là loại bệnh lý mà tà khí chỉ mới xâm phạm ở vùng cơ biểu da lông.

Do thời tiết bốn mùa khác nhau nên có thể chia ra các loại cảm mạo: Cảm phong hàn, cảm phong nhiệt, cảm mạo kiêm thử, cảm mạo kiêm thấp.

Triệu chứng chung của cảm mạo: ngạt mũi, nặng tiếng, hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, sợ gió hoặc có kèm sốt.

2. Nguyên nhân và bệnh sinh:

Lục dâm: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa – gọi chung là Tà khí – đều có thể gây bệnh vào mọi mùa trong năm.

Khi khí hậu thời tiết trái thường như mùa xuân đáng lẽ ấm áp mà lại lạnh, mùa hè đáng lẽ nóng mà lại mát, mùa thu đáng lẽ mát mà lại nóng, mùa đông đáng lẽ rét mà lại ấm, mưa gió thất thường xâm nhập vào cơ thể:

Ngoại cảm phong hàn: tác động vào da lông làm Phế khí mất túc giáng, Vệ ở biểu bị tắc trở thường phát bệnh vào mùa đông.

Ngoại cảm phong nhiệt: tác động làm phế mất thanh túc, da bị sít tắc sinh nhiệt thường gặp vào mùa xuân

Cả 2 loại ngoại cảm phong hàn và phong nhiệt đều có thể kiêm thử hoặc kiêm thấp gây bệnh và sinh bệnh ở 4 mùa.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024